Lỗi dùng từ và cách sửa lớp 10 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Lỗi dùng từ và cách sửa lớp 10 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 10.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

I. Lỗi dùng từ là gì?

- Khái niệm: Lỗi dùng từ là hiện tượng mắc lỗi về lặp từ, dùng từ không đúng nghĩa, không đúng hình thức ngữ âm, không đúng phong cách ngôn ngữ của kiểu, loại văn bản.

II. Các lỗi dùng từ thường gặp và cách sửa

* Lỗi lặp từ

→ Cách sửa: bỏ từ ngữ bị lặp hoặc thay bằng đại từ hay từ ngữ đồng nghĩa.

Ví dụ: Truyện thần thoại có rất nhiều yếu tố tưởng tượng kì thú nên em rất thích truyện thần thoại.

+ Lỗi sai: Lặp cụm từ “truyện thần thoại” trong một câu.

+ Sửa: Lược bỏ từ lặp và thay thế từ có nghĩa tương đương (Truyện thần thoại có rất nhiều yếu tố tưởng tượng kì thú nên em rất thích thể loại này).

* Lỗi dùng từ không đúng nghĩa

→ Cách sửa: Cần sử dụng thường xuyên từ điển tiếng Việt, từ điển Hán Việt, từ điển thuật ngữ chuyên ngành có uy tín để hiểu và sử dụng nghĩa của từ.

Ví dụ: Những kiến thức về thơ thầy giáo truyền tụng, chúng em đều rất hứng thú.

+ Lỗi sai: dùng từ “truyền tụng” sai nghĩa.

+ Sửa: Thay thế từ “truyền tụng” bằng từ đúng nghĩa (Những kiến thức về thơ thầy giáo truyền tải, chúng em đều rất hứng thú).

* Lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm

→ Cách sửa: Cần sử dụng thường xuyên từ điển tiếng Việt, từ điển Hán Việt, từ điển thuật ngữ chuyên ngành có uy tín để nhận biết được từ đúng ngữ âm, chính tả.

Ví dụ: Anh ấy đã kịp thời khắc phục những thiếu xót của mình.

+ Lỗi sai: Từ “thiếu xót” viết sai chính tả.

+ Sửa: “thiếu xót” thành “thiếu sót”.

* Lỗi dùng từ không hợp với phong cách ngôn ngữ

→ Cách sửa: thay thế từ ngữ cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp hoặc thể loại văn bản.

Ví dụ: “Bố đã trình bày hết ý kiến của mình, các con đã quán triệt đầy đủ chưa?”

+ Lỗi sai: Các từ “trình bày”, “quán triệt” không phù hợp với tính chất thân mật của cuộc trò chuyện trong gia đình.

+ Sửa: Thay thế từ “trình bày” bằng từ “nói”, từ “quán triệt” bằng từ “hiểu”.

III. Tác dụng của việc sửa lỗi dùng từ

Tác dụng của việc sửa lỗi dùng từ

- Giúp người nói, người viết có thể dùng từ đúng, dùng từ hay:

+ Giúp người nghe, người đọc hiểu đúng những điều ta muốn nói.

- Tăng thêm tính truyền cảm, tính thuyết phục.

=> Giao tiếp đạt hiệu quả.

IV. Bài tập về sửa lỗi dùng từ

Bài 1. Xác định từ có hình thức ngữ âm/ chính tả đúng trong các trường hợp sau:

a.sử dụng/ xử dụng

b. lãng mạng/ lãng mạn

c. đường sá/ đường xá

d. buôn ba/ bôn ba

e. xán lạn/ sáng lạn

f. thảm khốc/ thảm khóc

Trả lời:

a. sử dụng

b. lãng mạn.

c. đường sá

d. bôn ba

e. xán lạn

f. thảm khốc

Bài 2. Phát hiện, phân tích lỗi và sửa lỗi dùng từ trong các câu sau:

a. Lượng mưa năm nay kéo dài đã gây nhiều thiệt hại cho mùa màng.

b. Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt, được khoa Dược tích cực pha chế, điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt.

c. Những chứng minh về một nền văn hoá cổ ở vùng này còn rất nhiều.

d. Trước lối chơi lực lượng của hàng phòng thủ đối phương, đội bóng của chúng tôi không thể ghi bàn được.

Trả lời:

Câu

Lỗi dùng từ

Sửa lại cho đúng

a

Từ “lượng mưa” dùng không đúng nghĩa.

Lượng mưa → Mùa mưa

b

Từ “pha chế” dùng không đúng nghĩa.

Pha chế→ Điều chế

c

Từ “chứng minh” dùng không đúng nghĩa.

Chứng minh → Minh chứng

d

Từ “lối chơi lực lượng” dùng không đúng nghĩa.

Lối chơi lực lượng → Lối chơi và lực lượng

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10 chọn lọc, hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học