Top 4 Đề kiểm tra 1 tiết Lịch Sử 10 Chương 3 Phần 2 có đáp án, cực hay



Để học tốt Lịch Sử lớp 10, phần dưới đây liệt kê Top 4 Đề kiểm tra 1 tiết Lịch Sử 10 Chương 3 Phần 2 có đáp án, cực hay. Bạn vào tên đề kiểm tra hoặc Xem đề kiểm tra để theo dõi các đề kiểm tra Sử 10 tương ứng.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết chương 3 phần 2 Học kì 1

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 1)

Câu 1: (0,5 điểm). Triều đình nhà Lê Sơ ngày càng bộc lộ những hạn chế, mâu thuẫn và mất hết vai trò tích cực vào thời gian nào?

A. Thế kỷ XV

B. Thế kỷ XVI

C. Thế kỷ XVII

D. Thế kỷ XVIII

Câu 2 : (0,5 điểm). Năm 1527, trong lúc triều đình nhà Lê sơ ngày càng suy yếu, Mặc Đăng Dung đã làm gì?

A. Bắt ép Cung hoàng đế nhường ngôi, lập ra nhà Mạc

B. Cùng vua Lê tập trung lực lượng củng cố lại triều đình

C. Làm cuộc đảo chính bằng vũ trang phế truất triều Lê lập ra nhà Mạc

D. Huy động nông dân khởi nghĩa chuẩn bị lật đổ nhà Lê

Câu 3 : (0,5 điểm). Vì sao những người ủng hộ triều Lê sơ trước đây có điều kiện thuận lợi để tập hợp lực lượng chống lại nhà Mạc?

A. Nhà Mạc vẫn tiếp tục duy trì bộ máy quan lại cũ của triều lê

B. Nhà Mạc tiếp tục làm cho tình hình kinh tế, chính trị bất ổn định

C. Nhà Mạc thực hiện chính sách đối ngoại lung túng, đáp ứng nhiều yêu sách vô lý của nhà minh ở Trung Quốc, gây nên sự bất bình trong quan lại và dân chúng

D. Nhà Mạc quá yếu, không đủ sức đương đầu với thế lực thù trong, giặc ngoài

Câu 4 : (0,5 điểm). Giữa lúc nhà mạc đang phải đối phó với các cuộc nổi dậy ở trong nước, ai là người đã bí mật xây dựng lực lượng và tôn Lê Duy Ninh lên làm vua, lập lại triều lê?

A. Nguyễn kim

B. Nguyễn Hoàng

C. Trịnh kiểm

D. Nguyễn Phúc Anh

Câu 5 : (0,5 điểm). Trong thời gian tồn tại , nhà Mạc đã làm được gì cho đất nước?

A. Dẹp yên thế lực phong kiến, đưa đất nước tránh khỏi sự cát cứ, chia cắt

B. Củng cố được chính quyền từ trung ương đến địa phương

C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân

D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 6: (0,5 điểm). từ năm 1527 đến năm 1592, đất nước ta diễn ra cục diện: Nam-Bắc triều. Đó là cuộc tranh giành quyền lực giữa tập đoàn phong kiến nào?

A. Vua Lê (Nam Triều)- chúa Trịnh (Bắc Triều)

B. chúa Trịnh (Nam Triều)- nhà Mạc (Bắc Triều)

C. nhà Mạc (Nam Triều) – nhà Nguyễn (Bắc Triều)

D. Vua Lê, chúa trịnh (nam Triều)-Nhà mạc (Bắc Triều)

Câu 7 (7 điểm). Hãy trình bày những biểu hiện sự suy yếu của nhà Lê Sơ đầu thế kỷ XVI và sự ra đời của nhà Mạc?

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án B A C A D D

Câu 7:

* Những biểu hiện của sự suy yếu của nhà Lê Sơ:

   - Đầu thế kỷ XVI, triều Lê Sơ ngày càng bộc lộ những hạn chế, mâu thuẫn và mất hết vai trò tích cực: vua quan ăn chơi sa đọa ,nội bộ triều đình mâu thuẫn.

   - Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân và các thế lực chống lại triều đình nổi lên khắp nơi làm cho triều Lê Sơ càng thêm suy yếu.

* Sự ra đời của nhà Mạc:

   - Lợi dụng sự suy yếu của Triều Lê Sơ, năm 1527, MẠc Đăng Dung bắt ép Cung hoàng đế nhường ngôi, lập ra nhà Mạc.

   - Nhà Mạc tổ chức lại bộ máy quan lại, tiếp tục duy trì hệ thống pháp luật nhà lê nhưng điều chỉnh lại cho hoàn chỉnh. Tình hình đất nước những năm đầu triều Mạc đã dần đi vào thế ổn định: kinh tế, văn hóa có những dấu hiệu phát triển.

   - Tuy nhiên, nhà Mạc tỏ ra lung túng trong chính sách đối ngoại:đáp ứng nhiều yêu cầu vô lý của nhà Minh (Trung Quốc)...làm cho nhà Mạc rơi vào thế bị cô lập.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết chương 3 phần 2 Học kì 1

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 2)

Câu 1 : (0,5 điểm). Khi cuộc chiến Nam – Bắc triều đang tiếp diễn thì nội bộ Nam triều như thế nào?

A. Đoàn kết để chống lại Bắc triều

B. Nảy sinh mầm mống của sự chia rẽ

C. Diễn ra mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ Nam triều

D. Nảy sinh mầm mống của sự chia rẽ nhưng không ảnh hưởng đến nội bộ Nam triều

Câu 2 : (0,5 điểm). Ở Nam triều, ai là người thâu tóm mọi quyền hành trong tay mình và loại dần ảnh hưởng của họ Nguyễn?

A. Trịnh Kiểm

B. Trịnh Tùng

C. Trịnh Tráng

D. Trịnh Doanh

Câu 3 : (0,5 điểm). Vì sao Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ ở Thuận Hóa?

A. Tránh sự xung đột Nam –Bắc triều

B. Tập hợp nhân dân khai hoang

C. Tránh âm mưu bị hại của họ Trịnh

D. Tất cả các lý do trên

Câu 4 : (0,5 điểm). Họ Nguyễn vừa lo phát triển kinh tế ,vừa lo củng cố chính quyền thống trị ở Thuận Hóa nhằm mục đích gì?

A. Sẵn sàng chống lại thế lực của họ Trịnh

B. Thoát li dần sự lệ thuộc của họ Trịnh

C. Thoát li dần sự lệ thuộc và trở thành một lực lượng đối địch với họ Trịnh

D. Củng cố thế lực của họ Nguyễn ở Nam triều

Câu 5 : (0,5 điểm). Cuộc chiến tranh Trịnh – nguyễn, cuộc chiến tương tàn trong lịch sử nước ta kéo dài gần nửa thế kỷ, đó là khoảng thời gian nào?

A. Từ năm 1545 đến 1592

B. Từ năm 1627 đến 1672

C. Từ năm 1672 đến 1692

D. Từ năm 1592 đến 1672

Câu 6 : (0,5 điểm). nối thời gian ở cột A cho phù hợp với sự kiện ở cột B sau đây:

A B
1. 1527 A. Cuộc nội chiến Nam -bắc triều, đất nước bị chia cắt
2.1545 B. Quân nam triều tấn công vào Thăng long, tiêu diệt quân Bắc triều, nội chiến kết thúc
3.1545-1592 C. Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê, lập ra nhà Mạc
4.1592 D. Nguyễn Kim chết, Trịnh kiểm lên nắm quyền, lập ra nhà Trịnh
5.1627 E. Chiến tranh Trịnh – nguyễn tiếp tục kéo dài, đất nước tiếp tục bị chia cắt
6.1627-1672 G. Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ

Câu 7 (3 điểm). Cuộc nội chiến Nam – bắc triều diễn ra như thế nào?

Câu 8 (4 điểm). Trình bày những nét cơ bản về nội chiến Trịnh –Nguyễn và sự phân chia Đàng Trong - Đàng ngoài?

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án B A C C B

Nối 1 với C. Nối 2 với D.

Nối 3 với A. Nối 4 với B.

Nối 5 với G. Nối 6 với E.

Câu 7 :

* Cuộc nội chiến Nam – Bắc Triều:

   - Lúc nhà Mạc tập trung lực lượng đối phó với cuộc nổi dậy trong nước, Nguyễn Kim, một tướng cũ nhà Lê đã bí mật xây dựng lực lượng và tôn Lê Duy Ninh lên làm vua, lập lại triều Lê.

   - Từ năm 1539 đến năm 1543, Nguyễn Kim đánh Thanh Hóa, Nghệ An, xây dựng khu vực này thành vùng kiểm soát của chính quyền nhà Lê dưới danh nghĩa triều Lê Trung hưng.

   - Năm 1545, Nguyễn Kim chết, Trịnh kiểm thay thế vị trí, tiếp tục chiến tranh với nhà Mạc. Họ Trịnh năm quyền chi phối Triều Lê, thế lực vua Lê, chúa Trịnh ở vùng Thanh – Nghệ (gọi là Nam Triều) ngày càng mạnh, đối địch với chính quyền nhà Mạc ở Thăng Long (gọi là Bắc Triều).

   - Cuộc nội chiến Nam – bắc triều kéo dài gần 50 năm (từ 1545 đến 1592), tàn phá đất nước nặng nề.

   - Năm 1592 Nam Triều tấn công vào Thăng Long, giành thắng lợi quyết định. Cục diện Nam- Bắc triều về cơ bản chấm dứt.

Câu 8 :

* Nội chiến Trịnh – Nguyễn:

   - Trịnh Kiểm muốn thâu tóm mọi quyền hành và loại bỏ dần ảnh hưởng của họ Nguyễn.

   - Nguyễn Hoàng vào trấn giữ ở Thuận Hóa.

   - Sau 10 năm làm Trấn thủ Thuận Hóa, đến năm 1570, Nguyễn Hoàng được giao kiêm lãnh làm Trấn thủ cả xứ Quảng Nam (từ đèo Hải vân đến đèo Cù Mông). Dần dần khu vực Thuận – Quảng trở thành vùng đất của tập đoàn phong kiến Nguyễn.

   - Trong vòng 45 năm (từ 1627 đến 1672), hai họ Trịnh – Nguyễn giao chiến 7 lần, làm cho đất nước tương tàn.

* Sự phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài

   - Vùng đất từ sông Gianh, Lũy Thầy (Quảng Bình) trở ra Bắc nằm dưới quyền cai trị của chính quyền Lê – Trịnh gọi là Đàng Ngoài.

   - Vùng Thuận Quảng phía Nam, được gọi là Đàng Trong, của chính quyền họ Nguyễn.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết chương 3 phần 2 Học kì 1

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 3)

Câu 1 : (0,5 điểm). Từ cuối thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI, ruộng đất ngày càng tập trung trong tay vào trong tay ai?

A. Nông dân

B. Địa chủ, quan lại

C. Nhà nước phong kiến

D. Toàn dân

Câu 2: (0,5 điểm). Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình ruộng đất ở Đàng Trong và Đàng Ngoài như thế nào?

A. Ruộng đất cả hai đàng đều mở rộng, nhất là ở Đàng Trong

B. Ruộng đất Đàng Ngoài mở rộng hơn Đàng Trong

C. Ruộng đất Đàng Trong mở rộng, Đàng Ngoài bị thu hẹp

D. Ruộng đất cả hai Đàng đều thu hẹp

Câu 3 : (0,5 điểm). Ghi đúng (Đ) hoặc Sai (S) vào các câu sau đây về thủ công nghiệp ở nước ta trong các thế kỷ XVI-XVII:

TT Nội dung Đúng Sai
1. Nghề thủ công nghiệp tiếp tục phát triển đạt trình độ cao, nhất là nghề dệt và làm đồ gốm
2. Một số nghề mới xuất hiện như: khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài
3. Việc khai mỏ là một ngành quan trọng phát triển mạnh ở Đàng Ngoài, nhưng lại không phát triển ở Đàng Trong
4. Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều
5. Ở các đô thị, thợ thủ công chuyên tập trung sản xuất đồ mỹ nghệ để phục vụ cho khách hàng nước ngoài
6. Ở các đô thị, thợ thủ công đã lập phường hội vừa sản xuất vừa bán hàng

Câu 4 : (0,5 điểm). Vì sao vào thế kỷ XVIII, ngoại thương ở nước ta phát triển nhanh chóng?

A. Do tình hình kinh tế nước ta lúc bấy giờ ổn định và phát triển

B. Do sự phát triển của giao lưu buôn bán trên thế giới

C. Do chủ trương mở cửa của các chính quyền Trịnh, Nguyễn

D. Câu B và C đúng

Câu 5 : (0,5 điểm). Vào các thế kỷ XV-XVI, trên thế giới có sự kiện gì đáng ghi nhớ góp phần quan trọng vào sự giao lưu quốc tế?

A. Những cuộc phát kiến lớn về địa lý

B. Những cuộc khai phá vùng đất mới ở Châu Mỹ

C. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật

D. Đã tìm ra la bàn dể đi biển

Câu 6 : (0,5 điểm). Vì sao các thế kỷ XVI-XVII, ở nước ta có sự hình thành và hưng khởi của các đô thị?

A. Do nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển

B. Do sự phát triển kinh tế hàng hóa

C. Do thương nhân nước ngoài vào nước ta quá nhiều

D. Do chính sách mở cửa của các chúa Trịnh, Nguyễn

Câu 7 (7 điểm). Những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp , thương nghiệp trong các thế kỷ XV-XVIII. Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỷ XVI-XVII

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án B A 1.Đ;2.Đ;3.S; 4.Đ;5.S; 6.Đ D A B

Câu 7 :

* Sự phát triển của thủ công nghiệp:

    - Nghề thủ công truyền thống tiếp tục pahts triển và đạt trình độ cao như: dệt,gốm...

    - Một số nghề mới xuất hiện như: khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài...

    - Khai thác mỏ- một ngành quan trọng rất phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.

    - Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.

    - Ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội vừa sản xuất vừa bán hàng.

* Sự phát triển của thương nghiệp:

    - Nội thương:

        + Chợ, làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc.

        + Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn.

        + Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện.

        + Buôn bán giữa các vùng miền phát triển.

    - Ngoại thương:

        + Thuyền buôn các nước (kể cả các nước châu Âu như: Bồ ĐàoNha, Hà Lan, Pháp, Anh) đến Việt Nam buôn bán càng Tấp nập.

        + Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

* Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỷ XVI-XVII:

    - Do chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh, Nguyễn.

    - Do các nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều.

    - Do cuộc phát kiến địa lý tạo điều kiện giao lưu Đông – Tây thuận lợi.

    - Do vị trí địa lý của nước ta thuận lợi cho việc giao thông đi lại ở các vùng miền và thu hút được thương nhân các nước.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết chương 3 phần 2 Học kì 1

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 4)

Câu 1 : (0,5 điểm). Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất làm bùng nổ phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài đầu thập niên 40 của thế kỷ XVIII?

A. Nông dân bị chấp chiếm, cướp đoạt ruộng đất

B. Nông dân bị chế độ tô thuế, lao dịch, binh dịch nặng nề

C. Nông dân bị hạn hán, lụt lội vỡ đê làm mất mùa xảy ra liên miên

D. Nông dân muốn thoát khỏi sự ràng buộc của chế độ phong kiến Đàng Ngoài

Câu 2 : (0,5 điểm).Trong lúc ở Đàng Ngoài khủng hoảng sâu sắc, ở Đàng Trong chúa Nguyễn làm gì?

A. Chúa Nguyễn xưng vương, lập triều đình riêng

B. Chúa Nguyễn mang quân ra đánh chúa Trịnh

C. Chúa nguyễn lo củng cố phủ chúa

D. Tất cả các việc làm trên

Câu 3: (0,5 điểm). Vào giữa thế kỷ XVIII tình hình Đàng Trong như thế nào?

A. Ổn định và phát triển

B. Chính quyền suy thoái, nhân dân khốn khổ

C. Diễn ra sự tranh chấp ruộng đất khốc liệt

D. Bước vào thời kỳ hưng thịnh nhất

Câu 4 : (0,5 điểm). Năm 1771, anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở đâu? Ai là người lãnh đạo phong trào Tây sơn?

A. Tây Sơn hạ đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Nhạc

B. Tây Sơn trung đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Lữ

C. Tây Sơn thượng đạo. Lãnh đạo là 3 anh em Tây Sơn

D. Phù Quy Nhơn. Lãnh đạo là Nguyễn Huệ

Câu 5 : (0,5 điểm). Từ năm 1776 đến năm 1783, quân tây Sơn đã ghi được những chiến công vang dội nào?

A. Liên tục mở các cuộc tấn công vào vùng đất Gia Định, giải phóng hầu hết Đàng Trong và tiêu diệt lực lượng cát cứ của chúa Nguyễn.

B. Liên tục mở các cuộc tấn công vào Đàng Trong, đánh chiếm Phú Yên.

C. Liên tục mở các cuộc tấn công Đàng Trong và Đàng Ngoài

D. Mang quân đánh chiếm toàn bộ phủ Quy Nhơn, chuẩn bị tấn công ra Đàng Ngoài

Câu 6: (0,5 điểm). Khi quân Tây Sơn giải phóng hầu hết đất Đàng Trong và tiêu diệt lực lượng cát cứ của chúa Nguyễn, ai là người còn sống sót đã chạy sang cầu cứu quân Xiêm?

A. Nguyễn Kim

B. Nguyễn Hoàng

C. Lê Chiêu Thống

D. Nguyễn Ánh

Câu 7 (7 điểm). Phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ và làm chủ ở Đàng Trong như thế nào?

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án A A B C A D

Câu 7 :

   - Năm 1771, anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (thuộc huyện An Khê, tỉnh Gia Lai). Sau một thời gian chuẩn bị lực lượng, mùa thu năm 1773, nghĩa quân vượt đèo An Khê tiến xuống giải phóng Tây Sơn hạ đạo (thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Được sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, nghĩa quân tỏa ra mở rộng vùng giải phóng, biến toàn bộ phủ Quy Nhơn thành căn cứ địa của phong trào.

   - Từ năm 1776 đến năm 1783, quân Tây Sơn liên tục mở các cuộc tấn công vào vùng đất Gia Định, giải phóng hầu hết đất Đàng Trong và tiêu diệt lực lượng cát cứ của chúa Nguyễn. Nguyễn Ánh là người còn sống sót đã chạy sang cầu cứu vua nước Xiêm (Thái Lan). Lợi dụng cơ hội đó, vua Xiêm tổ chức các đạo thủy – bộ bao gồm 5 vạn quân đánh chiếm Gia Định, trong đó đạo quân chủ lực gồm 2 vạn người và 3.000 chiến thuyền do tàn quân Nguyễn dẫn đường tiến đến đóng tại Trà Tân (phía bắc bờ sông Tiền).

   - Đầu tháng 1 -1785, Nguyễn Huệ từ Quy Nhơn bượt biển vào Gia Định và đóng đại bản doanh tại Mỹ Tho, Nguyễn Huệ đã chủ trương nhử địch ra khỏi căn cứ, tổ chức lực lượng mai phục ở khúc sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút để tiêu diệt chúng. Trận đánh đã diễn ra kết thúc nhanh gọn trong ngày 19-1-1785 đúng như dự tính của Nguyễn Huệ. Trên đà chiến thắng, quân Tây Sơn tấn công quét sạch quân xâm lược Xiêm ra khỏi bờ cõi, đập tan tham vọng của vua Xiêm đối với phần lãnh thổ cực Nam của nước ta.

Mục lục Đề kiểm tra Lịch Sử lớp 10 có đáp án theo chương:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:




Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học