Top 50 Đề thi Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo có đáp án

Bộ 50 Đề thi Lịch sử lớp 10 Chân trời sáng tạo năm học 2023 - 2024 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử 10.

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word có lời giải chi tiết:

- Đề thi Lịch Sử 10 Giữa kì 1

- Đề thi Lịch Sử 10 Học kì 1

- Đề thi Lịch Sử 10 Giữa kì 2

- Đề thi Lịch Sử 10 Học kì 2

Xem thêm đề thi Lịch Sử 10 cả ba sách:

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Lịch sử lớp 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Lịch sử là

A. khoa học dự đoán về tương lai.

B. những gì đang diễn ra ở hiện tại.

C. những gì đã diễn ra trong quá khứ.

D. những gì sẽ diễn ra trong tương lai.

Câu 2.Rìu tay Núi Đọ (Thanh Hóa) thuộc loại hình sử liệu nào?

A. Sử liệu truyền miệng.

B. Sử liệu đa phương tiện.

C. Sử liệu thành văn.

D. Sử liệu hiện vật.

Câu 3. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành khái nhiệm sau:

“…… là những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, hình thành qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm”.

A. Sử học.

B. Lịch sử.

C. Tri thức lịch sử.

D. Hiện thực lịch sử.

Câu 4. Một trong những lợi ích của việc học tập và khám phá lịch sử suốt đời là

A. giúp con người cập nhật và mở rộng tri thức.

B. tách rời lịch sử với cuộc sống của con người.

C. giúp con người phát triển về cả thể chất và trí óc.

D. làm phong phú và đa dạng quá khứ của loài người.

Câu 5. Tri thức lịch sử và bài học lịch sử có mối liên hệ như thế nào với cuộc sống hiện tại?

A. Là cơ sở để con người nhìn nhận về cuộc sống hiện tại.

B. Tồn tại độc lập với cuộc sống hiện tại của con người.

C. Là hệ quả của những hoạt động của con người ở hiện tại.

D. Là nguyên nhân dẫn tới mọi nhận thức của con người.

Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?

A. Là thước đo giá trị của mọi phát minh khoa học - công nghệ.

B. Phục dựng lịch sử phát triển của các ngành khoa học và công nghệ.

C. Là nền tảng dẫn tới mọi phát minh khoa học và công nghệ hiện đại.

D. Cung cấp mọi kiến thức chuyên sâu của các ngành khoa học.

Câu 7. Nhà sử học vận dụng tri thức của các ngành khoa học khác để nghiên cứu lịch sử nhằm

A. tìm hiểu một cách toàn diện và sâu sắc về quá khứ của loài người.

B. chứng minh tính xác thực và khoa học của các nguồn tư liệu lịch sử.

C. chứng tỏ mối quan hệ mật thiết giữa khoa học với đời sống xã hội.

D. xác định mối quan hệ giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác?

A. Là đối tượng nghiên cứu duy nhất của các ngành.

B. Dự báo xu hướng vận động và phát triển của các ngành.

C. Cung cấp thông tin về bối cảnh hình thành và phát triển.

D. Xác định nhân tố tác động đến quá trình hình thành, phát triển.

Câu 9. Di sản văn hoá là những sản phẩm tinh thần, vật chất, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có giá trị

A. lịch sử, văn hoá, khoa học.

B. khoa học, kinh tế, chính trị.

C. kinh tế, giáo dục, văn hoá.

D. khoa học, kinh tế, văn hoá.

Câu 10. Sử học có vai trò nào dưới đây đối với sự phát triển của một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá?

A. Phát huy, quảng bá các giá trị của lịch sử, văn hoá dân tộc.

B. Thúc đẩy tri thức lịch sử và văn hoá nhân loại phát triển.

C. Giáo dục các thế hệ, tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hoá.

D. Cơ sở hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng hoạt động.

Câu 11. Di sản văn hoá Việt Nam được sử dụng không nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Phát huy giá trị di sản văn hoá vì lợi ích của toàn xã hội.

B. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

C. Xóa bỏ những giá trị văn hóa xưa, tiếp thu thành tựu văn minh của nhân loại.

D. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản Việt Nam.

Câu 12. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa Sử học với sự phát triển của ngành du lịch?

A. Quan hệ gắn bó, tác động qua lại.

B. Tách rời, không liên quan đến nhau.

C. Chỉ Sử học tác động đến công nghiệp văn hóa.

D. Chỉ công nghiệp văn hóa tác động đến Sử học.

Câu 13. Bốn trung tâm văn minh lớn ở phương Đông thời kì cổ đại là

A. Ấn Độ, Trung Hoa, A-rập và Ai Cập.

B. Trung Hoa, Ai Cập, Lưỡng Hà và La Mã.

C. Hy Lạp, La Mã, Lưỡng Hà và Ấn Độ.

D. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa.

Câu 14. Một trong những tiêu chí đánh dấu con người bước vào thời đại văn minh là khi có

A. công cụ đá.

B. công cụ đồng thau.

C. tiếng nói.

D. chữ viết.

Câu 15. Tầng lớp nào dưới đây là lực lượng lao động chính của xã hội Ai Cập cổ đại?

A. Quý tộc.

B. Nông dân công xã.

C. Nô lệ.

D. Nông nô.

Câu 16. Đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại được gọi là

A. thiên tử.

B. Pha-ra-ông.

C. hoàng đế.

D. En-xi.

Câu 17. Cư dân Ai Cập sống tập trung ở đồng bằng ven sông lớn vì ở đây có

A. lãnh thổ rộng lớn, đất đai mềm xốp, dễ canh tác.

B. khí hậu ấm áp, giao thông thuận tiện để buôn bán.

C. địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, dễ canh tác.

D. khí hậu ấm nóng, không có lũ lụt, thiên tai, hạn hán.

Câu 18. Người Trung Quốc cổ đại viết chữ trên nguyên liệu gì?

A. Giấy, lụa.

B. Mai rùa, thẻ tre, trúc.

C. Đất sét.

D. Giấy pa-py-rút.

Câu 19. “Con đường Tơ lụa” là con đường trao đổi buôn bán từ Trung Quốc sang

A. Ấn Độ.

B. Ai Cập.

C. Trung Đông.

D. châu Âu.

Câu 20. Nhận định nào dưới đây không đúng về giá trị của Nho giáo ở Trung Quốc?

A. Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị thời phong kiến.

B. Góp phần đào tạo nhân tài phục vụ cho đất nước.

C. Giáo dục nhân cách, đạo đức cho con người.

D. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Câu 21. Công trình kiến trúc phòng thủ nào sau đây được xây dựng bởi nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc?

A. Lăng Ly Sơn.

B. Vạn Lý Trường Thành.

C. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

D. Quảng trường Thiên An Môn.

Câu 22. Công trình nào dưới đây tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo của Ấn Độ?

A. Stu-pa San-chi (Sanchi).

B. Đền Kha-giu-ra-hô (Khajuraho).

C. Lăng Ta-giơ Ma-han.

D. Tháp Ku-túp Mi-na (Qutb Minar).

Câu 23. Phát minh chữ số tự nhiên và số 0 là thành tựu của quốc gia nào sau đây?

A. Ai Cập.

B. Ấn Độ.

C. Trung Quốc.

D. Lưỡng Hà.

Câu 24. Tư tưởng tôn giáo nào là cơ sở cho sự phân biệt đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại?

A. Phật giáo.

B. Bà La Môn giáo.

C. Thiên Chúa giáo.

D. Ấn Độ giáo.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Qua câu danh ngôn “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” của Xi-xê-rô, em hiểu thế nào về chức năng, nhiệm vụ của Sử học?

Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy điền vào chỗ trống trong bảng dưới đây để phân biệt văn hoá và văn minh.


VĂN HOÁ

VĂN MINH

KHÁC NHAU

.........................................................

.............................................................

ĐẶC ĐIỂM

- Bề dày ...........................................

- Có tính ..........................................

- Bề dày .............................................

- Có tính ............................................

MỐI QUAN HỆ

- ................................................ ra đời trước, phát triển đến trình độ nào đó thì .................................................. ra đời

- .............................là quá trình tích luỹ những sáng tạo ..........................................ra đời sẽ thúc đẩy ............................. phát triển.

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI GIỮA KÌ 1

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-C

2-D

3-C

4-A

5-A

6-B

7-A

8-A

9-A

10-D

11-C

12-A

13-D

14-D

15-B

16-B

17-C

18-B

19-D

20-D

21-B

22-A

23-B

24-B







II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Chức năng của sử học:

+ Chức năng khoa học: cung cấp tri thức khoa học nhằm khôi phục, miêu tả, giải thích hiện tượng lịch sử một cách chính xác, khách quan.

+ Chức năng xã hội: giúp con người tìm hiểu các quy luật phát triển của xã hội loài người trong quá khứ, từ đó nhận thức hiện tại và dự đoán tương lai.

+ Chức năng giáo dục: thông qua những tấm gương lịch sử, bài học lịch sử.

- Nhiệm vụ của sử học:

+ Rút ra bài học kinh nghiệm phục vụ cuộc sống hiện tại.

+ Góp phần bồi dưỡng nhân sinh quan và thế giới quan khoa học, nâng cao trình độ nhận thức của con người.

+ Góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức và phát triển nhân cách con người.

Câu 2 (2,0 điểm):


VĂN HOÁ

VĂN MINH

KHÁC NHAU

- Là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo từ khi xuất hiện cho đến nay.

- Là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội.

ĐẶC ĐIỂM

- Bề dày: xuất hiện đồng thời cùng với lịch sử loài người.

- Có tính dân tộc

- Bề dày: xuất hiện khi con người bước vào giai đoạn phát triển cao (thường là khi nhà nước và và chữ viết ra đời)

- Có tính quốc tế

MỐI QUAN HỆ

- Văn hóa ra đời trước, phát triển đến trình độ nào đó thì văn minh ra đời.

- Văn minh là quá trình tích luỹ những sáng tạo văn hóa. Văn minhra đời sẽ thúc đẩy văn hóa phát triển.

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Lịch sử lớp 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Đến thời đại đồ kim khí, Nhà nước và chữ chiết ra đời, nhân loại đã bước vào thời kì

A. nguyên thủy.

B. văn minh.

C. dã man.

D. văn hóa.

Câu 2. Đến thiên niên kỉ IV TCN, nhân loại đã bước vào thời kì văn minh với trung tâm chính ở khu vực

A. Đông Âu và Nam Âu.

B. đông bắc châu Phi và Tây Á.

C. Tây Âu và Đông Nam Á.

D. Nam Âu và đông bắc châu Á.

Câu 3. Người Ai Cập cổ đại là chủ nhân của thành tựu nào dưới đây?

A. Lăng Ta-giơ Ma-han.

B. Vườn treo Ba-bi-lon.

C. Bộ luật Hammurabi.

D. Phép đếm lấy số 10 làm cơ sở.

Câu 4. Tri thức toán học ra đời sớm ở Ai Cập cổ đại do nhu cầu

A. chia ruộng đất, ghi chép nợ và tri thức khoa học.

B. tính toán trong xây dựng, phân chia ruộng đất.

C. tính toán nợ và thu thuế của giai cấp thống trị.

D. sản xuất nông nghiệp và phát triển thương nghiệp.

Câu 5. Thành tựu kĩ thuật nào dưới đây không thuộc “tứ đại phát minh” của cư dân Trung Quốc thời cổ - trung đại?

A. Đồng hồ.

B. Kĩ thuật in.

C. La bàn.

D. Thuốc súng.

Câu 6. Nhận định nào dưới đây không đúng về giá trị của Nho giáo ở Trung Quốc?

A. Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị thời phong kiến.

B. Góp phần đào tạo nhân tài phục vụ cho đất nước.

C. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.

D. Giáo dục nhân cách, đạo đức cho con người.

Câu 7. Công trình kiến trúc nào dưới đây là thành tựu của cư dân Ấn Độ thời kì cổ - trung đại?

A. Vườn treo Ba-bi-lon.

B. Kim tự tháp Kê-ốp.

C. Vạn lí trường thành.

D. Chùa hang A-gian-ta.

Câu 8. Giá trị ưu việt và tính nhân văn của văn minh Ấn Độ thể hiện qua việc lan toả giá trị văn minh bằng con đường

A. chính trị.

B. quân sự.

C. chiến tranh.

D. hoà bình.

Câu 9. Cư dân Hy Lạp cổ đại là chủ nhân của thành tựu văn minh nào dưới đây?

A. Sử thi I-li-át và Ô-đi-xê.

B. Đầu trường Cô-li-dê.

C. Hệ thống 10 chữ số tự nhiên.

D. Hệ thống mẫu tự La-tinh.

Câu 10. Thành tựu nào của cư dân La Mã cổ đại vẫn được ứng dụng cho đến hiện nay?

A. Kĩ thuật làm giấy.

B. Hệ chữ cái La-tinh.

C. Bộ luật Hamurabi.

D. Âm lịch.

Câu 11. Đặc điểm nổi bật của nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại là

A. khép kín, không có sự giao lưu với bên ngoài.

B. mang tính tiên phong và tính cộng đồng cao.

C. chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo.

D. có tính hiện thực cao và mang tính nhân bản.

Câu 12. Chữ viết là cống hiến lớn lao của La Mã cổ đại, vì

A. có hàng ngàn kí tự nên dễ dàng biểu đạt các khái niệm.

B. được tất cả các nước trên thế giới sử dụng đến ngày nay.

C. sử dụng hình ảnh để biểu đạt nên dễ dàng ghi nhớ, phổ biến.

D. đơn giản, khoa học, khả năng ghép chữ linh hoạt, dễ phổ biến.

Câu 13. Với Thuyết Nhật tâm, nhà khoa học N. Cô-péc-ních đã khẳng định

A. Trái Đất là trung tâm của Thái Dương hệ.

B. Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất.

C. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.

D. Mặt Trăng là trung tâm của vũ trụ.

Câu 14. Bức tranh Bữa tiệc cuối cùng là tác phẩm nổi tiếng của danh họa nào?

A. W. Sếch-xpia.

B. Lê-ô-na đơ Vanh-xi.

C. Mi-ken-lăng-giơ.

D. G. Ga-li-lê.

Câu 15. Văn minh thời Phục hưng đề cao điều gì?

A. Giáo lí của Thiên Chúa giáo.

B. Uy quyền và tính chuyên chế của các vị vua.

C. Giá trị con người và quyền tự do cá nhân.

D. Vai trò quan trọng của Giáo hội Thiên Chúa.

Câu 16.Cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng là

A. phong trào văn hóa Phục hưng.

B. cuộc chiến tranh nông dân Đức.

C. phong trào cải cách tôn giáo.

D. phong trào thập tự chinh.

Câu 17. Phát minh nào dưới đây không phải thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?

A. Động cơ đốt trong.

B. Động cơ hơi nước.

C. Con thoi bay.

D. Máy dệt chạy bằng sức nước.

Câu 18. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai được khởi đầu bằng các phát minh về

A. năng lượng Mặt Trời.

B. động cơ đốt trong.

C. năng lượng điện.

D. máy tính điện tử.

Câu 19. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bối cảnh diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai?

A. Anh trở thành nước công nghiệp hàng đầu thế giới.

B. Các nước Âu – Mĩ đã hoàn thành cách mạng tư sản.

C. Quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ.

D. Xuất hiện nhiều thành tựu khoa học – kĩ thuật mới.

Câu 20. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đã mang lại ý nghĩa nào về mặt xã hội?

A. Thúc đẩy quá trình đô thị hóa, hình thành nhiều đô thị có quy mô lớn.

B. Giải phóng sức lao động và thay đổi cách thức lao động của con người.

C. Thúc đẩy quan hệ quốc tế, sự giao lưu và kết nối văn hóa toàn cầu.

D. Lối sống và tác phong công nghiệp ngày càng được phổ biến.

Câu 21. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

A. Máy bay siêu âm.

B. Máy tính điện tử.

C. Động cơ hơi nước.

D. Năng lượng Mặt Trời.

Câu 22. Trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối (IoT) và dữ liệu lớn (big Data) là những yếu tố cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ mấy?

A. Lần thứ ba.

B. Lần thứ tư.

C. Lần thứ hai.

D. Lần thứ nhất.

Câu 23. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại mang lại ý nghĩa nào về văn hóa?

A. Tạo ra bước nhảy vọt của lực lượng sản xuất.

B. Khiến sự phân công lao động ngày càng sâu sắc.

C. Làm thay đổi vị trí, cơ cấu của các ngành sản xuất.

D. Thúc đẩy sự đa dạng văn hóa trên cơ sở kết nối toàn cầu.

Câu 24. Trong đời sống xã hội, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại tác động tiêu cực nào sau đây?

A. Làm gia tăng tình trạng thất nghiệp trên toàn cầu.

B. Gia tăng sự lệ thuộc của con người vào “thế giới mạng”.

C. Làm xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

D. Thúc đẩy mạnh mẽ quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): So sánh cơ sở hình thành của các nền văn minh phương Đông và phương Tây trên phương diện: điều kiện tự nhiên; kinh tế; chính trị.

Câu 2 (2,0 điểm): Anh (chị) hãy cho biết, khi trí tuệ nhân tạo phát triển, máy móc có thể hoàn toàn thay thế con người không? Vì sao?

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Lịch sử lớp 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á có điểm gì đặc biệt?

A. Khu vực duy nhất ở châu Á không tiếp giáp với biển.

B. Là cầu nối giữa Nam Đại Dương và Bắc Băng Dương.

C. Là cầu nối giữa các nền văn minh Tây Á và Bắc Phi.

D. Là giao điểm của nhiều tuyến đường giao thông quốc tế.

Câu 2. Khu vực Đông Nam Á có hệ thống sông ngòi dày đặc, với sự hiện diện của nhiều dòng sông lớn, ngoại trừ

A. Sông Mê Công.

B. Sông I-ra-oa-đi.

C. Sông Ơ-phrát.

D. Sông Hồng.

Câu 3. Cư dân thuộc tiểu chủng Đông Nam Á mang đặc điểm của cả hai đại chủng nào?

A. Môn-gô-lô-ít và Nê-grô-ít.

B. Nê-grô-ít và Ốt-xtra-lô-ít.

C. Ơ-rô-pê-ô-ít và Nê-grô-ít.

D. Môn-gô-lô-ít và Ốt-xtra-lô-ít.

Câu 4. Biểu hiện nào dưới đây chứng tỏ văn hóa Ấn Độ được truyền bá vào Đông Nam Á?

A. Phật giáo và Hin-đu giáo du nhập vào Đông Nam Á.

B. Phật giáo giữ địa vị độc tôn ở mọi quốc gia Đông Nam Á.

C. Cư dân Đông Nam Á tiếp thu và sùng mộ Thiên Chúa giáo.

D. Cư dân Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết riêng từ chữ Hán.

Câu 5. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á?

A. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ.

B. Khí hậu hàn đới với đặc trưng: lạnh giá, ít mưa.

C. Ảnh hưởng của các nền văn minh Tây Á và Bắc Phi.

D. Thành phần dân cư thống nhất, đơn giản về sắc tộc.

Câu 6. Nhận xét nào dưới đây không đúng về tổ chức xã hội ở các quốc gia Đông Nam Á?

A. Mang tính liên kết cộng đồng chặt chẽ.

B. Có lịch sử lâu đời và sức sống mạnh mẽ.

C. Đề cao tính cá nhân và biệt lập, khép kín.

D. Có sự tiếp biến với văn minh bên ngoài.

Câu 7. Những tôn giáo nào của Ấn Độ được truyền bá tới Đông Nam Á ngay từ đầu Công nguyên?

A. Bà La Môn giáo và Hồi giáo.

B. Nho giáo và Thiên Chúa giáo.

C. Phật giáo và Ấn Độ giáo.

D. Hồi giáo và Đạo giáo.

Câu 8. Việt Nam tiếp nhận chữ Hán (từ đầu Công nguyên) để sáng tạo ra loại chữ viết nào?

A. Chữ Nôm.

B. Chữ Phạn.

C. Chữ Pali.

D. Chữ Kanji.

Câu 9. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, văn hóa Đông Nam Á

A. Phát triển mạnh mẽ với nhiều thành tựu rực rỡ.

B. Có sự giao thoa, tiếp xúc với văn hóa phương Tây.

C. Bộc lộ những dấu hiệu của sự suy thoái, khủng hoảng.

D. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ.

Câu 10. Nhận xét nào dưới đây không đúng về nghệ thuật kiến trúc của các quốc gia Đông Nam Á?

A. Thiếu tính sáng tạo, sao chép nguyên bản các văn hóa bên ngoài.

B. Kiến trúc và điêu khắc hài hòa, tạo nên những kiệt tác nghệ thuật.

C. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ và kiến trúc Hồi giáo.

D. Tiếp thu văn hóa bên ngoài nhưng vẫn có những nét riêng độc đáo.

Câu 11. Đặc điểm nổi bật của văn hóa Đông Nam Á là gì?

A. Mang tính cá nhân và sự biệt lập, khép kín.

B. Là nền văn minh nông nghiệp lúa nước.

C. Không có sự giao lưu với bên ngoài.

D. Không mang tính bản địa.

Câu 12. Các Tháp Chăm (ở Việt Nam) và đền Ăng-co Vát (ở Campuchia) chịu ảnh hưởng sâu sắc từ phong cách nghệ thuật kiến trúc nào?

A. Kiến trúc Hồi giáo.

B. Kiến trúc Hin-đu giáo.

C. Kiến trúc phương Tây.

D. Kiến trúc Phật giáo.

Câu 13. Trong đời sống thường nhật, phụ nữ Việt cổ thời Văn Lang - Âu Lạc mặc trang phục như thế nào?

A. Mặc áo, váy, yếm che ngực và đi chân đất.

B. Mặc áo, váy, đội nón quai thao, đi guốc mộc.

C. Mặc áo tứ thân, đội khăn mỏ quạ, đi guốc mộc.

D. Mặc áo bà ba, quần lụa, đi dép làm bằng mo cau.

Câu 14. Phạm vi lãnh thổ của các nhà nước Văn Lang - Âu Lạc tương ứng với khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

B. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

Câu 15. Truyền thuyết Thánh Gióng cho biết điều gì về đời sống của người Việt cổ thời Văn Lang - Âu Lạc?

A. Tinh thần đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm.

B. Sử dụng trầu cau trong các dịp trọng đại, lễ tết.

C. Sự phát triển của kĩ thuật luyện kim (đúc đồng).

D. Đoàn kết để cùng làm thủy lợi, chống thiên tai.

Câu 16. Hoa văn nào trên trống đồng cho thấy đời sống của cư dân Văn Lang - Âu Lạc gắn liền với lễ hội?

A. Hình Mặt Trời và chim Lạc.

B. Hình người đang giã gạo.

C. Hình các vũ công đang nhảy múa.

D. Hình nhà sàn mái cong.

Câu 17. Người Chăm-pa đã xây dựng hệ thống chữ viết riêng trên cơ sở của

A. Chữ La-tinh.

B. Chữ Phạn.

C. Chữ Kanji.

D. Chữ Hangul.

Câu 18. Cư dân Chăm-pa là chủ nhân của thành tựu văn hóa nào dưới đây?

A. Chữ Nôm.

N. Sử thi Đăm-săn.

C. Đền Bô-rô-bu-đua.

D. Thánh địa Mỹ Sơn.

Câu 19. Đường bờ biển dài với nhiều hải cảng đã tạo điều kiện cho cư dân Chăm-pa phát triển ngành kinh tế nào?

A. Nông nghiệp trồng lúa nước.

B. Luyện kim (đúc đồng).

C. Buôn bán đường biển.

D. Chế tác kim hoàn.

Câu 20. Điểm tương đồng trong đời sống tinh thần của cư dân Việt cổ và Chăm-pa là gì?

A. Thịnh hành ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

B. Có tục ăn trầu cau, nhuộm răng đen.

C. Xây nhiều đền tháp để thờ thần Siva.

D. Sùng mộ Phật giáo và Ấn Độ giáo.

Câu 21. Bộ máy nhà nước Phù Nam được xây dựng theo mô hình nhà nước nào dưới đây?

A. Chiếm hữu nô lệ.

B. Dân chủ chủ nô.

C. Chuyên chế cổ đại phương Đông.

D. Quân chủ lập hiến phương Đông.

Câu 22. Văn minh Phù Nam phát triển trên cơ sở của nền văn hóa nào dưới đây?

A. Văn hóa Đông Sơn.

B. Văn hóa Sa Huỳnh.

C. Văn hóa Hòa Bình.

D. Văn hóa Óc Eo.

Câu 23. Cư dân Phù Nam đã tiếp thu có sáng tạo những thành tựu văn minh Ấn Độ để làm phong phú nền văn hóa dân tộc. Điều này được thể hiện thông qua việc

A. Hình thành tín ngưỡng vạn vật hữu linh, phồn thực.

B. Xây dựng hệ thống chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn.

C. Hình thành tập tục ăn trầu cau và hoả táng người chết.

D. Sáng tác ra sử thi Riêm Kê trên cơ sở sử thi Ramayana.

Câu 24. Văn minh Ấn Độ được truyền bá tới Phù Nam thông qua con đường nào?

A. Buôn bán và chiến tranh thôn tính.

B. Chính sách “đồng hóa văn hóa”.

C. Buôn bán và truyền giáo.

D. Chiến tranh xâm lược.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Nếu được lựa chọn để giới thiệu với bạn bè, em sẽ chọn giới thiệu thành tựu văn minh tiêu biểu nào ở khu vực Đông Nam Á? Vì sao?

Câu 2 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra điểm tương đồng về cơ sở hình thành của các nền văn minh: Văn Lang - Âu Lạc; Chăm-pa; Phù Nam.

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-D

2-C

3-D

4-A

5-A

6-C

7-C

8-A

9-A

10-A

11-B

12-B

13-A

14-A

15-A

16-C

17-B

18-D

19-C

20-A

21-C

22-D

23-B

24-C

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

(*) Lưu ý:

- Học sinh trình bày quan điểm cá nhân;

- Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm bài.

(*) Tham khảo:

- Lựa chọn giới thiệu các công trình kiến trúc ở Đông Nam Á. Vì:

+ Những công trình kiến trúc cho thấy sức lao động và khả năng sáng tạo tuyệt vời của cư dân Đông Nam Á.

+ Nghệ thuật kiến trúc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ và kiến trúc Hồi giáo, nhưng vẫn có nét độc đáo riêng, thể hiện bản sắc văn hóa của từng dân tộc.

Câu 2 (2,0 điểm):

- Cơ sở về điều kiện tự nhiên:

+ Có các dòng sông lớn, đồng bằng châu thổ màu mỡ.

+ Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa.

+ Tiếp giáp với biển.

- Cơ sở kinh tế:

+ Nông nghiệp trồng lúa nước là ngành sản xuất chính.

+ Ngoài ra, cư dân còn có các hoạt động kinh tế khác, như: chăn nuôi, đánh bắt cá,...

- Cơ sở xã hội:

+ Làng là tổ chức xã hội phổ biến của cư dân Việt cổ, Chăm-pa, Phù Nam

+ Cư dân bản địa là những người đóng góp chủ yếu trong quá trình xây dựng nền văn minh của họ.

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Lịch sử lớp 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Văn minh Thăng Long là tên gọi khác của

A. văn minh Đại Việt.

B. văn minh sông Hồng.

C. văn minh Chăm-pa.

D. văn minh Phù Nam.

Câu 2. Bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt là

A. Hình luật.

B. Luật Hồng Đức.

C. Luật Gia Long.

D. Hình thư.

Câu 3. Bạch Vân Quốc ngữ thi tập là tập thơ tiêu biểu của

A. Nguyễn Bỉnh Khiêm.

B. Bà Huyện Thanh Quan.

C. Nguyễn Gia Thiều.

D. Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 4. Ai đã chế tạo thành công súng thần cơ?

A. Trần Hưng Đạo.

B. Hồ Nguyên Trừng.

C. Đào Duy Từ.

D. Cao Thắng.

Câu 5. Yếu tố nào đã thúc đẩy sự hưng khởi của các đô thị ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII?

A. Sự phát triển của kinh tế hàng hoá.

B. Sự xuất hiện của đô thị Thăng Long.

C. Chính sách “trọng thương” của nhà Lê.

D. Chính sách “mở cửa” của nhà Nguyễn.

Câu 6. Thời Tây Sơn, chữ Nôm đã trở thành chữ viết chính thống thay thế chữ Hán. Điều này đã thể hiện

A. ý thức tự tôn dân tộc.

B. tính ưu việt của ngôn ngữ.

C. sự suy thoái của Nho giáo.

D. tinh thần sáng tạo của dân tộc.

Câu 7. Thời kì phát triển của văn minh Đại Việt chấm dứt khi

A. Triệu Đà đánh bại nhà nước Âu Lạc (thế kỉ II TCN).

B. nhà Minh xâm lược và cai trị Đại Ngu (đầu thế kỉ XV).

C. thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (giữa thế kỉ XIX).

D. vua Bảo Đại thoái vị, nhà Nguyễn sụp đổ (năm 1945).

Câu 8. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về nền văn minh Đại Việt?

A. Là nền văn minh nông nghiệp lúa nước.

D. Phát triển rực rỡ, phong phú, toàn diện.

C. Không có sự giao lưu với văn hóa bên ngoài.

D. Có sự giao lưu, tiếp biến văn hóa bên ngoài.

Câu 9. Ở Việt Nam, loại hình nhà ở phổ biến của người Kinh, người Hoa là

A. nhà sàn.

B. nhà trệt.

C. nhà trình tường.

D. nhà nửa sàn nửa đất.

Câu 10. Di sản văn hóa nào của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã được Tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại (năm 2005)?

A. Thực hành hát Then.

B. Nghi lễ và trò chơi kéo co.

C. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

D. Không gian văn hóa Cồng chiêng.

Câu 11. Một trong những tín ngưỡng truyền thống tồn tại phổ biến trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam là

A. thờ Đức Phật.

B. thờ cúng tổ tiên.

C. thờ Thánh A-la.

D. thờ Thiên Chúa.

Câu 12. Loại lương thực chủ yếu của phần đông các dân tộc ở Việt Nam là

A. mèn mén nấu từ bột ngô.

B. cơm nấu từ gạo tẻ, gạo nếp.

C. bánh khẩu xén làm từ củ sắn.

D. bánh láo khoải làm từ bột ngô.

Câu 13. Nhận xét nào dưới đây đúng về đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam?

A. Đa dạng, phong phú.

B. Không có bản sắc riêng.

C. Đơn điệu, nhàm chán.

D. Không có nhiều giá trị.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam?

A. Hầu hết các dân tộc trên đất nước Việt Nam đều có tiếng nói riêng.

B. Ở Việt Nam thường xuyên xảy ra xung đột giữa các tộc người.

C. Mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng riêng về văn hóa.

D. Các dân tộc ở Việt Nam cư trú vừa tập trung vừa xen kẽ.

Câu 15. Tập quán sản xuất của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam không hoàn toàn giống nhau, chủ yếu do

A. năng lực sản xuất và thái độ lao động của các dân tộc có sự khác biệt.

B. trình độ nhận thức và tuy duy của các dân tộc có sự chênh lệch nhất định.

C. khác nhau về mức độ áp dụng các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại.

D. địa bàn cư trú trải rộng trên nhiều địa hình và điều kiện tự nhiên khác nhau.

Câu 16. Nhận xét nào dưới đây không đúng về trang phục của các dân tộc ở Việt Nam?

A. Đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, hoa văn trang trí.

B. Đơn điệu, không có bản sắc riêng của từng tộc người.

C. Phản ánh tập quán, óc thẩm mĩ của cộng đồng dân cư.

D. Trang phục của mỗi dân tộc có nét đặc trưng riêng.

Câu 17. “Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều có trách nhiệm vun đắp, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc” – đó là nội dung của nguyên tắc nào trong chính sách dân tộc?

A. Tự quyết.

B. Đoàn kết.

C. Cùng giúp nhau phát triển.

D. Tôn trọng.

Câu 18. Khi thực hiện chính sách dân tộc, trong công tác giáo dục – đào tạo, Đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay đặc biệt chú trọng vấn đề gì?

A. Củng cố các vùng và địa bàn chiến lược.

B. Hỗ trợ các dân tộc nâng cao kiến thức sản xuất.

C. Phổ cập giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số.

D. Bảo tồn di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số.

Câu 19. Ở Việt Nam hiện nay, tổ chức nào có vai trò rất lớn trọng việc củng cố, mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân?

A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

B. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

C. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

D. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Câu 20. Việc nhà nước Việt Nam ban hành các chính sách hỗ tợ đồng bào dân tộc thiểu số về: đất đai, thuế, giống cây trồng, phân bón, vật tư, gia súc,… là biểu hiện cụ thể của chính sách dân tộc trên lĩnh vực nào?

A. Kinh tế.

B. Giáo dục.

C. Y tế.

D. Văn hóa.

Câu 21. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam?

A. Nhu cầu trị thuỷ và thuỷ lợi để phát triển sản xuất.

B. Nhu cầu đoàn kết lực lượng để đấu tranh chống ngoại xâm.

C. Tập hợp lực lượng để tiến hành chiến tranh mở rộng lãnh thổ.

D. Nhà nước xây dựng quan hệ hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc.

Câu 22. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước có ý nghĩa như thế nào đối với việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam?

A. Góp phần nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.

B. Tạo nên sự đa dạng về văn hóa giữa các dân tộc.

C. Góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc.

D. Thúc đẩy kinh tế quốc gia phát triển nhanh, bền vững.

Câu 23. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng vè bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay?

A. Tạo môi trường hòa bình, ổn định cho việc phát triển kinh tế, văn hóa.

B. Tạo nguồn sức mạnh để bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

C. Là nhân tố duy nhất quyết định thành công của công cuộc đổi mới đất nước.

D. Góp phần khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới.

Câu 24. Khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò như thế nào trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam?

A. Nhân tố duy nhất dẫn đến sự thắng lợi, thành công.

B. Là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thắng lợi.

C. Là nhân tố thứ yếu, góp phần dẫn đến sự thành công.

D. Không đóng góp nhiều cho sự nghiệp chống ngoại xâm.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Vì sao trống đồng Ngọc Lũ được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2012? Hãy tìm hiểu và trình bày ý nghĩa của các hoa văn trên trống đồng này.

Câu 2 (2,0 điểm): Phân tích vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

HƯỚNG DẪN GIẢI

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-D

3-A

4-B

5-A

6-A

7-C

8-C

9-B

10-D

11-B

12-B

13-A

14-B

15-D

16-B

17-B

18-C

19-A

20-A

21-C

22-C

23-C

24-B

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

(*) Lưu ý:

- Học sinh trình bày quan điểm cá nhân.

- Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm điểm.

(*) Tham khảo:

- Trống đồng Ngọc Lũ được công nhận là bảo vật quốc gia (năm 2012) vì:

+ Trống đồng Ngọc Lũ thuộc sưu tập trống đồng Đông Sơn là đại diện loại hình hiện vật tiêu biểu nhất của nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á.

+ Trong hàng ngàn chiếc trống được phát hiện từ trước đến nay (không hề có chiếc nào giống nhau hoàn toàn), trống đồng Ngọc Lũ vẫn là chiếc trống có kiểu dáng và kích thước hài hòa nhất, đẹp, tinh xảo, trang trí hoàn mỹ và phong phú nhất.

+ Trống đồng Ngọc Lũ không chỉ thể hiện trình độ đúc đồng đỉnh cao mà còn là tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu cho tài năng sáng tạo của người Việt cổ, là biểu tượng của văn hóa Việt Nam

- Ý nghĩa của một số hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ:

+ Mặt trống trang trí hình mặt trời 14 tia, tượng trưng cho dương, giữa các tia trang trí hoa văn lông đuôi chim công hình tam giác, tượng trưng cho âm. Hình tượng Mặt Trời được khắc chính giữa mặt trống cho thấy người Việt cổ thờ thần mặt trời và sùng bái thiên nhiên.

+ Các hoa văn mặt trời, nhà sàn, người giã gạo, chim cò bay, thuyền và người đánh trống, nhảy múa,….truyển tải thông điệp về cuộc sống của người xưa, khắc hoạ những sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hoá đương thời.

Câu 2 (2,0 điểm):

- Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, khối đại đoàn kết các dân tộc tiếp tục giữ một vai trò rất quan trọng.

+ Mối quan hệ hòa hợp, tương trợ và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc sẽ tạo ra môi trường hoà bình, ổn định cho việc phát triển kinh tế, văn hoá.

+ Đồng thời, khối đại đoàn kết là nguồn sức mạnh để cộng đồng các dân tộc Việt Nam bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

=> Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã quán triệt việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của hệ thống chính trị. Trong đó, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam góp phần rất lớn vào việc củng cố, mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân cũng như cộng đồng các dân tộc.

Xem thử

Xem thêm đề thi các môn học lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học