Biện pháp chêm xen lớp 10 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Biện pháp chêm xen lớp 10 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 10.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

I. Biện pháp chêm xen là gì?

- Khái niệm: Chêm xen là một biện pháp tu từ, khi người viết xen một từ, cụm từ, một câu vào câu nhằm giải thích, bổ sung thông tin, ý nghĩa cho câu hoặc hướng tới mục đích tăng tính hình tượng, sắc thái biểu cảm cho câu.

- Ví dụ về biện pháp chêm xen:

Cô bé nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích.

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)

(Giang Nam)

II. Nhận biết đặc điểm của biện pháp chêm xen

- Đặc điểm:

* Biện pháp chêm xen thể hiện bằng thành phần chêm xen, nhằm giải thích cho một đối tượng nào đó được nói đến trong câu hoặc bổ sung thông tin cho câu; thường được ngăn cách với nòng cốt câu bằng dấu phẩy, dấn gạch ngang hoặc được đặt trong dấu ngoặc đơn.

Ví dụ:

+ Sáng nay, thằng lớn của tôi - mười lăm tuổi, lúc cho nó ăn đã sơ ý mở hết cửa, thế là nó vù đi.

(Nguyễn Quang Sáng, Con khướu sổ lồng)

* Đôi khi, nhờ thành phần chêm xen, lời thơ, lời văn trở nên giàu ý nghĩa hơn.

Ví dụ: Đã nhìn thấy cây đàn ấy thì phải đánh - đánh cái cuộc đời mình vào đấy - để rồi xem nó ra được thành tiếng gì.

(Nguyễn Tuân, Chùa Đàn)

III. Tác dụng của biện pháp chêm xen

Tác dụng của biện pháp chêm xen

- Giúp bài văn trở nên sáng tạo hơn, mang lại tính logic, sự trôi chảy và phong phú trong nội dung.

- Đôi khi giúp lời văn giàu ý nghĩa và giá trị thẩm mĩ hơn.

IV. Bài tập về biện pháp chêm xen

Bài 1. Phân tích tác dụng của biện pháp chêm xen trong câu sau:

Điều không ai nghi ngờ là bà xơ Xem-pơ-lít, người độc nhất chứng kiến cảnh ấy, thường kể lại rằng lúc Giăng Van-giăng ghé vào tai Phăng-tin thì thầm như thế, thì bà trông thấy rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt đờ đẫn, ngạc nhiên của chị”.

Trả lời:

- Thành phần chêm xen: “người độc nhất chứng kiến cảnh ấy”

- Tác dụng: làm rõ vai trò của bà xơ Xem-pơ-lít trong việc nắm giữ những thông tin cuối cùng về Phăng-tin, điều không ai có thể biết được.

Bài 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ chêm xen trong các trường hợp sau:

a. Tôi sinh ra trên một cù lao giữa sông Tiền. Nói là cù lao nổi lên giữa con sông nhưng cũng lớn lắm – cù lao có đến ba làng: Mỹ Tân, Mỹ Phú, Mỹ Hòa.

b. Tuồng này có một ông vua; hai ông quan – một nịnh, một trung; một anh hề.

c. Mặc dù ông xuống “kiềng” cùng với một nhóm khá đông trợ lí và trinh sát, mặc dù ông cũng trang bị và nai nịt như mọi người, tiểu liên AK, dép đúc, mũ cối, áo lính tô châu, nhưng trong bóng rừng nhập nhoạng tôi vẫn nhận ra ông ngay.

Trả lời:

a. - Thành phần chêm xen:cù lao có đến ba làng: Mỹ Tân, Mỹ Phú, Mỹ Hòa”.

- Tác dụng: Bổ sung thông tin, chứng minh cho thông tin đã đưa ra trước đó “cù lao nổi lên giữa con sông nhưng cũng lớn lắm”, giúp câu văn rõ ràng, người đọc dễ hiểu vấn đề.

b. - Thành phần chêm xen:“một nịnh, một trung”

- Tác dụng: bổ sung thông tin cho thông tin “hai ông quan”, giúp câu văn rõ nghĩa, người đọc dễ hiểu hơn.

c. - Thành phần chêm xen: “tiểu liên AK, dép đúc, mũ cối, áo lính tô châu”.

- Tác dụng: Nhằm bổ sung ý nghĩa cho thông tin trước đó “mặc dù ông cũng trang bị và nai nịt như mọi ngườicho câu, giúp câu rõ ràng, đầy đủ người đọc dễ hiểu được vấn đề hơn.

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10 chọn lọc, hay khác: