Một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn và cách phân biệt lớp 9 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn và cách phân biệt lớp 9 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 9.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 9 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

I. Từ Hán Việt là gì? 

- Khái niệm: 

+ Từ Hán Việt là từ mượn tiếng Việt.

+ Từ Hán Việt có nghĩa gốc của tiếng Hán nhưng được ghi bằng chữ cái Latinh và âm đọc là âm đọc tiếng Việt (không phải âm đọc tiếng Hán).

+ Trong từ vụng tiếng Việt, từ Hán Việt chiếm tỷ lệ cao, khoảng 70%, 30% còn lại là từ thuần Việt.

- Ví dụ: Gia đình, phụ mẫu, nghiêm quân…

II. Một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn

Trong lớp từ Hán Việt, nhiều từ có những yếu tố đồng âm hoặc gần âm. Các yếu tố này có nghĩa khác nhau, do đó cần lưu ý để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.

* Các yếu tố Hán Việt đồng âm

Trong lớp từ Hán Việt, có không ít yếu tố đồng âm nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau.

- Ví dụ:

+ ai1: bụi bặm (trần ai); ai2: buồn (ai oán, ai điếu, bi ai…)

+ bảo1: chăm sóc, giữ gìn (bảo vệ, bảo dưỡng, bảo tàng…); bảo2: quý (bảo vật, bảo kiếm, quốc bảo)

Trong tiếng Hán, các yếu tố đồng âm như vậy được biểu thị bằng những chữ viết khác nhau, nhờ vậy, nghĩa của chúng có sự phân biệt rõ ràng. Trong tiếng Việt hiện đại, chữ quốc ngữ là hệ thống chữ viết ghi âm nên các yếu tố đồng âm gốc Hán hầu hết được viết giống nhau. Đây là một trong những nguyên nhân làm này sinh hiện tượng nhầm lẫn về nghĩa. Một số người có thể không phân biệt được nghĩa của những yếu tố đồng âm ở các từ như:  thương thảo – phương thảo, thủ trưởng – thủ môn, đại diện – đại ngôn, …

* Các yếu tố Hán Việt gần âm

 - Một số yếu tố Hán Việt gần âm cũng có thể gây nhầm lẫn về ngĩa.

Ví dụ: tri là biết; trí là khả năng nhận thức, hiểu biết.

= > Không phân biệt được nghĩa của tritrí dễ dẫn đến việc dùng từ sai.

Ví dụ: Đội ngũ tri thức phải tiên phong trong công cuộc phát triển khoa học, công nghệ. Câu này phải dùng từ trí thức mới đúng.

III. Cách phân biệt nghĩa của một số yếu tố Hán Việt nhầm lẫn

- Dựa vào từ có chứa yếu tố Hán Việt đồng âm để suy luận

Ví dụ: di di sản đều có yếu tố đồng âm di. Nếu hiểu di cư nghĩa là “chuyển đến nơi khác, nước khác để sinh sống”; di sản là “tài sản của người đã mất để lại” thì sẽ biết rằng yếu tố di trong hai từ trên không cùng nghĩa. Di trong di sản nghĩa là “để lại”; di trong di cư nghĩa là chuyển dịch. Khi đã hiểu được như vậy, ta có thể suy luận để biết di trong di cảo, di động, di chứng, di dân, di truyền… thuộc nghĩa nào.

- Tra cứu từ điển:

Khi có sự phân vân về nghĩa của yếu tố Hán Việt nào đó, cần tra cứu từ điển. Tìm hiểu cách giải nghĩa từng yếu tố kèm theo một số ví dụ về từ được từ điển nêu ra sẽ giúp ta nắm được nghĩa của yếu tố một cách chính xác.

IV. Bài tập về một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn và cách phân biệt

Bài 1. Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong mỗi trường hợp sau: 

a. sinh trong từ sinh thành và sinh trong từ sinh viên

b.  trong từ bá chủ và  trong cụm từ nhất hô bá ứng

c. bào trong từ đồng bào và bào trong từ chiến bào

Trả lời:

a.

Sinh thành: Sinh ra, nuôi nấng, dạy dỗ cho nên người. 

Sinh viên: Người học ở bậc đại học. 

b.

Bá chủ: Kẻ hoặc nước mạnh dựa vào vũ lực để thống trị, chi phối cả một khu vực. 

Nhất hô bá ứng: Có uy quyền hoặc trên dưới một lòng, đoàn kết. 

c.

- Đồng bào: Những người cùng chung giống nòi, dân tộc.

- Chiến bào: Áo của tướng sĩ thời phong kiến mặc khi ra trận.

Bài 2. Tìm một từ Hán Việt có yếu tố đồng âm với yếu tố được in đậm trong các câu sau: 

a. Thành càng kinh ngạc mừng rỡ, vội bắt dế bỏ vào lồng. 

(Bồ Tùng Linh, Dế chọi)

b. Vào tới cung cho chọi thử với đủ thứ dế kì lạ của các nơi dâng lên như hồ điệp (dế bướm), đường lang (dế bọ ngựa), du lợi hạt (dế đánh dầu), thanh ti đầu (dế trán tơ xanh) thì con nào cũng thua. 

(Bồ Tùng Linh, Dế chọi)

c. Song Trương có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức.

(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)

Trả lời:

a. Từ đồng âm với từ kinh ngạc là: kinh nghiệm

b. Từ đồng âm với từ kì lạ là: kì công

c. Từ đồng âm với từ đa nghi là: thích nghi

Bài 3. Đặt 3 câu, mỗi câu có sử dụng từ tìm được ở bài tập 2.

Trả lời:

a. Cậu ấy không có kinh nghiệm thực tế.

b. Bức tượng điêu khắc này đã được tác giả của nó chạm khắc thật kì công

c. Tuy nhiên chúng vẫn sống và thích nghi tốt.

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 9 chọn lọc, hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học