200 Đề thi Ngữ Văn 10 năm 2024 (có đáp án, mới nhất)



Bộ 200 Đề thi Ngữ Văn 10 năm 2024 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ Văn 10.

Xem thử Đề Văn 10 KNTT Xem thử Đề Văn 10 CTST Xem thử Đề Văn 10 Cánh diều

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Đề thi Ngữ văn 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết:

Bộ Đề thi Văn 10 Kết nối tri thức

- Đề thi Ngữ Văn 10 Giữa kì 1

- Đề thi Ngữ Văn 10 Học kì 1

- Đề thi Ngữ Văn 10 Giữa kì 2

- Đề thi Ngữ Văn 10 Học kì 2


Bộ Đề thi Văn 10 Cánh diều

- Đề thi Ngữ Văn 10 Giữa kì 1

- Đề thi Ngữ Văn 10 Học kì 1

- Đề thi Ngữ Văn 10 Giữa kì 2

- Đề thi Ngữ Văn 10 Học kì 2


Bộ Đề thi Văn 10 Chân trời sáng tạo

- Đề thi Ngữ Văn 10 Giữa kì 1

- Đề thi Ngữ Văn 10 Học kì 1

- Đề thi Ngữ Văn 10 Giữa kì 2

- Đề thi Ngữ Văn 10 Học kì 2


Đề cương ôn tập Văn 10

Đề cương ôn tập Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức

Đề cương ôn tập Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo

Đề cương ôn tập Ngữ Văn 10 Cánh diều




Lưu trữ: Đề thi Ngữ Văn 10 (sách cũ)

Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn 10

Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn 10

Đề thi Giữa kì 2 Ngữ Văn 10

Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn 10

Bộ Đề thi Ngữ Văn 10 năm 2024


Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:

Sáng nay tôi nhìn thấy em ở ngã tư. Đèn đỏ còn sáng và đồng hồ đang đếm ngược. Ba mươi chín giây. Em đang vội, chiếc xe đạp điện màu đỏ cứ nhích dần lên. Không chỉ mình em, nhiều người khác cũng vội. những chiếc xe máy cứ nhích dần, nhích dần lên

Sống là không chờ đợi. Dù chỉ mấy mươi giây.

Tôi nhớ có hôm nào đó, em đã nói với tôi rằng đấy là một triết lý hay, ta phải tranh thủ sống đến từng giây của cuộc đời.

Nhưng em biết không, đừng vì bất cứ một triết lý nào mà gạt bỏ ý nghĩa của sự chờ đợi. Chờ đợi ở đây không phải là há miệng chờ sung, mà chờ đợi là một phần của bài học cuộc đời. Em sẽ bằng lòng đợi chứ, nếu em biết về điều sẽ xảy ra?

Đôi khi xếp hàng ở siêu thị, vì biết rồi sẽ đến lượt mình và rằng đó là sự công bằng. Đợi tín hiệu đèn xanh trước khi nhấn bàn đạp, vì biết đó là luật pháp và sự an toàn cho chính bản thân. Đợi một người trễ hẹn thêm dăm phút nữa, vì biết có bao nhiêu điều có thể bất ngờ xảy ra trên đường. Đợi một cơn mưa vì biết rằng dù dai dẳng mấy, nó cũng phải tạnh. Đợi một tình yêu đích thực vì biết rằng những thứ tình yêu “theo trào lưu” chỉ có thể đem đến những tổn thương cho tâm hồn nhạy cảm của em…

(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2012, tr 25)

Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 3:Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của thành ngữ được gạch chân trong câu văn: Chờ đợi ở đây không phải là há miệng chờ sung, mà chờ đợi là một phần của bài học cuộc đời.

Câu 4: Anh/chị lựa chọn triết lí nào cho cuộc sống của bản thân: Sống là không chờ đợi hay là đừng vì bất cứ một triết lý nào mà gạt bỏ ý nghĩa của sự chờ đợi? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng được nhắc đến trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: tình yêu “theo trào lưu”.

Câu 2: (5,0 điểm)

Về chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa, có ý kiến cho rằng: “Nỗi niềm chua  xót đắng cay và tình cảm yêu thương chung thuỷ của người bình dân trong xã hội cũ được bộc lộ chân tình và sâu sắc”

(Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục, 2014, tr 85)

Qua một số bài ca dao anh/chị biết, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.  

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên: phương thức tự sự, phương thức nghị luận.

Câu 2: Về nội dung: tác giả bác bỏ triết lí sống: sống là không chờ đợi, từ đó chứng minh rằng: trong cuộc sống, sự chờ đợi là cần thiết và có ý nghĩa.

Câu 3:Há miệng chờ sung trong câu văn này có nghĩa: chỉ sự thụ động, thiếu tinh thần chủ động trong công việc.

Câu 4: HS trình bày triết lí sống của bản thân, câu trả lời cần hợp lí, có sức thuyết phục có thể HS sẽ trình bày một trong các quan điểm sau:

- Sống là không chờ đợi: sống tích cực, biết chớp thời cơ, nắm bắt cơ hội - nhưng không đồng nghĩa với sống vội, sống gấp.

- Đừng vì bất cứ một triết lý nào mà gạt bỏ ý nghĩa của sự chờ đợi: Biết chờ đợi bởi đó là biểu hiện của sự kiên trì, chín chắn, nắm được quy luật của cuộc sống, không nóng vội hay đốt cháy giai đoạn – nhưng không đồng nghĩa với sự thụ động, chậm chạp.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

- Yêu cầu về kĩ năng: HS biết viết đoạn nghị luận xã hội, có dung lượng khoảng ½ trang giấy, biết  triển khai luận điểm, diễn đạt mạch lạc.

- Yêu cầu về nội dung: bài làm có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung chính sau:

+ Mở đoạn: giải thích hiện tượng: tình yêu “theo trào lưu”: tình yêu của nam nữ không xuất phát từ những rung cảm đích thực, chân thành; đó là những tình cảm hời hợt, yêu theo phong trào, đua đòi theo đám đông.

+ Thân đoạn: trình bày suy nghĩ về hiện tượng:

 Biểu hiện tình yêu theo trào lưu: chủ yếu trong giới trẻ.

 Tác hại của tình yêu theo trào lưu: lãng phí thời gian, tổn thương tâm hồn, (và thể xác).

 Nguyên nhân: do tâm lí đám đông, do đặc thù lứa tuổi.

 Giải pháp: bản thân giới trẻ, gia đình….

+ Kết đoạn: liên hệ bản thân

Câu 2: (5,0 điểm)

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, cú pháp.

* Yêu cầu cụ thể: Bài làm có thể có nhiều cách diễn đạt, sau đây là một số ý cơ bản:

- Khái quát về ca dao

- Phân tích ý kiến

+ Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa bộc lộ nỗi niềm chua xót đắng cay và tình cảm yêu thương chung thuỷ của người bình dân.

+ Bộc lộ nỗi niềm chua xót đắng cay: HS chứng minh qua chùm ca dao thân em như

+ Bộc lộ tình cảm yêu thương chung thuỷ: HS chứng minh qua các bài ca dao khăn thương nhớ ai, ….

+ Nghệ thuật thể hiện nỗi niềm tình cảm của người bình dân: Thể thơ, hình ảnh so sánh, ẩn dụ, mô típ..

- Đánh giá

+ Qua chùm ca dao than than thấy được số phận của người bình dân trong xã hội cũ, đồng thời thấy được vẻ đẹp tâm hồn người bình dân.

+ Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tinh thần người lao động, đặc biệt trong xã hội cũ.

 


Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội. Tôi luôn tự hỏi “làm thế nào mà họ có nhiều thời gian đến thế?”. Mặt khác, những học sinh kém đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài. Tuy nhiên, thực tế, những học sinh này lại thường không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi. Tại sao lại như vậy? Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được. Tuy nhiên, tại sao một người như tổng thống Mỹ lại có thời gian quản lí cả một quốc gia rộng lớn trong khi đó người gác cổng lại than phiền rằng ông ta không có thời gian để học? Sự khác biệt là do những người thành công trong cuộc sống biết cách quản lí thời gian. Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách chúng ta sử dụng nó. Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.

      (Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, NXB Phụ nữ, 2013)

Câu 1: Nội dung chính của văn bản là gì?

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng: Thời gian là thứ duy nhất không thể mua được?

Câu 4: Viết đoạn văn (từ 12 đến 15 dòng) với câu chủ đề: Lãng phí thời gian là lãng phí cuộc đời.

Hãy kể lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy bằng lời của anh/chị với một cách kết thúc khác với kết thúc của tác giả dân gian.

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1: Khi bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

Câu 3: - Thời gian là thứ tài sản mà tạo hóa đã chia đều cho mỗi người.

- Không có thứ gì có thể khiến thời gian thay đổi. Một ngày không thể dài hơn 24 tiếng, một năm không thể nhiều hơn 365 ngày…

Câu 4:

- Giải thích: Câu nói nêu lên hậu quả của việc lãng phí thời gian.

- Bàn luận:

   + Nếu biết tận dụng thời gian, con người sẽ tạo ra nhiều giá trị quan trọng, từ vật chất đến tinh thần, phục vụ cho cuộc sống của mình và cho xã hội.

   + Nếu lãng phí thời gian, nghĩa là ta đang lãng phí tất cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần: tiền bạc, sức khỏe, thành công, hạnh phúc…

   + Hơn nữa, cuộc đời hữu hạn nên mỗi giây phút trôi qua là ta đang mất đi một phần đời của chính mình.

- Bài học: Cần biết quý trọng thời gian và sử dụng thời gian một cách hiệu quả.

Phần II: Làm văn

* MB: Giới thiệu về hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

An Dương vương kế tục sự nghiệp dựng nước của 18 đời Hùng Vương; đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc, dời đô từ Phong Châu xuống Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội ngày nay)

* TB: Kể lại diễn biến câu chuyện.

+ An Dương Vương bắt tay vào việc xây thành, gặp rất nhiều khó khăn.

+ Nhờ sứ Thanh Giang (Rùa vàng) giúp đỡ, sau nửa tháng thì thành được xây xong.

+ Rùa vàng cho An Dương vương một chiếc vuốt để làm lẫy nỏ.

+ Triệu Đà mang quân sang xâm lược, An Dương Vương nhờ có nỏ thần bắn một phát chết hàng vạn giặc nên Triệu Đà thua to, rút quân về nước.

+ Triệu Đà giả vờ cầu hòa, rồi cầu hôn cho con trai là Trọng Thủy. An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác nên đã mắc mưu.

+ Trọng Thủy lấy cắp lẫy thần (Tráo đổi lẫy nỏ làm từ móng thần Kim Quy thành lẫy giả).

+ Triệu Đà tấn công Loa Thành, An Dương Vương mang Mị Châu lên ngựa bỏ chạy về phương Nam

* KB: Kết thúc câu chuyện.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

PHẦN I – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa

Đã mười lần giặc đến tự biển Đông

Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử

Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng

…   

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát

Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

(Nguyễn Việt Chiến, Tổ quốc nhìn từ biển, NXB Phụ nữ, 2015, trang 7 – 8)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản? 

Câu 2 (1,0 điểm): Câu thơ Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử được tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tên hai tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 10 có sử dụng địa danh Bạch Đằng. 

Câu 3 (1,5 điểm): Trong văn bản, tác giả suy ngẫm về Tổ quốc qua điểm nhìn nào? Điểm nhìn ấy cho anh chị nghĩ gì về Tổ quốc chúng ta? 

PHẦN II – LÀM VĂN(7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):  Lấy chủ đề Tổ quốc nhìn từ biển, anh chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (10 – 15 dòng).

Câu 2 (7,0 điểm): Bàn về nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, PGS.TS Lã Nhâm Thìn viết: Đây là hình tượng tiêu biểu của kẻ sĩ cương trực, khảng khái, kiên quyết chống gian tà. (Lã Nhâm Thìn, Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại, NXB Giáo dục, 2009, trang 7).

Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

------------------------HẾT-----------------------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT ĐỀ SỐ 3

PHẦN I – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: Phương thức biểu đạt biểu cảm.

Câu 2:

- Biện pháp tu từ nhân hóa: Bạch Đằng cảm tử.

- Tác phẩm nhắc đến địa danh Bạch Đằng: Phú sông Bạch Đằng, Đại cáo Bình Ngô.        

Câu 3:

- Trong văn bản, tác giả suy ngẫm về Tổ quốc qua điểm nhìn từ biển, đề cập đến những hiểm họa và mất mát của Tổ quốc.

-Từ điểm nhìn ấy, có thể nhận thấy:

+ Trong lịch sử, đất nước Việt Nam luôn bị đe dọa bởi giặc ngoại xâm, chịu rất nhiều mất mát đau thương.

+ Dù phải đổ máu xương suốt ngàn đời, dân tộc ta vẫn luôn bất khuất, kiên cường bảo vệ từng tấc đất, mặt biển quê hương.

- Thí sinh có thể trình bày bài làm theo những cách khác, nhưng phải nhưng phải hợp lí, thuyết phục; giáo viên linh hoạt trong đánh giá.         

PHẦN II – LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: Lấy chủ đề Tổ quốc nhìn từ biển, anh chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (10 – 15 dòng).

- Yêu cầu về kĩ năng: biết cách viết đoạn văn; đoạn văn hoàn chỉnh, chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả; đảm bảo dung lượng như yêu cầu đề.

- Yêu cầu về kiến thức: Trình bày đúng chủ đề Tổ quốc nhìn từ biển, có thể triển khai:

+ Niềm tự hào về biển Việt Nam: lịch sử, địa lí, tài nguyên, vẻ đẹp;

+ Biển là một phần không thể thiếu của Tổ quốc.

+ Cần thấu hiểu, tự hào, bảo vệ biển.

- Thí sinh có thể trình bày bài làm theo những cách khác, nhưng phải nhưng phải hợp lí, thuyết phục; giáo viên linh hoạt trong đánh giá.         

Câu 2: Bàn về nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, PGS.TS Lã Nhâm Thìn viết: Đây là hình tượng tiêu biểu của kẻ sĩ cương trực, khảng khái, kiên quyết chống gian tà. (Lã Nhâm Thìn – Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại, NXB Giáo dục, 2009, trang 7). 

Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên để làm rõ ý kiến: Đây là hình tượng tiêu biểu của kẻ sĩ cương trực, khảng khái, kiên quyết chống gian tà.

- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận cá nhân và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng

+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật, nhận định.

+ Làm sáng tỏ nhận định qua nhân vật Ngô Tử Văn: Tính cương trực, khảng khái, kiên quyết chống gian tà của Ngô Tử Văn thể hiện qua:

       • Lời kể xuất hiện ở đầu câu chuyện của nhà văn

       • Hành động đốt đền trừ hại cho dân.

       • Tinh thần dũng cảm đấu tranh bảo vệ chính nghĩa khi ở Minh ti.

       • Việc nhận chức phán sự đền Tản Viên.

+ Đánh giá: 

       • Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Khắc họa tính cách nhân vật qua thái độ, lời nói, hành động của nhân vật; sử dụng kết hợp thành công hai yếu tố “kì” và “thực”.

+ Ý nghĩa của việc xây dựng nhân vật Tử Văn: Khẳng định niềm tin vào công lý: chính nghĩa thắng gian tà; tự hào về kẻ sĩ đất Việt, cũng là cách thể hiện lòng yêu nước.

- Sáng tạo

+ Ý mới mẻ, sâu sắc.

+ Chính tả, dùng từ, đặt câu.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu :

      Cửa ngoài vội rủ rèm the,

   Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.

      Nhặt thưa gương giọi đầu cành,

   Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu

      (Trích “Thề nguyền”, Ngữ văn 10 – tập 2)

Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản? Phong cách ngôn ngữ của văn bản là gì?

Câu 2: Các từ vội, xăm xăm, băng được bố trí như thế nào và có hàm nghĩa gì ?

Câu 3: Không gian và thời gian của cảnh chuẩn bị Thề nguyền của Kiều và Kim Trọng được thể hiện như thế nào?

Câu 4: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ quan niệm về tình yêu của Nguyễn Du qua văn bản.

Dân tộc ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Theo anh (chị), truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1: - Nội dung chính của văn bản: Thuý Kiều chủ động qua nhà Kim Trọng để thề nguyền trăm năm.

- Phong cách ngôn ngữ của văn bản là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 2: Các từ vội, xăm xăm, băng xuất hiện trong hai câu lục và bát. Đặc biệt, từ “vội” xuất hiện hai lần trong văn bản ; hai từ “xăm xăm”, “băng” được đặt liền kề nhau.

- Điều đó cho thấy sự khẩn trương, gấp gáp của cuộc thề nguyền. Kiều như đang chạy đua với thời gian để bày tỏ và đón nhận tình yêu, một tình yêu mãnh liệt, tha thiết… Mặt khác, các từ này cũng dự báo sự không bền vững, sự bất bình thường của cuộc tình Kim – Kiều.

Câu 3: Không gian và thời gian của cảnh chuẩn bị Thề nguyền của Kiều và Kim Trọng được thể hiện:

- Thời gian: đêm khuya yên tĩnh

- Không gian: hình ảnh ánh trăng chiếu qua vòm lá in những mảng sáng tối mờ tỏ không đều trên mặt đất: Nhặt thưa gương giọi đầu cành. Ánh đèn từ phòng học của Kim Trọng lọt ra dịu dịu, hắt hiu.

Câu 4:

Qua hành động của Kiều chủ động sang nhà Kim Trọng để thề nguyền, Nguyễn Du thể hiện khá rõ quan niệm về tình yêu rất tiến bộ. Ông đã đặc tả cái không khí khẩn trương, gấp gáp, vội vã nhưng vẫn trang nghiêm, thiêng liêng của đêm thề ước. Ông trân trọng và ca ngợi tình yêu chân chính của đôi lứa. Đó là tình yêu vượt lên trên sự cương toả của lễ giáo phong kiến, của đạo đức Nho giáo theo quan niệm Nam nữ thụ thụ bất tương thân.

Phần II: Làm văn

1. Mở bài : “Tôn sư trọng đạo” là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đang ngày càng được phát huy rực rỡ.

2. Thân bài :

- Giải thích các khái niệm : “tôn sư” là lòng tôn kính, thương mến của học trò đối với thầy ; “trọng đạo” là đề cao, xem trọng đạo lí -> “tôn sư trọng đạo” là…

- Phân tích, chứng minh :

   + Vai trò của người thầy với sự thành công của người trò : Không thầy đố mày làm nên, người thầy là người dạy ta kiến thức, dạy ta đạo đức, lễ nghĩa… -> Chúng ta cần phải biết ơn và trân trọng công lao dạy dỗ của người thầy.

   + Chúng ta luôn tự hào với truyền thống, với phẩm chất cao đẹp của các bậc thầy.

   + “Tôn sư trọng đạo” là biểu hiện của ý thức coi trọng học hành, coi trọng đạo lí làm người.

   + (Kết hợp đưa ra dẫn chứng)

- Truyền thống “tôn sư trọng đạo” được nối tiếp như thế nào hiện nay :

   + Hoàn cảnh, điều kiện sống có nhiều thay đổi : điều kiện học tập tốt hơn, đời sống vật chất tinh thần giàu mạnh hơn, giáo dục cũng được coi trọng.

   + Nhà nước ta vẫn luôn cố gắng phát huy giữ gìn truyền thống tốt đẹp ấy bằng hành động, ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 là một ngày ý nghĩa để mỗi người nhớ và trân trọng công lao người thầy.

   + Tuy nhiên, có những học trò đang ngồi trên ghế nhà trường nhưng chưa thực sự ý thức được vấn đề cần phải tôn kính, trân trọng giá trị cao đẹp của người thầy, giá trị của những bài giảng nhiệt huyết.

   + Làm thế nào để phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo” : Lòng tôn kính thầy, coi trọng đạo lí phải xuất phát từ cái tâm trong lòng.

3. Kết bài : Khẳng định tính đúng đắn của câu nói và bài học bản thân.

....................................

....................................

....................................

Trên đây là phần tóm tắt một số đề thi trong các bộ Đề thi Ngữ Văn 10 năm 2024 Học kì 1 và Học kì 2, để xem đầy đủ mời quí bạn đọc lựa chọn một trong các bộ đề thi ở trên!

Lưu trữ: Bộ Đề thi Ngữ Văn 10 cũ

Xem thử Đề Văn 10 KNTT Xem thử Đề Văn 10 CTST Xem thử Đề Văn 10 Cánh diều

Xem thêm đề thi các môn học lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:




Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học