3 Đề thi Học kì 2 Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo (có đáp án)

Với bộ 3 đề thi Học kì 2 Địa Lí 10 năm 2024 có đáp án, chọn lọc được biên soạn bám sát nội dung sách Chân trời sáng tạo và sưu tầm từ đề thi Địa Lí 10 của các trường THPT trên cả nước. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 2 Địa Lí 10.

Xem thử

Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Cuối học kì 2 Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Địa Lí 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Vai trò quan trọng của công nghiệp ở nông thôn và miền núi được xác định là

A. nâng cao đời sống dân cư.

B. cải thiện quản lí sản xuất.

C. xoá đói giảm nghèo.

D. công nghiệp hóa nông thôn.

Câu 2. Ngành công nghiệp không có đặc điểm nào sau đây?

A. Sản xuất công nghiệp gắn với máy móc, gồm nhiều công đoạn phức tạp.

B. Ngành công nghiệp ngày càng tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị toàn cầu.

C. Sản xuất công nghiệp có sự tập trung hóa, chuyên môn hóa và hợp tác hóa.

D. Cung cấp tư liệu sản xuất và nguồn nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác.

Câu 3. Các nước nào sau đây có sản lượng điện bình quân theo đầu người vào loại cao nhất thế giới?

A. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, LB Nga.

B. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, Đức.

C. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, Hoa Kì.

D. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, Pháp.

Câu 4. Đặc điểm của than nâu không phải là

A. rất giòn.

B. không cứng.

C. nhiều tro.

D. độ ẩm cao.

Câu 5. Trung tâm công nghiệp có vai trò nào sau đây?

A. Thúc đẩy chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại.

B. Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

C. Định hình hướng chuyên môn hóa cho vùng lãnh thổ.

D. Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại địa phương.

Câu 6. Ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây?

A. Điểm công nghiệp.

B. Khu công nghiệp tập trung.

C. Trung tâm công nghiệp.

D. Vùng công nghiệp.

Câu 7. Ngành dịch vụ có đặc điểm nào sau đây?

A. Gắn liền với việc sử dụng máy móc và áp dụng công nghệ.

B. Có mức độ tập trung hóa, chuyên môn và hợp tác hóa cao.

C. Hoạt động dịch vụ có tính hệ thống, chuỗi liên kết sản xuất.

D. Phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên, có tính mùa vụ.

Câu 8. Nhân tố nào sau đây có tác động lớn nhất đến sức mua, nhu cầu dịch vụ?

A. Trình độ phát triển kinh tế.

B. Quy mô và cơ cấu dân số.

C. Mức sống và thu nhập thực tế.

D. Phân bố và mạng lưới dân cư.

Câu 9. Ưu điểm của ngành vận tải đường hàng không là

A. vận tải được hàng nặng trên đường xa với tốc độ nhanh, ổn định, giá rẻ.

B. tiện lợi, cơ động và có khả năng thích nghi với các điều kiện địa hình.

C. rẻ, thích hợp với hàng nặng, cồng kềnh; không yêu cầu chuyển nhanh.

D. trẻ, tốc độ cao, đóng vai trò đặc biệt trong vận tải hành khách quốc tế.

Câu 10. Sự phát triển của ngành đường ống gắn liền với nhu cầu vận chuyển

A. thông tin liên lạc.

B. sản phẩm nông nghiệp.

C. các loại than.

D. dầu mỏ, khí đốt.

Câu 11. Liên minh Viễn thông Quốc tế viết tắt là

A. UPU.

B. WTO.

C. ITU.

D. IMB.

Câu 12. Các quốc gia/khu vực nào sau đây có ngành bưu chính phát triển nhất thế giới?

A. Các nước EU, Hoa Kì, Ca-na-đa.

B. Các nước EU, Hoa Kì, Bra-xin.

C. Các nước EU, Hoa Kì, Nhật Bản.

D. Các nước EU, Hoa Kì, Hàn Quốc.

Câu 13. Quỹ Tiền tệ Quốc tế viết tắt là

A. WB.

B. IMF.

C. ATM.

D. WTO.

Câu 14. Ngân hàng Thế giới có trụ sở ở quốc gia nào sau đây?

A. Hoa Kì.

B. Anh.

C. Nhật Bản.

D. Đức.

Câu 15. Các trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới hiện nay là

A. Niu Y-oóc, Luân-đôn, Tô-ky-ô, Xin-ga-po.

B. Niu Y-oóc, Luân-đôn, Tô-ky-ô, Phran-phuốc.

C. Niu Y-oóc, Luân-đôn, Tô-ky-ô, Niu Đê-li.

D. Niu Y-oóc, Luân-đôn, Tô-ky-ô, Thượng Hải.

Câu 16. Hoạt động cơ bản của thị trường tuân theo quy luật

A. cung-cầu.

B. cạnh tranh.

C. tương hỗ.

D. trao đổi.

Câu 17. Cán cân xuất nhập khẩu được hiểu là

A. giá trị xuất khẩu : giá trị nhập khẩu.

B. giá trị xuất khẩu x giá trị nhập khẩu.

C. giá trị xuất khẩu + giá trị nhập khẩu.

D. giá trị xuất khẩu - giá trị nhập khẩu.

Câu 18. Bằng phát minh sáng chế của các nhà bác học được mua để sử dụng có thể xem là

A. chất xám.

B. tiền tệ.

C. hàng hóa.

D. thương mại.

Câu 19. Hoạt động nội thương bị hạn chế ở

A. các quốc gia phát triển, quốc gia ở châu Phi.

B. quốc gia kém phát triển hoặc bất ổn chính trị.

C. các nước công nghiệp mới hoặc phát triển.

D. các quốc gia đang phát triển, khu vực châu Á.

Câu 20. Loại tài nguyên nào sau đây không khôi phục được?

A. Khoáng sản.

B. Thực vật.

C. Đất đai.

D. Động vật.

Câu 21. Loại tài nguyên nào sau đây có thể tái tạo?

A. Than đá.

B. Dầu mỏ.

C. Thực vật.

D. Quặng sắt.

Câu 22. Biểu hiện của tăng trưởng xanh trong lối sốnglà

A. sử dụng vật liệu mới, năng lượng tái tạo.

B. phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

C. sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng.

D. chế tạo công nghệ mới và công nghệ cao.

Câu 23. Loài người đang đứng trước mâu thuẫn giữa sự phát triển

A. tài nguyên và sự phát triển nền sản xuất xã hội.

B. tài nguyên và sự phát triển khoa học công nghệ.

C. sản xuất xã hội và sự phát triển khoa học kĩ thuật.

D. sản xuất xã hội và phát triển chất lượng cuộc sống.

Câu 24. Hội nghị thượng đỉnh về trái đất được tổ chức năm 1992 ở thành phố nào sau đây?

A. La Hay.

B. New York.

C. Luân Đôn.

D. Rio de Janero.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (1,5 điểm). Trình bày vai trò của ngành công nghiệp trong đời sống và phát triển kinh tế.

Câu 2 (2,5 điểm). Cho bảng số liệu sau:

KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN VÀ KHỐI LƯỢNG LUÂN CHUYỂN HÀNG HOÁ CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI Ở NƯỚC TA, NĂM 2020

Phương tiện vận tải

Khối lượng vận chuyển

(nghìn tấn)

Khối lượng luân chuyển

(triệu tấn.km)

Đường sắt

5216,3

3818,9

Đường bộ

1307877,1

75162,9

Đường sông

244708,2

51630,3

Đường biển

69639,0

152277,2

Đường hàng không

272,4

528,4

Tổng số

1627713,0

283417,7

Dựa vào bảng số liệu, em hãy tính cự li vận chuyển hàng hoá trung bình của các phương tiện vận tải nước ta, năm 2020 và nhận xét.

I. TRẮC NGHIỆM

(Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)

1-D

2-D

3-C

4-A

5-C

6-B

7-C

8-C

9-D

10-D

11-C

12-C

13-B

14-A

15-D

16-A

17-D

18-C

19-B

20-A

21-C

22-B

23-A

24-D

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (1,5 điểm):

Vai trò của ngành công nghiệp trong đời sống và phát triển kinh tế

- Công nghiệp có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Ở nhiều quốc gia, công nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.

- Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa ở mỗi quốc gia thúc đẩy sự phát triển kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Sản phẩm công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất và nguồn nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác và là những mặt hàng xuất khẩu.

- Tác động đến xã hội: giải quyết việc làm cho người lao động; tăng thu nhập; cải thiện đời sống văn hóa, văn minh cho người dân,…

- Góp phần củng cố an ninh quốc phòng cho đất nước.

Câu 2 (2,5 điểm).

- Theo đó công thức:

Cự ly vận chuyển trung bình = Khối lượng luân chuyển/Khối lượng vận chuyển (km).

- Từ công thức, ta tính được bảng sau:

Phương tiện vận tải

Cự ly vận chuyển trung bình (km)

Đường sắt

732,1

Đường bộ

57,5

Đường sông

211,0

Đường biển

2186,7

Đường hàng không

1939,8

Tổng số

174,1

- Nhận xét

+ Cự ly vận chuyển của các phương tiện vận tải khác nhau, cao nhất là đường biển (2186,7km), đường hàng không (1939,8km), đường sắt, đường sông và đường bộ.

+ Khối lượng vận chuyển không giống nhau giữa các phương tiện vận tải. Cao nhất là đường bộ (1307877,1 nghìn tấn), đường sông (244708,2 nghìn tấn), đường biển, đường sắt và đường hàng không.

+ Khối lượng luân chuyển khác nhau giữa các phương tiện vận tải. Cao nhất là đường biển (152277,2 triệu tấn.km), đường bộ (75162,9 triệu tấn.km), đường sông, đường sắt và đường hàng không.

MA TRẬN

STT

TÊN BÀI

NB

TH

VD

VDC

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Cơ cấu, vai trò và đặc điểm công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp

1


1





1

2

Địa lí các ngành công nghiệp

1


1






3

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tác động của công nghiệp đến môi trường và định hướng phát triển ngành công nghiệp

1


1






4

Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ

1




1




5

Địa lí ngành giao thông vận tải

1


1

1





6

Địa lí ngành bưu chính viễn thông

2








7

Địa lí ngành thương mại

2


1


1




8

Địa lí ngành du lịch và tài chính - ngân hàng

2


1






9

Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

2


1






10

Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh

1


1






TỔNG

14


8

1

2



1

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Địa Lí 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Quá trình chuyểndịch từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nôngnghiệpsang một nền kinh tế dựa vào sản xuất công nghiệp được gọi là

A. hiện đại hóa.

B. cơ giới hóa.

C.công nghiệp hóa.

D. tự động hóa.

Câu 2. Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, sản xuất công nghiệp được chia thành hai nhóm chính là

A. công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.

B. công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.

C. công nghiệp chế tạo và công nghiệp hóa chất.

D. công nghiệp sản xuất và công nghiệp chế biến.

Câu 3. Các quốc gia nào sau đây tập trung nhiều than đá?

A. Hoa Kì, LB Nga, Trung Quốc, Thái Lan.

B. Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, LB Nga.

C. Hoa Kì, LB Nga, Trung Quốc, Việt Nam.

D. Trung Quốc, I-ta-li-a, Hoa Kì, LB nga.

Câu 4. Đặc điểm của than đá là

A. rất giòn.

B. không cứng.

C. nhiều tro.

D. độ ẩm cao.

Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng với các hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp?

A. Điểm công nghiệp là hình thức đơn giản nhất.

B. Khu công nghiệp ra đời trong công nghiệp hóa.

C. Trung tâm công nghiệp: hình thức trình độ cao.

D. Vùng công nghiệp: hình thức tổ chức thấp nhất.

Câu 6. Đà Nẵng là hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây?

A. Điểm công nghiệp.

B. Khu công nghiệp.

C. Trung tâm công nghiệp.

D. Vùng công nghiệp.

Câu 7. Ngành dịch vụ không có đặc điểm nào sau đây?

A. Gắn liền với việc sử dụng máy móc và áp dụng công nghệ.

B. Sản phẩm ngành dịch vụ thường không mang tính vật chất.

C. Hoạt động dịch vụ có tính hệ thống, chuỗi liên kết sản xuất.

D. Không gian lãnh thổ của ngành dịch vụ ngày càng mở rộng.

Câu 8. Hoạt động nào sau đây thuộc dịch vụ công?

A. Bảo hiểm, hành chính công.

B. Ngân hàng, bưu chính.

C. Giáo dục, thể dục, thể thao.

D. Các hoạt động đoàn thể.

Câu 9. Nhận định nào sau đây không đúng với ngành vận tải ô tô?

A. Sử dụng rất ít nhiên liệu khoáng (dầu mỏ).

B. Hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở cự li ngắn.

C. Đáp ứng các yêu cầu vận chuyển đa dạng.

D. Phối hợp được với các phương tiện khác.

Câu 10. Hyundai, KIA... là thương hiệu xe hơi nổi tiếng của quốc gia nào sau đây?

A. Hàn Quốc.

B. Nhật Bản.

C. Anh.

D. Đức.

Câu 11. Liên minh Bưu chính Quốc tế viết tắt là

A. UPU.

B. WTO.

C. ITU.

D. IMB.

Câu 12. Hình thức chuyển phát mới xuất hiện là

A. chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh, bán hàng qua bưu chính.

B. chuyển phát chậm, thanh toán rất nhanh, bán hàng qua bưu chính.

C. chuyển phát chậm, chuyển tiền nhanh, bán hàng vào các siêu thị.

D. chuyển phát nhanh, chuyển tiền chậm, bán hàng qua các hệ thống.

Câu 13. Ngành dịch vụ nào sau đây được mệnh danh “ngành công nghiệp không khói”?

A. Bảo hiểm.

B. Ngân hàng.

C. Du lịch.

D. Tài chính.

Câu 14. Nước có phát thải khí nhà kính lớn nhất trên thế giới là

A. Nhật Bản.

B. Hoa Kì.

C. Đức.

D. Trung Quốc.

Câu 15. Ngân hàng thế giới viết tắt là

A. WB.

B. IMF.

C. ATM.

D. WTO.

Câu 16. Theo quy luật cung - cầu, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả có xu hướng

A. tăng, sản xuất có nguy cơ đình đốn.

B. giảm, sản xuất có nguy cơ đình đốn.

C. tăng, kích thích mở rộng sản xuất.

D. giảm, kích thích mở rộng sản xuất.

Câu 17. Khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả có xu hướng

A. tăng, sản xuất có nguy cơ đình đốn.

B. giảm, sản xuất có nguy cơ đình đốn.

C. tăng, kích thích mở rộng sản xuất.

D. giảm, kích thích mở rộng sản xuất.

Câu 18. Tiền thân của tổ chức thương mại thế giới là

A. GATT.

B. EEC.

C. SEV.

D. NAFTA.

Câu 19. Sản phẩm chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu trên thế giới hiện nay là

A. công nghiệp chế biến và dầu mỏ.

B. mặt hàng nông sản, nguyên vật liệu.

C. các sản phẩm thô, chưa qua tinh chế.

D. thực phẩm và hàng linh kiện điện tử.

Câu 20. Loại tài nguyên nào sau đây thuộc nhóm tài nguyên có thể tái tạo?

A. Nước.

B. Sắt.

C. Đồng.

D. Gió.

Câu 21. Loại tài nguyên nào sau đây không thuộc nhóm tài nguyên thiên nhiên vô hạn?

A. Sóng biển.

B. Không khí.

C. Thủy triều.

D. Đất trồng.

Câu 22. Biểu hiện của tăng trưởng xanh trong nông nghiệp là

A. sử dụng vật liệu mới, năng lượng tái tạo.

B. sử dụng công nghệ mới, công nghệ cao.

C. phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

D. phục hồi các nguồn tài nguyên sinh thái.

Câu 23. Biểu hiện của tăng trưởng xanh trong công nghiệp là

A. sử dụng vật liệu mới, năng lượng tái tạo.

B. duy trì, nâng cao năng suất và lợi nhuận.

C. phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

D. phục hồi các nguồn tài nguyên sinh thái.

Câu 24. Các quốc gia như EU, Nhật Bản, Hoa Kì có đặc điểm chung là

A. sử dụng nhiều loại năng lượng mới nhất.

B. nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

C. trung tâm phát tán khí thải lớn của thế giới.

D. ít phát tán khí thải so với các nước khác.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy lập bảng theo mẫu dưới đây và hoàn thiện thông tin.

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Đặc điểm chính

Ví dụ ở nước ta

Điểm công nghiệp



Khu công nghiệp



Trung tâm công nghiệp



Câu 2 (2,0 điểm). Nêu vai trò và đặc điểm của ngành bưu chính viễn thông.


BẢNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

I. TRẮC NGHIỆM

(Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)

1-C

2-B

3-B

4-A

5-D

6-C

7-A

8-D

9-A

10-A

11-A

12-A

13-C

14-B

15-A

16-B

17-C

18-A

19-A

20-A

21-D

22-D

23-A

24-C

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (2,0 điểm):

Đặc điểm chính của một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Đặc điểm chính

Ví dụ ở nước ta

Điểm công nghiệp

- Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất, gồm một số cơ sở sản xuất công nghiệp nằm trong phạm vi của một điểm dân cư (đồng nhất với điểm dân cư) hoặc xa điểm dân cư.

- Các cơ sở sản xuất công nghiệp thường phân bố gần nguồn nhiên liệu, nguyên liệu (hoặc vùng nông sản).

- Giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp không có (hoặc có rất ít) mối liên hệ với nhau.

Hòa Bình, Hà Giang, Tĩnh Túc, Đồng Hới, Đà Lạt, Tam Kỳ, Gia Nghĩa, Tuy Hòa,…

Khu công nghiệp

- Có ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống.

- Có vị trí phân bố thuận lợi để vận chuyển hàng hóa và liên hệ với bên ngoài.

- Tập trung tương đối nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp. Các cơ sở này thường sử dụng chung cơ sở hạ tầng sản xuất; được hưởng một quy chế riêng, ưu đãi về sử dụng đất,…

- Có các cơ sở sản xuất công nghiệp nòng cốt và các cơ sở sản xuất công nghiệp hỗ trợ.

- Các hình thức khác của khu công nghiệp là đặc khu kinh tế, khu công nghệ cao,…

KCN Quế Võ I, II, II, Phước Đông, Hiệp Phước, Bình Dương I, II, Phú Nghĩa, Yên Bình, Yên Phong, Đại An, Bỉm Sơn, Phú Bài,…

Trung tâm công nghiệp

- Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, thường gắn với các đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.

- Bao gồm các khu công nghiệp, điểm công nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp. Giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.

- Trong trung tâm công nghiệp gồm nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau, trong đó có các cơ sở sản xuất công nghiệp nòng cốt và các cơ sở sản xuất công nghiệp bổ trợ.

Hà Nội, Hải Phòng, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Việt Trì, Vinh, Huế, Đà Nẵng,…

Câu 2 (2,0 điểm):

* Vai trò

- Hoạt động bưu chính đảm nhận vai trò chuyển thư tín, bưu phẩm, điện báo,...

- Cung cấp những điều kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất, xã hội; là hạ tầng cơ sở quan trọng ở mỗi quốc gia.

- Thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

- Giúp quá trình quản lý, điều hành của Nhà nước thuận lợi, tăng cường hội nhập quốc tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.

* Đặc điểm

- Ngành bưu chính viễn thông gồm hai ngành là bưu chính và viễn thông.

+ Ngành bưu chính nhận, vận chuyển và chuyển phát bằng các phương thức khác nhau qua mạng bưu chính.

+ Ngành viễn thông sử dụng các thiết bị kết nối với vệ tinh và mạng internet để truyền thông tin từ người gửi đến người nhận.

- Các tiêu chí đánh giá dịch vụ bưu chính (số lượng thư tín, khối lượng bưu phẩm,…), dịch vụ viễn thông (thời gian, chất lượng cuộc gọi,...).

- Sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông phụ thuộc chặt chẽ vào sự phát triển của khoa học - công nghệ.

Xem thử

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học