Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản lớp 10 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản lớp 10 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 10.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

I. Trích dẫn trong văn bản là gì?

* Khái niệm:

- Trích dẫn là việc trích dẫn những thông tin liên quan đến phần được cập nhật trong văn bản.

- Chú thích trích dẫn là ghi rõ nguồn/ xuất xứ của tài liệu (tên tác giả, tên tài liệu, nhà xuất bản, năm xuất bản, trang được trích dẫn,…) mà người viết sử dụng.

- Ví dụ về chú thích trích dẫn:

Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói: “Trước đây, thường có một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.”

(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương, SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB.

Giáo dục, 2006, tr. 43-48)

* Phân loại trích dẫn:

- Trích dẫn trực tiếp: là đưa nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn… của bản gốc vào bài viết và toàn bộ phần trích dẫn này được đặt trong ngoặc kép.

+ Ví dụ: Ông khẳng định:“Có thể nói không quá đáng rằng chỉ đến lúc Uy-li-am Sếch-xpia (William Shakespeare) xuất hiện, Van-mi-ki mới có đối thủ”. (trích Một số dấu ấn của sử thi Ấn Độ Ra-ma-ya-na trong văn hóa Việt Nam)

- Trích dẫn gián tiếp: là sử dụng ý tưởng của người khác và diễn đạt lại theo cách viết của mình nhưng phải đảm bảo trung thành với nội dung của bản gốc. Phần trích dẫn gián tiếp không phải đặt trong dấu ngoặc kép.

Ví dụ: Theo nhà nghiên cứu Phan Đăng Nhật, ngay trong Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp (chưa rõ năm sinh, năm mất), một tập truyện truyền kì ra đời dưới thời nhà Trần, truyện Dạ Thoa vương có thể xem là một phiên bản tóm lược sử thi này. (trích Một số dấu ấn của sử thi Ấn Độ Ra-ma-ya-na trong văn hóa Việt Nam)

II. Cước chú trong văn bản là gì?

- Khái niệm: Cước chú là chú thích thường đặt ở cuối trang trong một quyển sách hoặc văn bằng.

- Một cước chú gồm hai phần:

+ Phần con số đánh dấu đặt trong trang, ngay sau đoạn văn bản cần được chú thích.

+ Phần chú thích đặt ở chân trang mở đầu bằng con số tương ứng.

- Ví dụ về cước chú:

(1) Bóng chữ: tập thơ của Lê Đạt, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, in lần đầu năm 1994.

(Cước chú cuối trang 82, SGK Ngữ văn 10, tập 1 Kết nối tri thức, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021)

III. Phần bị tỉnh lược trong văn bản là gì?

- Khái niệm: Phần bị tỉnh lược là phần thông tin ít quan trọng nhất của văn bản gốc đã được rút ngắn hoặc cắt bỏ, giúp cho nội dung tập trung và cô đọng hơn.

+ Phần bị tỉnh lược thường được đánh dấu bằng ngoặc vuông và dấu ba chấm […].

- Ví dụ: Chàng đi, đi mãi, rừng núi hiu quạnh, vắng như không, không như vắng. Nhưng rồi chàng cũng đến được bãi thả trâu bò, rồi bãi thả diều làng ông Đu, ông Điê. [...]

IV. Các lỗi thường gặp khi sử dụng trích dẫn, cước chú

* Đối với trích dẫn:

- Sử dụng trích dẫn không ghi rõ xuất xứ.

- Sử dụng trích dẫn trực tiếp nhưng không đặt trong dấu ngoặc kép.

* Đối với cước chú:

- Chỉ viết phần chú thích ở chân trang, không đánh dấu phần cần chú thích.

- Viết dồn chú thích vào cuối văn bản.

VI. Bài tập về sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản

Bài 1.Phân tích tác dụng của những kiểu trích dẫn, chú thích trong các đoạn văn sau đây:

a. Với Nam Việt Đế Lý Bí, lần đầu tiên Việt Nam xưng “đế một phương”, lần đầu tiên miền trung tâm Hà Nội có thành xây đắp ("thành Tô Lịch"), có chùa thờ Phật (chùa Khai Quốc - Mở Nước, nay là chùa Trấn Quốc), có một mô hình quân chủ Phật giáo, vừa giống mà lại khác Trung Hoa, cháu nối tiếp ông làm vua, xưng là Phật tử (con Phật) chứ không như vua Trung Hoa xưng là Thiên tử (con Trời).

(Trần Quốc Vượng)

b. Cùng với màu sắc là "hình”, “bóng”. Thơ Tố Hữu để lại trong kí ức độc giả rất nhiều hình bóng”. Bài “Bà má Hậu Giang” được khép lại bằng “bóng má”: “Nước non muôn quý ngàn yêu / Còn in bóng má sớm chiều Hậu Giang”. Trong bài “Lên Tây Bắc” có cái bóng rất kì vĩ của anh Vệ quốc quân: “Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều / Bỏng dài lên đỉnh dốc cheo leo” (“Thơ Tố Hữu”, trang 149). Về quê mẹ Tơm, “bâng khuâng chuyện cũ”, Tố Hữu không quên: “Đêm đêm chó sủa... làng bên động / Bóng mẹ ngồi canh lẫn bóng cồn”, “Bóng mẹ ngồi trông, vọng nước non" Ông xót xa: "Ôi bóng người xưa, đã khuất rồi / Tròn đôi nấm đất trắng chân đồi” ("Thơ Tố Hữu", trang 268).

(Lã Nguyên)

Trả lời:

a. - Trích dẫn: Trực tiếp (“đế một phương”; “thành Tô Lịch”,...)

- Chú thích: Chú thích chính văn (VD: (“Thành Tô Lịch”); (chùa Khai Quốc – Mở Nước, nay là chùa Trần Quốc); (con Phật); (con Trời))

→ Tác dụng: Thông tin được cung cấp đầy đủ, xác thực, dễ hiểu hơn.

b. - Trích dẫn: Trực tiếp (“hình”; “bóng”; “hình bóng”; “Bà má Hậu Giang”; “bóng má”…)

- Chú thích: Chú thích chính văn (VD: (“Thơ Tố Hữu”, trang 149); (“Thơ Tố Hữu”, trang 268))

→ Tác dụng: Mang tính xác thực, làm cụ thể hóa, làm sinh động, phong phú nội dung văn bản.

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10 chọn lọc, hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học