200 Đề thi Lịch Sử 10 năm 2024 (có đáp án, mới nhất)
Bộ 200 Đề thi Lịch Sử 10 năm 2024 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử 10.
Xem thử Đề Sử 10 KNTT Xem thử Đề Sử 10 CD Xem thử Đề Sử 10 CTST
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Lịch Sử 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Top 20 đề thi Lịch Sử 10 Giữa kì 1 năm 2024 có đáp án (cả ba sách)
- Top 10 đề thi Lịch Sử 10 Học kì 1 năm 2024 có đáp án (cả ba sách)
Top 10 đề thi Lịch Sử 10 Giữa kì 2 năm 2024 có đáp án (cả ba sách)
Top 10 đề thi Học kì 2 Lịch Sử 10 năm 2024 có đáp án (cả ba sách)
Bộ đề thi Lịch Sử 10 - Kết nối tri thức
- Đề thi Lịch Sử 10 Giữa kì 1
- Đề thi Lịch Sử 10 Học kì 1
- Đề thi Lịch Sử 10 Giữa kì 2
- Đề thi Lịch Sử 10 Học kì 2
Bộ đề thi Lịch Sử 10 - Cánh diều
- Đề thi Lịch Sử 10 Giữa kì 1
- Đề thi Lịch Sử 10 Học kì 1
- Đề thi Lịch Sử 10 Giữa kì 2
- Đề thi Lịch Sử 10 Học kì 2
Bộ đề thi Lịch Sử 10 - Chân trời sáng tạo
- Đề thi Lịch Sử 10 Giữa kì 1
- Đề thi Lịch Sử 10 Học kì 1
- Đề thi Lịch Sử 10 Giữa kì 2
- Đề thi Lịch Sử 10 Học kì 2
Lưu trữ: Đề thi Lịch Sử 10 (sách cũ)
Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử 10
Đề thi Học kì 1 Lịch Sử 10
Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử 10
Đề thi Học kì 2 Lịch Sử 10
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Môn: Lịch Sử 10
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
Câu 1: (5đ) Chọn đáp án đúng nhất:
1. (0.5) Biểu hiện nào dưới đây KHÔNG gắn với bộ lạc?
A. Tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau.
B. Những người trong bộ lạc có họ hàng với nhau.
C. Người đứng đầu bộ lạc gọi là tù trưởng.
D. Người cùng bộ tộc không được kết hôn với nhau.
2. (0.5) Trong xã hội nguyên thủy, công bằng và bình đẳng là “nguyên tắc vàng” vì
A. lúc này chưa có sản phẩm dư thừa.
B. mọi người còn yêu thương nhau.
C. của cải làm ra chưa có nhiều.
D. con người chưa nghĩ đến cá nhân.
3. (0.5) Xã hội cổ đại được hình thành khi
A. xã hội đó có của cải.
B. xã hội đó có ruộng đất tư hữu.
C. xã hội đó có sự phân hóa giai cấp.
D. xã hội đó có công cụ lao động tiến bộ.
4. (0.5) Biểu hiện nào dưới đây thể hiện sự xuất hiện gia đình phụ hệ trong xã hội nguyên thủy?
A. Đàn ông làm các công việc nặng nhọc hơn phụ nữ.
B. Đàn ông có vai trò trụ cột trong gia đình.
C. Xuất hiện sự phân công lao động nam nữ.
D. Khả năng lao động của đàn ông khác phụ nữ.
5. (0.5) Tại sao nói “Ai Cập là tặng phẩm của song Nin”?
A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân Ai Cập
B. Là tuyến giao thông huyết mạch của Ai Cập.
C. Nhu cầu thủy lợi thúc đẩy sự ra đời của nhà nước.
D. Phát triển hình học của Ai Cập.
6. (0.5) Dấu hiệu nào cho thấy các quốc gia cổ đại phương Đông bước vào ngưỡng cửa văn minh?
A. Sự ra đời của chữ viết.
B. Sự xuất hiện của công cụ bằng sắt.
C. Sự xuất hiện của nông nghiệp
D. Sự xuất hiện của nhà nước, chữ viết.
7. (0.5) Chữ viết của các quốc gia cổ đại phương Đông ban đầu là
A. Chữ tượng hình
B. Chữ tượng ý
C. Chữ tượng thanh.
D. Chữ cái Latinh.
8. (0.5) Giai cấp bị bóc lột chính trong các thị quốc Địa Trung Hải là giai cấp nào?
A. Nông dân lĩnh canh
B. Thương nhân
C. Nô lệ
D. Chủ nô
9. (0.5) Đâu là điểm tương đồng giữa vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ?
A. Đều là vương triều ngoại tộc.
B. Đều theo đạo Phật.
C. Đều đặt kinh đô ở Đê-li.
D. Đều bài trừ Hin-đu giáo.
10. (0.5) Tại sao lại gọi lịch của các cư dân ở các quốc gia cổ đại Phương Đông là nông lịch?
A. Do được người nông dân sáng tạo ra.
B. Đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
C. Dựa vào sự chuyển động của mặt trăng.
D. Dựa vào sự chuyển động của mặt trời.
Câu 2: (2đ) Dựa vào đoạn tư liệu sau trả lời câu hỏi:
Ở Ấn Độ, Ấn Độ giáo là một trong những tôn giáo lớn và tiêu biểu ở Ấn Độ. Ấn Độ giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn. Ấn Độ giáo thờ rất nhiều thần, chủ yếu là bốn thần: ………(a)………..(thần sáng tạo thế giới); …………..(b)…………. (thần Hủy diệt); ……….(c) …………(thần Bảo hộ); và cuối cùng là thần Indra. Đó là những lực lượng siêu nhiên mà con người sợ hãi.
1. (0.5) Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống theo thứ tự (a); (b); (c):
A. Siva; Brahma; Visnu
B. Brahma; Siva; Visnu.
C. Siva; Visnu; Brahma.
D. Visnu; Siva; Brahma.
2. (0.5) Theo Ấn Độ giáo, Indra là thần gì?
A. Thần Sấm sét
B. Thần Ánh sáng
C. Thần bầu trời
D. Thần đất.
3. (0.5) Ấn Độ giáo còn được gọi là gì?
A. Đạo Phật
B. Đạo Ixlam
C. Đạo Hinđu
D. Đạo Hồi.
4. (0.5) Đây là hình ảnh tượng trưng cho vị thần nào?
A. Indra
B. Brahma
C. Visnu
D. Siva
Câu 3: (1đ) Dựa vào các dữ liệu sau để trả lời câu hỏi.
“Thanh; Tần; Đường; Hán; Minh”
1. (0.25) Đây là tên của các triều đại thuộc quốc gia nào?
A. Việt Nam
B. Ấn Độ
C. Ai Cập
D. Trung Quốc.
2. (0.25) Hãy sắp xếp các triều đại trên theo thứ tự thời gian:
A. Đường ⇒ Thanh ⇒ Minh ⇒ Tần ⇒ Hán.
B. Tần ⇒ Đường ⇒ Hán ⇒ Minh ⇒ Thanh
C. Tần ⇒ Hán ⇒ Đường ⇒ Minh ⇒ Thanh
D. Đường ⇒ Tần ⇒ Hán ⇒ Minh ⇒ Thanh.
3. (0.25) Trong những vương triều trên, vương triều nào phát triển thịnh đạt nhất?
A. Đường
B. Minh
C. Thanh
D. Tần.
4. (0.25) Các vị vua Khang Hy, Càn Long nổi tiếng là vị vua thuộc triều đại nào?
A. Đường
B. Minh
C. Thanh
D. Tần
Câu 4: (1đ) Dựa vào hình ảnh sau để trả lời các câu hỏi:
1. (0.25) Hình ảnh trên là khiến bạn liên tưởng đến câu chuyện nào trong thần thoại Hy Lạp?
A. Cuộc chiến giữa các Titan
B. Cuộc chiến của các vị thần trên đỉnh Olympus
C. Cuộc chiến thành Troy
D. Cuộc chiến tranh Athen và Sparta
2. (0.25) Con ngựa trên được làm bằng chất liệu gì?
A. Gỗ
B. Đất sét
C. Sắt
D. Đồng
3. (0.25) Câu ngạn ngữ “Gót chân Achilles” có nguồn gốc từ câu chuyện trên, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
4. (0.25) Câu ngạn ngữ “Gót chân Achilles” để chỉ điều gì?
A. Ý chỉ một người, sự vật, hiện tượng đẹp đẽ.
B. Điểm yếu chết người của ai đó.
C. Sở trường, thế mạnh của ai đó.
D. Ý chỉ một người có sức mạnh to lớn.
Câu 5: (1đ) Chọn Đúng/Sai đối với những nhận định, những mệnh đề sau:
1. (0.25đ) “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”.
A. Đúng
B. Sai.
2. (0.25đ) Quan hệ cộng đồng thời nguyên thủy bắt đầu bị phá vỡ khi xuất hiện các thị tộc, bộ lạc.
A. Đúng
B. Sai.
3. (0.25đ) Tư Mã Thiên là người đặt nền móng cho nền sử học Trung Quốc.
A. Đúng
B. Sai.
4. (0.25đ) Sản xuất giấy bằng những nguyên liệu rẻ tiền là một trong tứ đại phát minh của Trung Quốc.
A. Đúng
B. Sai.
Câu 1.1 - B | Câu 1.2 - A | Câu 1.3 - C | Câu 1.4 - C | Câu 1.5 - A | Câu 1.6 - A |
Câu 1.7 - A | Câu 1.8 - C | Câu 1.9 - A | Câu 1.10 - B | ||
Câu 2.1 - B | Câu 2.2 - A | Câu 2.3 - C | |||
Câu 3.1 - D | Câu 3.2 - C | Câu 3.3 - A | Câu 3.4 - C | ||
Câu 4.1 - A | Câu 4.2 - A | Câu 4.3 - A | Câu 4.4 - B | ||
Câu 5.1 - A | Câu 5.2 - B | Câu 5.3 - A | Câu 5.4 - A |
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Môn: Lịch Sử 10
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
Câu 1 (6đ): Chọn đáp án đúng nhất:
1.(0.5đ) Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến Lan Xang suy yếu vào thế kỷ XVIII?
A. Các vị vua mở nhiều cuộc chinh phạt ở bên ngoài.
B. Nhân dân bất mãn với triều đình, nổi dậy khởi nghĩa.
C. Nước Xiêm tiến hành xâm lược, biến Lào trở thành thuộc quốc.
D. Do những cuộc tranh chấp ngôi báu trong hoàng tộc.
2.(0.5đ) Tại sao gọi thời kì phát triển nhất của Vương quốc Cam-pu-chia lại được gọi là thời kì Ăng-co?
A. Vì Ăng-co là tên kinh đô của vương quốc.
B. Vì Ăng-co là tên vua của vương quốc.
C. Vì Ăng-co là tên một con sông của vương quốc.
D. Vì Ăng-co là tên gọi cổ của vương quốc.
3. (0.5đ) Phật giáo của Lào và Campuchia có gì khác nhau?
A. Lào theo Phật giáo Tiểu thừa, Campuchia không theo Phật giáo.
B. Lào không theo Phật giáo, Campuchia theo Phật giáo Tiểu thừa.
C. Lào theo Phật giáo Tiểu thừa, Campuchia theo Phật giáo Đại thừa.
D. Lào theo Phật giáo Đại thừa, Campuchia theo Phật giáo Tiểu thừa.
4. (0.5đ) Vì sao ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia đã có quan hệ gắn bó ngay từ rất sớm?
A. Bị Pháp xâm lược, cùng chịu cảnh mất nước.
B. Hôn nhân chính trị qua các triều đại phong kiến.
C. Vị trí địa lí và những nét tương đồng về văn hóa, lịch sử.
D. Sự trao đổi, giao lưu văn hóa, kinh tế.
5. (0.5đ) Cư dân chủ yếu trong các thành thị trung đại Tây Âu là
A. Nông nô và lãnh chúa.
B. Nông dân và thợ thủ công
C. Tư sản và vô sản.
D. Thợ thủ công và thương nhân.
6. (0.5đ) Đơn vị chính trị - kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu là gì?
A. Lãnh địa phong kiến.
B. Thị tộc, bộ lạc
C. Thị tộc, bộ lạc
D. Thành thị trung đại.
7. (0.5đ) Điền từ thích hợp vào chỗ chấm (…)
…………………………………………là các nước đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lý.
A. Anh và Pháp
B. Anh và Tây Ban Nha.
C. Đức và Bồ Đầu Nha.
D. Tây Ban Nha và Bồ Đầu Nha.
8. (0.5đ) Ý nào sau đấy KHÔNG phải là nội dung của phong trào Văn hóa Phục hưng?
A. Đòi quyền tự do cá nhân, đề cao giá trị của con người.
B. Đề cao giáo lý của đạo Ki-tô.
C. Chống lại các quan điểm lỗi thời của chế độ phong kiến.
D. Khôi phục lại những tinh hoa văn hóa sáng lạn của Hi-lạp, Rô-ma.
9. (0.5đ) Các cuộc phát kiến địa lý hướng đến Ấn Độ vì sao?
A. Ấn Độ có nguồn nhân công rẻ mạt.
B. Ấn Độ có nền kinh tế rất phát triển.
C. Ấn Độ là vùng đất của hương liệu, thị trường rộng lớn.
D. Ấn Độ có nền văn hóa đa dạng và phát triển.
10. (0.5đ) Trong những nhà phát kiến sau, ai là người đã dẫn dầu đoàn thủy thủ đi về hướng Tây?
A. Đi-a-xơ; Cô-lôm-bô
B. Va-xcô đơ Ga-ma; Đi-a-xơ
C. Cô-lôm-bô; Va-xcô đơ Ga-ma.
D. Ma-gien-lan; Cô-lôm-bô.
11. (0.5đ) Đâu KHÔNG phải là ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lý?
A. Là nguyên nhân làm bủng nổ phong trào Văn hóa Phục hưng ở châu Âu.
B. Nó mở ra những vùng đất mới, những con đường mới, những dân tộc mới.
C. Thị trường quốc tế được mở rộng, giao lưu hàng hải phát triển.
D. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng của chế độ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
12. (0.5đ) Trước khi người phương Tây đến châu Mỹ, châu Mỹ là
A. Vùng đất hoang sơ, không có người sinh sống.
B. Vùng đất của các thổ dân da đỏ.
C. Vùng đất của các thổ dân da đen.
D. Vùng đất của người dân Ấn Độ.
Câu 2 (2đ): Dựa vào những dữ liệu sau để trả lời câu hỏi:
1. (0.5đ) Nối tên các vương quốc phong kiến với tên quốc gia ngày nay sao cho phù hợp:
A. 1-d; 2-d; 3-a; 4-b
B. 1-d; 2-c; 3-d; 4-a
C. 1-d; 2-b; 3-c; 4-a
D. 1-d; 2-a; 3-b; 4-c.
2. (0.5đ) Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được hình thành trong thời gian nào?
A. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X
B. Từ thế kỉ V đến thế kỉ X
C. Từ thế kỉ VI đến thế kỉ VII
D. Từ thế kỉ V đến thế kỉ VII
3. (0.5đ) Các quốc gia cổ trên đất nước Việt Nam là?
A. Văn Lang – Âu Lạc; Chăm pa, Phù Nam
B. Văn Lang – Âu Lạc; Chân Lạp, Chăm-pa
C. Văn Lang – Âu Lạc; Chân Lạp, Phù Nam
D. Văn Lang – Âu Lạc; Phù Nam, Chăm-pa
4. (0.5đ) Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được gọi là các quốc gia phong kiến “dân tộc” vì?
A. Các quốc gia nghèo nàn, kém phát triển.
B. Các quốc gia đa dân tộc, nhiều tộc người sinh sống.
C. Các quốc gia lấy một dân tộc lớn nhất, đông đảo nhất làm nòng cốt.
D. Các quốc gia có truyền thống đoàn kết toàn dân.
Câu 3 (1đ): Dựa vào đoạn dữ liệu sau và những hiểu biết của các bạn để trả lời các câu hỏi sau:
“Đến giữa thế kỷ IX, phần lớn đất đai đã được các quý tộc và nhà thờ chiếm đoạt xong. Những vùng đất đai rộng lớn đó đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất của riêng mình – gọi là Lãnh địa phong kiến. Đây là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.”
1. (0.25đ) Đất đai mà các quý tộc và nhà thờ chiếm lấy thành của riêng đó trước đây là đất của ai?
A. Nông dân
B. Chủ nô Rô-ma cũ
C. Quý tộc người German
D. Ruộng đất bỏ hoang, không có chủ sở hữu.
2. (0.25đ) Đất khẩu phần trong các lãnh địa phong kiến là
A. Đất có những dinh thự, đền đài, nhà thờ của lãnh chúa.
B. Đất thuộc sở hữu của nông nô.
C. Đất lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô thuế.
D. Đất lãnh chúa thực hiện canh tác, cày cấy.
3. (0.25đ) Quyền hành của lãnh chúa ở lãnh địa là gì?
A. Lãnh chúa có mọi quyền hành ở lãnh địa của mình như một ông vua con.
B. Lãnh chúa có quyền thu tô thuế sau đó nộp lại một phần cho nhà nước.
C. Lãnh chúa có quyền về kinh tế nhưng không được quyền xây dựng quân đội riêng.
D. Lãnh chúa cai trị trong lãnh địa theo sự chỉ đạo của nhà vua.
4. (0.25đ) Sự tồn tại của các lãnh địa phong kiến thể hiện đặc điểm thể chế chính trị của chế độ phong kiến phương Tây là gì?
A. Chế độ phong kiến phân quyền.
B. Chế độ phong kiến trung ương tập quyền.
C. Chế độ dân chủ chủ nô.
D. Chế độ quân chủ lập hiến.
Câu 4 (1đ): Chọn Đúng/Sai đối với những nhận định, những mệnh đề sau:
1. (0.25đ) Kinh tế trong lãnh địa phong kiến chủ yếu là kinh tế nông nghiệp.
A. Đúng
B. Sai.
2. (0.25đ) Lê-ô-na Đơ-vanh-xi là họa sĩ nổi tiếng thời kì phong trào Văn hóa phục hưng.
A. Đúng
B. Sai.
3. (0.25đ) Trước khi được Cô-lôm-bô tìm ra châu Mỹ là một vùng đất hoang sơ không người sinh sống.
A. Đúng
B. Sai.
4. (0.25đ) Phong trào văn hóa Phụ hưng có nguồn gốc từ Anh sau đó nhanh chóng lan nhanh sang các nước châu Âu khác.
A. Đúng
B. Sai.
Câu 1.1 - D | Câu 1.2 - A | Câu 1.3 - C | Câu 1.4 - C | Câu 1.5 - A | Câu 1.6 - B |
Câu 1.7 - D | Câu 1.8 - C | Câu 1.9 - C | Câu 1.10 - D | Câu 1.11 - A | Câu 1.12 - B |
Câu 2.1 - D | Câu 2.2 - A | Câu 2.3 - A | Câu 2.4 - C | ||
Câu 3.1 - B | Câu 3.2 - C | Câu 3.3 - A | Câu 3.4 - A | ||
Câu 4.1 - A | Câu 4.2 - A | Câu 4.3 - B | Câu 4.4 - B |
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Môn: Lịch Sử 10
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
Câu 1: (6đ) Chọn đáp án đúng nhất:
1. (0.5đ) Vương triều Tây Sơn bắt đầu suy yếu khi
A. vua Quang Trung đột ngột qua đời.
B. Nguyễn Ánh đem quân tấn công.
C. Nhà Thanh đem quân sang tấn công.
D. mâu thuẫn giữa ba anh em trở nên gay gắt.
2. (0.5đ) Vị tướng nào sau đây KHÔNG phải là vị tướng tài giỏi dưới triều Trần?
A. Phạm Ngũ Lão. B. Trần Nhật Duật.
C. Trần Quốc Tuấn. D. Lý Thường Kiệt.
3. (0.5đ) Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được viết sau cuộc đấu tranh chống quân xâm lược
A. Tống. B. Mông Nguyên.
C. Minh. D.Thanh.
4. (0.5đ) Kế sách “Tiên phát chế nhân” là do ai thực hiện và trong cuộc kháng chiến nào?
A. Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất.
B. Trần Hưng Đạo trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ nhất.
C. Trần Hưng Đạo trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lầ thứ hai.
D. Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai.
5. (0.5đ) Vị vua nào cho lập Văn Miếu vào năm 1070?
A. Lý Thánh Tông. B. Lý Nhân Tông.
C. Lý Anh Tông. D. Lý Cao Tông.
6. (0.5đ) Ai là nhà giáo được trọng dụng nhất ở triều Trần?
A. Trương Hán Siêu. B. Nguyễn Trãi.
C. Chu Văn An. D. Nguyễn Bỉnh Khiêm.
7. (0.5đ) Chế độ “lưỡng đầu chế” thời Lê – Trịnh có nghĩa là
A. đất nước có hai thế lực đứng đầu là vua Lê và Phủ chúa (chúa Trịnh).
B. đất nước có hai thế lực đứng đầu là Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
C. đất nước có hai thế lực đứng đầu là Nhà Mạc và Nhà Lê.
D. đất nước bị chia cắt thành nhiều vùng tự trị nhỏ.
8. (0.5đ) Thời gian diễn ra cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn?
A. Từ 1627 đến 1628. B. Từ 1627 đến 1667.
C. Từ 1628 đến 1672. D. Từ 1627 đến 1672.
9. (0.5đ) Thế kỉ XVI – XVIII ở nước ta có những tôn giáo nào?
A. Phật giáo, Hồi giáo, Nho giáo, Thiên Chúa giáo.
B. Nho giáo, Thiên Chúa giáo, Đạo giáo, Hồi giáo.
C. Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, Nho giáo.
D. Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Thiên Chúa giáo.
10. (0.5đ) Điểm mới của khoa cử thời vua Quang Trung là gì ?
A. Đưa các môn khoa học tự nhiên vào nội dung khoa cử.
B. Đưa chữ Quốc ngữ vào nội dung thi cử.
C. Đưa chữ Nôm vào nội dung thi cử.
D. Nội dung thi cử chủ yếu là kinh, sử.
11. (0.5đ) Nhà Nguyễn cai trị đất nước trong bối cảnh nào?
A. Đất nước bị chia cắt thành hai khu vực đàng Trong , đàng Ngoài.
B. Đất nước thống nhất với cương vực lãnh thổ rộng lớn.
C. Nội chiến liên miên giữa các tập đoàn phong kiến.
D. Kinh tế phát triển, xã hội ổn định.
12. (0.5đ) Hạn chế của kinh tế công thương nghiệp nhà Nguyễn là gì?
A. Công thương nghiệp không phải là nghành kinh tế chính.
B. Qui mô của công thương nghiệp không lớn.
C. Nhà nước kìm hãm sự phát triển công thương nghiệp.
D. Kinh tế thủ công nghiệp kém phát triển.
Câu 2: (3đ) Dựa vào đoạn dữ liệu sau và hiểu biết của bạn hãy hoàn thành các yêu cầu bên dưới.
“Canh tý, Hưng Long, năm thứ 8 (1300),…
Tháng 6, ngày 24, sao sa. Hưng Đạo Vương ốm nặng, vua ngự tới nhà hỏi thăm, hỏi rằng: “Chẳng may chết, giặc phương Bắc lại xâm lấn thì kế sách làm sao?”.
Hưng Đạo trả lời: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế dựng nước, vua Hán cho quân đánh thì nhân dân làm kế “thanh dã”, rồi xem đại quân từ Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, dùng đoản binh thì đánh up đằng sau, đó là một thời. Đến thời Đinh Lê, dùng được người hiền lương, đất phương Nam mới mạnh mà phương Bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới cùng lòng, lòng dân không chia, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống, đó lại là một thời. Nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm chiếm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm Châu, Liêm Châu, mấy lần đến tận Mai Lĩnh là vì có thể đánh được. Mới rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, vì vua tôi cùng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt, đó là trời xui nên vậy. Tóm lại, giặc cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu thấy quân giặc đến ồ ạt như lửa cháy gió thổi thì dễ chế ngự. Nếu nó đi chậm như cách tằm ăn, không cần của dân, không cầu được chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu bền gốc, đó là thượng sách giữ nước.”
(Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư)
1. (0.5đ) Đoạn đối thoại trên của ai với ai?
A. Vua Trần và các quan lại.
B. Vua Trần và Trần Hưng Đạo.
C. Trần Hưng Đạo và cha.
D. Trần Hưng Đạo và tướng lĩnh thân cận.
2. (0.5đ) Đoạn đối thoại trên được diễn ra trong hoàn cảnh nào?
A. Một buổi thiết triều của vua ở triều đình.
B. Khi Trần Hưng Đạo vừa chinh chiến với chiến thắng lớn trở về.
C. Khi Trần Hưng Đạo bị ốm nặng, vua tới thăm.
C. Khi giặc Nguyên chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ ba.
3. (0.5đ) Theo bạn hiểu kế “Thanh dã” là kế như thế nào?
A. Thực hiện vườn không nhà trống.
B. Tiến hành lối đánh du kích, chặn đánh địch.
C. Thực hiện đem quân đánh giặc trước giành thế chủ động.
D. Thực hiện lùi để tiến, trước tiên đầu hàng để chuẩn bị lực lượng.
4. (0.5đ) Theo Trần Quốc Tuấn thế giặc xâm lược như thế nào thì khó chế ngự mà phải dùng đến người tài?
A. Giặc đến mạnh, ồ ạt thì khó chế ngự, giặc đến ít, lực lượng mỏng thì dế chế ngự.
B. Tướng giặc giỏi thì khó chế ngự mà phải cần đến tướng giỏi
C. Giặc tấn công bằng đường thủy thì khó chế ngự hơn giặc đi bằng đường bộ.
D. Giặc đi ồ ạt như vũ lửa thì dễ, còn giặc đi chậm, không nóng vội thì khó.
5. (0.5đ) Theo Trần Hưng Đạo, thế mạnh của ta và thế mạnh của địch là gì?
A. Ta cậy trường trinh, địch cậy vũ khí quân sự.
B. Địch cậy trường trinh, ta cậy đoản binh.
C. Địch cậy đông quân, ta cậy có lòng dân.
D. Địch cậy đoản binh, ta cậy có tướng tài.
6. (0.5đ) Cuối cùng, theo Trần Hưng Đạo muốn đất nước được vững mạnh lâu bền, muốn cai trị được đất nước thì điều gì quan trọng nhất?
A. Cần có đoàn kết toàn dân.
B. Cần phải có mối quan hệ hòa hiếu với Trung Quốc.
C. Cần phải khoan thư sức dân để làm kế sâu bền vững.
D. Cần phải chăm lo xây dựng quân đội hùng mạnh.
Câu 3: (1đ) Chọn Đúng/Sai đối với những nhận định, mệnh đề sau:
1. (0,25đ) Hùng Vương là triều đại phong kiến đầu tiên trong lịch sư Việt Nam.
A. Đúng
B. Sai.
2. (0,25đ) Chúa Tiên là chỉ Chúa Trịnh.
A. Đúng
B. Sai.
3. (0,25đ) Trần Thái Tông là vị vua đầu tiên của nhà Trần.
A. Đúng
B. Sai.
4. (0,25đ) Đại Nam thực lục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn.
A. Đúng
B. Sai.
Câu 1.1 - A | Câu 1.2 - D | Câu 1.3 - C | Câu 1.4 - D | Câu 1.5 - A | Câu 1.6 - C |
Câu 1.7 - A | Câu 1.8 - D | Câu 1.9 - D | Câu 1.10 - C | Câu 1.11 - B | Câu 1.12 - C |
Câu 2.1 - C | Câu 2.2 - C | Câu 2.3 - A | Câu 2.4 - D | Câu 2.5 - B | Câu 2.6 - C |
Câu 3.1 - B | Câu 3.2 - B | Câu 3.3 - A | Câu 3.4 - A |
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Môn: Lịch Sử 10
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
Câu 1 (6đ): Chọn đáp án đúng nhất:
1. (0,5đ) Ai là người lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản Anh?
A. Crôm-oen.
B. Vin-hem Ô-ren-giơ.
C. Bi-xmac.
D. Lin-côn.
2.(0.5đ) Cuộc cách mạng tư sản của nước nào được tiến hành dưới hình thức nội chiến?
A. Anh, Pháp.
B. Anh, Mỹ.
C. Mỹ, Đức.
D. Pháp, Đức
3. (0.5đ) Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ cuộc cách mạng tư sản Pháp là gì?
A. Sự kiện “chè Bô-xton”.
B. Sự kiện phá ngục Ba-xti.
C. Sự kiện vua Lu-i XVI triệu tập hội nghị ba đẳng cấp.
D. Sự kiện vua Lu-I bị bắt.
4. (0.5đ) Ý nào SAI khi nói về đẳng cấp quý tộc, tăng lữ ở nước Pháp?
A. Chiếm số ít trong dân cư.
B. Được hưởng đặc quyền, đặc lợi của chế độ phong kiến.
C. Không phải nộp thuế, được hưởng nhiều bổng lộc.
D. Họ muốn xóa bỏ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
5. (0.5đ) Phái Gia-cô-banh là phái đại diện cho tầng lớp, giai cấp nào?
A. Tư sản vừa và nhỏ.
B. Đại tư sản tài chính.
C. Tư sản công thương.
D. Quý tộc tư sản hóa.
6. (0.5đ) Cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu được diễn ra từ thời gian nào?
A. Vào cuối thế kỉ XVII.
B. Vào đầu thế kỷ XVIII.
C. Vào cuối thế kỉ XVIII.
D. Vào đầu thế kỷ XX.
7. (0.5đ) Các phát minh kỹ thuật đầu tiên của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh diễn ra trong ngành công nghiệp nào?
A. Công nghiệp dệt vải bông.
B. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
C. Công nghiệp khai thác khoáng sản.
D. Công nghiệp đóng tàu.
8. Đây là hình ảnh của phát minh nào và của ai?
A. Máy kéo sợi Gien-ni của Giem Ha-gri-vơ.
B. Máy kéo sợi Gien-ni của Ác-rai-tơ.
C. Máy hơi nước của Giêm Oát.
D. Máy hơi nước của Giem Ha-gri-vơ.
9. (0,5đ) Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
“Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp ………………………………lãnh đạo, động lực chính là …………………………….. Nhằm lật đổ chế độ …………………………………, mở đường cho chủ nghĩa ………………………. phát triển.”
A. Nông dân, công nhân, phong kiến, tư sản.
B. Tư sản, quần chúng nhân dân, phong kiến, tư bản.
C. Tư sản, nông dân, tư sản, xã hội.
D. Vô sản, nông dân, phong kiến, tư bản.
10. (0.5đ) Đâu là những đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa xã hội không tưởng?
A. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, Vôn-te.
B. C. Mác, O-oen, Vôn-te.
C. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, O-oen.
D. C.Mác, Lê-nin, Ăng-ghen.
11. Đâu là văn kiện được coi là cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học?
A. “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ.
B. “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”.
C. “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của Pháp.
D. “Tuyên ngôn giải phóng nô lệ” của Mỹ.
12. (0.5đ) Nguyên nhân cơ bản nhất khiết các cuộc đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân đều thất bại là gì?
A. Giai cấp tư sản có lực lượng mạnh về kinh tế và chính trị.
B. Các phong trào diễn ra lẻ tẻ, chưa tạo được phong trào chung.
C. Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn, chưa đề ra được đường lối chính trị rõ ràng.
D. Lực lượng công nhân còn ít.
Câu 2: (2đ) Dựa vào những dữ liệu sau để trả lời các câu hỏi bên dưới:
1. (0.5đ) Nối nội dung ở cột A và nội dung ở cột B sao cho phù hợp:
A. 1-d; 2-a; 3-b; 4-c.
B. 1-d; 2-c; 3-d; 4-a
C. 1-d; 2-b; 3-c; 4-a
D. 1-d; 2-c; 3-b; 4-a.
2. (0.5đ) Trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nước Anh có sự thay đổi như thế nào trong thứ hạng phát triển sản xuất công nghiệp trên thế giới?
A. Từ vị trí thứ 2 lên vị trí thứ 1.
B. Từ vị trí thứ 3 lên vị trí thứ 1.
C. Từ vị trí thứ 1 xuống vị trí thứ 2.
D. Từ vị trí thứ 1 xuống vị trí thứ 3.
3. (0.5đ) Đâu KHÔNG phải là nguyên nhân phát triển của kinh tế nước Đức vào giai đoạn cuối XIX – đầu XX?
A. Áp dụng những phát minh khoa học – kỹ thuật hiện đại vào sản xuất.
B. Giàu tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực dồi dào.
C. Nước Đức có thuộc địa rộng lớn.
D. Được hưởng bồi thường chiến phí trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ.
4. (0.5đ) Hình thức tổ chức độc quyền của Mỹ là gì?
A. Các Tờ-rớt khổng lồ.
B. Các-ten.
C. Xanh-đi-ca.
D. Các-ten và Xanh-đi-ca.
Câu 3: (1đ) Dựa vào đoạn dữ liệu sau và hiểu biết của các bạn hãy hoàn thành các yêu cầu bên dưới:
“Chúng ta có ba câu hỏi để trả lời:
1. Đẳng cấp thứ ba là gì?
- Tất cả.
2. Cho đến nay, đẳng cấp này có vị trí như thế nào trong trật tự chính trị?
- Không là gì cả!
3. Đẳng cấp thứ ba đòi hỏi gì?
- Muốn có một địa vị nào đó trong trật tự này.
Đẳng cấp thứ ba là một quốc gia hoàn chỉnh.
Phải có gì để một quốc gia tồn tại phồn vinh?
Những lao động đặc biệt và những chức vụ chung.
Đó là những lao động làm nên xã hội:
Ai gánh vác?
Đẳng cấp thứ ba.
Đẳng cấp thứ ba bao gồm tất cả những cái gì của quốc gia và tất cả những cái gì không phải của đẳng cấp thứ ba đều không thể xem là của quốc gia.
Đẳng cấp thứ ba là gì?
Tất cả”.
(Trích Soboul (1960), Tài liệu lịch sử gốc, (tiếng Pháp), NXB xã hội Paris, tr.64-68)
1. (0.25đ) Đẳng cấp thứ ba trong xã hội Pháp bao gồm có những giai cấp, tầng lớp nào?
A. Nông dân, tư sản, tăng lữ.
B. Công nhân, nông dân, thị dân.
C. Nông dân, tư sản, thị dân.
D. Nông dân, công nhân, nô lệ.
2. (0,25đ) Trong xã hội nước Pháp lúc bấy giờ có những đẳng cấp nào?
A. Quý tộc, nông dân, đẳng cấp thứ ba.
B. Tăng lữ, quý tộc, đẳng cấp thứ ba.
C. Quý tộc, tư sản, đẳng cấp thứ ba.
D. Tư sản, quý tộc, đẳng cấp thứ ba.
3. (0,25đ) Trong những giai cấp thuộc đẳng cấp thứ ba giai cấp, tầng lớp nào có khả năng lãnh đạo các cuộc cách mạng thời bấy giờ ở Pháp (Nửa cuối thế kỷ XVIII)?
A. Tăng lữ
B. Quý tộc tư sản hóa.
C. Tư sản
D. Công nhân
4. (0,25đ) Ý nào SAI khi giải thích đẳng cấp thứ ba là tất cả?
A. Do đẳng cấp thứ ba là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội.
B. Đẳng cấp thứ ba là lực lượng lao động chính trong xã hội.
C. Đẳng cấp thứ ba có địa vị chính trị, kinh tế mạnh trong xã hội.
D. Đẳng cấp thứ ba là lực lượng nuôi sống cả xã hội.
Câu 4: (1đ) Chọn Đúng/Sai đối với những nhận định, những mệnh đề sau:
1. (0,25đ) Pharaday là nhà khoa học thuộc lĩnh vực Hóa học.
A. Đúng
B. Sai.
2. (0,25đ) Men-đê-lê-ép chuyên nghiên cứu về hiện tượng phóng xạ.
A. Đúng
B. Sai.
3. (0,25đ) Pác-lốp nghiên cứu về những phản xạ có điều kiện.
A. Đúng
B. Sai.
4. (0,25đ) Pa-xtơ là người điều chế thành công vắc-xin phòng chống bệnh chó dại.
A. Đúng
B. Sai.
Câu 1.1 - A | Câu 1.2 - B | Câu 1.3 - B | Câu 1.4 - D | Câu 1.5 - A | Câu 1.6 - C |
Câu 1.7 - A | Câu 1.8 - A | Câu 1.9 - B | Câu 1.10 - C | Câu 1.11 - B | Câu 1.12 - C |
Câu 2.1 - A | Câu 2.2 - D | Câu 2.3 - C | Câu 2.4 - A | ||
Câu 3.1 - C | Câu 3.2 - B | Câu 3.3 - C | Câu 3.4 - C | ||
Câu 4.1 - B | Câu 4.2 - B | Câu 4.3 - A | Câu 4.4 - A |
....................................
....................................
....................................
Bộ đề thi Lịch Sử 10 theo chương (sách cũ)
- Chương 1: Xã hội nguyên thủy
- Chương 2: Xã hội cổ đại
- Chương 3: Trung Quốc thời phong kiến
- Chương 4: Ấn Độ thời phong kiến
- Chương 5: Đông Nam Á thời phong kiến
- Chương 6: Tây Âu thời trung đại
- Chương 1: Việt Nam thời nguyên thủy đến thế kỉ X
- Chương 2: Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XV
- Chương 3: Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII
- Chương 4: Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX
- Chương 1: Các cuộc cách mạng tư sản (Từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII)
- Chương 2: Các nước Âu- Mĩ (Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX)
- Chương 3: Phong trào công nhân Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
- Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử 10 Học kì 1 có đáp án (Lần 1)(3 đề)
- Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử 10 Học kì 1 có đáp án (Lần 2)(3 đề)
- Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử 10 Học kì 2 có đáp án (Lần 1)(3 đề)
- Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử 10 Học kì 2 có đáp án (Lần 2)(3 đề)
- Top 44 Đề thi Lịch Sử 10 Học kì 2 có đáp án
Xem thử Đề Sử 10 KNTT Xem thử Đề Sử 10 CD Xem thử Đề Sử 10 CTST
Xem thêm đề thi các môn học lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)