10 Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh diều (có đáp án)
Với bộ 10 Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn 10 năm 2024 có đáp án, chọn lọc được biên soạn bám sát nội dung sách Cánh diều và sưu tầm từ đề thi Ngữ Văn 10 của các trường THPT trên cả nước. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn 10.
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Ngữ văn 10 Giữa kì 1 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Phần 1: Đọc hiểu (5điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
RA-MA BUỘC TỘI
(1) [...] Nghe những lời giận dữ đó của Ra-ma, Xi-ta đau đớn đến nghẹt thở, như một cây dây leo bị vòi voi quật nát. Nghe những lời tố cáo trước đông đủ mọi người, Xi-ta xấu hổ cho số kiếp của nàng. Nàng muốn chôn vùi cả hình hài thân xác của mình. Mỗi lời nói của Ra-ma xuyên vào trái tim nàng như một mũi tên. Nước mắt nàng đổ ra như suối. Lấy tà áo lau nước mắt, rồi bằng giọng nghẹn ngào, nức nở, nàng nói :
(2)“Cớ sao chàng lại dùng những lời gay gắt khó tả như vậy đối với thiếp, giống như một kẻ thấp hèn chửi mắng một con mụ thấp hèn? Thiếp đâu phải là người như chàng tưởng! Thiếp có thể lấy tư cách của thiếp ra mà thề, hãy tin vào danh dự của thiếp. Suy từ hành vi của loại phụ nữ thấp hèn, chàng đã ngờ vực tất cả phụ nữ, nhưng như thế đâu có phải. Nếu chàng hiểu thiếp chút đỉnh, xin hãy bỏ mối ngờ vực không căn cứ đó đi.
(3) Chàng xem, Ra-va-na đã đụng tới thiếp khi mà thiếp đang chết ngất đi, làm thế nào tránh được? Về điều đó chỉ có số mệnh của thiếp là đáng chê trách, nhưng những gì nằm trong vòng kiểm soát của thiếp, tức trái tim thiếp đây, là thuộc về chàng. Thiếp có thể làm gì với cái thân thiếp đây, bởi nó có thể phụ thuộc vào kẻ khác, khi thiếp hoàn toàn ở dưới quyền lực của hắn. Thiếp còn gì là thanh danh nếu như chàng vẫn chưa hiểu được thiếp qua tình yêu của thiếp và qua tiếp xúc với tâm hồn của thiếp. Hồi chàng phái Ha-nu-man dò tin tức về thiếp, cớ sao chàng không gửi cho thiếp lời nhắn nhủ: chàng từ bỏ thiếp? Nếu thế thì thiếp đã kết liễu đời mình ngay trước mặt chàng Va-na-ra rồi. Mà sự thể đã như vậy thì chàng chẳng cần mạo hiểm để có thể nguy hại đến thân mình; và các bạn hữu của chàng khỏi phải chịu những phiền muộn, đau khổ. Hỡi đức vua! Như một người thấp hèn bị cơn giận giày vò. Ngài đang nghĩ về thiếp như một phụ nữ tầm thường. Tên thiếp là Gia-na-ki bởi thiếp có liên quan đến lễ tế sinh của nhà vua Gia-na-ka chứ không phải vì thiếp sinh ra trong gia đình đó; chỉ có nữ thần Đất là mẹ của thiếp thôi. Vì không thể suy xét cho đúng đắn, chàng không thấy được bản chất của thiếp. Chàng không nghĩ đến vì sao hồi còn thanh niên chàng đã cưới thiếp. Tình yêu của thiếp, lòng trung thành của thiếp nay xem ra hoàn toàn vô ích!”.
(Trích Ra ma buộc tội, Ngữ văn 10 Tập 1)
Câu 1 (1 điểm): Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
Câu 2 (1 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (1).
Câu 3 (1 điểm): Lập luận trong cách trả lời của Xi-ta với Ra-ma như thế nào? Nêu nhận xét những lời lập luận đó.
Câu 4 (2 điểm): Trình bày suy nghĩ của anh/chị rút về vẻ đẹp của nàng Xi-ta qua câu nói: trái tim thiếp đây, là thuộc về chàng.
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận bàn luận về: Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1
Năm học 2024 – 2025
MÔN: NGỮ VĂN 10 (CÁNH DIỀU)
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 |
- Thể loại: sử thi. - Phương thức biểu đạt chính: tự sự. |
0,5điểm 0,5điểm |
Câu 2 |
- Biện pháp tu từ về từ trong phần (1) là so sánh:như một cây dây leo bị vòi voi quật nát;như một mũi tên;đổ ra như suối . - Tác dụng: thể hiện tâm trạng đau đớn tột cùng của nàng Xi-ta trước những lời lẽ xúc phạm của Ra-ma. Ra-ma đã buộc tội nàng trước đám đông, Xi-ta bị đẩy vào một tình huống bi kịch, tuyệt vọng.Niềm tin bị đổ vỡ, danh dự bị tổn thương. |
0,5điểm
0,5điểm |
Câu 3 |
- Lập luận trong cách trả lời của Xi-ta với Ra-ma: + Lời buộc tội của Ra-ma được Xi-ta xem là một kẻ thấp hèn chửi mắng một con mụ thấp hèn; + Xi-ta cũng lấy danh dự của mình ra để thề rằng nàng trong trắng; + Nói rõ Ra-va-na chỉ động vào mình khi mình đã ngất; + Khẳng định những gì nằm trong sự kiểm soát của mình đều thuộc về Ra-ma; + Khẳng định dòng dõi cao quý: là con của thần Đất Mẹ; + Xi-ta là người thông minh, lập luận chặt chẽ và có sức thuyết phục; + Xi-ta cũng đứng trên danh dự trước cộng đồng như Ra-ma để minh oan. Vì danh dự, nàng phải bảo vệ sự trong trắng của mình bằng được. + Xi-ta còn đứng trên thanh danh của bản thân để thanh minh; |
1điểm |
Câu4 |
- HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý về nội dung: Lời nói trái tim thiếp đây, là thuộc về chàng toả sáng vẻ đẹp tâm hồn của nàng Xi-ta, đó là tấm lòng thuỷ chung tuyệt vời đã làm xúc động bao thế hệ. Nay trái tim ấy bị tổn thương, nghi ngờ nhưng nàng vẫn khẳng định tình yêu dành cho chồng. |
2 điểm |
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Đáp án |
Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. |
0,5điểm |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. |
0,5điểm |
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: - Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận. - Giải thích định nghĩa về thành công. - Phân tích, bàn luận: thành công sẽ đến khi chúng ta cố gắng hết sức, luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, kiên trì, bền bỉ... - Khẳng định lại vấn đề. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 2,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 1,0 điểm. |
3điểm |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
0,5điểm |
e. Sáng tạo -Bài viết có giọng điệu riêng, cách diễn dạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. |
0,5điểm |
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1
CẤP ĐỘ Nội dung |
NHẬN BIẾT |
THÔNG HIỂU |
VẬN DỤNG |
VẬN DỤNG CAO |
CỘNG |
||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||
Đọc hiểu Số câu: 3 Số điểm: 4.0 Tỉ lệ: 40% |
- Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính |
- Nêu cách lập luận của Xi-ta và nhận xét. |
- Trình bày suy nghĩ về câu nói của Xi-ta. |
||||||
Số câu: 1 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 10% |
Số câu: 1 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 10% |
Số câu: 1 Số điểm: 2.0 Tỉ lệ: 20% |
Số câu: 3 Số điểm: 4.0 Tỉ lệ: 40% |
||||||
Tiếng Việt Số câu: 1 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 10% |
- Tìm và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong đoạn (1) |
||||||||
Số câu: 1 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 10% |
Số câu: 1 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 10% |
||||||||
Tập làm văn Số câu: 1 Số điểm: 5.0 Tỉ lệ: 50% |
Viết bài văn nghị luận bàn về sự thành công. |
||||||||
Số câu: 1 Sốđiểm: 5.0 Tỉ lệ: 50% |
Số câu: 1 Số điểm: 5.0 Tỉ lệ: 50% |
||||||||
Tổng số câu: 5 |
1 |
2 |
1 |
1 |
5 |
||||
Tổng số điểm:10 |
1.0đ |
2.0đ |
2.0đ |
5.0đ |
10đ |
||||
Tỉ lệ: 100% |
10% |
20% |
20% |
50% |
100% |
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
(Cảnh ngày hè, Nguyễn Trãi)
Câu 1 (1 điểm): Xác định thể thơ và ngôn ngữ của bài thơ trên.
Câu 2 (1 điểm): Xác định chi tiết, cảnh sắc và âm thanh thể hiện đặc trưng cho mùa hè trong văn bản trên. Nêu nhận xét chung về những chi tiết đó ?
Câu 3 (1 điểm): Trật tự từ trong câu thơ sau có gì khác trật tự từ thông thường? Phân tích tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã sử dụng.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Câu 4 (2 điểm): Từ tấm lòng yêu nước, thương dân của nhà thơ, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về trách nhiệm tuổi trẻ đối với đất nước.
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Cuộc chiến chống Covid 19 cũng như mọi cuộc chiến khác, phải huy động tất cả nguồn lực. Nhìn từ cuộc chiến này, có ý kiến cho rằng:“Tinh thần đoàn kết là vũ khí mạnh mẽ nhất trong mọi cuộc chiến”. Anh/chị hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ về ý kiến trên.
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ I
CẤP ĐỘ Nội dung |
NHẬN BIẾT |
THÔNG HIỂU |
VẬN DỤNG |
VẬN DỤNG CAO |
CỘNG |
||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||
Đọc hiểu Số câu: 3 Số điểm: 4.0 Tỉ lệ: 40% |
- Xác định thể loại và ngôn ngữ của bài thơ. |
- Xác định chi tiết, cảnh sắc và âm thanh về đặc trưng mùa hè, |
- Trình bày suy nghĩ về trách nhiệm tuổi trẻ đối với đất nước. |
||||||
Số câu: 1 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 10% |
Số câu: 1 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 10% |
Số câu: 1 Số điểm: 2.0 Tỉ lệ: 20% |
Số câu: 3 Số điểm: 4.0 Tỉ lệ: 40% |
||||||
Tiếng Việt Số câu: 1 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 10% |
- Trật tự từ trong câu thơ và tác dụng. |
||||||||
Số câu: 1 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 10% |
Số câu: 1 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 10% |
||||||||
Tập làm văn Số câu: 1 Số điểm: 5.0 Tỉ lệ: 50% |
Viết bài văn nghị luận về tinh thần đoàn kết trong cuộc chiến Covid. |
||||||||
Số câu: 1 Số điểm: 5.0 Tỉ lệ: 50% |
Số câu: 1 Số điểm: 5.0 Tỉ lệ: 50% |
||||||||
Tổng số câu: 5 |
1 |
2 |
1 |
1 |
5 |
||||
Tổng số điểm: 10 |
1.0đ |
2.0đ |
2.0đ |
5.0đ |
10đ |
||||
Tỉ lệ: 100% |
10% |
20% |
20% |
50% |
100% |
Xem thêm bộ đề thi Ngữ văn 10 Cánh diều năm 2024 hay khác:
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)