Top 4 Đề kiểm tra 1 tiết Lịch Sử 10 Chương 2 Phần 2 có đáp án, cực hay



Để học tốt Lịch Sử lớp 10, phần dưới đây liệt kê Top 4 Đề kiểm tra 1 tiết Lịch Sử 10 Chương 2 Phần 2 có đáp án, cực hay. Bạn vào tên đề kiểm tra hoặc Xem đề kiểm tra để theo dõi các đề kiểm tra Sử 10 tương ứng.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết chương 2 phần 2 Học kì 1

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 1)

Câu 1 : (0,5 điểm). Sau khi đánh bại quân xâm lược Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương vào năm nào?Đóng đô ở đâu?

A. Năm 938, đóng đô ở Hoa Lư

B. Năm 939, đóng đô ở Thăng Long

C. Năm 939, đóng đô ở Cổ Loa

D. Năm 938, đóng đô ở Cổ Loa

Câu 2: (0,5 điểm). Năm 944, Ngô Quyền mất, đất nước ta trở nên như thế nào?

A. Nhà Ngô suy vong, "loạn 12 sứ quân" diễn ra, đất nước bị chia cắt

B. Dương Tam Kha chiếm ngôi vua, tiếp tục xây dựng đất nước

C. Ngô Xương Ngập chiếm ngôi vua , đất nước tiếp tục ổn định

D. Ngô Xương Văn chiếm ngôi vua, "loạn 12 sứ quân"

Câu 3: (0,5 điểm). Triều Ngô trong lịch sử nước ta được thành lập và tồn tại trong khoảng thời gian nào?

A. Từ năm 931- 933

B. Từ năm 938- 944

C. Từ năm 939- 965

D. Từ năm 939- 968

Câu 4: (0,5 điểm). Ở nước ta "loạn 12 sứ quân" diễn ra trong thời điểm lịch sử nào?

A. Cuối Thời Ngô

B. Đầu Thời Ngô

C. Cuối Thời Đinh

D. Đầu Thời Đinh

Câu 5: (0,5 điểm). Triều nhà Đinh trong lịch sử nước ta được thành lâọ và tồn tại trong khoảng thời gian nào?

A. Từ năm 939-944

B. Từ năm 968- 979

C. Từ năm 967- 979

D. Từ năm 968- 1001

Câu 6: (0,5 điểm). Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế vào năm nào?Đặt tên nước là gì?

A. NĂm 967. Đặt tên nước là Đại Cồ Việt

B. NĂm 968. Đặt tên nước là Đại Việt

C. NĂm 967. Đặt tên nước là Đại Cồ Việt

D. NĂm 969. Đặt tên nước là Đại Việt

Câu 7 (5 điểm). Trình bày hoàn cảnh dẫn đến "loạn 12 sứ quân"?Sau khi dẹp "loạn 12 sứ quân" Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để củng cố đất nước? Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?

Câu 8 (2 điểm). Nhà Đinh –Tiền Lê đã làm được những gì cho đất nước?

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án C A B A B C

Câu 7 :

* Hoàn cảnh dẫn đến "loạn 12 sứ quân"

Sau khi đánh bại cuộc xâm lược của nhà Nam Hán, năm 939 Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ loa – kinh đô cũ thời Âu Lạc, thành lập chính quyền mới. Đất nước bắt đầu ổn định, Năm 944, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha chiếm ngôi vương. Nội bộ chính quyền trung ương lục đục, một số thế lực địa phương nhân đó nổi dậy, gây nên tình trạng chia cắt, tranh chấp lẫn nhau, sử cũ gọi là "loạn 12 sứ quân".

* Sau khi dẹp "loạn 12 sứ quân"

   -Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều Đinh, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Nối tiếp sự nghiệp của Nhà Đinh, Nhà Tiền Lê (980-1009) củng cố hơn nữa bộ máy nhà nước Trung ương, chia làm 13 đạo, giao cho các con và các tướng lĩnh trung thành cai quản. Quân đội cũng được chấn chỉnh.

   - Quan hệ ngoại giao Việt- Tống được thiết lập trên cơ sở nhà Tống công nhận nền độc lập của nước Đại Cồ Việt. Nhà Tiền Lê bắt đầu quan hệ với Chăm pa, củng cố các vùng biên cương của đất nước.

* Ý nghĩa:

   - Tạo ra uy lực và thế đứng cho nước ta thời đó.

   - Tạo được khối đoàn kết toàn dân trong việc bảo vệ đất nước.

Câu 8 :

   - Sau khi dẹp "loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Nhà Đinh đã xây dựng một nhà nước quân chủ sơ khai bao gồm ba ban: võ ban, văn ban và tăng ban. Thành lập được quân đội để bảo vệ triều đình và đất nước.

   - Tiếp theo đó, nhà Tiền lê củng cố bộ máy nhà nước Trung ương, chia nước làm 10 đạo, chấn chỉnh quân đội để bảo vệ đất nước.

   - Nhà Đinh – Tiền Lê thực hiện quan hệ ngoại giao với nhà Tống và Chăm pa để củng cố đất nước, nhất là các vùng biên cương.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết chương 2 phần 2 Học kì 1

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 2)

Câu 1 : (0,5 điểm). Tên nước Đại Việt có từ thời vua nào của nhà Lý?

A. Vua Lý Thái Tổ

B. Vua Lý Thái Tông

C. Vua Lý Thánh Tông

D. Vua Lý Nhân Tông

Câu 2 : (0,5 điểm). Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV, nước ta trải qua các triều đại nào?

A. Lý, Trần, Hồ

B. Đinh, Lê, Lý, Trần

C. Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ

D. Lý, Trần, Hồ, Lê

Câu 3 : (0,5 điểm). Dưới thời Nhà Trần, người đứng đầu các xã gọi là gì?

A. Xã quan

B. Tể tướng

C. Tổng quản

D. Xã trưởng

Câu 4: (0,5 điểm).Nối sự kiện ở cột B cho phù hợp với cột A theo bảng thống kê sau đây?

A B

a.Nhà Ngô

b.Nhà Đinh

c.Nhà Tiền Lê

a. Chia nước làm 10 đạo, giao cho các con cháu và các tướng lĩnh trung thành cai quản

b. “Loạn 12 sứ quân”

c. Đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư

d. Bắt đầu quan hệ với Chăm pa, củng cố vùng biên cương của đất nước

e. Nhà nước quân chủ sơ khai ra đời, babo gồm ba ban:võ ban, văn ban và tăng ban

g. Kinh đô ở Cổ loa

Câu 5 : (0,5 điểm). Bộ luật hành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là gì?Do ai ban hành?

A. Quốc triều hình luật. Do Lê Thánh Tông ban hành

B. Hình Luật. Do Lý Thánh Tông ban hành

C. Hoàng triều luật lệ. Do Lý Thánh Tông ban hành

D. Luật Hồng Đức. Do Lê Thánh Tông ban hành

Câu 6 : (0,5 điểm). Nhà Lý được thành lập và tồn tại trong khoảng thời gian nào

A. Từ năm 1010-1209

B. Từ năm 1010-1210

C. Từ năm 1010-1138

D. Từ năm 1010-1225

Câu 7 (4 điểm). Hãy trìnhbày và phân tích việc tổ chức bộ máy nhà nước và cai quản đất nước Đại Việt dưới thời Lý, Trần?

Câu 8 (3 điểm). Trình bày chính sách đối ngoại và đối nội dưới thời Lý – Trần?

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 23 4 5 6
Đáp án C D A

Nối 1 với B,G.

Nối 2 với C,E.

Nối 3 với A,D.

B D

Câu 7 :

   - Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi tên nước thành Đại Việt.

   - Tổ chức bộ máy nhà nước:

      + Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành cao nhất về chính trị, luật pháp, quân sự, nghi lễ, đối ngoại.

      + Giúp vua có Tể tướng (Thái úy), các đại thần,, các chức Hành khiển, các cơ quan hành chính, pháp lý như sảnh, viện, đài.

   - Tổ chức cai quản đất nước:

      + Chia đất nước thành nhiều lộ, dứoi lộ là phủ, huyện, châu, hương.

      + Quân đội gồm có Cấm binh bảo vệ nhà vua và kinh thành. Lộ binh ở các địa phương. Quân đội được tuyển chọn theo chế độ “Ngụ binh ư nông”.

      + Luật pháp: Thời Lý có bộ Hình thư. Thời Trần có bộ hình luật riêng.

      + Tuyển chọn quan lại: Ban đầu ở thời Lý – Trần, quan lại chủ yếu được tuyển chọn từ con em các gia đình quý tộc hoặc con cháu quan lại. Về sau, những người thi cử đỗ đạt cũng được làm quan, nắm giữ một số chức quan trọng.

Câu 8 :

   - Đại Việt là một quốc gia đa dân tộc. Từ xa xưa, các tộc người khác nhau trong nước đã cùng đấu tranh chống sự đô hộ của phương Bắc để giành lại độc lập và tình nguyện sống chung trên cùng một lãnh thổ. Các triều đại Đinh –Tiền Lê, Lý, Trần đã sớm ý thức dược điều đó. Nhà Lý, ngay từ thời Lý Thái Tổ, đã chủ trương đặt quan hệ thân tộc với các dân tộc ít người như gả công chúa, ban chức tước và cho mời họ về kinh…Nhà Trần cũng giải quyết một cách tốt đẹp các vụ chống đối, li khai của một số tù trưởng.

   - Ở miền xuôi, các thế lực chống đối, phản loạn cũng nhanh chóng được giải quyết một cách êm đẹp. Nhà nước và nhân dân cùng hợp tác chăm lo bảo vệ sản xuất, gia cố đê điều, chống lụt bão.

   - Đối với phương Bắc, các vương triều Lý, Trần, Hồ tuy giữ lệ thần phục, nộp cống đều đặn, nhưng luôn giữ vững tư thế của một dân tộc độc lập.

   - Đối với các nước láng giềng phía nam, đặc biệt là Chăm pa, tuy có lúc căng thẳng nhưng nhà nước Lý –Trần luôn giữ thái độ vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn để giữ vững biên cương.

   - Ý thức về sự gần gũi nhân dân, đoàn kết dân tộc để bảo vệ quyền tự chủ, tự cường của dân tộc.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết chương 2 phần 2 Học kì 1

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 3)

Câu 1 : (0,5 điểm). Vua đầu tiên của nhà Trần là ai?

A. Trần Thái Tông (Trần Cảnh)

B. Trần Thánh Tông (Trần Hoàng)

C. Trần NHân Tông (Trần Khiêm)

D. Trần Anh Tông (Trần Thuyên)

Câu 2 : (0,5 điểm). Quân đội dưới thời Lý, Trần được tuyển chọn theo chế độ nào?

A. Theo chế độ “Ngụ binh ư nông”

B. Theo chế độ “Ngụ nông ư binh”

C. Theo chế độ tuyển chọn tức con em quan lại

D. Theo chế độ tuyển mộ binh sỹ

Câu 3 : (0,5 điểm). Quân đội dưới Thời lý – Trần bảo vệ nhà vua và kinh thành được gọi là gì?

A. Cấm quân

B. Lộ binh

C. Ngoại binh

D. Kỵ binh

Câu 4: (0,5 điểm). Việc nhà Lý gả công chúa và ban hành chức tước cho các tù trưởng dân tộc ít người nhằm mục đích gì?

A. Đặt quan hệ thân tộc với các tù trưởng dân tộc ít người

B. Lấy lòng người dân tộc thiểu số

C. Thực hiện chính sách đa dân tộc

D. Tất cả các mục đích trên

Câu 5 : (0,5 điểm). Thời Lý – Trần – Hồ, quan hệ nước ta với phương Bắc như thế nào?

A. Giữ thái độ vừa mềm dẻo vừa cứng rắn để giữ vững biên cương

B. Giữ lệ thần, nộp phú cống đều đặn

C. Giữ lệ thần, nộp phú cống đều đặn nhưng luôn giữ vững tư thế của một dân tộc độc lập

D. Hợp tác bình đẳng, hai bên cùng có lợi

Câu 6 : (0,5 điểm). Ghi đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các câu dưới đây:

TT Nội dung Đúng Sai
A. Các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X –XV đều có chính sách đoàn kết với các dân tộc ít người
B. Nhà nước phong kiến Việt Nam thế kỷ X-XV luôn thực hiện chính sách mềm dẻo đối với những tù trưởng dân tộc ít người có hành động phản loạn
C. Đối với các triều đại phương bắc, các triều đại phong kiến Đại VIệt thực hiện đầy đủ lệ triều cống nhưng luôn giữ vững tư thế của một quốc gia độc lập, tự chủ
D. Đối với các nước phương nam, nhà nước Đại Việt luôn đề cao cảnh giác để đối phó hành động quấy nhiễu của họ
E. Nhà nước Đại Việt cho phép các tù trưởng ở miền núi thành lập khu tự trị để đối phó với các thế lực ngoại xâm
F. Trong các thế kỷ X-XV, các vương triều Chăm pa thay thế nhau, tiếp tục duy trì sự thần phục nhưng có lúc đem quân đánh Đại Việt

Câu 7 (7 điểm). So sánh bộ máy nhà nước thời Lê sơ với bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê. Nhận xét chung về sự hoàn thiện của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê sơ.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 12 3 4 5 6
Đáp án A A A A C 1:Đ; 2;S; 3:Đ; 4:S; 5:S; 6:Đ

Câu 7 :

* Tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh , Tiền Lê:

    - Chính quyền Trung ương có 3 ban: võ ban, văn ban và tăng ban.

    - Chia nước thành 10 đạo.

    - Tổ chức quân đội theo chế độ “ngụ binh ư nông”.

* Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ:

    - Vua trực tiếp quyết định mọi việc.

    - ở Trung ương, có đại thần, quan văn, quan võ.

    - Ở địa phương có lộ, phủ, huyện, hương, xã.

    - Các cơ quan như Ngự sử đài, Hàn lâm viện được duy trì với quyền hành cao hơn.

    - Cả nước chia thành 13 đạo Thừa tuyên. Mỗi đạo đều có 3 ti trông coi các mặt dân sự, quân sự, an ninh. Dưới đạo là các phủ, huyện, châu. Người đứng đầu xã là xã trưởng do dân bầu.

    Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn thời Đinh, Tiền lê.

* Nhận xét chung về sự hoàn thiện của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê sơ

    - Trong khoảng hơn 70 năm (1428-1503), nhà Lê sơ củng cố bộ máy chính quyền, ổn định tình hình xã hội, ban hành chính sách pháp luật, phát huy vai trò tích cực của giai cấp phong kiến ở thời kỳ đang lên.

    - Nhà Lê chia nước thành 13 đạo. Dưới đạo có lộ, trấn, phủ. Huyện, xã làm cho tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh hơn, dễ cai quản hơn.

    - Triều đình Trung ương gồm các bộ do các chức quan Thượng thư đứng đầu và một số cơ quan chuyên trách đã giúp triều đình hoạt động nhịp nhàng, đồng bộ hơn.

    - Nhà vua bỏ các chức Tể tướng, cấm quan lại lập quân đội riêng nhằm đề cao uy quyền tuyệt đối của nhà vua.

    - Việc ban hành bộ luật Hồng Đức nhằm bảo vệ quyền thống trị của nhà nước phong kiến tập quyền, bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến theo tinh thần Nho giáo.

    - Đối với nước ngoài, Nhà Lê Sơ thực hiện chính sách mềm mỏng nhưng kiến quyết trên lập trường toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của đất nước.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết chương 2 phần 2 Học kì 1

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 4)

Câu 1 : (0,5 điểm). Dưới thời Lý – Trần, nhà nước bắt đầu lấy một số ruộng thưởng và cấp cho đối tượng nào?

A. Thưởng cho những người có công và cấp cho hộ nông dân nghèo

B. Thưởng cho quý tộc và cấp cho dòng tộc

C. Thưởng cho những người có công và cấp cho các chùa chiền

D. Thưởng cho quân đội và cấp cho làng xã

Câu 2 : (0,5 điểm). Các vua thời Lê và Lý hàng năm thường về các địa phương để làm gì

A. Cùng nông dân làm công tác thủy lợi

B. Làm lễ cày tịch điền

C. Kiểm tra lại việc ban cấp ruộng đất cho nông dân

D. Làm lễ cày ruộng công điền

Câu 3 : (0,5 điểm). Nhà Trần đã sử dụng biện pháp nào để đề phòng thủy tai

A. Đào một số kênh máng và đắp đê

B. Huy động nhân dân cả nước đắp đê dọc theo các con sông lớn

C. Cử các chức Hà đê sứ để trông coi đê điều

D. Tất cả các biện pháp trên

Câu 4 : (0,5 điểm). Dưới thời nhà Trần đã đặt thêm chức gì để trông coi, đốc thúc việc sửa và đắp đê?

A. Đồn điền sứ

B. Hà đê sứ

C. Đắp đê sứ

D. Khuyến nông sứ

Câu 5: (0,5 điểm). Nối nội dung các làng nghề thủ công cho phù hợp với các địa danh sau đây?

Địa danh Làng nghề thủ công

1. hà nội

2. bắc giang

3. Hải Dương

4. Hưng Yên

A. Thổ Hà

B. Bát Tràng

C. Huê Cầu

D. Chu Đậu

Câu 6 : (0,5 điểm). Đầu thế kỷ XV, các quan xưởng dưới sự chỉ đạo của ai đã chế tạo được súng thần cơ và đóng được thuyền chiến có lầu?

A. Hồ Nguyên Trừng

B. Lê Thánh Tông

C. Lý Thánh Tông

D. Hồ Quý Ly

Câu 7 (7 điểm). Phân tích sự phát triển nông nghiệp nước ta ở các thế kỷ X-XV?Nguyên nhân của sự phát triển đó

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu1 2 3 4 5 6
Đáp án C B D B

Nối 1 với B. Nối 2 với A.

Nối 3 với D. Nối 4 với C.

A

Câu 7 :

* Sự phát triển nông nghiệp:

   - Từ thời Đinh – Tiền lê, nhà nước và nhân dân đã chăm lo khai phá đất hoang, mở rộng đất đai canh tác, phát triển nông nghiệp. Tiếp tục công việc đó, nhà Lý, nhà Trần không ngừng khuyến khích khai hoang, đẩy mạnh sản xuất. Nhà nước ban đầu lấy một số ruộng thưởng cho những người có công và cấp cho các chùa chiền.

   - Nước ta có nhiều sông ngòi. Lũ lụt thường xuyên xảy ra, tàn phá mùa màng, làng mạc. Kinh đô Thăng Long cũng thường bị nạn lụt đe dọa. Nhà Tiền Lê, nhà Lý đã chú ý cho dân đào nhiều kênh máng, đắp đê nhưng vẫn không hạn chế được bao nhiêu. Năm 1248, nhà Trần tổ chức một chiến dịch lớn, huy động nhân dân cả nước đắp đê suốt dọc hai bờ các con sông lớn. Từ đầu nguồn đến bờ biển, gọi là đê “Quai vạc”. Chỗ nào đê đắp vào ruộng củadân thì cho đo đạc, trả tiền. Lại đặt chức quan Hà đê sứ để trông coi việc sửa đắp. “Từ đó, thủy tai không còn nữa và đời sống nhân dân được sung sướng”

   - Thành tựu chung của nông nghiệp: Bên cạnh việc trồng lúa, khoai , sắn, nhân dân ta còn trồng dâu nuôi tằm, trồng bông, trồng cây ăn quả, rau đậu…

* Nguyên nhân:

   - Nhà nước rất chăm lo đến việc khai phá đất hoang để mở rộng diện tích canh tác , phát triển nông nghiệp.

   - Nhà nước có những biện pháp động viên, khuyến khích nông dân sản xuất nông nghiệp.

   - Nhà nước rất chú ý đến công tác thủy lợi như đào kênh máng, đắp đê. Đặc biệt dưới thời Trần đã tổ chức chiến dịch lớn, huy động nhân dân cả nước đắp đê suốt dọc hai bờ các con sông lớn từ đầu nguồn đến bờ biển, gọi là đê “Quai vạc”.

Mục lục Đề kiểm tra Lịch Sử lớp 10 có đáp án theo chương:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:




Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học