Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (sơ đồ, biểu đồ) lớp 10 (Lý thuyết, Bài tập)
Tài liệu Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (sơ đồ, biểu đồ) lớp 10 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 10.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là gì?
- Khái niệm: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là những hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,… góp phần chuyển tải ý tưởng, quan điểm trong giao tiếp.
- Ví dụ về phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ:
II. Phân loại phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Phân loại phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
+ Các tín hiệu của cơ thể: ánh mắt, nụ cười,...
+ Các tín hiệu bằng hình khối: kí hiệu, công thức,...
+ Các tín hiệu bằng âm thanh: tiếng kêu, tiếng gõ,...
III. Chức năng biểu đạt của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Chức năng biểu đạt của các phương tiện phi ngôn ngữ
- Các số liệu: Cung cấp những thông tin cụ thể, chính xác.
- Các đường nối giữa các hình vẽ: Biểu đạt mối quan hệ giữa các thông tin.
- Các biểu đồ, sơ đồ: Giúp các thông tin trong văn bản trở nên cụ thể, trực quan, đồng thời cho thấy mối quan hệ logic giữa các thông tin.
- Các hình vẽ: Tăng tính hấp dẫn và trực quan của thông tin,...
IV. Tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ
- Các phương tiện phi ngôn ngữ thường bổ trợ, giải thích thêm cho phương tiện ngôn ngữ.
- Đôi khi, chỉ cần sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (dùng đèn giao thông, vẫy cờ,...) để giao tiếp mà vẫn đạt hiệu quả.
V. Yêu cầu khi sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Yêu cầu khi sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ
- Lựa chọnliên quan trực tiếp đến các luận điểm của bài viết.
- Sử dụng đúng thời điểm.
- Đưa ra các chỉ dẫn cần thiết.
- Chú thích cho các hình ảnh, sơ đồ,…trong bài viết.
VI. Sự khác nhau của phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Phương tiện ngôn ngữ |
Phương tiện phi ngôn ngữ |
Chủ yếu sử dụng lời nói, ngữ điệu, phát âm, ngôn từ của người nói, người viết. |
Giao tiếp kết hợp giữa âm thanh, công cụ hỗ trợ và các cử chỉ hành động liên quan. |
Sử dụng từ ngữ để thể hiện điều muốn nói, muốn viết và người nghe, người đọc hay nhận cũng hiểu rõ được ý của người nói. |
Người nhận có thể hiểu sai hoặc chưa hiểu hết ý của người thể hiện do không đồng nhất trong cách thể hiện. |
VII. Bài tập về phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (sơ đồ, biểu đồ)
Bài tập. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Những gián đoạn nghiêm trọng về kinh tế do khủng hoảng COVID-19 gây ra đang tác động tới 3,3 tỉ người lao động trên toàn thế giới. Việc cắt giảm mạnh và hoàn toàn không được lường trước của các hoạt động kinh tế dẫn tới sự sụt giảm đáng kể về việc làm - cả về số lượng việc làm và tổng số giờ làm việc. Ở nhiều quốc gia, hoạt động kinh tế ở tất cả các lĩnh vực đều đã và đang bị cắt giảm mạnh dẫn đến sự sụt giảm.
Đại dịch COVID-1 9 gây ra những tác động rộng khắp, sâu sắc và chưa từng có tiền lệ đối với việc làm. Việc điều chỉnh quy mô việc làm thường chỉ được thực hiện khi kinh tế suy giảm do một số yếu tố cản trở (chẳng hạn như tỉ lệ thất nghiệp tăng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009). Trong cuộc khủng hoảng hiện tại này, việc làm bị tác động trực tiếp do việc áp dụng các biện pháp phong toả và các biện pháp khác ở mức độ lớn hơn dự đoán ban đầu khi đại dịch mới xuất hiện, bao gồm cả thời điểm ILO đưa ra báo cáo nhanh lần thứ nhất. Do vậy, báo cáo thứ hai này đưa ra những ước tính mới ở cấp độ toàn cầu, theo khu vực địa lí và theo các lĩnh vực nhằm nắm bắt được ảnh hưởng của khủng hoảng tại thời điểm hiện tại (đặc biệt là tác động do áp dụng các biện pháp kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh). Tuy nhiên, do không chắc chắn được những diễn biến tiếp theo của khủng hoảng, những con số ước tính cập nhật đến thời điểm này là những chỉ số tốt nhất có thể có được về tác động hiện tại đối với thị trường lao động dựa trên số liệu hiện có.
(Tổ chức Lao động thế giới, Báo cáo nhanh số 2 của ILO: COVID -19 và thế giới việc làm, https://www.ilo.org)
1. Thông tin được trình bày trong đoạn trích là gì?
2. Những phương tiện phi ngôn ngữ nào được thể hiện trong biểu đồ? Ý nghĩa của chúng là gì?
Trả lời:
1. Thông tin chính được trình bày trong đoạn trích là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tới sự sụt giảm việc làm ở các quốc gia trên thế giới.
2. Các phương tiện phi ngôn ngữ được thể hiện trong biểu đồ gồm có:
- Số liệu về tỉ lệ người có việc làm trên thế giới;
- Các mốc thời gian;
- Tỉ lệ số người có việc làm ở các quốc gia khuyến nghị đóng cửa nơi làm việc;
- Tỉ lệ số người có việc làm ở các quốc gia yêu cầu đóng cửa nơi làm việc.
Các phương tiện phi ngôn ngữ này thể hiện một cách cụ thể, trực quan ảnh hưởng trầm trọng của đại dịch COVID-19 tới thế giới việc làm, qua đó có thể nhận biết được thông tin ở các quốc gia yêu cầu đóng cửa nơi làm việc, tỉ lệ số người có việc làm thấp hơn so với các quốc gia khuyến nghị đóng cửa nơi làm việc, đồng thời có thể thấy biến động của tỉ lệ người có việc làm qua từng tháng. Những dữ liệu này cho biết các chính sách ứng phó khác nhau với đại dịch COVID-19 của các quốc gia có ảnh hưởng khác nhau tới thế giới việc làm.
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10 chọn lọc, hay khác:
- Sử dụng từ Hán Việt lớp 10
- Lỗi dùng từ Hán Việt và cách sửa lớp 10
- Lỗi dùng từ và cách sửa lớp 10
- Lỗi về trật tự từ và cách sửa lớp 10
- Lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn lớp 10
- Lỗi về mạch lạc và liên kết trong văn bản lớp 10
- Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản lớp 10
- Biện pháp chêm xen lớp 10
- Biện pháp liệt kê lớp 10
- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu) lớp 10
- Ôn tập các biện pháp tu từ lớp 10
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)