12 Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10 (Lý thuyết + Bài tập)

Trọn bộ tài liệu 12 Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10 chọn lọc sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 10.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10 Kết nối tri thức

Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10 Chân trời sáng tạo

Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10 Cánh diều

Xem thử

Sử dụng từ Hán Việt lớp 10 (Lý thuyết, Bài tập)

I. Từ Hán Việt là gì?

- Khái niệm: Từ Hán Việt là là từ mượn tiếng Việt, Từ Hán Việt có nghĩa gốc của tiếng Hán nhưng được ghi bằng hệ chữ Quốc ngữ và âm đọc là âm đọc tiếng Việt (không phải âm đọc tiếng Hán).

- Ví dụ về từ Hán Việt: Các từ thiếu nữ, giáo dục, hữu thủy,...

II. Đặc điểm của từ Hán Việt

- Đặc điểm:

* Mang sắc thái nghĩa

– Từ Hán Việt sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát sự vật sự việc.

Ví dụ: thảo mộc = cây cỏ, viêm = loét,...

* Mang sắc thái biểu cảm

– Từ Hán Việt thể hiện cảm xúc, sử dụng từ Hán Việt để giảm hoặc tăng sắc thái biểu cảm, thể hiện sự trang trọng, lịch sự.

Ví dụ: phu nhân = vợ, quốc vương = vua một nước,...

* Mang sắc thái phong cách

– Từ Hán Việt riêng biệt được dùng trong các lĩnh vực khoa học, chính luận, hành chính.

Ví dụ: bằng hữu = bạn bè, huynh đệ = anh em,…

III. Nhận biết từ Hán Việt

Nhận diện từ Hán Việt

* Dựa vào đặc điểm ý nghĩa

– Từ Hán Việt thường có ý nghĩa mang tính trừu tượng, khái quát cao. Vì thế, khi tiếp nhận từ Hán Việt chúng ta thường cảm thấy nghĩa của nó mơ hồ, khó giải thích hết nghĩa của nó.

Ví dụ: Các từ kinh tế, chính trị,… cần phải tìm yếu tố tương đương trong từ thuần Việt rồi mới suy ra được ý nghĩa.

* Dựa vào trật tự phân bố từ

– Trong lớp từ Hán Việt, có một số lượng khá lớn từ ghép được cấu tạo theo quan hệ chính – phụ, gọi là từ ghép chính phụ, trong đó, phụ tố thường đứng trước, chính tố thường đứng sau: P + C.

– Ví dụ: Ẩn ý, ẩn sĩ, cường quốc,…

IV. Lưu ý khi sử dụng từ Hán Việt

Lưu ý khi sử dụng từ Hán Việt

- Nói viết đúng các từ gần âm giữa Hán Việt và thuần Việt để tránh sai nghĩa.

- Cần phân biệt để tránh nhầm lẫn giữa các từ Hán Việt gần âm, đồng âm.

- Cần hiểu đúng nghĩa của từ Hán Việt.

- Sử dụng đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

- Tránh lạm dụng sử dụng từ Hán Việt để đảm bảo độ thuần Việt và dễ hiểu trong tiếng Việt.

V. Ví dụ mở rộng vốn từ Hán Việt

1. Các yếu tố chỉ số

- Nhất: một (nhất thời, hợp nhất, độc nhất…); nhất còn có nghĩa là ở vị trí trên hết trong sự sắp xếp (giải nhất, nhất hạng…)

- Nhị: hai (nhị diện, nhị thể, độc nhất vô nhị…)

- Tam: ba (tam cấp, tam giác, tam thể...)

...

2. Các yếu tố chỉ màu sắc

- Bạch: trắng (bạch cầu, chuột bạch…)

- Hoàng: vàng (hoàng anh, hoàng cúc…)

- Hồng: đỏ (hồng kì, hồng cầu, hồng ngọc…)

...

3. Các yếu tố chỉ cây cối và các bộ phận cây cối

- Diệp: lá (diệp lục, vàng diệp… )

- Căn: rễ (căn bản, thâm căn cố đế...)

- Chi: cành (chi tiết, kim chi ngọc diệp...)

...

4. Các yếu tố chỉ cảnh vật thiên nhiên

- Thiên: trời (thiên tài, thiên tai, bắn chỉ thiên…)

- Địa: đất (địa hình, địa danh, địa đạo…)

- Hải: biển (hải cảng, hải sản, hải quân…)

...

5. Các yếu tố chỉ tổ chức xã hội

- Quốc: nước (quốc kì, quốc huy, ái quốc...)

- Gia: nhà (gia chủ, gia tài, tang gia...)

...

VI. Bài tập về sử dụng từ Hán Việt

Bài 1. Tìm nhanh những từ Hán Việt có các yếu tố nghĩa sau: thiên (trời), giang (sông), nhân (người).

Trả lời:

- Thiên (trời): thiên địa, chỉ thiên, thiên tài, thiên cổ, thiên tai, thiên đường,...

- Giang (sông): giang sơn, trường giang, tràng giang đại hại,...

- Nhân (người): nhân nghĩa, nhân đức, nhân hậu, nhân dân, thi nhân, danh nhân, nhân loại,...

Bài 2. Giải thích nghĩa các từ: hữu ích, thi nhân, đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân binh, hậu đãi, phòng hỏa

Trả lời

- Hữu ích: hữu là có, ích là ích lợi

- Thi nhân: thi là thơ, nhân là nguoi

- Đại thắng: đại là lớn, thắng là thắng lợi

- Phát thanh: phát là phát ra, thanh là tiếng

- Bảo mật: bảo là giữ gìn, mật là kín đáo

- Tân binh: tân là mới, binh là lính

- Hậu đãi: hậu là sau, đại là cư xử, đối đãi

- Phòng hỏa: phòng là ngăn ngừa, hỏa là lửa

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10 sách mới. Để mua tài liệu, mời Thầy/Cô xem thử:

Xem thử

Xem thêm tài liệu Đề thi, bài tập lớp 10 các môn học hay khác:

Xem thêm tài liệu giáo án lớp 10 các môn học hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học