Giáo án GDQP 10 năm 2024 (mới nhất) | Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
Tài liệu Giáo án GDQP 10 cả ba bộ sách Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo năm 2024 mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) của BGD giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn Giáo dục quốc phòng 10 theo chương trình mới.
Xem thử Giáo án GDQP 10 KNTT Xem thử Giáo án GDQP 10 CD
Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án GDQP 10 (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Giáo án GDQP 10 Kết nối tri thức
BÀI 1: LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN VIỆT NAM.
TIẾT 1 :LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được những nét chính về lịch sử, bản chất, truyền thống anh hùng của quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam và dân quân tự vệ.
- Từ những truyền thống anh hùng của lực lượng vũ trang rút ra được nét cơ bản của nghệ thuật quân sự Việt Nam qua mỗi giai đoạn..
2. Năng lực
Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp
Năng lực chuyên biệt:
- Hình thành ý thức trân trọng với truyền thống dân tộc Việt Nam
- Xác định trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang dân tộc.
3. Phẩm chất
- Yêu thích môn học, có thái độ học tập và rèn luyện tốt. Luôn yêu quê hương, yêu đất nước, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Chuẩn bị của giáo viên
- Các bức ảnh về đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, chiến thắng Điện Biên Phủ, giải phóng Sài Gòn
- Sách giáo khoa GDQP – An ninh 10.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa GDQP – An ninh 10, xem trước bài học
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài học
b. Nội dung: GV trình bày, HS lắng nghe
c. Sản phẩm: Biết được một số thông tin về lịch sử quân đội Việt Nam
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.1 và trả lời câu hỏi: Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm những thành phần nào?
- GV lấy tinh thần xung phong trả lời của HS, nhận xét các ý kiến trả lời.
- GV tiếp tục nêu câu hỏi: Hãy kể về những người thân hoặc người xung quanh hoạt động trong lực lượng vũ trang nhân dân mà em biết.
- Sau khi HS đưa ra câu trả lời, GV tiếp tục hỏi bổ sung: Những người đó thuộc lực lượng nào? Công tác ở đâu? Có cấp bậc, chức vụ gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát Hình 1.1 và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời:
1. Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm:
+ Quân đội nhân dân Việt Nam
+ Công an nhân dân Việt Nam
+ Dân quân tự vệ.
2. Một số tấm gương tiêu biểu hoạt động trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam: Đại tướng Phùng Quang Thanh, Thiếu tá Nguyễn Thị Giang Hà, dân quân Nguyễn Nguyên Phương Huyền,...
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV biểu dương tinh thần xung phong phát biểu ý kiến của HS.
- Giới thiệu bài: Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam là một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước. Trải qua trên 60 năm xây dung, chiến đấu và trưởng thành, Quân đội nhân dân đã lập bao chiến công hiển hách, xây dựng truyền thống vẻ vang, xứng đáng là công cụ bạo lực của Đảng, nhà nước và niềm tin tưởng của nhân dân.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: 1. Lịch Sử quân đội nhân dân việt nam. (10 phút)
a. Mục tiêu: Nắm được sự ra đời của Quân đội nhân dân Việt Nam
b. Nội dung:Vận dụng sgk, kiến thức để trả lời câu hỏi GV, thực hiện thảo luận
c. Sản phẩm:Hiểu về Quân đội nhân dân Việt Nam
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu hs trả lời câu hỏi: Câu 1. Quan sát hình 1.1 và cho biết: lực lượng vũ trang nhân dân Viêt Nam gồm những thành phần nào? Câu 2. Em hãy nêu sự cần thiết thành lập quân đội nhân dân Việt Nam. Câu 3. Em hãy nêu cơ sở thực tiễn và sự hình thành quân đôi nhân dân Việt Nam? Câu 4. Trong giai đoạn hình thành quân đội ta trãi qua những tên gọi nào. Câu 5. Tìm những hình ảnh phù hợp với từng giai đoạn của lịch sử? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Nhóm HS tiếp nhận nhiệm vụ, đọc sgk và tìm câu trả lời ghi ra giấy A3 - GV quan sát, hướng dẫn khi HS cần Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mỗi nhóm. Bướ 4: Kết luận, nhận định - GV chuẩn kiến thức - HS ghi nội dung vào vở |
I. LỊCH SỬ, BẢN CHẤT, TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 1. Lịch Sử quân đội nhân dân việt nam (10 phút) a. những năm đầu cách mạng giai đoạn 1930 – 1945 - Quân đội là công cụ bạo lực sắc bén của đảng, và bạo lực cách mạng là phương tiện để lật đổ chế độ thực dân dành chính quyền về tay nhân dân vàTrong chính cương vắn tắt của Đảng tháng 2/1930, đã đề cập tới việc “Tổ chức ra quân đội công nông” và Trong Luận Cương Chính Trị tháng 10/1930, xá định nhiệm vụ: “Vũ trang cho công nông”, “Lập quân đội công nông”, “Tổ chức đội tự vệ công nông”. - Cơ sở thực tiễn và sự hình thành QĐND Việt Nam: + Trong cao trào Xô Viết – Nghệ tĩnh, tự vệ đỏ ra đời. Đó là nền móng đầu tiên của LLVT cáCH mạng, của quân đội cách mạng nước ta. + Từ cuối năm 1939, C/M Việt Nam chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, đặt nhiêm vụ trọng tâm vào giải phóng dân tộc, tích cực chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. + Ngày 22/12/1944 đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại Cao Bằng. Đội gồm 34 người (3 nữ), có 34 khẩu súng đủ các loại, do đồng chí Võ Nguyên Giáp tổ chức lãnh đạo, chỉ huy. + Tháng 4 năm 1945, Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang cả nước thành lập Việt Nam Giải Phóng Quân. + Trong cách mạng tháng 8/1945, Việt Nam giải phóng quân mới có 5000 người, vũ khí gậy tày, súng kíp, đã hăng hái cùng toàn dân chiến đấu giành chính quyền. |
Hoạt động 2: 1. Lịch Sử quân đội nhân dân việt nam. (15 phút)
a. Mục tiêu:Hiểu được quá trình chiến thắng, trưởng thành của ta trong cuộc khánh chiến chống Pháp và Mỹ.
b. Nội dung:Vận dụng sgk, kiến thức để trả lời câu hỏi GV, thực hiện thảo luận
c. Sản phẩm:Nắm được quá trình phát triển trong các cuộc kháng chiến
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Câu 1. Nêu quá trình phát triển của quân đội nhân dân Việt Nam? Câu 2. Từ 1946 cho tới nay quân đội ta đã trãi qua những tên gọi nào? Câu 3. Tìm những hình ảnh phù hợp với từng giai đoạn của lịch sử? Câu 4. Em hãy nêu tên các anh hùng trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đọc sgk và tìm câu trả lời - GV quan sát, hướng dẫn khi HS cần Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS đứng dậy trình bày câu trả lời - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Bướ 4: Kết luận, nhận định - GV chuẩn kiến thức, tổng kết: - Với chức năng là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất, QĐND Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, xứng đáng là công cụ bạo lực sắc bén của Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Hiện nay, Quân đội ta xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại làm nòng cốt cho nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, Quân đội ta đang cùng với các lực lượng khác tiếp tục tăng cường sức chiến đấu và nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng an ninh trong mọi tình huống; đồng thời tích cực tham gia các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch hoạ, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện. |
I. LỊCH SỬ, BẢN CHẤT, TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 1. Lịch Sử quân đội nhân dân việt nam (15ph) b. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954): - Quá trình phát triển: Quân đội phát triển nhanh, từ các đơn vị du kích, đơn vị nhỏ, phát triển thành các đơn vị chính quy. + Cách mạng tháng 8 thành công, Việt Nam giải phóng quân được đổi tên thành Vệ quốc Đoàn. + Ngày 22/5/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh số 72/SL về quân đội quốc gia Việt Nam.Năm 1950, quân đội quốc gia đổi tên thành QĐND Việt Nam. + Ngày 28/8/1949 thành lập đại đoàn bộ binh 308, là đại đoàn chủ lực đầu tiên của QĐND Việt Nam. - Quân đội chiến đấu, chiến thắng: + chiến thắng Việt băc thu đông 1947. + Từ thu đông 1947 đến đầu năm 1950, quân ta mở 30 chiến dịch lớn nhỏ trên khắp các chiến trường cả nước. Qua 2 năm chiến đấu “Ta đã tiến bộ nhiều về phương tiện tác chiến cũng như về phương diện xây dựng lực lượng”. + Sau chiến dịch biên giới (1950), quân dân ta mở liên tiếp các chiến dịch và phối hợp với quân giải phóng Pa Thét Lào mở chiến dịch thượng Lào. + Đông xuân 1953 – 1954, quân và dân ta thực hiện tiến công trên chiến lược trên chiến trường toàn quốc, mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau 55 ngày chiến đáu, quân ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. c. Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược. - QĐND phát triển mạnh: + Các quân chủng, binh chủng ra đời. + Hệ thống nhà trường quân đội được xây dựng. + Có lực lượng hậu bị hùng hậu, một lớp thanh niên có sức khoẻ, có văn hoá vào quân đội theo chế độ NVQS. - QĐND chiến đấu, chiến thắng vẻ vang.QĐND thực sự làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc. + Cùng nhân dân đánh bại các chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hoá chiến tranh” của đế quốc Mĩ. + Đánh thắng 2 cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của Mĩ, bảo vệ miền bắc XHCN. + Mùa xuân năm 1975, quân dân ta mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh. Thực hiện trọn vẹn di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh “Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Nguỵ nhào”. d. Sau khi đất nước thống nhất. - Đất nước thống nhất, cả nước thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. - QĐND Việt Nam tiếp tục xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; trong đó có một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại; làm nòng cốt bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; góp phần quan trọng vào giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước. - Ngày 17/10/1989, Đảng ta quyết định lấy ngày 22/12/1944 là ngày thành lập QĐND Việt Nam, đồng thời là ngày hội QPTD. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ GDQP 10 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Giáo án GDQP 10 Chân trời sáng tạo
Sách GDQP 10 Chân trời sáng tạo không được duyệt nên tùy điều kiện từng trường THPT sẽ lựa chọn sách GDQP 10 bộ sách Kết nối tri thức hoặc Cánh diều:
Giáo án GDQP 10 Cánh diều
Giáo án GDQP 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam - Cánh diều
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được những nét chính về lịch sử, bản chất, truyền thống anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam và Dân quân tự vệ.
- Từ những truyền thống anh hùng của lực lượng vũ trang rút ra được nét cơ bản của nghệ thuật quân sự Việt Nam qua mỗi giai đoạn.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Phân tích, phát hiện và nêu được tính huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.
● Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề.
- Năng lực riêng:
● Trình bày được lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước qua các thời kì lịch sử.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
- Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 10.
- Tư liệu của quân đội nhân dân, công an nhân dân và dân quân tự vệ liên quan đến nội dung bài học.
- Hình ảnh liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG
- Tiết 1: Khởi động bài học, các hoạt động khám phá mục I và mục II.1.
- Tiết 2: Các hoạt động khám phá mục II.2, mục III, Luyện tập, Vận dụng.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo được hứng thú và tâm thế sẵn sàng cho HS tìm hiểu, khám phá nội dung bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về phần Khởi động.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu tình huống khởi động bài học: Bạn Kiên có bố công tác ở bộ chỉ huy quân sự tỉnh, mẹ là cán bộ chuyên trách chống buôn lậu ở cửa khẩu hải quan và anh trai là tự vệ ở cơ quan nhà nước.
Bạn Hà có bố là vệ sĩ, mẹ công tác ở công an tỉnh và chị gái là công nhân quốc phòng.
Theo em, thành viên nào trong gia đình bạn Kiên, bạn Hà thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam? Công an nhân dân Việt Nam? Dân quân tự vệ?
- GV giải thích ý nghĩa một số thuật ngữ và yêu cầu HS tìm hiểu trong Bảng giải thích một số thuật ngữ - SGK tr.86, 87.
+ Cửa khẩu: là chỗ dùng làm nơi ra vào của một nước.
+ Dân quân tự vệ: là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế gọi là tự vệ.
+ Hải quan: là việc kiểm soát và đánh thuế đối với hàng hóa xuất nhập cảnh.
+ Vệ sĩ: là người chuyên làm nhiệm vụ bảo vệ nhân vật quan trọng.
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ nêu tại Phiếu học tập 1.1 (đính kèm ở phần F. Hồ sơ dạy học)
- Một số HS báo cáo kết quả, một số HS nhận xét.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát Hình 1.1 và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời:
+ Bố bạn Kiên và chị gái của bạn Hà thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
+ Mẹ bạn Hà thuộc Công an nhân dân Việt Nam.
+ Anh trai bạn Kiên thuộc Dân quân tự vệ.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV biểu dương tinh thần xung phong phát biểu ý kiến của HS.
- GV gợi mở nội dung bài học: Các em đã xác định được thành viên gia đình bạn Kiên, bạn Hà thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam, Dân quân tự vệ. Để hiểu rõ hơn về lịch sử, truyền thống các lực lượng trên, chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. LỊCH SỬ, BẢN CHẤT, TRUYỀN THỐNG CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM.
Hoạt động 1: Tìm hiểu lịch sử hình thành, phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được lịch sử hình thành, phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam qua các giai đoạn.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin mục I.1 – SGK tr.5, 6, quan sát Hình 1.1 và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về lịch sử hình thành, phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam.
................................
................................
................................
Xem thử Giáo án GDQP 10 KNTT Xem thử Giáo án GDQP 10 CD
Giáo án lớp 10 các môn học hay khác:
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Giáo án Âm nhạc 10
- Giáo án Mĩ thuật 10
Xem thêm giáo án lớp 10 các môn học hay khác:
- Giáo án Văn 10 Kết nối tri thức
- Giáo án Văn 10 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Văn 10 Cánh diều
- Giáo án Toán 10 Kết nối tri thức
- Bài giảng POWERPOINT Toán 10 Kết nối tri thức
- Giáo án Toán 10 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Toán 10 Cánh diều
- Bài giảng POWERPOINT Toán 10 Cánh diều
- Giáo án Tiếng Anh 10 Global Success
- Bài giảng POWERPOINT Tiếng Anh 10 Global Success
- Giáo án Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giáo án Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giáo án Vật Lí 10 Kết nối tri thức
- Bài giảng POWERPOINT Vật Lí 10 Kết nối tri thức
- Giáo án Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Vật Lí 10 Cánh diều
- Bài giảng POWERPOINT Vật Lí 10 Cánh diều
- Giáo án Hóa học 10 Kết nối tri thức
- Bài giảng POWERPOINT Hóa học 10 Kết nối tri thức
- Giáo án Hóa học 10 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Hóa học 10 Cánh diều
- Giáo án điện tử Hóa 10 Cánh diều (Bài giảng PPT)
- Giáo án Sinh học 10 Kết nối tri thức
- Giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Sinh học 10 Cánh diều
- Bài giảng POWERPOINT Sinh học 10 Cánh diều
- Giáo án KTPL 10 Kết nối tri thức
- Giáo án KTPL 10 Chân trời sáng tạo
- Giáo án KTPL 10 Cánh diều
- Giáo án Tin học 10 Kết nối tri thức
- Giáo án Tin học 10 Cánh diều
- Giáo án Địa Lí 10 Kết nối tri thức
- Giáo án Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Địa Lí 10 Cánh diều
- Giáo án Lịch Sử 10 Kết nối tri thức
- Giáo án Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Lịch Sử 10 Cánh diều
- Giáo án Công nghệ 10 Kết nối tri thức
- Giáo án Công nghệ 10 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Công nghệ 10 Cánh diều
- Giáo án HĐTN 10 Kết nối tri thức
- Giáo án HĐTN 10 Chân trời sáng tạo
- Giáo án HĐTN 10 Cánh diều
- Giáo án Âm nhạc 10 Kết nối tri thức
- Giáo án Âm nhạc 10 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Âm nhạc 10 Cánh diều
- Giáo án Mĩ thuật 10 Kết nối tri thức
- Giáo án Mĩ thuật 10 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Mĩ thuật 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)