200 Đề thi Địa Lí 10 năm 2024 (mới nhất, có đáp án)
Bộ 200 Đề thi Địa Lí 10 năm 2024 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Địa Lí 10.
Xem thử Đề Địa 10 KNTT Xem thử Đề Địa 10 CTST Xem thử Đề Địa 10 CD
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Địa Lí 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Top 15 đề thi Địa Lí 10 Giữa kì 1 năm 2024 có đáp án (cả ba sách)
Top 15 đề thi Học kì 1 Địa Lí 10 năm 2024 có đáp án (cả ba sách)
Top 10 đề thi Địa Lí 10 Giữa kì 2 năm 2024 có đáp án (cả ba sách)
Top 10 đề thi Học kì 2 Địa Lí 10 năm 2024 có đáp án (cả ba sách)
Bộ đề thi Địa Lí 10 - Kết nối tri thức
- Đề thi Địa Lí 10 Giữa kì 1
- Đề thi Địa Lí 10 Học kì 1
- Đề thi Địa Lí 10 Giữa kì 2
- Đề thi Địa Lí 10 Học kì 2
Bộ đề thi Địa Lí 10 - Cánh diều
- Đề thi Địa Lí 10 Giữa kì 1
- Đề thi Địa Lí 10 Học kì 1
- Đề thi Địa Lí 10 Giữa kì 2
- Đề thi Địa Lí 10 Học kì 2
Bộ đề thi Địa Lí 10 - Chân trời sáng tạo
- Đề thi Địa Lí 10 Giữa kì 1
- Đề thi Địa Lí 10 Học kì 1
- Đề thi Địa Lí 10 Giữa kì 2
- Đề thi Địa Lí 10 Học kì 2
Lưu trữ: Đề thi Địa Lí 10 (sách cũ)
Đề thi Giữa kì 1 Địa Lí 10
Đề thi Học kì 2 Địa Lí 10
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Môn: Địa Lí 10
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
Câu 1:Cơ sở phân chia thành các loại phép chiếu: phương vị, hình nón, hình trụ là:0,5 điểm
A. Do vị trí lãnh thổ cần thể hiện B. Do hình dạng mặt chiếu
C. Do vị trí tiếp xúc mặt chiếu D. Do đặc điểm lưới chiếu
Câu 2:Phương pháp kí hiệu không chỉ xác định vị trí của đối tượng địa lí mà còn thể hiện được:0,5 điểm
A. khối lượng cũng như tốc độ di chuyển của đối tượng địa lí.
B. số lượng (quy mô), cấu trúc, chất lượng của đối tượng địa lí.
C. giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí.
D. hướng di chuyển của đối tượng địa lí
Câu 3:Hệ Mặt Trời bao gồm: 0,5 điểm
A. các Dải Ngân Hà, các hành tinh, vệ tinh, các đám bụi, khí.
B. Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời, các đám bụi, khí.
C. rất nhiều Thiên thể (các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh,…) cùng với bụi khí và bức xạ điện từ.
D. các Thiên Hà, Dải Ngân Hà, hành tinh, vệ tinh, khác đám bụi, khí.
Câu 4:. Bốn địa điểm trên đất nước ta lần lượt từ Nam lên Bắc là thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Vinh, Hà Nội nơi có 2 lần Mặt Trời đi qua thiên đình gần nhau nhất là: 0,5 điểm
A. Tp. Hồ Chí Minh. B. Nha Trang. C. Vinh. D. Hà Nội
Câu 5:Theo thứ tự từ trên xuống, các tầng đá ở lớp võ Trái Đất lần lượt là: 0,5 điểm
A. Tầng đá trầm ích, tầng granit, tầng badan.
B. Tầng đá trầm ích, tầng badan, tầng granit.
C. Tầng granit, Tầng đá trầm ích, tầng badan.
D. Tầng badan, tầng đá trầm ích, tầng granit.
Câu 6:. Biểu hiện rõ rệt nhất của sự vận động theo phương thẳng đứng ở lớp vỏ Trái Đất là: 0,5 điểm
A. Độ cao của các đỉnh núi tăng lên
B. Thay đổi mực nước đại dương ở nhiều nơi
C. Diện tích của đồng bằng tăng lên
D. Các hiện tượng động đất, núi lửa hoạt động mạnh
Câu 7:. FA được gọi là Frond: 0,5 điểm
A. Frond địa cực B. Frond ôn đới C. Frond nội tuyến D. Frond xích đạo
Câu 8:Kiểu khí hậu địa trung hải có đặc điểm nổi bật so với các kiểu khí hậu khác là: 0,5 điểm
A. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất.
B. Lượng mưa trung bình năm nhỏ nhất.
C. Biên độ nhiệt độ giữa các tháng trong năm cao nhất.
D. Mưa tập trung vào mùa đông.
Câu 1: (3 điểm).
Vũ trụ là gì? Hệ Mặt Trời là gì? Em có những hiểu biết gì về Trái Đất trong Hệ Mặt Trời?
Câu 2: (3 điểm).
Ngoại lực là gì? Vì sao nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời?
Câu 1. Cơ sở để phân chia thành các loại phép chiếu: phương vị, hình nón, hình trụ là do hình dạng mặt chiếu.
Chọn: B.
Câu 2. Phương pháp kí hiệu không chỉ xác định vị trí của đối tượng địa lí mà còn thể hiện được số lượng (quy mô), cấu trúc, chất lượng hoặc động lực phát triển của đối tượng địa lí.
Chọn: B.
Câu 3. Hệ Mặt Trời bao gồm Mặt Trời, các thiên thể (đó là các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chuổi, thiên thạch) chuyển động xung quanh Mặt Trời và các đám bụi, khí.
Chọn: B.
Câu 4. Bốn địa điểm trên đất nước ta lần lượt từ Nam lên Bắc là thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Vinh, Hà Nội nơi có 2 lần Mặt Trời đi qua thiên đỉnh gần nhau nhất là Hà Nội. Hà Nội là địa điểm gần chí tuyến Bắc nhất nên thời gian Mặt Trời hai lần lên thiên đỉnh gần nhau nhất.
Chọn: D.
Câu 5. Theo thứ tự từ trên xuống, các tầng đá ở lớp võ Trái Đất lần lượt là tầng đá trầm ích, tầng granit và cuối cùng là tầng badan.
Chọn: A.
Câu 6. Biểu hiện rõ rệt nhất của sự vận động theo phương thẳng đứng (nâng lên hoặc hạ xuống) ở lớp vỏ Trái Đất là thay đổi mực nước đại dương ở nhiều nơi.
Chọn: B.
Câu 7. FA được gọi là Frond địa cực.
Chọn: A.
Câu 8. Kiểu khí hậu địa trung hải có đặc điểm nổi bật so với các kiểu khí hậu khác là mưa tập trung vào mùa đông.
Chọn: D.
Câu 1.
- Vũ Trụ là khoảng không gian vô tận chứa các Thiên hà. Thiên hà là một tập hợp các thiên thể, khí, bụi và bốc xa điện tử. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó được gọi là Dải Ngân Hà. (1 điểm)
- Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà. Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời nàm ở trung tâm và các thiên thể quay xung quanh (đó là các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch) và các đám bụi khí. Hệ Mặt Trời có tám hành tinh: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh. (1 điểm)
- Trái Đất là một hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149.6 triệu km. Khoảng cách đó cùng với sự tự quay làm cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh, phát triển. Trái Đất vừa tự quay quanh trục, vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. (1 điểm)
Câu 2.
- Ngoại lực:
+ Ngoại lực là lực có nguồn gốc ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. (0,5 điểm)
+ Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời. (0,5 điểm)
+ Ngoại lực gồm tác động của các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, gió, mưa,...), các dạng nước (nước chảy, nước ngầm, băng hà, sóng biển...), sinh vật (động, thực vật) và con người. (0,5 điểm)
+ Ngoại lực có tác động rất lớn trong quá trình làm biến đổi địa hình. (0,5 điểm)
- Giải thích: Nói nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời vì dưới tác dụng nhiệt của bức xạ Mặt Trời, đá trên bề mặt thạch quyển bị phá hủy và năng lượng của các tác nhân ngoại lực (nước chảy, gió, băng tuyết,...) trực tiếp hay gián tiếp đều có liên quan đến bức xạ Mặt Trời. (1 điểm)
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Môn: Địa Lí 10
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
Câu 1:Phép chiếu bản đồ thế giới người ta dùng phép chiếu:0.5 điểm
A. Hình trụ đứng B. Hình nón đứng C. Phương vị đứng D. Hình nón ngan
Câu 2:Giữ nguyên được độ dài xích đạo còn độ dài các vĩ tuyến khác đều bị dãn ra là phép chiếu:0.5 điểm
A. Phép chiếu phương vị B. Phép chiếu hình nón
C. Phép chiếu hình trụ D. Phép chiếu hình nón đứng
Câu 3:Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là:0.5 điểm
A. 149,6 nghìn km B. 149,6 triệu km C. 149,6 tỉ km D. 140 triệu km
Câu 4:Lực Côriolic là lực: 0.5 điểm
A. Làm các vật được đứng yên trên bề mặt đất
B. Làm lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất
C. Làm các vật thể có trọng lực
D. Làm các vật thể có thể di chuyển trên bề mặt đất
Câu 5:Đá bị dạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn là kết quả của:0.5 điểm
A. phong hóa hóa học B. phong hóa lí học
C. quá trình xâm thực D. quá trình bóc mòn
Câu 6:Lớp nhân ngoài của Trái ĐấtM không có đặc điểm là: 0.5 điểm
A. Độ sâu từ 2900 đến 5100km B. Áp suất từ 1,3 triệu đến 3,1 triệu atm
C. Vật chất tồn tại ở trạng thái lỏng D. Chứa nhiều vật chất khó xác định
Câu 7:Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ: 0.5 điểm
A. Cao áp cận nhiệt đới về hạ áp xích đạo B. Hạ áp ôn đới về áp cực
C. Cao áp cận nhiệt đới về hạ áp ôn đới D. Hạ áp ôn đới về cao áp cận chí tuyến
Câu 8:Đặc điểm không đúng với khí Cacbonic ở tầng đối lưu là: 0.5 điểm
A. Chiếm tỉ lệ rất nhỏ
B. Có tác dụng giữ lại gần 1/5 lượng nhiệt mà bề mặt Trái Đất toả vào không gian.
C. Khi tỉ lệ này tăng lên sẽ gây nhiều tác hại cho sức khoẻ con người
D. Chiếm tỉ lệ lớn và không gây hại cho con người
Câu 9:. Hơi nước ngưng đọng thành những hạt nhỏ và nhẹ, các hạt tụ lại, đó là: 0.5 điểm
A. Mưa B. Mây C. Sương mù D. Ngưng đọng hơi nước
Câu 10:Vùng dễ sinh ra hoang mạc là vùng nằm dưới: 0.5 điểm
A. Cao áp cận chí tuyến B. Hạ áp xích đạo
C. Hạ áp ôn đới D. Cao áp cực
Câu 11:Thổ nhưỡng là: 0.5 điểm
A. Lớp vật chất vụn bở trên bề mặt lục địa, được hình thanh từ quá trinh phong hóa đá
B. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì
C. Lớp vật chất vụn bở, trên đó con người tiến hành các hoạt động trồng trọt
D. Lớp vật chất tự nhiên, được con người cải tạo và đưa vào sản xuất nông nghiệp
Câu 12:Khí hậu nhiệt đới gió mùa có kiểu thảm thực vật chính nào? 0.5 điểm
A. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp. B. Rừng nhiệt đới ẩm.
C. Rừng cận nhiệt ẩm. D. Rừng nhiệt đới ẩm.
Câu 13:Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất biểu hiện của quy luật: 0.5 điểm
A. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh B. Quy luật địa đới
C. Quy luật nhịp điệu D. Quy luật phi địa đới
Câu 14:Các loại gió nào dưới đây biểu hiện cho quy luật địa đới? 0.5 điểm
A. Gió mậu dịch, gió mùa, gió tây ôn đới
B. Gió mùa, gió tây ôn đới, gió fơn
C. Gió mậu dịch, gió đông cực, gió fơn
D. Gió mậu dịch, gió tây ôn đới, gió đông cực
Câu 15:Sự biến động dân số trên thế giới (tăng lên hay giảm đi) là do hai nhân tố chủ yếu quyết định: 0.5 điểm
A. Sinh đẻ và tử vong B. Sinh đẻ và di cư
C. Di cư và tử vong D. Di cư và chiến tranh dich bệnh
Câu 16:Chức năng chính trong hoạt động kinh tế ở nông thôn: 0.5 điểm
A. Công nghiệp B. Dịch vụ C. Xây dựng D. Nông - Lâm - Ngư
Câu 17:Nhân tố nào làm cho tỉ suất sinh cao?0.5 điểm
A. Số người ngoài độ tuổi lao động nhiều
B. Phong tục tập quán lạc hậu
C. Kinh tế - xã hội phát triển ở trình độ cao
D. Mức sống cao, đời sống dân trí được cải thiện
Câu 18:Phép chiếu phương vị đứng có độ chính xác ở vùng:0.5 điểm
A. Xích đạo B. Vĩ độ trung bình C. Vĩ độ cao D. Vùng cực, cận cực
Câu 19:Phép chiếu hình nón đứng có độ chính xác ở vùng: 0.5 điểm
A. Xích đạo B. Vĩ độ trung bình C. Vĩ độ cao D. Vùng cực, cận cực
Câu 20:Bản đồ có độ chính xác cao ở xích đạo, càng xa xích đạo càng kém chính xác là phép chiếu: 0.5 điểm
A. Phép chiếu phương vị B. Phép chiếu hình nón
C. Phép chiếu hình trụ D. Phép chiếu hình nón đứng
Câu 21:Các kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực, vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm là đặc điểm của phép chiếu nào?0.5 điểm
A. Phép chiếu phương vị B. Phép chiếu hình nón
C. Phép chiếu hình trụ D. Phép chiếu phương vị đứng
Câu 22:Khi triển khai hình (phép chiếu hình nón) nón ta được một bản đồ hình: 0.5 điểm
A. nón B. quạt C. tròn D. vuông
Câu 23:Nhận định nào dưới đâychưa chính xác về hệ Mặt Trời: 0.5 điểm
A. Mặt Trời là Thiên Thể duy nhất có khả năng tự phát sáng
B. Mọi hành tinh đều có khả năng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời
C. Mọi hành tinh và vệ tinh đều có khả năng tự phát sáng
D. Trong hệ Mặt Trời tất cả các hành tinh đều chuyển động tự quay
Câu 24:Quĩ đạo của các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời có dạng: 0.5 điểm
A. Tròn B. Ê líp C. Không xác định D. Cầu
Câu 25:Khu vực không có Mặt Trời lên thiên đỉnh là: 0.5 điểm
A. Vùng cực B. Xích đạo C. Chí tuyến Bắc D. Chí tuyến Nam
Câu 26:Nội lực là: 0.5 điểm
A. lực phát sinh từ vũ trụ.
B. lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.
C. lực phát sinh từ lớp vỏ Trái Đất.
D. lực phát sinh từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
Câu 27:Ngoại lựckhông tác động đến: 0.5 điểm
A. Địa hình trên bề Trái Đất
B. Các vùng đồi núi của Trái Đất
C. Sự sắp xếp các dòng vật chất theo trọng lực
D. Các dòng chảy và đồng bằng trên Trái Đất
Câu 28:. Mật độ dân số là:0.5 điểm
A. Số dân sống trên một diện tích lãnh thỗ
B. Số người bình quân sống trên một đơn vị diện tích là km2
C. Số người sống trên một km2
D. Số người hiện cư trú trên một lãnh thỗ
Câu 29:. Khu vực nào sau đây có mật độ dân số cao nhất thế giới:0.5 điểm
A. Đông Á B. Nam Á C. Tây Âu D. Bắc Mỹ
Câu 30:Cây lương thực chính được trồng nhiều ở Hoa Kỳ, Pháp, Canada, Nga, úc:0.5 điểm
A. Lúa mì. B. Lúa mạch. C. Lúa gạo. D. Ngô.
Câu 31:Cây lương thực phụ ở miền ôn đới là: 0.5 điểm
A. Lúa mạch. B. Khoai lang. C. Sắn. D. Cao lương.
Câu 32:Cây công nghiệp là mặt hàng xuất khẩu của các nước: 0.5 điểm
A. Các nước NIC.
B. Các nước tư bản phát triển.
C. Các nước đang phát triển vùng cận nhiệt.
D. Các nước thuộc khu vực châu Á, châu Mĩ.
Câu 1:1 điểm
Vì sao phong hóa lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc) và miền có khí hậu lạnh?
Câu 2:1 điểm
Hãy nêu đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới hiện nay. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố đó?
Câu 1.
Phép chiếu bản đồ thế giới người ta dùng phép chiếu hình trụ đứng.
Chọn: A.
Câu 2.
Phép chiếu hình trụ giữ nguyên được độ dài xích đạo còn độ dài các vĩ tuyến khác đều bị dãn ra. Các vĩ tuyến ở gần xích đạo bị dãn ít, càng xa xích đạo càng bị dãn nhiều.
Chọn: C.
Câu 3.
Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149,6 triệu km, đó là một khoảng cách lí tưởng để Trái Đất nhận được một lượng bức xạ ánh sáng cần thiết để sự sống có thể phát sinh và phát triển.
Chọn: B.
Câu 4.
Lực Côriolic là lực làm lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất.
Chọn: B.
Câu 5.
Đá bị dạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn là kết quả của phong hóa lí học.
Chọn: B.
Câu 6.
Lớp nhân ngoài của Trái Đất có đặc điểm là: Độ sâu từ 2900 - 5100km, áp suất từ 1,3 triệu đến 3,1 triệu atm và vật chất tồn tại ở trạng thái lỏng.
Chọn: D.
Câu 7.
Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ cao áp cận nhiệt đới về hạ áp ôn đới với hướng thổi thường Tây Nam ở bán cầu Bắc và Tây Bắc ở bán cầu Nam.
Chọn: C.
Câu 8.
Đặc điểm khí Cacbonic ở tầng đối lưu là: Chiếm tỉ lệ rất nhỏ, có tác dụng giữ lại gần 1/5 lượng nhiệt mà bề mặt Trái Đất toả vào không gian giúp Trái Đất ấm hơn và khi tỉ lệ này tăng lên sẽ gây nhiều tác hại cho sức khoẻ con người.
Chọn: D.
Câu 9.
Không khí càng lên cao càng lạnh, hơi nước ngưng đọng thành những hạt nhỏ và nhẹ, các hạt tụ lại thành từng đám, đó là mây.
Chọn: B.
Câu 10.
Vùng dễ sinh ra hoang mạc là vùng nằm dưới vùng cao áp cận chí tuyến.
Chọn: A.
Câu 11.
Thổ nhưỡng là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
Chọn: B.
Câu 12.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa có kiểu thảm thực vật chính là rừng nhiệt đới ẩm.
Chọn: D.
Câu 13.
Sự phân bố các vành đai nhiệt trên Trái Đất, các đai gió (gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực) và các đai khí áp, các đới khí hậu trên Trái Đất, các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật là biểu hiện của quy luật địa đới.
Chọn: B.
Câu 14.
Hiện tượng biểu hiện cho qui luật địa đới là sự phân bố các vành đai nhiệt trên Trái Đất, các đai gió (gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực) và các đai khí áp, các đới khí hậu trên Trái Đất, các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật.
Chọn: D.
Câu 15.
Sự biến động dân số trên thế giới (tăng lên hay giảm đi) là do hai nhân tố chủ yếu quyết định là sinh đẻ và tử vong.
Chọn: A.
Câu 16.
Chức năng chính trong hoạt động kinh tế ở nông thôn nông – lâm – ngư. Hiện nay do ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá, nông thôn còn có chức năng khác như công nghiệp (chủ yếu là chế biến các sản phẩm nông sản), thủ công nghiệp, thể thao, du lịch,…
Chọn: D.
Câu 17.
Nhân tố làm cho tỉ suất sinh cao là phong tục tập quán lạc hậu, tâm lí xã hội, các yếu tố tự nhiên – sinh học, các chính sách phát triển dân số,…
Chọn: B.
Câu 18.
Phép chiếu phương vị đứng có độ chính xác ở vùng cực và cận cực.
Chọn: D.
Câu 19.
Phép chiếu hình nón đứng có độ chính xác ở vùng vĩ độ trung bình.
Chọn: B.
Câu 20.
Bản đồ có độ chính xác cao ở xích đạo, càng xa xích đạo càng kém chính xác là phép chiếu hình trụ.
Chọn: C.
Câu 21.
Các kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực, vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm là đặc điểm của phép chiếu hình nón.
Chọn: B.
Câu 22.
Khi triển khai hình (phép chiếu hình nón) nón ta được một bản đồ hình quạt, các kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực, vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm.
Chọn: B.
Câu 23.
Trong Hệ Mặt Trời chỉ Mặt Trời có khả năng tự phát sáng còn các thiên thể khác không thể tự phát sáng mà chỉ có thể phản chiếu ánh sáng hoặc hấp thụ ánh sáng của Mặt Trời.
Chọn: C.
Câu 24.
Quĩ đạo của các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời có dạng Ê líp.
Chọn: B.
Câu 25.
Trên bề mặt Trái Đất hiện tượng Mặt Trời lên thiên đình trong năm xuất hiện hai lần trong vùng nội chí tuyết, một lần ở chí tuyến (Bắc, Nam) và các địa điểm nằm trong vùng ngoại chí tuyến không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.
Chọn: A.
Câu 26.
Nội lực là những lực phát sinh từ bên trong Trái Đất. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra nội lực là sự phân hủy các chất phóng xạ, phản ứng hóa học, sự di chuyển của các dòng vật chất theo quy luật của trọng lực,…
Chọn: B.
Câu 27.
Ngoại lực không tác động đến sự sắp xếp các dòng vật chất theo trọng lực.
Chọn: C.
Câu 28.
Mật độ dân số là số người bình quân sống trên một đơn vị diện tích (km2/người).
Chọn: B.
Câu 29.
Khu vực có mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông là khu vực Tây Âu. Tây Âu là khu vực có lãnh thổ khai thác lâu đời, có các điều kiện tự nhiên thuận lợi với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp, dịch vụ.
Chọn: C.
Câu 30.
Cây lương thực chính được trồng nhiều ở Hoa Kỳ, Pháp, Canada, Nga, úc là cây lúa mì.
Chọn: A.
Câu 31.
Cây lương thực phụ ở miền ôn đới là cây lúa mạch.
Chọn: A.
Câu 32.
Cây công nghiệp là mặt hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển vùng cận nhiệt, đặc biệt là các nước Đông Nam Á, Trung Phí, Trung Mĩ,...
Chọn: C.
Câu 1 (1 điểm).
- Vì ở hoang mạc và bán hoang mạc có sự thay đổi nhiệt độ tương đối đột ngột giữa ngày và đêm. (0,5 điểm)
- Nơi có khí hậu lạnh, thường có sự đóng băng của nước; khi đóng băng, thể tích của nước tăng lên làm dãn các khe nứt; khi tan băng, khe nứt hẹp lại, tạo ra sự nứt vỡ nhiều hơn. (0,5 điểm)
Câu 2 (1 điểm).
- Đặc điểm phân bố dân cư: (0,5 điểm)
+ Phân bố dân cư không đều theo không gian, dân cư tập trung đông ở các khu vực đồng bằng, ven biển có khí hậu thuận lợi và phân bố thưa thớt ở vùng núi, hoang mạc, khí hậu lạnh.
+ Dân cư thế giới có sự thay đổi theo thời gian tùy theo từng khu vực có sự thay đổi khác nhau.
- Các nhân tố ảnh hưởng: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, các điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ, di cư,... (0,5 điểm)
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Môn: Địa Lí 10
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
Câu 1:Hình thức cơ bản nhất để tiến hành hoạt động công nghiệp là: 0,5 điểm
A. Điểm công nghiệp B. Xí nghiệp công nghiệp
C. Khu công nghiệp D. Trung tâm công nghiệp
Câu 2:Công nghiệp được chia làm hai nhóm A, B là dựa vào: 0,5 điểm
A. Tính chất và đặc điểm B. Trình độ phát triển
C. Công dụng kinh tế của sản phẩm D. Lịch sử phát triển của các ngành
Câu 3:Các ngành công nghiệp nhóm A có đặc điểm nào sau đây? 0,5 điểm
A. Phải tập trung ở các thành phố lớn vì cần nhiều lao động.
B. Có vốn đầu tư và quy mô sản xuất lớn.
C. Sản xuất với số lượng lớn để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của con người.
D. Thường phải gắn liền với nguồn nguyên liệu hoặc thị trường tiêu thu.
Câu 4:Những nước sản xuất nhiều than đá là: 0,5 điểm
A. Trung Quốc, Hoa Kì, Nga B. Pháp, Anh, Đức
C. Ba Lan, Ấn Độ, Ôxtrâylia D. Hoa Kì, Nga, Anh
Câu 5:Khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới là: 0,5 điểm
A. Bắc Mỹ. B. Châu Âu. C. Trung Đông. D. Bắc và Trung Phi.
Câu 6:Đặc điểm cơ bản của vùng công nghiệp là: 0,5 điểm
A. Có nhiều ngành công nghiệp kết hợp với nhau trong một đô thị có quy mô vừa và lớn
B. Có quy mô từ vài chục đến vài trăm hecta với ranh giới rõ ràng.
C. Sự kết hợp giữa một số xí nghiệp công nghiệp với một điểm dân cư
D. Có không gian rộng lớn, có nhiều ngành công nghiệp với nhiều xí nghiệp công nghiệp
Câu 7:Đối với các nước đang phát triển các khu công nghiệp tập trung thường được xây dựng nhằm mục đích: 0,5 điểm
A. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa
B. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài để giải quyết vốn, kỹ thuật và công nghệ
C. Sản xuất phục vụ xuất khẩu
D. Tạo sự hợp tác sản xuất giữa các xí nghiệp công nghiệp với nhau
Câu 8:Sản lượng điện trên thế giới tăng nhanh không phải do: 0,5 điểm
A. Nhu cầu rất lớn cho sinh hoạt và sản xuất trên thế giới.
B. Có nhiều nguồn sản xuất điện.
C. Ngành này có hiệu quả kinh tế thấp.
D. Nhiều nhà máy điện có công suất lớn ra đời
Câu 1: (2 điểm).
Hãy chứng minh vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân?
Câu 2: 2 (4 điểm).
Hãy nêu những đặc điểm chính của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp?
Câu 1.
Hình thức cơ bản nhất để tiến hành hoạt động công nghiệp là các xí nghiệp công nghiệp.
Chọn: B.
Câu 2.
Công nghiệp được chia làm hai nhóm A, B là dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm.
Chọn: C.
Câu 3.
Các ngành công nghiệp nhóm A có đặc điểm là có vốn đầu tư và quy mô sản xuất lớn.
Chọn: B.
Câu 4.
Những nước sản xuất nhiều than đá là Trung Quốc, Hoa Kì, Nga.
Chọn: A.
Câu 5.
Khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới là khu vực Trung Đông với một số nước tiêu biểu như Các tiểu vương quốc Ả rập xê út, I – rắc,...
Chọn: C.
Câu 6.
Đặc điểm cơ bản của vùng công nghiệp là vùng có không gian rộng lớn, có nhiều ngành công nghiệp với nhiều xí nghiệp công nghiệp.
Chọn: D.
Câu 7.
Đối với các nước đang phát triển các khu công nghiệp tập trung thường được xây dựng nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư nước ngoài để giải quyết vốn, kỹ thuật và công nghệ.
Chọn: B.
Câu 8.
Sản lượng điện trên thế giới tăng nhanh là do nhu cầu rất lớn cho sinh hoạt và sản xuất trên thế giới, có nhiều nguồn sản xuất điện và có nhiều nhà máy điện có công suất lớn ra đời.
Chọn: C.
Câu 1.
- Tạo ra khối lượng sản phẩm rất lớn cho xã hội. Tất cả các thiết bị máy móc trong các ngành kinh tế (nông nghiệp, giao thông, thông tin liên lạc, dịch vụ, xây dựng, cho bản thân công nghiệp,... các công cụ và đồ dùng sinh hoạt trong gia đình... đều do ngành công nghiệp cung cấp. (1 điểm)
- Công nghiệp góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. Tốc độ tăng trường công nghiệp ở trên thế giới và nhất là ở Việt Nam thường cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung. Thời kì 2002 - 2003, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới (GDP) là 3,3%/năm, riêng công nghiệp đạt 3,6%/năm, còn ở Việt Nam tương ứng là 7,0%/năm và 12,4%/năm. (1 điểm)
Câu 2.
- Điểm công nghiệp: (1 điểm)
+ Đồng nhất với điểm dân cư.
+ Gồm 1 họăc 2 xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên liệu.
+ Các xí nghiệp không có mối liên hệ với nhau.
- Khu công nghiệp tập trung: (1 điểm)
+ Có ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống.
+ Tập trung nhiều xí nghiệp với khả năng hợp tác cao.
+ Sản xuất các mặt hàng vừa tiêu dùng trong nước vừa xuất khẩu.
- Trung tâm công nghiệp: (1 điểm)
+ Gắn với đô thị vừa và lớn, không có ranh giới rõ ràng.
+ Bao gồm nhiều khu công nghiệp và điểm công nghiệp.
+ Có các xí nghiệp nòng cốt và các xí nghiệp bổ trợ.
- Vùng công nghiệp: (1 điểm)
+ Vùng lãnh thổ rộng bao gồm nhiều tỉnh.
+ Có nhiều trung tâm công nghiệp liên hệ với nhau về sản xuất.
+ Có một vài ngành chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa và các ngành bổ trợ.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Môn: Địa Lí 10
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
Câu 1:Than, dầu mỏ, điện là sản phẩm của ngành công nghiệp: 0.25 điểm
A. Hóa chất. B. Năng lượng. C. Sản xuất vật liệu xây dựng. D. Cơ khí.
Câu 2:Thép là sản phẩm của ngành công nghiệp:0.25 điểm
A. Thực phẩm. B. Sản phẩm hàng tiêu dùng. C. Luyện kim. D. Điện tử - tin học.
Câu 3:Đa dạng về sản phẩm, phức tạp về trình độ kỹ thuật, sử dụng ít nhiên liệu, chịu ảnh hưởng lớn của lao động, thị trường và nguyên liệu. Đó là đặc điểm của ngành công nghiệp: 0.25 điểm
A. Cơ khí, hóa chất B. Hóa chất C. Sản xuất hàng tiêu dùng D. Năng lượng
Câu 4:. Ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là: 0.25 điểm
A. Luyện kim B. Cơ khí
C. Hoá chất D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
Câu 5:Đâu không phải nguyên nhân khiến cho ngành công nghiệp dệt thường phát triển mạnh ở các nước đang phát triển? 0.25 điểm
A. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.
B. Có lao động dồi dào, đáp ứng nhu cầu lớn về nhân công
C. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn vì có dân số đông.
D. Có trình độ khoa học kĩ thuật cao.
Câu 6:. Ngành công nghiệp được xác định là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của các quốc gia là: 0.25 điểm
A. Công nghiệp năng lượng B. Cơ khí C. Luyện kim D. Điện tử tin học
Câu 7:Nhận định nào sau đây chưa chính xác? 0.25 điểm
A. Những nước có sản lượng quặng sắt lớn cũng là những nước có sản lượng thép cao.
B. Nhật Bản là nước không có quặng sắt nhưng lại thuộc loại hàng đầu thế giới về sản lượng thép.
C. Braxin là nước có sản lượng quặng sắt lớn nhất thế giới nhưng sản lượng thép thuộc loại thấp.
D. Ôxtrâylia có sản lượng quặng sắt lớn nhưng sản lượng thép không đáng kể.
Câu 8:Ô tô, máy may là sản phẩm của ngành: 0.25 điểm
A. Cơ khí thiết bị toàn bộ. B. Cơ khí máy công cụ.
C. Cơ khí hàng tiêu dùng. D. Cơ khí chính xác
Câu 9:Nước nào sau đây có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn? 0.25 điểm
A. Hoa Kì B. A – rập Xê – út C. Việt Nam D. Trung Quốc
Câu 10:Trung tâm công nghiệp thường là: 0.25 điểm
A. Các thành phố vừa và lớn. B. Các vùng lãnh thổ rộng lớn.
C. Các thành phố nhỏ. D. Tổ chức ở trình độ thấp
Câu 11:. Quy luật hoạt động của thị trường là: 0.25 điểm
A. Cung – cầu B. Cạnh tranh C. Tương hỗ D. Trao đổi
Câu 12:. Vật ngang giá hiện đại dùng để đo giá trị hàng hoá và dịch vụ là: 0.25 điểm
A. Vàng B. Đá quý C. Tiền D. Sức lao động
Câu 13:Khái niệm "tiền tệ” không được hiểu là: 0.25 điểm
A. Thước đo giá trị hàng hóa B. Một loại hàng hóa đặc biệt
C. Phương tiện để lưu thông thanh toán D. Thước đo giá trị tiền tệ
Câu 14:“Marketting” được hiểu là: 0.25 điểm
A. Giới thiệu sản phẩm hàng hóa đến người tiêu dùng
B. Bán hàng cho người tiêu dùng với lời giới thiệu về sản phẩm
C. Tìm hiểu phân tích thị trường để đáp ứng cho phù hợp
D. Điều tiết cung cầu cho phù hợp với thị trường
Câu 15:Quốc gia nào sau đây vừa là thành viên của ASEAN lại vừa là thành viên của APEC? 0.25 điểm
A. Việt Nam, Đông Ti-mo, Thái Lan C. Indonexia, Đông Ti-mo, Philippin
B. Đông Ti-mo, Việt Nam, Mianma D. Việt Nam, Thái Lan, Indonexia
Câu 16:. Sáu thành viên đầu tiên của tổ chức EU là: 0.25 điểm
A. Anh, Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan B. Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Luytxămbua
C. Anh, Pháp, Đức, Ý, Hoa Kỳ, Canada D. Hoa kỳ, Canada, Mêhico, Anh, Pháp, Đức
Câu 17:Khu vực nào sau đây tập trung nhiều cảng biển của thế giới? 0.25 điểm
A. Thái Bình Dương B. Ấn Độ Dương C. Đại Tây Dương D. Địa Trung Hải
Câu 18:Kênh đào Xuy – ê có vai trò quan trọng đối với việc vận chuyển hàng hóa nào sau đây từ các nước Trung Đông đến các nền kinh tế phát triển? 0.25 điểm
A. Lương thực, thực phẩm. B. Hàng tiêu dùng.
C. Máy móc công nghiệp. D. Dầu mỏ.
Câu 19:Hai tuyến đường sông quan trọng nhất ở châu Âu hiện nay là: 0.25 điểm
A. Vônga, Rainơ B. Rainơ, Đa nuýp C. Đanuýp, Vônga D. Vônga, Iênitxây
Câu 20:Quốc gia nào sau đây có tỉ trọng ngành dịch vụ chiếm trên 70% trong cơ cấu GDP?0.25 điểm
A. Hoa Kì. B. Bra – xin. C. Trung Quốc. D. Thái Lan.
Câu 21:Các trung tâm dịch vụ lớn nhất trên thế giới là: 0.25 điểm
A. Lôt an – giơ – let, Si – ca – gô, Oa – sinh – tơn, Pa – ri, Xao Pao – lô.
B. Phran – phuốc, Bruc – xen, Duy – rich, Xin – ga – po.
C. Niu i – ôc, Luân Đôn, Tô – ki – ô.
D. Luân Đôn, Pa – ri, Oa – sinh – tơn, Phran – phuốc.
Câu 22:Môi trường xã hội là nhân tố thuộc: 0.25 điểm
A. Môi trường nhân tạo. B. Môi trường địa lý.
C. Môi trường sống. D. Môi trường tự nhiên.
Câu 23:. Môi trường tự nhiên khác với môi trường nhân tạo chủ yếu ở điểm: 0.25 điểm
A. Không phụ thuộc vào con người và phát triển theo các quy luật riêng.
B. Có sẵn trong tự nhiên và biến đổi khi bị tác động.
C. Phụ thuộc vào con người và không biến đổi khi bị tác động.
D. Biến đổi khi bị tác động nhưng phụ thuộc vào con người.
Câu 24:Tài nguyên không được phân loại theo công dụng kinh tế: 0.25 điểm
A. Tài nguyên nông nghiệp. B. Tài nguyên công nghiệp.
C. Tài nguyên phục hồi. D. Tài nguyên du lịch.
Câu 25:Tài nguyên không đượcphân loại theo thuộc tính tự nhiên là: 0.25 điểm
A. Tài nguyên du lịch. B. Tài nguyên khí hậu.
C. Tài nguyên khoáng sản. D. Tài nguyên sinh vật.
Câu 26:Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất được tổ chức năm 1992 ở: 0.25 điểm
A. La Hay. B. New York. C. Luân Đôn. D. Rio de Janero.
Câu 27:Để bảo vệ môi trường trong nước, các nước phát triển đã đưa ra giải pháp: 0.25 điểm
A. Giảm mức sản xuất gây ô nhiễm môi trường trong nước.
B. Chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển.
C. Chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra vùng ngoại ô các thành phố.
D. Tăng mức sản xuất nhưng không gây ô nhiễm môi trường.
Câu 28:Chúng ta phải bảo vệ môi trường là do:0.25 điểm
A. Không có bàn tay của con người thì môi trường sẽ bị hủy hoại.
B. Con người có thể làm nâng cao chất lượng môi trường.
C. Ngày nay không nơi nào trên Trái Đất không chịu tác động của con người.
D. Môi trường có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người
Câu 29:Diện tích rừng bị suy giảm do khai thác quá mức hiện nay ở các nước: 0.25 điểm
A. Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia. B. Liên Bang Nga, Hoa Kỳ, Braxin.
C. Braxin, Công Gô, Indonesia. D. Hoa Kỳ, Braxin, Ấn Độ.
Câu 30:. Giải quyết vấn đề môi trường đòi hỏi phải có sự nỗ lực của: 0.25 điểm
A. Quốc gia. B. Khu vực. C. Toàn cầu. D. Mỗi vùng.
Câu 31:Nguồn xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ ở các nước Tây Á, nhiều nước châu Phi và Mĩ La Tinh là: 0.25 điểm
A. Gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ. B. Sản phẩm cây công nghiệp chế biến từ gỗ.
C. Khoáng sản thô và đã qua chế biến. D. Các sản phẩm từ ngành chăn nuôi.
Câu 32:Ngành được coi là thước đo của nền văn minh là: 0.25 điểm
A. Đường hàng không C. Thông tin liên lạc B. Đường ống D. Đường ôtô
Câu 1: 1 điểm
Trình bày tình hình phát triển của các ngành dịch vụ trên thế giới?
Câu 2:1 điểm
Thế nào là ngành thương mại? Vai trò của ngành thương mại đối với việc phát triển kinh tế - xã hội đất nước?
Câu 1.
Than, dầu mỏ, điện là sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng.
Chọn: B.
Câu 2.
Ngành công nghiệp thực phẩm là ngành công nghiệp có mặt ở mọi quốc gia trên thế giới.
Chọn: B.
Câu 3.
Đa dạng về sản phẩm, phức tạp về trình độ kỹ thuật, sử dụng ít nhiên liệu, chịu ảnh hưởng lớn của lao động, thị trường và nguyên liệu. Đó là đặc điểm của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Chọn: C.
Câu 4.
Ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là ngành công nghiệp cơ khí.
Chọn: B.
Câu 5.
Nguyên nhân chủ yếu công nghiệp dệt thường phát triển mạnh ở các nước đang phát triển là vì có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, có lao động dồi dào, đáp ứng nhu cầu lớn về nhân công và có thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Chọn: D.
Câu 6.
Ngành công nghiệp được xác định là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của các quốc gia là ngành công nghiệp năng lượng. .
Chọn: A.
Câu 7.
Nhận định chưa chính xác là những nước có sản lượng quặng sắt lớn cũng là những nước có sản lượng thép cao vì những nước có sản lượng thép lớn chủ yếu nhập khẩu quặng sắt từ các nước khác về.
Chọn: A.
Câu 8.
Ô tô, máy may là sản phẩm của ngành cơ khí máy công cụ.
Chọn: B.
Câu 9.
Các nước ở khu vực Trung Đông là những nước có sản lượng khai thác dầu mỏ, khí đốt đứng đầu thế giới, trong đó A – rập Xê – út là nước có sản lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới hiện nay với nhiều tỉ phú dầu mỏ.
Chọn: B.
Câu 10.
Trung tâm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí thuận lợi,...
Chọn: A.
Câu 11.
Quy luật hoạt động của thị trường là cung và cầu. Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường có xu hướng giảm sẽ có lợi cho người mua nhưng không có lợi cho nhà sản xuất, người bán và ngược lại.
Chọn: A.
Câu 12.
Vật ngang giá hiện đại dùng để đo giá trị hàng hoá và dịch vụ là tiền.
Chọn: C.
Câu 13.
Khái niệm "tiền tệ” được hiểu là thước đo giá trị hàng hóa, tiền tệ cũng được coi là một loại hàng hóa đặc biệt và là một phương tiện để lưu thông trong thanh toán.
Chọn: D.
Câu 14.
“Marketting” được hiểu là tìm hiểu phân tích thị trường để có những sản phẩm đáp ứng phù hợp cho nhu cầu của thị trường.
Chọn: C.
Câu 15.
Quốc gia vừa là thành viên của ASEAN lại vừa là thành viên của APEC Việt Nam, Thái Lan, Indonexia. Đông Ti-mo là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á chưa gia nhập ASEAN.
Chọn: D.
Câu 16.
Sáu thành viên đầu tiên của tổ chức EU là Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Luytxămbua.
Chọn: B.
Câu 17.
Khu vực tập trung nhiều cảng biển của thế giới nằm ở ven bờ Đại Tây Dương với nhiều hải cảng lớn bậc nhất thế giới.
Chọn: C.
Câu 18.
Kênh đào Xuy – ê có vai trò quan trọng đối với việc vận chuyển dầu mỏ, khí đốt từ các nước Trung Đông đến các nền kinh tế phát triển trên thế giới như Hoa Kỳ, các nước châu Âu,…
Chọn: D.
Câu 19.
Hai tuyến đường sông quan trọng nhất ở châu Âu hiện nay là Rainơ và Đa nuýp.
Chọn: B.
Câu 20.
Hoa Kì là quốc gia có tỉ trọng ngành dịch vụ rất lớn, chiếm trên 70% trong cơ cấu GDP, tiếp đó là ngành công nghiệp và chiếm tỉ trọng thấp nhất là ngành nông nghiệp.
Chọn: A.
Câu 21.
Các trung tâm dịch vụ lớn nhất trên thế giới là Niu i – ôc (Hoa Kỳ), Luân Đôn (Anh) và Tô – ki – ô (Nhật Bản).
Chọn: C.
Câu 22.
Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường nhân tạo là nhân tố thuộc môi trường sống của con người.
Chọn: C.
Câu 23.
Môi trường tự nhiên khác với môi trường nhân tạo chủ yếu ở điểm không phụ thuộc vào con người và các thành phần tự nhiên phát triển theo các quy luật riêng.
Chọn: A.
Câu 24.
Tài nguyên được phân loại theo công dụng kinh tế là tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên công nghiệp, tài nguyên du lịch.
Chọn: C.
Câu 25.
Tài nguyên phân loại theo thuộc tính tự nhiên là tài nguyên khí hậu, đất, khoáng sản (than, dầu, khí,…), sinh vật, nước.
Chọn: A.
Câu 26.
Hội nghị thượng đỉnh về trái đất được tổ chức năm 1992 ở Rio de Janero. Thể hiện sự nỗ lực chung trong việc giải quyết các vấn đề môi trường của các quốc gia và toàn thế giới.
Chọn: D.
Câu 27.
Để bảo vệ môi trường trong nước, các nước phát triển đã đưa ra giải pháp là chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường sang các nước đang phát triển.
Chọn: B.
Câu 28.
Môi trường có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Chính vì vậy chúng ta cần bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường tự nhiên.
Chọn: D.
Câu 29.
Diện tích rừng bị suy giảm do khai thác quá mức hiện nay ở các nước Liên Bang Nga, Hoa Kỳ và Braxin.
Chọn: B.
Câu 30.
Giải quyết vấn đề môi trường không phải của riêng một quốc gia, khu vực mà đòi hỏi phải có sự nỗ lực của toàn cầu.
Chọn: C.
Câu 31.
Nguồn xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ ở các nước Tây Á, nhiều nước châu Phi và Mĩ La Tinh là các loại khoáng sản thô và đã qua chế biến.
Chọn: C.
Câu 32.
Ngành được coi là thước đo của nền văn minh là ngành thông tin liên lạc.
Chọn: C
Câu 1 (1 điểm).
- Trên thế giới, số người hoạt động trong các ngành dịch vụ đã tăng lên nhanh chóng trong mấy chục năm trở lại đây. (0,5 điểm)
- Ở các nước phát triển, số người làm việc trong các ngành dịch vụ có thể trên 80% (Hoa Kì) hoặc từ 50 đến 79% (các nước khác ở Bắc Mĩ và Tây Âu). (0,25 điểm)
- Ở các nước đang phát triển, tỉ lệ lao động làm việc trong khu vực dịch vụ thường chỉ trên dưới 30%. (0,25 điểm)
Câu 2 (1 điểm)
- Khái niệm: Thương mại là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua. (0,25 điểm)
- Vai trò
+ Hoạt động thương mại có vai trò điều tiết sản xuất. Ngành thương mại phát triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng, thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa. Hoạt động thương mại còn có vai trò hướng dẫn tiêu dùng. (0,25 điểm)
+ Nội thương phát triển góp phần đẩy manh chuyên môn" hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ. (0,25 điểm)
+ Ngoại thương phát triển góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn. (0,25 điểm)
....................................
....................................
....................................
Bộ đề thi Địa Lí 10 cũ, theo chương
- Đề thi Địa Lí 10 Chương 1: Bản đồ
- Đề thi Địa Lí 10 Chương 2: Vũ trụ - hệ quả chuyển động của trái đất
- Đề thi Địa Lí 10 Chương 3: Cấu trúc của Trái Đất - Các quyển của lớp vỏ Trái Đất
- Đề thi Địa Lí 10 Chương 4: Một số quy luật của lớp vỏ địa lý
- Đề thi Địa Lí 10 Chương 5: Địa lý dân cư
- Đề thi Địa Lí 10 Chương 6: Cơ cấu nền kinh tế
- Đề thi Địa Lí 10 Chương 7: Địa lý nông nghiệp
- Đề thi Địa Lí 10 Chương 8: Địa lý công nghiệp
- Đề thi Địa Lí 10 Chương 9: Địa lý dịch vụ
- Đề thi Địa Lí 10 Chương 10: Môi trường và sự phát triển bền vững
- Top 34 Đề thi Địa Lí 10 Học kì 1 có đáp án
- Top 34 Đề thi Địa Lí 10 Học kì 2 có đáp án
- Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 10 Học kì 1 có đáp án (Lần 1)(3 đề)
- Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 10 Học kì 1 có đáp án (Lần 2)(3 đề)
- Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 10 Học kì 2 có đáp án (Lần 1)(3 đề)
- Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 10 Học kì 2 có đáp án (Lần 2)(3 đề)
Xem thử Đề Địa 10 KNTT Xem thử Đề Địa 10 CTST Xem thử Đề Địa 10 CD
Xem thêm đề thi các môn học lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)