Lỗi về trật tự từ và cách sửa lớp 10 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Lỗi về trật tự từ và cách sửa lớp 10 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 10.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

I. Trật tự từ là gì?

- Khái niệm: Trật tự từ được hiểu là thứ tự sắp xếp của từ ngữ trong câu. Việc sắp xếp các từ ngữ trong câu cần tuân theo quy tắc cấu tạo cụm từ, cấu tạo câu.

II. Các lỗi về trật tự từ thường gặp và cách sửa

* Lỗi sắp xếp từ ngữ không phù hợp với quy tắc cấu tạo cụm từ, cấu tạo câu.

Ví dụ: Lớp em rất có nhiều bạn không những học giỏi mà còn chơi thể thao giỏi.
+ Lỗi sai: sắp xếp các yếu tố trong cụm từ không phù hợp khi từ “rất” đặt ngay trước động từ “có”.

+ Sửa: để từ “rất” trước tính từ “nhiều”.

* Lỗi sắp xếp từ ngữ không phù hợp với yêu cầu diễn đạt

Ví dụ: Liên hoan phim quốc tế Busan 2021 ở Việt Nam không được giới thiệu một cách rộng rãi.
+ Lỗi sai: Sắp xếp vị trí trạng ngữ không phù hợp, gây hiểu lầm là Liên hoan phim quốc tế Busan 2021 diễn ra ở Việt Nam.

+ Sửa: Đưa trạng ngữ “Ở Việt Nam” lên đầu câu.

III. Tác dụng của việc sửa lỗi về trật tự từ

Tác dụng của việc sửa lỗi trật tự từ

- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hoạt động, đặc điểm.

- Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.

- Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.

=> Giúp người nói, người viết dùng câu đúng, hợp lí, dễ hiểu; thông tin truyền tải không bị hiểu nhầm, hiểu sai. Từ đó giúp giao tiếp hiệu quả.

IV. Bài tập về sửa lỗi trật tự từ

Bài 1. Đọc các câu sau:

a1. Chàng lẳng lặng ngồi dậy, tì trên cửa sổ, cúi mình nhìn ra phía ao. (Thạch Lam)

a2. Chàng cúi mình nhìn ra phía ao, lẳng lặng ngồi dậy, tì trên cửa sổ.

b1. Thanh lách cách cửa gỗ để khép, nhẹ nhàng bước vào. (Thạch Lam)

b2. Thanh nhẹ nhàng bước vào, lách cách cửa gỗ để khép.

c1. Gạch mát và phủ rêu khiến Thanh nhớ lại hai bàn chân xinh xắn của Nga, ngày

nào, đi trên đó. (Thạch Lam)

c2. Gạch mát và phủ rêu khiến Thanh nhớ lại hai bàn chân của Nga xinh xắn, ngày

nào, đi trên đó.

Câu a2, b2, c2 đã thay đổi trật tự từ so với câu a1, b1, c1. Việc thay đổi như vậy có

phù hợp không? Vì sao?

Trả lời:

Việc thay đổi trật tự như vậy không phù hợp vì:

- Cặp câu a1 và a2: Trong câu a2, việc sắp xếp trật tự các hành động không hợp lí (không thể xếp “cúi mình nhìn ra phía ao” trước “lẳng lặng ngồi dậy") khiến câu sai lô-gíc, trật tự lần lượt các hành động của nhân vật.

- Cặp câu b1 và b2: Trong câu b2, việc sắp xếp các hành động không theo một trật tự hợp lí khiến câu sai lô-gíc, trật tự các hành động của nhân vật.

- Cặp câu c1 và c2: "Xinh xắn" trong câu c1 được Thạch Lam dùng để bổ sung ý nghĩa cho "hai bàn chân", tuy nhiên trong câu c2, từ ngữ này lại được sắp xếp theo cách bổ sung ý nghĩa cho "Nga". Câu c1 trong VB Dưới bóng hoàng lan vốn được Thạch Lam sử dụng để miêu tả những cảm nhận của Thanh khi đi dạo trong vườn nhà, đặc biệt gợi nhớ những kí ức đẹp đẽ của Thanh về Nga. Do đó cách sắp xếp trật tự từ như trong câu c1 mới phù hợp với nội dung miêu tả. Còn cách sắp xếp trật tự từ như trong câu c2 lại khiến nội dung miêu tả cảm nhận của nhân vật Thanh mất đi vẻ kín đáo, ý nhị ban đầu.

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10 chọn lọc, hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học