Top 4 Đề kiểm tra 1 tiết Lịch Sử 10 Chương 1 Phần 3 có đáp án, cực hay



Để học tốt Lịch Sử lớp 10, phần dưới đây liệt kê Top 4 Đề kiểm tra 1 tiết Lịch Sử 10 Chương 1 Phần 3 có đáp án, cực hay. Bạn vào tên đề kiểm tra hoặc Xem đề kiểm tra để theo dõi các đề kiểm tra Sử 10 tương ứng.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết chương 1 phần 3 Học kì 1

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 1)

Câu 1 : (0,5 điểm). Vào thời gian nào, nền kinh tế nước Anh phát triển mạnh nhất Châu âu?

A. Thế kỷ XVI

B. Thế kỷ XVII

C. Thế kỷ XVIII

D. Thế kỷ XV

Câu 2: (0,5 điểm). Nhờ đâu vào thế kỷ XVII nước Anh giàu lên nhanh chóng?

A. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương

B. Nhờ sự phát triển nông nghiệp

C. Nhờ sự phát triển các ngành thủ công nghiệp

D. Nhờ buôn bán các mặt hàng nông sản

Câu 3 : (0,5 điểm). Cuộc nội chiến giữa Quốc hội Anh và nhà vua diễn ra vào thời gian nào?

A. Từ năm 1640 đến 1648

B. Từ năm 1642 đến 1649

C. Từ năm 1642 đến 1648

D. Từ năm 1640 đến 1658

Câu 4 : (0,5 điểm). Hãy nối thời gian cho phù hợp với các sự kiện sau đây:

Thời gian Sự kiện

1. Năm 1640

2. Năm 1642

3. Năm 1642-1648

4. Năm 1649

5. Năm 1653

6. Năm 1658

7. Năm 1688

A. Vua Sác lơ I tuyên chiến với Quốc hội

B. Vua Sác lơ I triệu tập Quốc hội tăng thuế

C. Quốc hội tiến hành chính biến, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Anh

D. Crôm –oen qua đời

E. Diễn ra cuộc nội chiến

F. Vua Sac-lơ I bị xử tử, nền công hòa được thiết lập ở Anh

G. Nền độc lập được thiết lập ở Anh

Câu 5 : (0,5 điểm). Sự kiện nào đánh giá cách mạng nước Anh đạt đến đỉnh cao?

A. Năm 1649, Sác-lơ I vị xử tử, Anh trở thành nước cộng hòa

B. Năm 1648, Cuộc nội chiến kết thúc

C. NĂm 1688, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập

D. Câu A và B Đúng

Câu 6 : (0,5 điểm). Hãy ghi đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các câu sau đây:

TT Nội dung Đúng Sai
1 Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ cách mạng Anh là do Sác –lơ I bị xử tử, làm cho quần chúng phẫn nộ.
2 Tháng 8-1642, Sác lơ I tuyên chiến với Quốc Hội
3 Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao vào năm 1648
4 Do áp lực của quần chúng , Quốc hội phải tha bổng cho Sác –lơ I
5 Kết quả cuối cùng của cách mạng tư sản Anh là thành lập chế độ quân chủ lập hiến
6 Cách mạng tư sản Anh được đánh giá là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để

Câu 7 (7 điểm). Những nét cơ bản, tính chất, ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản Anh ở thế kỷ XVII.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án B A C

Nối 1 với B

Nối 2 với A

Nối 3 với E

Nối 5 với G

Nối 7 với C

A 1.S; 2.Đ;3.S; 4.S;5.Đ; 6.Đ

Câu 7 :

* Những nét cơ bản:

   - Tháng 8 – 1642, Sác Lơ I tuyên chiến với Quốc hội. Từ năm 1642 đến 1648, đã xảy ra cuộc nội chiến giữa Quốc hội được quần chúng ủng hộ với nhà vua có sự hỗ trợ của quý tộc phong kiến và Giáo hội Anh.

   - Do áp lực của quần chúng, đầu năm 1649, Sác Lơ l bị xử tử. Anh trở thành nước cộng hòa do Crôm-oen đứng đầu. Cách mạng đạt tới đỉnh cao.

   - Crôm-oen đem quân chinh phục Ai-len và Xccốt-len. Để bảo vệ quyền lợi của mình, tư sản và quý tộc mới đã trao trọng trách cho Crôm-oen với tước Bảo hộ công. Nền độc tài quân sự được thiết lập (năm 1653)

   - Sau khi Crôm-oen qua đời (1658), nước Anh lâm vào tình trạng không ổn định về chính trị, dẫn đến sự thỏa hiệp giữa Quốc hội với lực lượng phong kiến cũ. Tháng 12 – 1688, Quốc hội đã tiến hành chính biến, đưa Vin-hem Ô-ran-giơ lên ngôi vua. Chế dộ quân chủ lập hiến được thiết lập.

* Tính chất:

   - Động lực cách mạng: Tư sản, quý tộc mới.

   - Động lực chủ yếu của cuộc cách mạng: Nông dân, thợ thủ công, tư sản nhỏ,…

   - Mục tiêu cách mạng: Lật đổ chính quyền phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển.

* Ý nghĩa:

   - Cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII đã xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế trong nước, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người trong buổi đầu chuyển từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết chương 1 phần 3 Học kì 1

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 2)

Câu 1 : (0,5 điểm). Sau cuộc phát kiến nào người dân Châu Âu di cư sang vùng Bắc Mỹ?

A. Sau cuộc phát kiến của Ma-gien-lan

B. Sau cuộc phát kiến của Cri-xtốp Cô-lôm-bô

C. Sau cuộc phát kiến của Va-xcô Đơ Ga-ma

D. Tất cả đều sai

Câu 2 : (0,5 điểm). Vào thời gian nào người Anh đã lập được 13 thuộc địa dọc theo Đại Tây Dương ở Bắc Mỹ?

A. Nửa đầu thế kỷ XIV

B. Nửa cuối thế kỷ XV

C. Nửa đầu thế kỷ XVII

D. Nửa đầu thế kỷ XVIII

Câu 3 : (0,5 điểm). Vì sao Bắc Mỹ trở thành nơi cạnh tranh đối với nước Anh?

A. Do sự phát triển kinh tế của các thuộc địa

B. Do sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản Anh vào Bắc Mỹ

C. Do sự cản trở của bắc mỹ đối với hàng hóa Anh

D. Tất cả các lý do trên

Câu 4: (0,5 điểm). Tại Đại hội lục địa lần thứ nhất vào tháng 9-1774, các đại biểu yêu cầu vua Anh vấn đề gì?

A. Rút quân đội khỏi Bắc mỹ

B. Bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp ở Bắc Mỹ

C. Bỏ chính sách thuế khóa ở Bắc mỹ

D. Trao trả nền độc lập cho Bắc Mỹ

Câu 5 : (0,5 điểm). Chiến tranh giữa các thuộc địa với chính quốc bùng nổ vào thời gian nào?

A. Tháng 4 năm 1775

B. Tháng 5- 1775

C. Tháng 7- 1776

D. Tháng 7- 1767

Câu 6 : (0,5 điểm). Nối nội dung ở cột B cho phù hợp với cột A dưới đây cho đúng với cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

A B

1.Nguyên nhân

2. Diễn biến

3. Kết quả, ý nghĩa

A. thị trường dân tộc được hình thành

B. Tuyên ngôn Độc lập

C. Đại hội lục địa lần thứ nhất

D. Đại hội lục địa lần thứ hai

E. Hòa ước Vec-xai 1783

F. Sự phát triển kinh tế của thuộc địa làm cho Bắc Mỹ trở thành nơi cạnh tranh đối với Anh

G. Hiến pháp thông qua

H. Tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển

I. Thắng lợi tại Xa-ra-to-ga

K. Duy trì chế độ nô lệ

Câu 7 (4 điểm). Trình bày chính sách của Anh đối với các thuộc địa ở Bắc mỹ và kết quả của nó?

Câu 8 (3 điểm). Sự kiện cuộc tấn công tàu chở bè ở Bô-xtơn dẫn đến cuộc chiến tranh giành độc lập diễn ra như thế nào?

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án B D A B A

Nối 1 với F.

Nối 2 với B, C,D,I,.

Nối 3 với A,E,G,H,K.

Câu 7 :

   - Các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đặt dưới quyền cai trị của vua Anh. Các thuộc địa này cung cấp nguyên liệu và là thị trường tiêu thụ hàng hóa của chính quốc; đồng thời phải tuân thủ các đạo luật khắt khe do Anh đề ra như: Luật hàng hải (1562), Luật đường (1764), Luật tem (1764), Luật chè (1770).

   - Kết quả của cuộc khai thác thuộc địa của Anh là một cản trở lớn đối với sự phát triển xã hội Bắc Mĩ. Tuy nhiên nền kinh tế ở hai miền Bắc, Nam vẫn phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa (miền bắc xây dựng các công trường thủ công, miền nam phát triển kinh tế đồn điền). Nhiều trung tâm kinh tế hình thành.

   - Sự thống trị hà khắc của thực dân Anh, mâu thuẫn giữa chế độ thuộc địa và sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Bắc Mĩ dẫn tới mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa Bắc Mĩ với thực dân Anh, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh.

Câu 8 :

   - Cuối năm 1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh và ném các thùng chè xuống biển để phản đối chế độ thuế của Anh đối với các thuộc địa Bắc Mĩ. Thực dân Anh ra lệnh đóng cảng Bô-xtơn, làm ngưng trệ các hoạt động thương mại, nạn thất nghiệp lan tràn. Tháng 4-1774, Anh ban bố 5 đạo luật đàn áp, gây nên phong trào đấu tranh chống Anh mạnh mẽ.

   - Từ 5-9 đến 26-10-1774, tại Phi-la-đen-phi-a đã diễn ra Đại hội lục địa lần thứ nhất, các đại biểu nhất trí yêu cầu mà Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp ở Bắc Mĩ. Vua Anh không chấp nhận mà còn chuẩn bị trừng phạt.

   - Tháng 4-1775, chiến tranh giữa các thuộc địa và chính quốc đã nổ ra. Lúc đầu quân khởi nghĩa chịu nhiều thất bại vì lực lượng non yếu, thiếu sự tổ chức chặt chẽ; đến đầu năm 1776, quân khởi nghĩa chiếm được Bô-xtơn.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết chương 1 phần 3 Học kì 1

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 3)

Câu 1: (0,5 điểm). Đại hội lục địa lần thứ hai ở Bắc Mỹ được triệu tập vào thời gian nào?

A. Tháng 4 - 1775

B. Tháng 5- 1775

C. Tháng 7- 1776

D. Tháng 6- 1775

Câu 2: (0,5 điểm). Ngày 4-7-1776 ghi vào lịch sử nước Mỹ là ngày?

A. Quốc khánh nước Mỹ

B. Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi nước Anh

C. Đại hội lục địa lần hai thành công

D. Tất cả các sự kiện trên

Câu 3 : (0,5 điểm). Chiến thắng nào đã tạo nên bước ngoặt trong cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở bắc mỹ?

A. Chiến thắng Bô-xtơn

B. Chiến thắng Xa-ra-tô-ga

C. Chiến thắng I-oóc-tao

D. Tất cả các chiến thắng trên

Câu 4 : (0,5 điểm). Trận đánh quyết định với quân đội 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ nào làm cho toàn bộ quân Anh phải đầu hàng?

A. Trận đánh ở Bô-xtơn

B. Trận đánh ở Xa-ra-tô-ga

C. Trận đánh ở I-oóc-tao

D. Trận đánh ở Oa-sinh-tơn

Câu 5 : (0,5 điểm). Sự kiện lịch sử nào chứng tỏ Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ?

A. Ký kết hòa ước Vec-xai ở Pháp tháng 9-1783

B. Mỹ thông qua Hiến pháp năm 1787

C. thông qua Bản tuyên ngôn độc lập ngày 4-7-1776

D. Chiến thắng Xa-ra-tô-ga ngày 17-10-1777

Câu 6 : (0,5 điểm). Điền sự kiện ở cột B cho phù hợp với thời gian ở cột A sau đây:

A B

1. Tháng 9-1774

2. Tháng 4-1775

3. Tháng 5-1775

4. Ngày 4-7-1776

5. Ngày 17-10-1777

6. Năm 1781

A. .......................

B. ........................

C. ........................

D. ........................

E. ........................

F. ........................

Câu 7 (4 điểm).Trình bày kết quả và ý nghĩa của chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

Câu 8 (3 điểm). Hãy nêu nhận xét về bản Tuyên ngôn độc lập ở Mỹ ngày 14-7-1776

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 45
Đáp án B A B C A

Câu 6 :

Điền sự kiện ở cột B cho phù hợp với thời gian ở cột A sau đây:
A B
1.Tháng 9 – 1774 A. Đại hội đại biểu các thuộc địa được tiến hành ở Phi-la-đen-phi-a.
2. Tháng 4 – 1775 B. Chiến tranh giữa các thuộc địa với chính quốc bùng nổ.
3. Tháng 5 – 1775 C. Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập.
4. Ngày 4 – 7 – 1776 D. Đại hội thông qua Tuyên ngôn Độc Lập.
5. Ngày 17 – 10 – 1777 E. Chiến thắng Xa-ra-tô-ga ngày 17-10-1777.
6. Năm 1781 F. Chiến thắng I-oóc-tao, toàn bộ quân Anh đầu hàng

Câu 7 :

   Tháng 9 – 1783, hòa ước được kí kết tại Véc-xai(Pháp). Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa Bắc Mĩ.

   Năm 1787, Hiến pháp nước Mĩ được thông qua, củng cố vị trí của nhà nước mới.

   Năm 1789, Oa-sinh-tơn được bầu làm Tổng thống đầu tiên của nước Mĩ.

* Ý nghĩa:

   - Giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh.

   - Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Mĩ phát triển.

   - Góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng chống phong kiến ở châu Âu và phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ Latinh cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XIX.

Câu 8 :

   Đây là văn kiện có nhiều tiến bộ, có tính chất dân chủ tự do, thấm nhuần tư tưởng tiêu biểu của thời đại, nêu cao nguyên tắc bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. Tuy nhiên, Tuyên ngôn cũng có những hạn chế: không thủ tiêu chế độ nô lệ, không nghiêm cấm buôn bán nô lệ, phụ nữ không có quyền bầu cử.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết chương 1 phần 3 Học kì 1

Môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 4)

Câu 1 : (0,5 điểm). Vì sao đời sống của người nông dân Pháp trước cách mạng bị đẩy vào con đường khốn quẫn?

A. Bị bóc lột bởi địa chủ và quý tộc mới

B. Bị bóc lột bởi lãnh chúa phong kiến và Giáo hội

C. Bị cướp hết ruộng đất trở thành người lao động trắng tay

D. Phải nộp thuế cho nhà nước

Câu 2 : (0,5 điểm). Đến cuối thế kỷ XVIII, nước Pháp duy trì chế độ nào?

A. Chế độ quân chủ chuyên chế

B. Chế độ quân chủ lập hiến

C. Chế độ cộng hòa

D. Chế độ quân chủ chuyên chế đan xen với quân chủ lập hiến.

Câu 3 : (0,5 điểm). Trong ba đẳng cấp: tăng lữ, quý tộc, và đẳng cấp thứ ba, đẳng cấp nào được hưởng đặc quyền đặc lợi không nộp thuế?

A. Tăng lữ

B. Quý tộc

C. Đẳng cấp thứ ba

D. Tăng lữ, Quý tộc

Câu 4 : (0,5 điểm). Đẳng cấp thứ ba gồm những giai cấp và tầng lớp nào?

A. Tư sản, thợ thủ công và bình dân

B. Tư sản, nông dân, bình dân thành thị

C. Tư sản, vô sản, nông dân.

D. Tư sản, nông dân, thợ thủ công và dân nghèo thành thị

Câu 5 : (0,5 điểm). Cuối thế kỷ XVIII , nước Pháp bộc lộ những mâu thuẫn giữa?

A. Tư sản với phong kiến

B. Nông dân với lãnh chúa phong kiến

C. Đẳng cấp thứ ba với tăng lữ và quý tộc

D. Tư sản với phong kiến và Giáo hội

Câu 6 : (0,5 điểm). Điền sự kiện ở cột B cho phù hợp với thời gian ở cột A sau đây:

A B

1. Ngày 14-7-1789

2. Cuối tháng 8 -1789

3. Tháng 9 -1791

4. Tháng 4-1792

5. Ngày 11-7-1792

6. Ngày 21-9-1792

A. .............................

B. .............................

C. .............................

D. .............................

E. .............................

F. .............................

Câu 7 (7 điểm). Hãy nêu những điểm nổi bật về tình hình nước pháp trước cách mạng. Cách mạng tư sản pháp 1789 như thế nào?

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5
Đáp án B A D B C
Câu 6 (0,5điểm)
A B
Ngày 14 – 7 – 1789 A. Quần chúng vũ trang đánh chiếm ngục Ba-xti
Cuối tháng 8 – 1791 B. Quốc hội Lập hiến đã thông qua bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
Tháng 9 – 1791 C. Thông qua Hiến pháp, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới hình thức quân chủ lập hiến.
Tháng 4 – 1792 D. Chiến tranh giữa Pháp và liên quân phong kiến Áo – Phổ bùng nổ.
Ngày 11 – 7 – 1792 E. Quốc hội tuyên bố “Tổ quốc lâm nguy” và ra lệnh động viên quân tình nguyện.
Ngày 21 – 9 – 1792 F. Quốc hội khai mạc, tuyên bố phế truất nhà vua, thiết lập nền Cộng hòa thứ nhất.

Câu 7 :

* Tình hình nước Pháp trước cách mạng:

   - Kinh tế:

      + Pháp vẫn là một nước nông nghiệp. Công cụ và phương pháp canh tác thô sơ, lạc hậu, năng suất thu hoạch rất thấp.

      + Đời sống nông dân ngày càng khốn quẫn bởi sự bóc lột đến cùng cực của lãnh chúa phong kiến và Giáo hội. Nạn đói thường xuyên xảy ra.

      + Công thương nghiệp Pháp thời kì này đã phát triển, tập trung ở cấc vùng ven Địa Trung Hải và Dại Tây Dương.

      + Ngoại thương cũng có những bước tiến mới, các công ti thương mại Pháp buôn bán với nhiều nước ở châu âu và phương đông.

   - Chính trị:

      + Đến cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp vân duy trì chế độ quân chủ chuyên chế. Xã hội chia thành ba đẳng cấp: tăng lữ, quý tộc và Đẳng cấp thứ ba. Hai đẳng cấp đầu tuy chỉ chiếm số ít trong dân cư, nhưng được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi, không phải đóng thuế, có nhiều bổng lộc và giữ chức vụ trong chính quyền, quân đội và Giáo hội. Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp và tầng lớp: tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Họ chịu mọi thứ thuế và nghĩa vụ, song không có quyền lợi và bị lệ thuộc vào những đẳng cấp có đặc quyền.

      + Như vậy, đến cuối thế kỉ XVIII, do mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp tăng lữ và quý tộc, nước Pháp lâm vào cuộc khủng hoảng xã hội sâu sắc, báo hiệu mọt cuộc cách mạng đang đến gần.

   - Tư tưởng:

Trào lưu tư tưởng ở Pháp vào thế kỉ XVIII được gọi là Triết học Ánh sáng, tiêu biểu là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-sô. Các ông đã kịch liệt phê phán sự thối nát của chế độ phong kiến và nhà thờ Ki-tô giáo, đưa ra những lí thuyết về việc xây dựng Nhà nước mới. Những quan điểm tiến bộ của Triết học Ánh sáng đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cuộc cách mạng xã hội bùng nổ.

* Sự bùng nổ cách mangh tư sản Pháp 1789:

    - Sự khủng hoảng trầm trọng của nền tài chính quốc gia buộc Lu-I XVI phải triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp ngày 5 – 5 – 1789 tại cung điện Véc-xai để đề xuất vấn đề vay tiền và ban hành thêm thuế mới.

   - Bất bình trước hành động của nhà vua, ngày 14 – 7 – 1789, quần chúng nhân dân đã tự vũ trang, tấn công các trụ sở, các cơ quan uan trọng của thành phố và chiếm ngục Ba-xti – biểu tượng của chế độ phong kiến chuyên chế. Cách mạng đã bùng nổ ở Pháp.

Mục lục Đề kiểm tra Lịch Sử lớp 10 có đáp án theo chương:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học