Lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn lớp 10 (Lý thuyết, Bài tập)
Tài liệu Lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn lớp 10 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 10.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Lỗi về mạch lạc trong đoạn văn là gì?
- Khái niệm: Lỗi mạch lạc trong đoạn văn là khi các câu trong một đoạn văn không cùng hướng về một chủ đề hay một nội dung bao trùm hoặc không được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
II. Dấu hiệu nhận biết lỗi về mạch lạc trong đoạn văn và cách sửa
* Nhận biết lỗi: Các câu trong đoạn không tập trung vào một chủ đề (lỗi lạc chủ đề) hoặc nội dung trong câu chủ đề không được triển khai đầy đủ trong đoạn văn (lỗi thiếu hụt chủ đề).
- Khắc phục lỗi:
+ Lựa chọn hoặc xác định đúng chủ đề của đoạn văn.
+ Gạch bỏ hoặc sửa lại các câu không hướng vào chủ đề.
+ Viết thêm câu phát biểu chủ đề
Ví dụ: Mọi tác phẩm nghệ thuật đều bắt đầu từ một cảm xúc. Thơ là loại hình nghệ thuật có ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhạc điệu. Thơ có thể có vần, có thể không có vần.
+ Lỗi sai: Lạc chủ đề.
+ Cách sửa: Mọi tác phẩm nghệ thuật, trong đó có thơ, đều bắt đầu từ một cảm xúc. Thơ là thể loại vừa giàu cảm xúc vừa giàu hình ảnh và nhạc điệu. Nhạc điệu không nhất thiết do vần quy định nên thơ có thể có vần hoặc không vần.
* Nhận biết lỗi: Các câu trong đoạn không được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
- Khắc phục lỗi: Đọc kĩ đoạn văn và sắp xếp lại các câu theo trình tự hợp lí (trình tự thời gian, trình tự lần lượt các hành động,...)
Ví dụ: (1) Bỗng nhiên, một vị thần khổng lồ xuất hiện. (2) Thuở ấy, chưa có thế gian, cũng như chưa có muôn vật và loài người. (3) Thần bước một bước là có thể qua từ vùng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. (4) Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn tối tăm, lạnh lẽo. (5) Chân thần dài không thể tả xiết.
+ Lỗi sai: Các câu trong đoạn văn không được sắp xếp theo trình tự thời gian hợp lí.
+ Cách sửa: Sắp xếp lại các câu theo trình tự: 2, 4, 1, 5, 3.
* Nhận biết lỗi: Các câu trong đoạn văn mâu thuẫn với nhau.
- Khắc phục lỗi: Đọc và sửa lại câu văn có ý mâu thuẫn để thống nhất với chủ đề của đoạn.
Ví dụ: (1) Hình tượng người nông dân trong văn học hiện thực có những nét đẹp truyền thống. (2) Nếu đặt họ bên những nhân vật phản diện như Nghị Lại, Nghị Quế, thì họ hoàn toàn đối lập với bản chất kệch cỡm, nhố nhăng, tàn ác của bạn quan lại. (3) Chị Dậu không như Thuỷ Kiều hay Kiều Nguyệt Nga khi gặp hoạn nạn thi vào cõi Phật để hưởng chút bình an, mà chị đã đấu tranh để bảo vệ nhân phẩm. (Dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết)
+ Lỗi sai: Ý câu (3) mâu thuẫn với ý câu (1)
+ Cách sửa: viết lại câu (3) để thống nhất với chủ đề được nêu ở câu (1). ((3) Ngay trong hoàn cảnh bất hạnh, khổ cực vì bị hà hiếp bóc lột, chị Dậu vẫn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ yêu thương chồng con đảm đang tháo vát.)
III. Lỗi về liên kết trong đoạn văn là gì?
- Khái niệm: Lỗi về liên kết trong đoạn văn là khi các câu văn trong một đoạn văn không được kết nối chặt chẽ với nhau trên phương tiện hình thức ngôn ngữ..; được thể hiện rõ khi các phép liên kết như lặp, thế, nối,... không được sử dụng trong trường hợp cần thiết hoặc bị dùng sai.
IV. Dấu hiệu nhận biết lỗi về liên kết trong đoạn văn và cách sửa
* Nhận biết lỗi: Giữa các câu trong đoạn văn không có phương tiện kết nối cần thiết hoặc có nhưng không phù hợp, khiến đoạn văn trở nên rời rạc.
- Khắc phục lỗi:
+ Xác định phương tiện kết nối cần có giữa các câu.
+ Thay thế hoặc bỏ cụm từ đảm nhiệm chức năng kết nối đã bị dùng sai.
+ Nếu chưa có phương tiện kết nối cần thiết thì phải bổ sung. Có thể viết thêm câu phù hợp nhằm khắc phục sự đứt đoạn của mạch trình bày.
Ví dụ: Trong tác phẩm “Chí Phèo”, Nam Cao đã vẽ lên bộ mặt của con quỷ dữ ở làng Vũ Đại. Nhắc đến Chí Phèo là người ta lại nhớ đến một tên say, một kẻ chuyên nghề đâm thuê, chém mướn và rạch mặt ăn vạ. Nhưng tất cả những ước mơ tưởng rất bình thường của Chí đều không được xã hội thừa nhận.
+ Lỗi sai: sử dụng phương tiện liên kết “nhưng” không phù hợp.
+ Cách sửa: Thay từ “nhưng” bằng bởi vậy, vì vậy, bởi thế,...
V. Bài tập về sửa lỗi mạch lạc và liên kết trong đoạn văn
Bài 1. Chỉ ra và nêu cách sửa lỗi liên kết trong những trường hợp sau:
a. Ngoài sân vang lên tiếng khua lộp cộp. Và tôi không nghe thấy gì.
b. Trong quá trình tồn tại và phát triển, kho tàng thần thoại Hy Lạp đã trải qua nhiều biến đổi, pha trộn rất phức tạp. Tuy nhiên, những gì còn lưu giữ được đến hiện nay về thần thoại Hy Lạp không phải ở dạng nguyên sơ nhất.
c. Văn bản Đi san mặt đất giúp người đọc hiểu về quá trình tạo lập thế giới trong nhận thức của người Lô Lô xưa. Họ còn khá giản đơn. Họ cũng đã hiểu được vai trò của con người trong việc cải tạo thiên nhiên.
Trả lời:
Câu |
Lỗi liên kết |
Cách sửa |
a |
Dùng phương tiện liên kết “và” chưa phù hợp. |
Thay “và” bằng “nhưng” (Ngoài sân vang lên tiếng khua lộp cộp. Nhưng tôi không nghe thấy gì.) |
b |
Dùng phương tiện liên kết “tuy nhiên” chưa phù hợp. |
Thay “tuy nhiên” bằng “vì vậy” (Trong quá trình tồn tại và phát triển, kho tàng thần thoại Hy Lạp đã trải qua nhiều biến đổi, pha trộn rất phức tạp. Vì vậy, những gì còn lưu giữ được đến hiện nay về thần thoại Hy Lạp không phải ở dạng nguyên sơ nhất.) |
c |
Thiếu phương tiện liên kết và sử dụng phương tiện liên kết chưa phù hợp. |
- Bổ sung phương tiện liên kết “tuy nhiên”. (Văn bản Đi san mặt đất giúp người đọc hiểu về quá trình tạo lập thế giới trong nhận thức của người Lô Lô xưa. Nhận thức ấy còn khá giản đơn. Tuy nhiên, họ cũng đã hiểu được vai trò của con người trong việc cải tạo thiên nhiên.) |
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10 chọn lọc, hay khác:
- Sử dụng từ Hán Việt lớp 10
- Lỗi dùng từ Hán Việt và cách sửa lớp 10
- Lỗi dùng từ và cách sửa lớp 10
- Lỗi về trật tự từ và cách sửa lớp 10
- Lỗi về mạch lạc và liên kết trong văn bản lớp 10
- Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản lớp 10
- Biện pháp chêm xen lớp 10
- Biện pháp liệt kê lớp 10
- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu) lớp 10
- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (sơ đồ, biểu đồ) lớp 10
- Ôn tập các biện pháp tu từ lớp 10
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)