Lỗi dùng từ Hán Việt và cách sửa lớp 10 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Lỗi dùng từ Hán Việt và cách sửa lớp 10 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 10.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

I. Từ Hán Việt là gì?

- Khái niệm: Từ Hán Việt là là từ mượn tiếng Việt, Từ Hán Việt có nghĩa gốc của tiếng Hán nhưng được ghi bằng hệ chữ Quốc ngữ và âm đọc là âm đọc tiếng Việt (không phải âm đọc tiếng Hán).

- Ví dụ về từ Hán Việt: Các từ thiếu nữ, giáo dục, hữu thủy,...

II. Đặc điểm của từ Hán Việt

- Đặc điểm:

* Mang sắc thái nghĩa

– Từ Hán Việt sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát sự vật sự việc.

Ví dụ: thảo mộc = cây cỏ, viêm = loét, lâm = rừng,...

* Mang sắc thái biểu cảm

– Từ Hán Việt thể hiện cảm xúc, sử dụng từ Hán Việt để giảm hoặc tăng sắc thái biểu cảm, thể hiện sự trang trọng, lịch sự.

Ví dụ: phu nhân = vợ, quốc vương = vua một nước,...

* Mang sắc thái phong cách

– Từ Hán Việt riêng biệt được dùng trong các lĩnh vực khoa học, chính luận, hành chính.

Ví dụ: bằng hữu = bạn bè, huynh đệ = anh em,…

III. Nhận biết từ Hán Việt

Nhận diện từ Hán Việt

* Dựa vào đặc điểm ý nghĩa

– Từ Hán Việt thường có ý nghĩa mang tính trừu tượng, khái quát cao. Vì thế, khi tiếp nhận từ Hán Việt chúng ta thường cảm thấy nghĩa của nó mơ hồ, khó giải thích hết nghĩa.

Ví dụ: Các từ kinh tế, chính trị, văn hoá,…cần tìm yếu tố tương đương trong từ thuần Việt rồi mới suy ra được ý nghĩa.

* Dựa vào trật tự phân bố từ

– Trong lớp từ Hán Việt, có một số lượng khá lớn từ ghép được cấu tạo theo quan hệ chính – phụ, gọi là từ ghép chính phụ, trong đó, phụ tố thường đứng trước, chính tố thường đứng sau: P + C.

– Ví dụ: Ẩn ý, ẩn sĩ, cường quốc,…

IV. Lỗi dùng từ Hán Việt và cách sửa

* Dùng từ không đúng hình thức ngữ âm

Ví dụ: Ông ấy là một đc giả khó tính.

Cách sửa: Nên dùng từ độc giảhoặc từ ngữ thuần Việt người đọc.

* Dùng từ ngữ không đúng nghĩa

Ví dụ: Tự ti là một trong những yếu điểm của anh ấy

→ Người viết dùng sai từ “yếu điểm(điểm quan trọng).

Cách sửa: Thay từ yếu điểm bằng từ nhược điểmhoặc điểm yếu.

* Dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp

Ví dụ: Những văn nhân người làm thơ thời trung đại thường chuộng dùng điển cố.

→ Việc kết hợp ”văn nhân(từ Hán Việt) và “người làm thơ(cụm từ thuần Việt) không phù hợp.

Cách sửa: Dùng hai từ Hán Việt là văn nhân thi sĩ hoặc cả hai từ thuần Việt là người viết vănngười làm thơ.

* Dùng từ không phù hợp với phong cách

Ví dụ: Dạo này sức khỏephụ mẫu bạn như nào?

→ Câu hỏi giao tiếp thông thường giữa hai người bạn không cần dùng từ trang trọng như từ Hán Việt.

Cách sửa: Dùng từ thuần Việt cha mẹthay cho từ Hán Việt phụ mẫu.

* Lạm dụng từ Hán Việt

- Lạm dụng từ Hán Việt khiến văn bản trở nên mơ hồ, khó hiểu thậm chí bị sai lệch trong việc hiểu nội dung văn bản.

- Tránh dùng những từ Hán Việt cổ hoặc không thông dụng gây mơ hồ về nghĩa hoặc sai lệnh nội dung văn bản.

V. Bài tập về sửa lỗi dùng từ Hán Việt

Bài 1. Hãy chỉ ra lỗi dùng từ Hán Việt trong các câu sau và sửa lại:

a. Việc chăm chỉ đọc sách giúp ta tích luỹ được nhiều trí thức bổ ích.

b. Tại phiên toà nơi cõi âm, nhân vật Tử Văn đã thể hiện được sự cứng cỏi, ngang tàng của hàn sĩ.

c. Thói quen học tập theo kiểu “nước đến chân mới nhảy” là một yếu điểm của nhiều bạn học sinh.

Trả lời:

Câu

Lỗi dùng từ Hán Việt

Sửa lỗi

a

Từ “trí thức” dùng không đúng nghĩa.

Trí thức → kiến thức.

b

Từ “hàn sĩ” dùng không đúng nghĩa.

Hàn sĩ → nho sĩ.

c

Từ “yếu điểm” dùng không đúng nghĩa.

Yếu điểm → khuyết điểm

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10 chọn lọc, hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học