10 Đề thi Cuối kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh diều (có đáp án)

Với bộ 10 Đề thi Cuối Học kì 1 Ngữ Văn 10 năm 2024 có đáp án, chọn lọc được biên soạn bám sát nội dung sách Cánh diều và sưu tầm từ đề thi Ngữ Văn 10 của các trường THPT trên cả nước. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 1 Ngữ Văn 10.

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Ngữ văn 10 Cuối kì 1 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

  “Ngày 4/1, tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đoàn Khối các cơ quan Trung ương, Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) phối hợp tổ chức Tọa đàm: Xây dựng hình mẫu thanh niên thời kỳ mới hướng tới những phẩm chất của "công dân toàn cầu".

Chia sẻ với các đại biểu thanh niên tại buổi tọa đàm, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế có cả những mặt tích cực và mặt tiêu cực tác động đến kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa...của từng dân tộc, đất nước, người dân, trong đó đặc biệt là giới trẻ. Thanh niên Việt Nam ra ngoài thế giới phải có tư cách, phẩm chất, phải có hiểu biết, kiến thức, hành xử có văn hóa với bạn bè thế giới. Đặc biệt phải chú trọng tìm hiểu, học hỏi những tinh hoa của thế giới, đồng thời phải giữ gìn bản sắc của dân tộc.

Ông nhấn mạnh muốn hội nhập quốc tế, giới trẻ phải chú trọng hai yếu tố là "tử tế" và "tức khí". "Tức khí" theo ông chính là lòng tự ái dân tộc, là tinh thần vượt khó vươn lên. Đây chính là tinh thần đã thúc giục bao nhiêu lớp thanh niên Việt Nam xả thân vì đất nước suốt quá trình lịch sử. Việt Nam có nhiều lợi thế với lực lượng lao động đông đảo, phong phú về tài nguyên... nhưng nếu không có "tức khí" sẽ không thể hội nhập thành công, sánh vai cùng các quốc gia trên thế giới.

Xuân Tùng (TTXVN - 4/1/2017)

Câu 1 (1 điểm): Xác định loại văn bản. Dựa vào đâu mà anh/chị có kết luận ấy?

Câu 2 (1 điểm): Nêu nội dung của văn bản.

Câu 3 (1 điểm): Tìm hai từ Hán Việt có trong văn bản và giải thích nghĩa của chúng.

Câu 4 (2 điểm): Qua văn bản, trình bày suy nghĩ của anh/chị về hai yếu tố: "tử tế" và "tức khí" mà thanh niên Việt Nam cần có. Vì sao ông Vũ Khoan cho rằng thanh niên Việt Nam cần có “tức khí”?

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

  “Trì hoãn như một thói quen - kẻ thù thầm lặng đang "giết chết" chính bạn!. Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đó.

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 1

Năm học 2024 – 2025

MÔN: NGỮ VĂN 10 (CÁNH DIỀU)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu1

- Loại văn bản: bản tin.

- Dựa vào đặc điểm của ngôn ngữ trong văn bản (cung cấp thông tin thời sự, lối viết ngắn gọn, sinh động, hấp dẫn)

0,5điểm

0,5điểm

Câu2

- Nội dung văn bản: Đưa tin về buổi tọa đàm: “Xây dựng hình mẫu thanh niên thời kỳ mới hướng tới những phẩm chất của "công dân toàn cầu"”, diễn ra ngày 4/1/2017, tại trung tâm Thông tấn Quốc gia; và ý kiến của nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan về những phẩm chất mà người thanh niên cần có trong thời kì hội nhập.

1điểm

Câu3

- Quốc gia: là nhà nước, đất nước.

- Công dân: người có quốc tịch, được hưởng quyền lợi và đảm nhiệm nghĩa vụ theo quy định của hiến pháp và pháp luật trong một cuốc gia.

0,5điểm

  

0,5điểm

Câu4

- HS nêu đúng hai yếu tố tử tế và tức khí trong văn bản:

+ Tử tế là tư cách, phẩm chất của con người ( bao gồm kiến thức, cách hành xử có văn hóa với bạn bè thế giới; khả năng tìm hiểu, học hỏi những tinh hoa của thế giới, đồng thời phải giữ gìn bản sắc của dân tộc).

+ "Tức khí" là lòng tự ái dân tộc, là tinh thần vượt khó vươn lên.

=> Ông Vũ Khoan cho rằng thanh niên Việt Nam cần có “tức khí” vì đây chính là tinh thần thúc giục thanh niên Việt Nam vượt khó vươn lên để có đủ khả năng hội nhập thành công, sánh vai cùng các quốc gia trên thế giới.

0,5điểm

  

0,5điểm

  

1điểm

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,5điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Trì hoãn như một thói quen – kẻ thù thầm lặng đang “giết chết” chính bạn.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,5điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận.

- Giải thích định nghĩa về trì hoãn, thói quen trì hoãn.

- Biểu hiện của người có thói quen trì hoãn.

- Ảnh hưởng của việc trì hoãn đến bản thân, người khác.

- Khẳng định lại vấn đề.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 2,75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 1,0 điểm.

3điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5điểm

e. Sáng tạo

-Bài viết có giọng điệu riêng, cách diễn dạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

0,5điểm

MA TRẬN ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 1

CẤP ĐỘ

Nội dung

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

VẬN DỤNG CAO

CỘNG

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Đọc hiểu

Số câu: 3

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

- Xác định loại văn bản và dấu hiệu nhận biết.

- Nêu nội dung văn bản.

- Trình bày suy nghĩ về 2 yếu tố mà thanh niên VN cần có.

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 3

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

Tiếng Việt

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

- Tìm và giải nghĩa 2 từ Hán Việt trong bài.

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Tập làm văn

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Viết bài văn nghị luận thuyết phục từ bỏ thói trì hoãn.

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Tổng số câu: 5

1

2

1

1

5

Tổng số điểm: 10

1.0đ

2.0đ

2.0đ

5.0đ

10đ

Tỉ lệ: 100%

10%

20%

20%

50%

100%

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

  (1) Trang điện tử của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Geneva (www.weforum.org) ngày 30/3/2020 đăng bài viết của nhà báo người Anh Sean Fleming nhan đề: “Viet Nam shows how you can contain COVID-19 with limited resources”, tạm dịch: “Việt Nam cho thấy cách bạn có thể phòng chống COVID-19 với nguồn lực hạn chế” đánh giá Việt Nam ứng phó hiệu quả với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trở thành “ngọn hải đăng” về cách làm với nguồn lực hạn chế.

(2) Bài báo viết: Việt Nam đã sớm nhận thức rõ ràng về nguy cơ bùng phát của dịch bệnh có thể tàn phá một đất nước đang phát triển và Việt Nam đã hành động mau lẹ, đưa ra quyết định nhanh chóng và kịp thời.

(3) Theo đó, Việt Nam đã tập trung vào các biện pháp nằm trong tầm kiểm soát của mình và giành được sự tán dương từ cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã khởi động một loạt các sáng kiến để ngăn chặn virus lây lan ngay từ ngày 1/2, đình chỉ tất cả các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc; đóng cửa các trường học sau khi nghỉ Tết Nguyên đán.

[...]

(4) Tác giả bài viết đề cao hành động tập thể và có trách nhiệm trong chống dịch ở Việt Nam, như việc toàn dân đeo khẩu trang. Lực lượng chức năng Việt Nam cũng luôn đồng hành cùng người dân. Khắp các quận đều phát những hướng dẫn phòng ngừa qua loa phóng thanh. Toàn bộ người dân nhận được một tin nhắn SMS gần như hằng ngày với các nội dung chỉ dẫn hoặc thông báo tìm kiếm những người có nguy cơ. Theo tác giả, hành động tập thể và có trách nhiệm là giải pháp toàn diện cho dịch bệnh.

(5) Bài báo nhấn mạnh Việt Nam là một quốc gia không quá mạnh về kinh tế, với cơ sở hạ tầng chưa hoàn toàn hiện đại song đã phòng chống đại dịch COVID-19 bằng cách quản lý rất tỉ mỉ và có tổ chức, có sự chuẩn bị, thể hiện vai trò bảo vệ của Nhà nước đối với người dân. Tác giả bài viết cho rằng “chính quyền Việt Nam đã ngăn chặn virus SARS-CoV-2 theo cách rất nhân văn và áp dụng từng bước một”.

(6) Trong khi đó, đài BBC dẫn nhận định của PGS. TS Jonathan London – một nhà nghiên cứu xã hội học và chính trị người Mỹ – cho rằng “Việt Nam đã phản ứng một cách nghiêm túc” đối với đại dịch COVID-19.

(7) “Việt Nam – hình mẫu về cách thức kiềm chế đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong điều kiện hạn chế” là nội dung bài viết được đăng tải trên trang mạng zen.yandex.ru của Nga (zen.yandex.ru là trang tìm kiếm lớn thứ 4 thế giới).

(Nguồn: https://moh.gov.vn)

Câu 1 (1 điểm): Xác định loại văn bản và phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 2 (1 điểm): Theo đoạn trích, tác giả bài báo đề cao vấn đề gì trong phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam?

Câu 3 (1 điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về “ngọn hải đăng” mà tác giả bài báo đã nhấn mạnh trong đoạn (1) của văn bản.

Câu 4 (2 điểm): Các đánh giá của PGS. TS Jonathan London và của trangZen.yandex.ru có ý nghĩa như thế nào đối với quốc giaViệt Nam nói chung và với anh/chị nói riêng?

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói thói quen đi học muộn.

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 1

Năm học 2024 – 2025

MÔN: NGỮ VĂN 10 (CÁNH DIỀU)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Loại văn bản: bản tin.

- Phong cách ngôn ngữ: báo chí.

0,5điểm

0,5điểm

Câu 2

- Theo đoạn trích, tác giả bài báo đã đề cao hành động tập thể và có trách nhiệm trong chống dịch ở Việt Nam, như việc toàn dân đeo khẩu trang. Lực lượng chức năng Việt Nam cũng luôn đồng hành cùng người dân. Khắp các quận đều phát những hướng dẫn phòng ngừa qua loa phóng thanh. Toàn bộ người dân nhận được một tin nhắn SMS gần như hằng ngày với các nội dung chỉ dẫn hoặc thông báo tìm kiếm những người có nguy cơ. Theo tác giả, hành động tập thể và có trách nhiệm là giải pháp toàn diện cho dịch bệnh.

1điểm

Câu 3

- Hải đăng (đèn biển) là ánh sáng của những cột đèn đường trên biển giúp thuỷ thủ tìm đường vào cảng, xác định vị trí của mình trên biển và ánh sáng của ngọn hải đăng còn có tác dụng báo hiệu cho những con tàu những nơi có đá ngầm, vách đá. Vì thế “ngọn hải đăng” thường được gắn với hình ảnh của sự dẫn đường.

- Lấy hình ảnh “ngọn hải đăng” tác giả bài báo đã bày tỏ sự tôn trọng đối với Việt Nam. Việt Nam là một điểm sáng trong việc phòng chống dịch covid-19 một cách có hiệu quả từ nguồn lực hạn chế.Tác giả cũng tôn vinh Việt Nam như một quốc gia dẫn đường, tiên phong trong việc phòng chống thảm họa nhân loại đầu năm 2020.

1điểm

Câu 4

- HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý về nội dung:

+ Đối với quốc gia Việt Nam: Việt Nam cho thấy được sức ảnh hưởng của mình trong việc phòng chống đại dịch, là điểm sáng của Châu Á và thế giới. Uy tín Việt Nam được nâng cao trong mắt bạn bè khu vực và quốc tế. Việt Nam đã nỗ lực, nghiêm túc và trách nhiệm hết mình cùng thế giới dựng thành lũy để ngăn chặn covid-19.

+ Đối với em: Em thấy hãnh diện, tự hào về dân tộc mình.

2điểm

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,5điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Thuyết phục các bạn từ bỏ thói quen đi học muộn.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,5điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu ngắn gọn về vấn đề và quan niệm của bản thân.

- Tác hại của việc đi học muộn.

- Nguyên nhân dẫn đến việc đi học muộn.

- Biện pháp giúp bỏ thói quen đi học muộn.

- Khẳng định lại vấn đề.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 2,75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 1,0 điểm.

3điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5điểm

e. Sáng tạo

-Bài viết có giọng điệu riêng, cách diễn dạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

0,5điểm

MA TRẬN ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 1

CẤP ĐỘ

Nội dung

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

VẬN DỤNG CAO

CỘNG

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Đọc hiểu

Số câu: 3

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

- Xác định loại văn bản và PCNN.

- Nêu vấn đề tác giả đề cao trong phòng chống dịch.

- Trình bày suy nghĩ về đánh giá đối với Việt Nam.

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 3

Số điểm: 4.0

Tỉ lệ: 40%

Tiếng Việt

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

- Giải nghĩa từ ngọn hải đăng.

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Tập làm văn

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Viết bài văn nghị luận thuyết phục từ bỏ thói quen đi học muộn.

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Tổng số câu: 5

1

2

1

1

5

Tổng số điểm: 10

1.0đ

2.0đ

2.0đ

5.0đ

10đ

Tỉ lệ: 100%

10%

20%

20%

50%

100%

Xem thử

Xem thêm bộ đề thi Ngữ văn 10 Cánh diều năm 2024 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học