Top 4 Đề kiểm tra 1 tiết Lịch Sử 10 Chương 6 có đáp án, cực hay



Để học tốt Lịch Sử lớp 10, phần dưới đây liệt kê Top 4 Đề kiểm tra 1 tiết Lịch Sử 10 Chương 6 có đáp án, cực hay. Bạn vào tên đề kiểm tra hoặc Xem đề kiểm tra để theo dõi các đề kiểm tra Sử 10 tương ứng.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết chương 6 Học kì 1

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 1)

Câu 1: (0,5 điểm). Đế quốc Rô-ma dần dần lâm vào tình trạng khủng hoảng vào từ thế kỷ nào?

A. Từ thế kỷ III

B. Từ thế kỷ IV

C. Từ thế kỷ V

D. Từ thế kỷ VI

Câu 2: (0,5 điểm). Vì sao đến giữa thế kỷ IV, các bộ lạc người Giéc-man ồ ạt xâm nhập vào đế quốc Rô-ma?

A. Lực lượng đủ mạnh.

B. Máu hiếu chiến trào dâng.

C. Bị sự tấn công của người hung nô.

D. Bị sự tấn công của người Rô ma trước đó nên muốn trả thù lại.

Câu 3: (0,5 điểm). Đế quốc Rô-ma hung cứ một thời, đến năm 476, bị bộ tộc nào xâm chiếm?

A. Bị Bộ tộc Giéc-man xâm chiếm.

B. Bị Bộ tộc Hung-nô xâm chiếm.

C. Bị Bộ tộc Tây-Gốt xâm chiếm.

D. Bị Bộ tộc Giéc-man và Hung – nô xâm chiếm.

Câu 4: (0,5 điểm). Trong các vương quốc “man tộc” của người Giéc-man, vương quốc nào giữ vai trò quan trọng và thể hiện rõ nét nhất quá trình phong kiến hóa?

A. Vương quốc Tây –Gốt

B. Vương quốc Đông –Gốt

C. Vương quốc Văng-đan

D. Vương quốc Phơ-răng

Câu 5: (0,5 điểm). Người phơ-răng vốn dĩ là một bộ tộc sống ở miền nào của châu Âu?

A. Sống ở miền Nam Châu Âu

B. Sống ở miền Bắc Châu Âu

C. Sống ở miền Tây Châu Âu

D. Sống ở miền Đông Châu Âu

Câu 6: (0,5 điểm). Sự hình thành chế độ phong kiến ở Tây Âu gắn liền với sự kiện nào?

A. Các cuộc đấu tranh của nô lệ chống lại chủ nô Rô–ma..

B. Sự suy yếu của đế quốc Rô ma.

C. Quá trình xâm nhập của các bộ tộc người Giéc-man vào lãnh thổ đế quốc Rô-ma.

D. Tất cả các sự kiện trên.

Câu 7 (4 điểm). Khi tràn vào lãnh thổ Rô ma, người Giéc-man đã làm gì? Những việc làm đó có tác động như thế nào đến quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu?

Câu 8 (3 điểm).Sự hình thành các vương quốc của người Giéc-man diễn ra như thế nào?

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 45 6
Đáp án A C A D B C

Câu 7 :

* Khi tràn vào lãnh thổ Rô ma, người Giec man đã làm:

    - Khi tràn vào lãnh thổ Rô ma, người Giec man đã thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc mới của họ như vương quốc Ăng lô Xắc –xông, Vương quốc Phơ –răng, Vương quốc Tây –gốt, Đông – gốt…

    - Người Giec man còn chiếm ruộng đất của chủ nô Rô ma cũ rồi chia nhau, trong đó các tướng lĩnh quân sự và quý tộc được phân nhiều hơn.

    - người Giec man cũng từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy của mình và tiếp thu Ki tô giáo.

* Những việc làm đó có tác động đến quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Châu âu.

Những việc làm đó dẫn tới sự hình thành các tầng lớp quý tộc tăng lữ vừa có đặc quyền riêng vừa rất giàu có. Họ trở thành những lãnh chúa phong kiến, Quan hệ sản xuất phong kiến châu Âu được hình thành.

Câu 8 :

* Sự hình thành các vương quốc của Người Giec man

    - Người Giec man là một trong những bộ tộc lớn thuộc chủng tộc A-ri –an đến sinh sống ở vùng biên giới phía Bắc và Đông Bắc của đế quốc Rô ma từ nhiều thế kỷ trước Công nguyên.

    - Đến thế kỷ IV, do sự tấn công của người Hung – nô vào khu vực Đông và Nam âu, các bộ tộc người Giec man ồ ạt xâm nhập vào đế quốc Rô ma.

    - Do sự khủng hoảng về kinh tế chính trị và những cuộc khởi nghĩa của nô lệ và dân nghèo làm cho đế quốc Rô ma suy yếu, không còn sức ngăn chặn cuộc tấn công của người “Man tộc”.

    - Vương quốc “man tộc” được thành lập đầu tiên là Vương quốc Tây Gốt, tiếp đó là Vương quốc Văng –đan, Vương quốc Phơ rang và Vương quốc của người Ăng lô Xắc Xông.

    - Sau khi xâm lược Rô ma, Người Giec man đã chiếm ruộng đất của người Rô ma chia cho các gia đình cày cấy. Những gia đình này lập ra “mác-cơ”. Từ đó, chế độ công xã nguyên thủy tan rã. Xã hội của họ bước vào quá trình phong kiến hóa.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết chương 6 Học kì 1

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 2)

Câu 1: (0,5 điểm). Xã hội phong kiến ở Tây Âu được hình thành trong khoảng thời gian nào?

A. Khoảng thế kỷ V đến thế kỷ X

B. Khoảng thế kỷ VI đến thế kỷ XI

C. Khoảng thế kỷ III TCN đến thế kỷ X

D. Khoảng thế kỷ VII đến thế kỷ X

Câu 2: (0,5 điểm). Trong xã hội phong kiến Tây Âu gồm có những giai cấp cơ bản nào?

A. Lãnh chúa và nông dân tự do

B. Chủ nô và nô lệ

C. Lãnh chúa và nông nô

D. Địa chủ và nông dân

Câu 3: (0,5 điểm). Lãnh địa phong kiến là gì?

A. Vùng đất rộng lớn của nông dân

B. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa và nông nô.

C. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa phong kiến.

D. Vùng đất rộng lớn của quý tộc ,tăng lữ.

Câu 4: (0,5 điểm). Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là ai?

A. Giai cấp nông dân tự do

B. Giai cấp nông nô

C. Giai cấp nô lệ

D. Lãnh chúa phong kiến

Câu 5: (0,5 điểm). Nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong các lãnh địa phong kiến Tây Âu được biểu hiện như thế nào?

A. Mỗi lãnh địa có một khu vực đất đai rộng lớn, trong đó có ruộng đất, ao, hồ, rừng rú, sông, đầm, bãi hoang....để cho nông nô sản xuất.

B. Tất cả những vật phẩm cần dùng cho đời sống của lãnh chúa và nông nô đều được làm ra trong lãnh địa.

C. Nông nô bị buộc chặt vào ruộng đất phong kiến và lãnh địa, nếu ai bỏ trốn sẽ bị trừng phạt hết sức dã man.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 6: (0,5 điểm). Hãy ghi đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các câu sau đây

TT Nội dung Đúng Sai
1. Ở Rô ma từ thế kỷ III do cuộc đấu tranh của nô lệ đã dẫn đến tình trạng sản xuất bị giảm sút, xã hội rối ren
2. Đến cuối thế kỷ VI, đế quốc Rô ma bị người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm
3. Khi đế quốc Rô ma sụp đổ, chế độ chiếm nô ở Địa Trung Hải có điều kiện phát triển
4. Khi vào đế quốc Rô ma người Giéc-man đã từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy của mình và tiếp thu Ki tô giáo
5. Nông nô và nô lệ là hai lực lượng sản xuất chính trong các lãnh địa phong kiến
6. Mọi thứ cần dùng trong lãnh địa từ lương thực, thực phẩm cho đến quần áo, giày dép...đều do nông nô sản xuất ra

Câu 7 (7 điểm). Tổ chức kinh tế trong các lãnh địa phong kiến ở Tây Âu như thế nào? Hãy miêu tả lãnh địa phong kiến và cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa?

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án A C C B B 1:Đ;2:S;3:S;4:Đ;5:S;6:Đ.

Câu 7 :

* Tổ chức kinh tế trong lãnh địa:

   - Ở Tây Âu, lãnh địa phong kiến bao gồm một khu đất rộng, có cả đất trồng trọt, đồng cỏ, rừng rú, bãi hoang. Trong lãnh địa có lâu đài của quý tộc, nhà thờ , nhà cửa của nông nô.

   - Mỗi lãnh địa thuộc quyền cai quuản của một lãnh chúa; mỗi lãnh chúa có thể có nhiều lãnh địa. Lãnh địa có quyền thừa kế, sau khi lãnh chúa chết thì con trai cả có quyền được thừa hưởng lãnh địa và có nghĩa vụ đối với người đã phân phong lãnh địa đó.

   - Kinh tế trong lãnh địa là kinh tế tự nhiên, tự cấp , tự túc.

   - Kỹ thuật sản xuất trong lãnh địa: đầu thời trung đại, công cụ sản xuất thô sơ, kỹ thuật canh tác lạc hậu, năng suất lao động thấp. Từ khoảng thế kỷ IX trở đi, công cụ bắt đầu được cải tiến, do đó sản xuất nông nghiệp dần dần được phát triển.

* Miêu tả lãnh địa phong kiến và cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa

      + Do cơ sở kinh tế tự nhiên với chế độ nông nô mang tính chất địa phương biệt lập, nên mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị chính trị độc lập, tương tự như một vương quốc riêng, có quân đội, luật lệ, tòa án riêng, chế độ thuế khóa và đơn vị đo lường riêng.

      + Mỗi lãnh địa như một pháo đài kiên cố bất khả xâm phạm.

      + Trong lãnh địa, lãnh chúa có thể hành động theo ý mình. Họ sống cuộc đời nhàn rỗi, xa hoa. Thời bình, họ thường tổ chức săn bắn, tiệc tùng, vũ hội. Họ chuyên quyền, độc đoán trong quan hệ xã hội, tàn nhẫn đối với nông nô.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết chương 6 Học kì 1

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 3)

Câu 1 : (0,5 điểm). Nông nô bị phụ thuộc vào lãnh chúa phong kiến như thế nào?

A. Phụ thuộc về kinh tế

B. Phụ thuộc về chính trị

C. Phụ thuộc về thân thể

D. Phụ thuộc vào công việc làm

Câu 2 : (0,5 điểm).V Dưới ách áp bức, bóc lột của lãnh chúa phong kiến, nông nô đã làm gì?

A. Bỏ trốn vào rừng.

B. Đốt cháy kho tàng của lãnh chúa.

C. Thường xuyên đấu tranh chống lãnh chúa bằng nhiều hình thức khác nhau.

D. Nhẫn nhục chịu đựng

Câu 3: (0,5 điểm). Năm 1358 diễn ra sự kiện lịch sử nào ở nước Pháp?

A. Khởi nghĩa Giắc –cơ-ri

B. Khởi nghĩa Oát Tay lơ

C. Cuộc bạo động của nông nô

D. Tất cả các sự kiện trên

Câu 4 : (0,5 điểm). Thời kỳ khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến ở châu Âu vào thời gian nào?

A. Từ thế kỷ X đến XI

B. Từ thế kỷ XIV đến XV

C. Từ thế kỷ XVI đến XVII

D. Từ thế kỷ XIII đến XIV

Câu 5: (0,5 điểm). Ở châu Âu từ thế kỷ XV, khi các quốc gia phong kiến thống nhất quyền hành tập trung vào bộ phận nào?

A. Tập trung vào tay quý tộc.

B. Tập trung vào tay các lãnh chúa.

C. Tập trung vào tay vua.

D. Tập trung vào tay bộ máy quan lại thống trị.

Câu 6 : (0,5 điểm). Nối nội dung ở cột A cho phù hợp với cột B sau đây:

1. Lãnh địa phong kiến

2. Lãnh chúa phong kiến

3. Nông nô

A. Gắn chặt với ruộng đất trong các lãnh địa phong kiến.

B. Một khu ruộng đất rộng lớn, có lâu đài, dinh thự, nhà thờ.

C. có quyền cai trị lãnh địa mình như một ông vua.

D. Thời binh họ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa.

E. Là một đơn vị kinh tế, chính trị biệt lập.

F. Là những người sản xuất chính trong xã hội.

Câu 7 (7 điểm). Đời sống của nông nô và cuộc đấu tranh chống lãnh chúa phong kiến diễn ra như thế nào?

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án C C A B C

Nối 1 với B, E.

Nối 2 với C, D.

Nối 3 với A,F.

Câu 7:

* Đời sống của nông nô:

   - Là người sản xuất chính trong xã hội, nhưng đời sống của họ vô cùng cơ cực. Nông nô bị phụ thuộc về thân thể vào lãnh chúa.

   - Nông nô bị gắn chặt vào ruộng đất của lãnh chúa, không được tự ý bỏ đi khỏilãnh địa.

   - Lãnh chúa bóc lột nông nô bằng địa tô, nghĩa là lãnh chúa giao ruộng đất cho nông nô, nhưng chia làm hai phần: một phần gọi là đất phần nông nô cày cấy và hưởng lợi trên mảnh đất đó, phần kia là đất lãnh địa nông nô canh tác nhưng toàn bộ hoa lợi thuộc về lãnh chúa.

   - Nông nô còn nộp nhiều thứ thuế và làm mhiều nghĩa vụ khác cho lãnh chúa. Đời sống nông nô vô cùng khốn khổ. Đói rét, bệnh tật đòn roi của lãnh chúa luôn bám sát và đè trĩu lên cuộc đời họ.

* Cuộc đấu tranh chống lãnh chúa phong kiến:

   - Do bị áp bức, bóc lột tàn nhẫn, nông nô thường xuyên đấu tranh chống lại lãnh chúa.

   - Hìnhthức đấu tranh: Đốt cháy kho tàng của lãnh chúa, bỏ trốn vào rừng và quyết liệt hơn là khởi nghĩa vũ trang.

   - Những cuộc khởi nghĩa điển hình: Khởi nghĩa Giắc-cơ-ri nổ ra ở Pháp năm 1358 và khởi nghĩa Oát Tay lơ nổ ra ở Anh năm 1381.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết chương 6 Học kì 1

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 4)

Câu 1 : (0,5 điểm). Thành thị trung đại châu Âu ra đời biểu hiện sự tiến bộ trước hết trong lĩnh vực nào?

A. Nông nghiệp

B. Thủ công nghiệp

C. Thương nghiệp

D. Ngoại thương

Câu 2: (0,5 điểm). Công cụ sản xuất được cải tiến hơn, kỹ thuật canh tác tiến bộ hơn và khai hoang được đẩy mạnh, diện tích canh tác tăng nhanh, điều đó dẫn đến hệ quả gì?

A. Xuất hiện nhiều sản phẩm thừa, nảy sinh nhu cầu trao đổi, mua bán.

B. Tạo điều kiện cho việc chuyên môn hóa của những người thợ thủ công.

C. Câu A và B đúng.

D. Câu A và B sai.

Câu 3 : (0,5 điểm). Giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền lợi cho thợ thủ công cùng ngành nghề và đấu tranh chống lại sự áp bức, sách nhiễu của lãnh chúa phong kiến địa phương. Đó là mục đích của?

A. Thương hội

B. Phường hội

C. Các xưởng thủ công

D. Các công trường thủ công

Câu 4: (0,5 điểm). Sự ra đời và ngày càng lớn mạnh của các hội chợ ở châu Âu trung đại nhằm mục đích gì?

A. Bảo vệ thương hội

B. Thúc đẩy hoạt động thương mại

C. Thúc đẩy thủ công nghiệp phát triển

D. Chống lại các thế lực phong kiến

Câu 5 : (0,5 điểm). Thành thị châu Âu trung đại ra đời có tác động như thế nào đối với sự tồn vong của các lãnh địa phong kiến?

A. Thúc đẩy kinh tế lãnh địa phong kiến.

B. Kìm hãm sự phát triển kinh tế lãnh địa

C. Tiền đề để làm tiêu vong các lãnh địa.

D. Làm cho lãnh địa thêm phát triển.

Câu 6: (0,5 điểm). Điền vào chỗ trống (....) những cụm từ đã cho sẵn dưới đây về kinh tế lãnh địa ở Tây Âu.

      (lãnh địa, lương thực, thực phẩm, nông nô, tự nhiên, tự cấp; tự túc)

   Kỹ thuật sản xuất trong ....(A)....đã có những tiến bộ đáng kể: biết dùng phân bón, gieo trồng thời vụ, biết dùng cày bừa cải tiến do hai ngựa kéo.v...v.. Mọi thứ cần dùng trong lãnh địa từ.... (B).....cho đến quần áo, giày dép....đều do .....(C)....sản xuất. Như thế......(D).....là cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất....(E)...

Câu 7 (7 điểm). Nguyên nhân ra đời của thành thị ở Châu Âu. Hoạt động kinh tế của các thành thị trung địa ở Tây âu như thế nào? Nêu vai trò của thành thị trung đại.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án A C B B C

A. Lãnh địa

B. Lương thực, thực phẩm.

C. Nông nô

D. lãnh địa.

E.tự nhiên, tự cấp, tự túc

Câu 7 :

* Nguyên nhân ra đời thành thị:

Từ thế kỷ IX, các thành thị trung đại bắt đầu xuất hiện. Lúc đó, lực lượng sản xuất trong xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi”

   - Về nông nghiệp: Công cụ sản xuất cải tiến hơn, kỹ thuật canh tác tiến bộ hơn và khai hoang được đẩy mạnh, diện tích canh tác tăng nhanh, do đó dẫn đến hai hệ quả:

      + Xuất hiện nhiều sản phẩm thừa. nảy sinh nhu cầu trao đổi, mua bán.

      + Tạo điều kiện cho việc chuyên môn hóa của những người thợ thủ công.

   - Một số thợ thủ công tìm cách thoát khỏi lãnh địa, tập trung ở những nơi thuận tiện sản xuất mua bán như các chợ bên ngoài lãnh địa, các bến sông, nơi giao nhau của các trục đường giao thông chính. Tại những nơi này dần xuất hiện thành thị.

* Hoạt động kinh tế của thành thị:

   - thủ công:

      + Những người thợ thủ công cùng làm một nghề lập ra phường hội.

      + Mục đích của phường hội là giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền lợi của các thành viên.

      + Mỗi phường hội đều có phường quy, trong đó quy định rõ mối quanhệ giữa các loại chợ, chỉ rõ quy cách, chất lượng, giá cả sản phẩm….

   - Thương mại:

      + Khi mới hình thành, trong thành thị chưa có tầng lớp thương nhân riêng biệt. Lúc ấy, những người thợ thủ công vừa sản xuất, vừa bán sản phẩm ngay tại công xưởng. Dần dần sản phẩm tăng nhanh, thợ thủ công không thể làm như thế được. Tất yếu phải xuất hiện tầng lớp thương nhân thu mua hàng của nơi sản xuất bán cho người tiêu thụ. Từ đó thương nhân ra đời.

      + Để bảo vệ lợi ích cho các thương nhân về độc quyền buôn bán, trong thành thị xuất hiện Thương hội.

* Vai trò của thành thị ở Châu Âu thời Trung đại:

   - Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc, thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường, tạo điều kiện thống nhất quốc gia.

   - Các thiết chế dân chủ trong thành thị có vai trò to lớn trong việc xác lập nhu cầu và khả năng thực hiện một lý tưởng xã hội mới, đối lập với chế độ phong kiến.

   - Không khí tự do của thành thị là môi trường thuận lợi để phát triển văn hóa.

C.Mác nói: “Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất của thời Trung đại”.

Mục lục Đề kiểm tra Lịch Sử lớp 10 có đáp án theo chương:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:




Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học