Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử 10 năm 2024 có ma trận (3 đề)
Với Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử 10 năm 2024 có ma trận (3 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giữa kì 2 Lịch Sử 10.
BỘ 3 đề GIỮA HỌC KÌ 2 LỊCH SỬ 10 CÓ MA TRẬN
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 LỊCH SỬ 10
(MẪU SỐ 1 - ÁP DỤNG CHO CÁC ĐỀ SỐ 1, 2, 3)
Phần |
Bài |
Số câu hỏi theo cấp độ |
Tổng |
||
NB |
TH |
VD |
|||
Trắc nghiệm |
Bài 13. Việt Nam thời nguyên thủy |
1 |
1 |
||
Bài 14. Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam |
1 |
1 |
|||
Bài 15. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) |
1 |
1 |
|||
Bài 16. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (tiếp theo) |
1 |
1 |
|||
Bài 17. Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) |
1 |
1 |
|||
Bài 18. Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X - XV |
1 |
1 |
|||
Bài 19. Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV |
1 |
1 |
|||
Bài 20. Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X - XV |
1 |
1 |
|||
Bài 21. Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI - XVIII |
1 |
1 |
|||
Bài 22. Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI - XVIII |
1 |
1 |
|||
Bài 24. Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI - XVIII |
1 |
1 |
|||
Bài 25. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) |
1 |
1 |
|||
Bài 26. Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân |
1 |
1 |
|||
Bài 28. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến |
1 |
1 |
|||
Tự luận |
Bài 23. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII |
1 câu (3,0 đ) |
1 |
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Lịch Sử 10
Thời gian làm bài:45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. Trắc nghiệm (7,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Ở hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn), các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích nào của Người tối cổ?
A. Công cụ lao động bằng đồng.
B. Răng hóa thạch.
C. Bộ xương hóa thạch.
D. Công cụ lao động bằng sắt.
Câu 2. Tín ngưỡng cổ truyền nào của người Việt thời Văn Lang - Âu Lạc vẫn được duy trì tới hiện nay?
A. Thờ cúng tổ tiên.
B. Thờ thần tài.
C. Thờ Quan công.
D. Thờ Ngọc hoàng đại đế.
Câu 3. Chính quyền đô hộ phương Bắc chia Âu Lạc thành các quận, huyện rồi sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc nhằm mục đích gì?
A. Phát triển kinh tế, ổn định đời sống của snhân dân Âu Lạc.
B. Thành lập quốc gia mới thần phục chính quyền phong kiến Trung Quốc.
C. Thành lập quốc gia riêng của người Hán.
D. Xóa tên Âu Lạc, biến Âu Lạc thành một bộ phận lãnh thổ Trung Quốc.
Câu 4. Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ X đã chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc, đưa Việt Nam bước vào thời kì độc lập, tự chủ lâu dài?
A. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ (905).
B. Khúc Hạo cải cách hành chính, xây dựng quyền tự chủ (907).
C. Ngô Quyền xưng vương lập ra nhà Ngô (939).
D. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền (938).
Câu 5. Hình thư - bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt được ban hành dưới triều đại nào?
A. Lý.
B. Trần.
C. Lê sơ.
D. Tiền Lê.
Câu 6. Phép “quân điền” phân chia ruộng công ở các làng xã được đặt ra từ thời
A. Lý.
B. Hồ.
C.Trần.
D. Lê.
Câu 7. “Nắm chắc những chố mạnh, chố yếu của nhà Tống, Lý Thường Kiệt mở đầu cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bằng một cuộc tiến công trước để tự vệ. Hành động tiến công tích cực đó đã giáng cho kẻ thù một đòn phủ đầu bất ngờ và tạo ra một thế chiến lược chủ động cho toàn bộ cuộc chiến tranh yêu nước.” (Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí, Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1976, tr.77). Đoạn tư liệu trên đề cập đến chiến thuật quân sự nào của quân dân Đại Việt?
A. “Vườn không nhà trống”.
B. “Tiên phát chế nhân”.
C. “Đánh nhanh thắng nhanh”.
D. “Đánh điểm diệt viện”.
Câu 8. Để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục - khoa cử, nhà nước phong kiến Đại Việt thời Lê sơ đã quyết định
A. dựng bia, ghi tên Tiến sĩ ở Văn Miếu.
B. lập Văn Miếu để thờ Khổng Tử.
C. lập trường Quốc Tử Giám.
D. 5 năm tổ chức một kì thi Hội.
Câu 9: Nguyên nhân nào dẫn đến sự toàn vẹn, thống nhất của lãnh thổ Đại Việt bị xâm phạm nghiêm trọng trong suốt các thế kỉ XVI - XVIII?
A. Chăm-pa cho quân quấy phá biên giới phía Nam của Đại Việt.
B. Nhà Minh huy động hơn 20 vạn quân sang xâm lược Đại Việt.
C. Chiến tranh tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến.
D. Các thế lực phong kiến nổi dậy hình thành cục diện “loạn 12 sứ quân”.
Câu 10. Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình sản xuất nông nghiệp của Đại Việt từ cuối thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI?
A. Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay tầng lớp địa chủ, quan lại.
B. Nhà nước không quan tâm nhiều đến sản xuất nông nghiệp.
C. Thiên tai, hạn hán, mất mùa, nạn đói thường xuyên xảy ra.
D. Nông nghiệp phát triển, diện tích sản xuất được mở rộng.
Câu 11. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau:
“Ai người thường gọi Trạng Trình,
Chăm lo việc nước, chân tình với dân,
Đã từng xin chém lộng thần,
Chủ trương “bền nước yên dân” làm đầu
Thương dân khốn khó cơ cầu
“Phù phiêng đỡ lệnh” trước sau một đời,
Bạch Vân cư sĩ chính người - Là ai?
A. Lê Quý Đôn.
B. Đào Duy Từ.
C. Nguyễn Bỉnh Khiêm.
D. Nguyễn Thiếp.
Câu 12. Nhiệm vụ sưu tầm, lưu trữ sách cổ và biên soạn các bộ sử chính thống dưới triều Nguyễn thuộc về cơ quan nào?
A. Quốc sử quán.
B. Đô Sát Viện.
C. Quốc tử giám.
D. Văn miếu.
Câu 13. Bộ luật nào sau đây được ban hành dưới triều Nguyễn?
A. Hình luật.
B. Hình thư.
C. Quốc triều hình luật.
D. Hoàng Việt luật lệ.
Câu 14. Một trong những biểu hiện trong truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam thời phong kiến là
A. chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.
B. tiếp thu văn hóa nước ngoài, từ bỏ bản sắc của dân tộc.
C. bài trừ tuyệt đối các thành tựu văn minh phương Tây.
D. xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
II. Tự luận (3,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, em hãy làm sáng tỏ nhận định sau: “Trong quá trình đấu tranh kiên cường của mình, phong trào nông dân Tây Sơn đã làm nên hai sự nghiệp lớn: bước đầu thống nhất đất nước và đánh bại giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.”
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Lịch Sử 10
Thời gian làm bài:45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. Trắc nghiệm (7,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Ở Việt Nam, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những dấu tích nào của Người tối cổ?
A. Xương sọ hóa thạch và công cụ lao động bằng sắt.
B. Bộ xương hóa thạch có niên đại cách ngày nay 30 - 40 vạn năm.
C. Răng hóa thạch và công cụ lao động bằng đá.
D. Công cụ lao động bằng sắt, đồ dùng sinh hoạt bằng gốm.
Câu 2. Hình ảnh dưới đây gợi cho em liên tưởng đến phong tục - tập quán nào của người Việt cổ thời Văn Lang - Âu Lạc?
A. Tục xăm mình.
B. Tục nhuộm răng đen.
C. Tục làm bánh chưng, bánh giày.
D. Tục ăn trầu.
Câu 3. Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt người Việt phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?
A. Khai hóa văn minh cho người Việt.
B. Giúp người Việt được mở mang tri thức.
C. Nô dịch, đồng hóa dân tộc Việt về văn hóa.
D. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông.
Câu 4. Nét độc đáo về nghệ thuật quân sự của trận Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền tổ chức là gì?
A. Chủ động rút lui chiến lược tạo thế trận kháng chiến lâu dài.
B. Chủ động tiến công nhằm chặn trước thế mạnh của giặc.
C. Thực hiện tiến công thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng.
D. Lợi dụng thủy triều và địa thế tự nhiên để tổ chức trận địa mai phục.
Câu 5. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về
A. Thăng Long (Hà Nội).
B. Phú Xuân (Huế).
C. Lam Kinh (Thanh Hóa).
D. Vạn An (Nghệ An).
Câu 6. Dưới thời Trần chức quan trông coi, đốc thúc việc sửa, đắp đê gọi là
A. Hà đê sứ.
B. Đồn điền sứ.
C. Đắp đê sứ.
D. Khuyến nông sứ.
Câu 7. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân xâm lược Đại Việt của nhà Tống vào năm 1076?
A. Đại Việt tập kích cứ điểm Ung Châu, Khâm Châu của nhà Tống.
B. Thỏa mãn tham vọng bành trướng lãnh thổ xuống phía Nam.
C. Tăng vị thế của nhà Tống, khiến hai nước Liêu, Hạ phải kiêng nể.
D. Đánh Đại Việt để góp phần dẹp yên mâu thuẫn trong nội bộ nước Tống.
Câu 8. Từ thời Lê sơ, Nho giáo
A. được nâng lên địa vị độc tôn.
B. suy yếu dần.
C. bước đầu được du nhập vào Việt Nam.
D. bị nhà nước hạn chế sự phát triển.
Câu 9: Nội dung nào không phản ánh đúng những biến đổi lớn của nhà nước Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII?
A. Cục diện Trịnh - Nguyễn phân tranh.
B. Đất nước bị chia cắt trong thời gian dài.
C. Đại Việt bị nhà Thanh xâm lược, đô hộ.
D. Nhà Lê sụp đổ, nhà Mạc được thành lập.
Câu 10. Từ cuối thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, lãnh thổ Đại Việt dần được mở rộng về phía
A. Đông.
B. Tây.
C. Nam.
D. Bắc.
Câu 11. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau:
“Trạng Bùng chính thực là ai?
Giỏi văn kiêm võ, lại tài ngoại giao?”
A. Phùng Khắc Khoan.
B. Đào Duy Từ.
C. Nguyễn Bỉnh Khiêm.
D. Nguyễn Thiếp.
Câu 12. Thái độ của nhà Nguyễn với các nước phương Tây như thế nào ?
A. Thiết lập quan hệ giao hảo, tốt đẹp với các nước phương Tây.
B. Khuyến khích các thương nhân phương Tây tới Việt Nam buôn bán.
C. Thực hiện “đóng cửa”, không chấp nhận đặt quan hệ với các nước phương Tây.
D. Không khuyến khích song cũng không hạn chế hoạt động giao lưu buôn bán với phương Tây.
Câu 13. Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của thi hào Nguyễn Du là
A. “Cung oán ngâm khúc”.
B. “Chinh phụ ngâm khúc”.
C. “Đoạn trường tân thanh”.
D. “Phủ biên tạp lục”.
Câu 14. Nét đặc trưng nổi bật nhất trong truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam là gì?
A. Chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.
B. Xây dựng và phát triển nền kinh tế tự chủ.a
C. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
D. Nhân dân cần cù và sáng tạo trong lao động.
II. Tự luận (3,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Chiến thuật quân sự của vua Quang Trung trong cuộc chiến đấu chống quân Thanh có điểm gì khác biệt so với chiến thuật quân sự của nhà Trần trong chiến đấu chống Mông - Nguyên? Theo em, chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa của vua Quang Trung có ý nghĩa như thế nào?
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Lịch Sử 10
Thời gian làm bài:45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
I. Trắc nghiệm (7,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Bắc Sơn là
A. săn bắt, hái lượm.
B. trồng trọt, chăn nuôi.
C. đánh bắt thủy sản.
D. hái lượm, trồng trọt.
Câu 2. Hình ảnh dưới đây gợi cho em liên tưởng đến phong tục - tập quán nào của người Việt cổ thời Văn Lang - Âu Lạc?
A. Tục xăm mình.
B. Tục nhuộm răng đen.
C. Tục làm bánh chưng, bánh giày.
D. Tục thờ thần Núi.
Câu 3. Đặc điểm nổi bật của tình hình nước Việt Nam từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là gì?
A. Bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
B. Sự hình thành và phát triển của nhà nước Âu Lạc.
C. Quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của người Việt.
D. Chế độ phong kiến Việt Nam được hình thành và phát triển.
Câu 4. Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc đã
A. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc Việt Nam.
B. chấm dứt thời kì Bắc thuộc, đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.
C. đặt nền móng cho cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam thắng lợi hoàn toàn.
D. tạo điều kiện đưa đất nước vươn lên, phát triển thành quốc gia hùng mạnh.
Câu 5. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông quyết định đổi tên nước thành
A. Đại Cồ Việt.
B. Đại Việt.
C. Việt Nam.
D. Đại Ngu.
Câu 6. Cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) được lập ra dưới thời kì cai trị của nhà
A. Đinh.
B. Lý.
C. Trần.
D. Lê sơ.
Câu 7. Nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của người Việt.
B.Quân Minh bị hao tổn binh lực nên chủ động giảng hòa với quân Lam Sơn và rút quân.
C. Quân Lam Sơn đặt dưới sự lãnh đạo của các tướng lĩnh tài giỏi như: Lê Hoàn; Nguyễn Trãi…
D. Quân Minh có quân số ít; vũ khí thô sơ, lạc hậu, khí thế chiến đấu kém cỏi.
Câu 8. Từ cuối thế kỉ XIV, Phật giáo và Đạo giáo
A. suy yếu dần.
B. phát triển mạnh mẽ.
C. bước đầu được du nhập vào Việt Nam.
D. chiếm vụ trí độc tôn.
Câu 9: Các cuộc chiến tranh tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, ngoại trừ việc
A. nền kinh tế đất nước bị tàn phá nghiêm trọng.
B. xô đẩy nhân dân vào các cuộc chiến tranh tàn khốc.
C. đất nước bị chia cắt, sự thống nhất lãnh thổ bị xâm phạm.
D. tạo điều kiện cho nhà Thanh đem quân sang xâm lược.
Câu 10. Trong các thế kỉ XVII - XVIII, thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong của Đại Việt là
A. Phố Hiến.
B. Thăng Long.
C. Thanh Hà.
D. Hội An.
Câu 11. Một trong những tác phẩm văn học chữ Nôm tiêu biểu nhất của nhân dân Đại Việt ở thế kỉ XVI - XVIII là
A. “Cung oán ngâm khúc”.
B. “Đoạn trường tân thanh”.
C. “Nam quốc sơn hà”.
D. “Bình Ngô đại cáo”.
Câu 12. Để củng cố bệ đỡ tư tưởng cho chính quyền chuyên chế, nhà Nguyễn thi hành chính sách gì đối với tôn giáo?
A. Bài trừ, ngăn cấm sự phát triển của Thiên chúa giáo.
B. Loại bỏ dần Nho giáo ra khỏi các lễ nghi của triều đình.
C. Độc tôn Nho giáo, hạn chế hoạt động của các tôn giáo khác.
D. Phát triển đồng thời Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo.
Câu 13. Dưới thời nhà Nguyễn, Kinh đô của Việt Nam được đặt ở
A. Thăng Long.
B. Gia Định.
C. Phú Xuân.
D. Thanh Hóa.
Câu 14. Một trong những biểu hiện trong truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam thời phong kiến là
A. xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
B. bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
C. tiếp thu văn hóa nước ngoài, từ bỏ bản sắc của dân tộc.
D. bài trừ tuyệt đối các thành tựu văn minh phương Tây.
II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Phân tích những cống hiến của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc Việt Nam.
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 LỊCH SỬ 10
(MẪU SỐ 2 - ÁP DỤNG CHO CÁC ĐỀ SỐ 4, 5, 6)
Phần |
Bài |
Số câu hỏi theo cấp độ |
Tổng |
||
NB |
TH |
VD |
|||
Trắc nghiệm |
Bài 13. Việt Nam thời nguyên thủy |
1 |
1 |
||
Bài 14. Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam |
1 |
1 |
|||
Bài 15. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) |
1 |
1 |
|||
Bài 17. Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) |
1 |
1 |
|||
Bài 18. Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X - XV |
1 |
1 |
|||
Bài 19. Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV |
1 |
1 |
|||
Bài 20. Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X - XV |
1 |
1 |
|||
Bài 21. Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI - XVIII |
1 |
1 |
|||
Bài 22. Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI - XVIII |
1 |
1 |
|||
Bài 23. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII |
1 |
1 |
|||
Bài 24. Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI - XVIII |
1 |
1 |
|||
Bài 25. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) |
1 |
1 |
|||
Bài 26. Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân |
1 |
1 |
|||
Bài 28. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến |
1 |
1 |
|||
Tự luận |
Bài 16. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (tiếp theo) |
1 câu (3,0 đ) |
1 |
- Tỉ lệ:
+ Hình thức: 70% trắc nghiệm - 30% tự luận.
+ Mức độ: 40% Nhận biết - 30% thông hiểu - 30% vận dụng
- Cụ thể:
+ 14 câu hỏi trắc nghiệm (8 câu hỏi nhận biết; 6 câu hỏi thông hiểu)
+ 1 câu tự luận (1 câu hỏi vận dụng).
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Lịch Sử 10
Thời gian làm bài:45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
I. Trắc nghiệm (7,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Cư dân văn hóa Ngườm, Sơn Vi lấy hoạt động kinh tế nào dưới đây làm nguồn sống chính?
A. Trồng trọt, chăn nuôi.
B. Săn bắt, hái lượm.
C. Đánh bắt thủy sản.
D. Chăn nuôi, hái lượm.
Câu 2. Nhà nước Âu Lạc ra đời dựa trên cơ sở thắng lợi của
A. cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh do Lê Lợi lãnh đạo.
B. cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của nhà Hán do Khu Liên lãnh đạo.
C. cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần do Thục Phán lãnh đạo.
D. cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của nhà Lương do Lí Bí lãnh đạo.
Câu 3. Để thực hiện âm mưu đồng hóa Việt Nam về văn hóa, chính quyền đô hộ phương Bắc đã sử dụng nhiều thủ đoạn, ngoại trừ việc
A. tích cực truyền bá Nho giáo vào Việt Nam.
B. bắt nhân dân Việt Nam theo phong tục, tập quán của người Hán.
C. đưa người Hán tới ở lẫn với người Việt.
D. truyền bá văn hóa Hán, bảo vệ các giá trị văn hóa của người Việt.
Câu 4. Điểm độc đáo trong kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền là gì?
A. Thực hiện “đánh nhanh thắng nhanh”.
B. Tấn công trước để chặn thế mạnh của giặc.
C. Dùng kế đóng cọc gỗ trên khúc sông hiểm yếu.
D. Vờ giảng hòa để tranh thủ thời gian xây dựng lực lượng.
Câu 5. Sau khi đánh bại quân Nam Hán, năm 939, Ngô Quyền đã
A. lên ngôi hoàng đế, đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ).
B. lập ra nhà nước Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội),
C. xưng vương, xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội).
D. bãi bỏ chức Tiết độ sứ, đặt lại quốc hiệu là Đại Việt, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).
Câu 6. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của quân Mông - Nguyên trong ba lần tiến đánh Đại Việt, ngoại trừ việc
A. đường lối quân sự của Đại Việt rất độc đáo, linh hoạt.
B. lực lượng quân Nguyên - Mông ít, khí thế chiến đấu kém cỏi.
C. Đại Việt có đội ngũ tướng lĩnh giỏi với nhiều danh tướng kiệt xuất.
D. nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước, đoàn kết chống ngoại xâm.
Câu 7. Ở Đại Việt, Phật giáo phát triển mạnh mẽ nhất dưới thời
A.Tiền Lê.
B. Lý - Trần.
C.Lê sơ.
D. Đinh - Tiền Lê.
Câu 8. Các cuộc chiến tranh tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, ngoại trừ việc
A. nền kinh tế đất nước bị tàn phá nghiêm trọng.
B. xô đẩy nhân dân vào các cuộc chiến tranh tàn khốc.
C. đất nước bị chia cắt, sự thống nhất lãnh thổ bị xâm phạm.
D. tạo điều kiện cho nhà Minh đem quân sang xâm lược.
Câu 9. Nghề thủ công mới xuất hiện ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII là
A. dệt vải lụa.
B. làm đường trắng.
C. làm giấy.
D. rèn sắc, đúc đồng.
Câu 10. Thông điệp mà vua Quang Trung muốn gửi gắm tới quân sĩ qua câu hiểu dụ: “Đánh để cho dài tóc/ Đánh để cho đen răng” là gì?
A. Đánh giặc để giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
B. Tiêu diệt quân xâm lược để bảo vệ độc lập dân tộc.
C. Khẳng định chủ quyền dân tộc (“Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”).
D. Đánh đuổi quân Thanh, tạo đà thắng lợi để xâm chiếm vùng biên giới.
Câu 11. Một trong những tác phẩm thuộc lĩnh vực khoa học quân sự nổi tiếng của Việt Nam trong các thế kỉ XVII - XVIII là
A. Hổ trướng khu cơ (của Đào Duy Từ).
B. Vạn Kiếp tông bí truyền thư (của Trần Hưng Đạo).
C. Binh thư yếu lược (của Trần Hưng Đạo).
D. Binh pháp Tôn Tử (của Tôn Vũ).
Câu 12. Để củng cố bệ đỡ tư tưởng cho chính quyền chuyên chế, nhà Nguyễn thi hành chính sách gì đối với tôn giáo?
A. Bài trừ, ngăn cấm sự phát triển của Thiên chúa giáo.
B. Loại bỏ dần Nho giáo ra khỏi các lễ nghi của triều đình.
C. Độc tôn Nho giáo, hạn chế hoạt động của các tôn giáo khác.
D. Phát triển đồng thời Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo.
Câu 13. Hai câu ca dao từ thời Nguyễn: “Con ơi mẹ bảo con này/ Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan” phản ánh tình trạng gì trong xã hội đương thời?
A. Địa chủ, cường hào ức hiếp nhân dân.
B. Quan lại nhũng nhiễu, hà hiếp nhân dân.
C. Thiên tai, mất mùa, đói kém.
D. Nông dân bị chấp chiếm, cướp đoạt ruộng đất.
Câu 14. Một trong những biểu hiện trong truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam thời phong kiến là
A. xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
B. bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
C. tiếp thu văn hóa nước ngoài, từ bỏ bản sắc của dân tộc.
D. bài trừ tuyệt đối các thành tựu văn minh phương Tây.
II. Tự luận (3,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày những nét khái quát về công cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc, giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Lịch Sử 10
Thời gian làm bài:45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
I. Trắc nghiệm (7,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Ở Việt Nam, dấu tích của nền nông nghiệp sơ khai xuất hiện từ thời kì nào?
A. Văn hóa Ngườm.
B. Văn hóa Sơn Vi.
C. Văn hóa Bắc Sơn.
D. Văn hóa Hòa Bình.
Câu 2. Vương quốc Lâm Ấp (sau này gọi là Chăm-pa) ra đời dựa trên cơ sở thắng lợi của
A. cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh do Lê Lợi lãnh đạo.
B. cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của nhà Hán do Khu Liên lãnh đạo.
C. cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần do Thục Phán lãnh đạo.
D. cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của nhà Lương do Lí Bí lãnh đạo.
Câu 3. Bao trùm trong xã hội Việt Nam thời Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa
A. nhân dân Việt Nam với chính quyền đô hộ phương Bắc.
B. nông dân Việt Nam với địa chủ người Hán.
C. bộ phận hào trưởng người Việt với chính quyền đô hộ.
D. địa chue người Hán với bộ phận hào trưởng người Việt.
Câu 4. Chiến thắng Bạch Đằng của người Việt do Ngô Quyền lãnh đạo đã
A. lật đổ ách cai trị của nhà Hán, giành lại nền độc lập, tự chủ cho dân tộc.
B. tạo điều kiện để đi đến giành độc lập, tự chủ hoàn toàn vào năm 939.
C. chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc.
D. mở đầu cho phong trào đấu tranh yêu nước, giành độc lập, tự chủ của người Việt.
Câu 5. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
“Vua nào thuở bé chăn trâu,
Trường Yên một ngọn cờ lau tập tành,
Sứ quân dẹp loạn phân tranh,
Dựng nền thống nhất, sử xanh còn truyền?”
A. Đinh Bộ Lĩnh.
B. Lê Hoàn.
C. Ngô Quyền.
D. Phùng Hưng.
Câu 6. Nguyên nhân quan trọng nhấtkhiến cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ (1406 - 1407) thất bại là gì?
A.Nhà Hồ không có tướng lĩnh tài giỏi.
B.Quân Minh có ưu thế hơn về lực lượng, vũ khí.
C.Nhà Hồ không có đường lối kháng chiến đúng đắn.
D. Nhà Hồ không xây dựng được khối đoàn kết dân tộc.
Câu 7. Ở Đại Việt, dưới thời Lý - Trần, tôn giáo nào phát triển mạnh mẽ nhất?
A. Nho giáo.
B. Thiên Chúa giáo.
C. Phật giáo.
D. Ấn Độ giáo.
Câu 8. Nội dung nào không phản ánh đúng những biến đổi lớn của nhà nước Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII?
A. Nhà Lê sụp đổ, nhà Mạc được thành lập.
B. Đại Việt bị nhà Minh xâm lược, đô hộ.
C. Cục diện Trịnh - Nguyễn phân tranh.
D. Đất nước bị chia cắt trong thời gian dài.
Câu 9. Kẻ Chợ là tên gọi khác của
A. Thăng Long.
B. Thanh Hà.
C. Hội An.
D. Phố Hiến.
Câu 10. Nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào nông dân Tây Sơn là gì?
A. Không có sự giúp đỡ của nước ngoài.
B. Nội bộ bị chia rẽ, rạn nứt, mất đoàn kết.
C. Không có đường lối kháng chiến đúng đắn.
D. Nhà Thanh mạnh nên đã đánh bại nghĩa quân.
Câu 11. Trong các thế kỉ XVI - XVIII, ở Việt Nam, Nho giáo
A. từng bước suy thoái.
B. phát triển mạnh mẽ.
C. bước đầu được du nhập.
D. có điều kiện phục hồi.
Câu 12. Nhiệm vụ sưu tầm, lưu trữ sách cổ và biên soạn các bộ sử chính thống dưới triều Nguyễn thuộc về cơ quan nào?
A. Quốc sử quán.
B. Đô Sát Viện.
C. Quốc tử giám.
D. Văn miếu.
Câu 13. Năm 1821, cuộc khởi nghĩa của nông dân do Phan Bá Vành lãnh đạo nổ ra ra ở vùng
A. Truông Mây (Bình Định).
B. Trà Lũ (Nam Định).
C. Sơn Nam hạ (Nam Định, Thái Bình).
D. Phiên An (Gia Định).
Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biểu hiện của truyền thống yêu nước ở Việt Nam thời phong kiến?
A. Chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.
B. Bài trừ tuyệt đối các thành tựu văn minh phương Tây.
C. Nỗ lực xây dựng và phát triển nền kinh tế tự chủ.
D. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
II. Tự luận (3,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Phân tích nét độc đáo trong kế sách đánh quân Nam Hán của Ngô Quyền (938).
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Lịch Sử 10
Thời gian làm bài:45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
I. Trắc nghiệm (7,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Những người mở đầu thời đại đồng thau ở Việt Nam là cư dân văn hóa
A. Phùng Nguyên.
B. Hòa Bình.
C. Gò Mun.
D. Bắc Sơn.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về Vương quốc Phù Nam?
A. Trong các thế kỉ III - V, Phù Nam là quốc gia phát triển nhất Đông Nam Á.
B. Địa bàn chủ yếu thuộc khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay.
C. Ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN, trên cơ sở của nền văn hóa Đông Sơn.
D. Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là ở nhà sàn.
Câu 3. Hình ảnh dưới đây gợi cho em liên tưởng đến chính sách nào mà các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện ở Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?
A. Bắt người Việt học chữ Hán và tuân theo phong tục, tập quán của Trung Hoa.
B. Cử quan lại người Hán tới cai trị ở Việt Nam (từ cấp huyện trở lên).
C. Thẳng tay đàn áp của cuộc đấu tranh của người Việt.
D. Bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý.
Câu 4. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40 - 43) đã
A. giành thắng lợi, lật đổ ách cai trị của nhà Hán, giành lại nền độc lập.
B. tạo điều kiện để đi đến giành độc lập, tự chủ hoàn toàn vào năm 938.
C. chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc.
D. mở đầu cho phong trào đấu tranh yêu nước, giành độc lập, tự chủ của người Việt.
Câu 5. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
“Vua nào khởi tổ Tiền Lê
Giữa trong thế sự trăm bề khó khăn?
A. Đinh Bộ Lĩnh.
B. Lê Hoàn.
C. Ngô Quyền.
D. Phùng Hưng.
Câu 6. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê kết thúc thắng lợi là bởi
A. quân và dân Đại Cồ Việt đã chiến đấu anh dũng.
B.nhà Tống bị hao tổn binh lực nên chủ động rút quân.
C.nhà Tống nhận thấy việc xâm lược Đại Việt là phi nghĩa.
D.Lê Hoàn đề nghị giảng hòa để giảm bớt hao tổn.
Câu 7. Bộ quốc sử đầu tiên của Đại Việt có nhan đề là
A. Đại Nam thực lục.
B. Đại Việt sử kí.
C. Đại Việt sử kí toàn thư.
D. Đại Việt thông sử.
Câu 8. Nguyên nhân nào dẫn đến sự toàn vẹn, thống nhất của lãnh thổ Đại Việt bị xâm phạm nghiêm trọng trong suốt các thế kỉ XVI - XVIII?
A. Vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân sang xâm lược Đại Việt.
B. Quân Thanh xâm phạm khu vực biên giới phía Bắc của Đại Việt.
C. Cuộc đấu tranh giữa các phe phái trong nội bộ triều đình Lê sơ.
D. Chiến tranh tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến.
Câu 9. Vào đầu thế kỉ XIX, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các đô thị ở Đại Việt suy tàn dần, thậm chí không còn được nhắc đến, ngoại trừ
A. Thanh Hà.
B. Thăng Long.
C. Hội An.
D. Phố Hiến.
Câu 10. Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn đã có đóng góp gì cho lịch sử dân tộc?
A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt.
B. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.
C. Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê - Trịnh, Nguyễn.
D. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài, bước đầu thống nhất đất nước.
Câu 11. Dưới thời cai trị của vua Quang Trung, Sùng Chính viện là cơ quan phụ trách việc giáo dục và dịch kinh sách từ chữ Hán sang
A. chữ Quốc ngữ.
B. chữ Phạn.
C. chữ Nôm.
D. chữ Chăm cổ.
Câu 12. Thái độ của nhà Nguyễn với các nước phương Tây như thế nào ?
A. Thiết lập quan hệ giao hảo, tốt đẹp với các nước phương Tây.
B. Khuyến khích các thương nhân phương Tây tới Việt Nam buôn bán.
C. Thực hiện “đóng cửa”, không chấp nhận đặt quan hệ với các nước phương Tây.
D. Không khuyến khích song cũng không hạn chế hoạt động giao lưu buôn bán với phương Tây.
Câu 13. Năm 1833, cuộc khởi nghĩa của binh lính do Lê Văn Khôi lãnh đạo bùng lên ở vùng
A. Ứng Hòa (Hà Tây).
B. Tây Sơn (Bình Định).
C. Sơn Nam hạ (Nam Định, Thái Bình).
D. Phiên An (Gia Định).
Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biểu hiện của truyền thống yêu nước ở Việt Nam thời phong kiến?
A. Chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.
B. Tiếp thu văn hóa nước ngoài, từ bỏ bản sắc của dân tộc.
C. Nỗ lực xây dựng và phát triển nền kinh tế tự chủ.
D. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
II. Tự luận (3,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Tiết Tổng - viên Thái thú người Hán khi được cử đến cai trị nước ta đã “phàn nàn” rằng: “Dân xứ ấy dễ làm loạn, rất khó cai trị“ Em hãy viết từ 3 - 5 câu thể hiện ý kiến của mình về nhận định này.
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 LỊCH SỬ 10
(MẪU SỐ 3 - ÁP DỤNG CHO CÁC ĐỀ SỐ 7, 8, 9, 10)
Phần |
Bài |
Số câu hỏi theo cấp độ |
Tổng |
||
NB |
TH |
VD |
|||
Trắc nghiệm |
Bài 13. Việt Nam thời nguyên thủy |
1 |
1 |
||
Bài 14. Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam |
1 |
1 |
|||
Bài 15. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) |
1 |
1 |
|||
Bài 16. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (tiếp theo) |
1 |
1 |
|||
Bài 17. Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) |
1 |
1 |
|||
Bài 18. Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X - XV |
1 |
1 |
|||
Bài 20. Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X - XV |
1 |
1 |
|||
Bài 21. Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI - XVIII |
1 |
1 |
|||
Bài 22. Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI - XVIII |
1 |
1 |
|||
Bài 23. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII |
1 |
1 |
|||
Bài 24. Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI - XVIII |
1 |
1 |
|||
Bài 25. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) |
1 |
1 |
|||
Bài 26. Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân |
1 |
1 |
|||
Bài 28. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến |
1 |
1 |
|||
Tự luận |
Bài 19. Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV |
1 câu (3,0 đ) |
1 |
- Tỉ lệ:
+ Hình thức: 70% trắc nghiệm - 30% tự luận.
+ Mức độ: 40% Nhận biết - 30% thông hiểu - 30% vận dụng
- Cụ thể:
+ 14 câu hỏi trắc nghiệm (8 câu hỏi nhận biết; 6 câu hỏi thông hiểu)
+ 1 câu tự luận (1 câu hỏi vận dụng).
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Lịch Sử 10
Thời gian làm bài:45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
I. Trắc nghiệm (7,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Các di tích khảo cổ thuộc văn hóa Sa Huỳnh phân bố chủ yếu ở khu vực nào dưới đây?
A. Bắc Bộ.
B. Nam Trung Bộ.
C. Nam Bộ.
D. Tây Nguyên.
Câu 2. Một trong những phong tục - tập quán của cư dân Việt cổ thời Văn Lang - Âu Lạc còn duy trì đến ngày nay là
A. ăn trầu và sử dụng trầu cau vào các dịp trọng đại.
B. lì xì trẻ nhỏ và người cao tuổi vào Tết nguyên đán.
C. dán ngược chữ Phúc trước cửa vào dịp đầu năm.
D. dùng bánh trôi, bánh chay vào ngày Tết Hàn thực.
Câu 3. Nguyên nhân nào sau đây giúp bản sắc văn hóa Việt vẫn được bảo tồn qua hàng nghìn năm Bắc thuộc?
A. Người Việt phát huy được bản lĩnh, trí tuệ của mình.
B. Những phong tục, tập quán đã được hình thành từ lâu đời.
C. Ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 4. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
“Vua nào quét sạch quân Đường
Nổi danh Bố Cái Đại vương thủa nào?”
A. Ngô Quyền.
B. Bà Triệu.
C. Phùng Hưng.
D. Mai Thúc Loan.
Câu 5. Quân đội nhà Lý - Trần được tuyển chọn theo chế độ nào dưới đây?
A. “Nghĩa vụ quân sự”.
B. “Ngụ binh ư nông”.
C. “Ngụ nông ư binh”.
D. “Quân điền”.
Câu 6. Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình sản xuất nông nghiệp ở Đại Việt trong các thế kỉ X - XV?
A. Diện tích canh tác được mở rộng.
B. Nhà nước quan tâm mở mang đê điều, thủy lợi.
C. Đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi.
D. Mất mùa, đói kém thường xuyên diễn ra.
Câu 7. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Lương Thế Vinh là
A. Đại thành toán pháp.
B. Lập thành toán pháp.
C. Lam Sơn thực lục.
D. Đại Việt sử kí toàn thư.
Câu 8. Dòng sông lịch sử chia cắt Đại Việt thành: Đàng Trong và Đàng Ngoài là
A. sông Lệ Thủy (Quảng Trị).
B. sông Bến Hải (Quảng Trị).
C. sông Mã (Thanh Hóa).
D. sông Gianh (Quảng Bình).
Câu 9. Trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa lớn nhất ở Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVI - XVIII là
A. Kẻ Chợ (Thăng Long).
B. Hội An (Quảng Nam).
C. Phố Hiến (Hưng Yên).
D. Thanh Hà (Phú Xuân).
Câu 10. Với việc đánh bại cuộc tấn công xâm lược của quân Xiêm và Mãn Thanh, phong trào Tây Sơn đã có đóng góp gì cho lịch sử dân tộc?
A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt.
B. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.
C. Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê - Trịnh, Nguyễn.
D. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài, đặt cơ sở cho việc thống nhất đất nước.
Câu 11. Ở Việt Nam, dưới thời kì cai trị của vương triều phong kiến nào chữ Nôm được nâng lên thành văn tự chính của quốc gia?
A. Lê sơ.
B. Tây Sơn.
C. Tiền Lê.
D. Nguyễn.
Câu 12. Tôn giáo nào dưới đây được truyền bá vào Việt Nam trong khoảng thế kỉ XVI - XVIII?
A. Nho giáo.
B. Phật giáo.
C. Đạo giáo.
D. Thiên Chúa giáo.
Câu 13. Sau khi đánh bại Vương triều Tây Sơn, năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở
A. Thăng Long (Hà Nội).
B. Tây Đô (Thanh Hóa).
C. Phú Xuân (Huế).
D. Vạn An (Nghệ An).
Câu 14. Một trong những biểu hiện trong truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam thời phong kiến là
A. chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.
B. tiếp thu văn hóa nước ngoài, từ bỏ bản sắc của dân tộc.
C. bài trừ tuyệt đối các thành tựu văn minh phương Tây.
D. xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
II. Tự luận (3,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày một vài đặc điểm của khởi nghĩa Lam Sơn. So sánh với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý - Trần, khởi nghĩa Lam Sơn có điểm gì khác biệt?
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Lịch Sử 10
Thời gian làm bài:45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
I. Trắc nghiệm (7,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Sa Huỳnh là
A. nông nghiệp trồng lúa.
B. săn bắt, hái lượm.
C. trao đổi, buôn bán.
D. đánh bắt hải sản.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng về nhà nước Văn Lang?
A. Kinh đô đặt ở Phong Châu (Phú Thọ).
B. Sáng tạo ra chữ viết riêng dựa trên cơ sở chữ Hán.
C. Đứng đầu đất nước là vua Hùng.
D. Ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN.
Câu 3. Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc?
A. Hà khắc, tàn bạo, thâm độc.
B. Được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực.
C. Xây dựng mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
D. Nhằm thôn tính lãnh thổ và đồng hóa người Việt.
Câu 4. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
“Đầu voi phất ngọn cờ vàng
Làm cho giới nữ vẻ vang oai hùng
Quần thoa mà giỏi kiếm cung
Đạp luồng sóng dữ theo cùng bào huynh”
A. Ngô Quyền.
B. Bà Triệu.
C. Phùng Hưng.
D. Mai Thúc Loan.
Câu 5. Sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi lên ngôi vua, khôi phục lại quốc hiệu
A. Đại Việt.
B. Đại Nam.
C. Đại Cờ Việt.
D. Đại Ngu.
Câu 6. Dưới thời Lý - Trần - Lê, một trong những biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp được nhà nước phong kiến Đại Việt quan tâm thực hiện và đưa vào trong các bộ luật là
A. sử dụng rộng rãi phân bón trong trồng trọt.
B. bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
C. lai tạo nhiều giống cây trồng mới.
D. thâm canh tăng vụ.
Câu 7. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của Đại việt dưới thời Lý là
A. Chùa Một Cột (Hà Nội).
B. Thành Tây Đô (Thanh Hóa).
C. Chùa Thiên Mụ (Huế).
D. Thành Đa Bang (Ba Vì).
Câu 8. Năm 1527, nhận thấy sự suy sụp và bất lực của triều đình nhà Lê, Mạc Đăng Dung đã
A. ép vua Lê nhường ngôi, lập ra Vương triều Mạc.
B. cùng vua Lê Cung Hoàng củng cố lại triều đình.
C. tiến hành khởi nghĩa lật đổ nhà Lê, lập ra nhà Mạc.
D. cầu viện nhà Minh để lật đổ nhà Lê, lập ra nhà Mạc.
Câu 9. Trong các thế kỉ XVI - XVIII, trung tâm trao đổi, buôn bán sầm uất nhất ở Đàng Trong của Đại Việt là
A. Hội An (Quảng Nam).
B. Nước Mặn (Bình Định).
C. Thanh Hà (Phú Xuân).
D. Phố Hiến (Hưng Yên).
Câu 10. Quân Tây Sơn giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Mãn Thanh chủ yếu do
A. tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất của người Việt.
B. sự lãnh đạo sáng suốt của Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
C. nhận được sự giúp đỡ của các nước láng giềng.
D. quân Thanh quân số ít, vũ khí chiến đấu lạc hậu.
Câu 11. Ở Việt Nam, khoảng thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ ra đời gắn liền với hoạt động truyền giáo của tôn giáo nào?
A. Phật giáo.
B. Thiên Chúa giáo.
C. Đạo giáo.
D. Nho giáo.
Câu 12. Ở Việt Nam, loại chữ viết nào dưới đây ra đời vào khoảng thế kỉ XVII?
A. Chữ Nôm.
B. Chữ Chăm cổ.
C. Chữ Quốc ngữ.
D. Chữ Khơ-me cổ.
Câu 13. Năm 1804, nhà Nguyễn đổi tên nước thành
A. Đại Việt.
B. Đại Cồ Việt.
C. Đại Ngu.
D. Việt Nam.
Câu 14. Nét đặc trưng nổi bật nhất trong truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam là gì?
A. Chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.
B. Xây dựng và phát triển nền kinh tế tự chủ.a
C. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
D. Nhân dân cần cù và sáng tạo trong lao động.
II. Tự luận (3,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): So sánh đường lối kháng chiến chống ngoại xâm của nhà Hồ và nhà Trần. Từ sự thất bại của nhà Hồ trước quân Minh, chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Lịch Sử 10
Thời gian làm bài:45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
I. Trắc nghiệm (7,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Công cụ lao động của Người tối cổ ở thời kì văn hóa Ngườm - Sơn Vi có đặc điểm như thế nào?
A. Công cụ đá được ghè đẽo thô sơ.
B. Rìu đá được mài nhẵn lưỡi.
C. Công cụ được làm bằng đồng.
D. Công cụ được làm bằng sắt.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng về tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang - Âu Lạc?
A. Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc hầu đứng đầu.
B. Dưới bộ là các xóm, làng do Bồ chính cai quản.
C. Vua là người đứng đầu đất nước.
D. Giúp việc cho vua có Lạc Hầu, Lạc Tướng.
Câu 3. Tầng lớp nào trong xã hội sẽ đóng vai trò lãnh đạo người Việt đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự chủ trong thời kì Bắc thuộc?
A. Quan lại người Hán.
B. Hào trưởng bản địa.
C. Nông dân làng xã.
D. Địa chủ người Hán.
Câu 4. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
Đố ai trên Bạch Đằng Giang
Phá quân Nam Hán giữa an quê nhà?
A. Ngô Quyền. B. Bà Triệu.
C. Phùng Hưng. D. Mai Thúc Loan.
Câu 5. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau:
“Ai người chủ hội Tao Đàn,
Giữ vai chủ soái, mở mang nước nhà”
A. Lê Thánh Tông.
B. Lý Thường Kiệt.
C. Trần Hưng Đạo.
D. Lê Hoàn.
Câu 6. Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự giảm sút của ngoại thương Đại Việt dưới thời Lê sơ?
A. Tác động sâu sắc từ sự suy giảm của quan hệ ngoại thương quốc tế.
B. Các cửa biển của Đại Việt bị bồi lấp, gây khó khăn cho thuyền bè qua lại.
C. Nhà nước phong kiến hạn chế giao lưu, buôn bán với các nước bên ngoài.
D. Hàng hóa Đại Việt mẫu mã đơn điệu, không hợp thị hiếu người nước ngoài.
Câu 7. Khoa thi đầu tiên của Đại Việt được tổ chức dưới thời kì cai trị của
A. nhà Tiền Lê.
B. nhà Lý.
C. nhà Trần.
D. nhà Lê sơ.
Câu 8. Trong những năm 1627 - 1672, ở Đại Việt diễn ra cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến nào?
A. Lê - Mạc.
B. Lê, Trịnh - Mạc.
C. Lê, Trịnh - Nguyễn.
D. Mạc - Nguyễn.
Câu 9. Nghề thủ công nào mới xuất hiện ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII?
A. Làm giấy.
B. Dệt vải.
C. Đúc đồng.
D. Làm đồng hồ.
Câu 10. Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút của quân Tây Sơn đã
A. đánh bại cuộc tấn công xâm lược của Xiêm, bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc.
B. đánh bại cuộc tấn công xâm lược của 29 vạn quân Thanh, bảo vệ độc lập dân tộc.
C. lật đổ chính quyền Lê - Trịnh, Nguyễn, đặt cơ sở cho sự thống nhất đất nước.
D. lật đổ chính quyền Lê - Trịnh, thiết lập một vương triều phong kiến mới tiến bộ hơn.
Câu 11. “Hổ trướng khu cơ” là tác phẩm của
A. Đào Duy Từ.
B. Phùng Khắc Khoan.
C. Lê Quý Đôn.
D. Lê Hữu Trác.
Câu 12. Tác phẩm sử học nào dưới đây không được biên soạn trong các thế kỉ XVI - XVIII?
A. Ô Châu cận lục.
B. Đại Việt thông sử.
C. Phủ biên tạp lục.
D. Việt Nam sử lược.
Câu 13. Năm 1831 - 1832, vua Minh Mệnh đã quyết định
A. chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên.
B. lập Sùng Chính viện để dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm.
C. lập Văn Miếu (ở Hà Nội) để thờ Khổng Tử.
D. mở trường Quốc Tử Giám để dạy học cho con em của quan lại.
Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biểu hiện của truyền thống yêu nước ở Việt Nam thời phong kiến?
A. Chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.
B. Tiếp thu văn hóa nước ngoài, từ bỏ bản sắc của dân tộc.
C. Nỗ lực xây dựng và phát triển nền kinh tế tự chủ.
D. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
II. Tự luận (3,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Phân tích tính “chủ động” trong cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân Đại Việt thời Lý (1075 - 1077).
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Lịch Sử 10
Thời gian làm bài:45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
I. Trắc nghiệm (7,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Ở Việt Nam, sự ra đời của thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước gắn liền với các nền văn hóa khảo cổ nào dưới đây?
A. Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Đồng Nai.
B. Ngườm, Sơn Vi, Bắc Sơn.
C. Hòa Bình, Bắc Sơn, Sơn Vi.
D. Bắc Sơn, Hòa Bình, Sa Huỳnh.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phải là cơ sở dẫn tới sự ra đời của nhà nước cổ đại đầu tiên ở Việt Nam?
A. Chuyển biến kinh tế dẫn đến sự phân hóa xã hội.
B. Nhu cầu trị thuỷ, làm thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp.
C. Yêu cầu liên kết, tập hợp lực lượng chống ngoại xâm.
D. Công xã nguyên thuỷ tan rã khi công cụ đá mới xuất hiện.
Câu 3. Chính quyền đô hộ phương Bắc chia Âu Lạc thành các quận, huyện rồi sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc nhằm mục đích gì?
A. Thành lập quốc gia riêng của người Hán.
B. Phát triển kinh tế, ổn định đời sống của snhân dân Âu Lạc.
C. Thành lập quốc gia mới thần phục chính quyền phong kiến Trung Quốc.
D. Xóa tên Âu Lạc, biến Âu Lạc thành một bộ phận lãnh thổ Trung Quốc.
Câu 4. Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi vua, đặt quốc hiệu là
A. Vạn Xuân.
B. Đại Việt.
C. Đại Cồ Việt.
D. Đại Ngu.
Câu 5. Bộ Luật Hồng Đức còn có tên gọi khác là
A. Quốc triều hình luật.
B. Hình thư.
C. Hoàng Việt luật lệ.
D. Luật Gia Long.
Câu 6. Nội dung nào không phản ánh đúng điều kiện thuận lợi để kinh tế Đại Việt phát triển trong các thế kỉ X - XV?
A. Đất nước độc lập, thống nhất, lãnh thổ ngày càng được mở rộng.
B. Đất nước hòa bình, không phải đối phó với giặc ngoại xâm.
C. Nhà nước phong kiến quan tâm, chăm lo phát triển sản xuất.
D. Nhân dân cần cù lao động, có ý thức xây dựng nền kinh tế tự chủ.
Câu 7. Ở Việt Nam, Nho giáo chính thức được nâng lên địa vị độc tôn dưới thời kì cai trị của
A. nhà Tiền Lê.
B. nhà Lý.
C. nhà Trần.
D. nhà Lê sơ.
Câu 8. Nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn ở Đàng Trong là
A. Thuận Hóa.
B. Phú Xuân.
C. Gia Định.
D. Quảng Nam.
Câu 9. Trong các thế kỉ XVI - XVIII, “Đại Minh khách phố” là tên gọi của người đương thời dành cho đô thị nào?
A. Phố Hiến.
B. Thanh Hà.
C. Kẻ Chợ.
D. Hội An.
Câu 10. Cuộc tiến công tiêu diệt quân xâm lược Mãn Thanh của quân Tây Sơn có điểm gì độc đáo?
A. Phòng ngự tích cực thông qua kế sách “thanh dã”.
B. Tiến công thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt.
C. “Đánh lâu dài”, “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
D. Triệt để thực hiện “vườn không nhà trống”.
Câu 11. Danh y nổi tiếng của Việt Nam ở thế kỉ XVIII là
A. Tuệ Tĩnh.
B. Lê Hữu Trác.
C. Tôn Thất Tùng.
D. Phạm Ngọc Thạch.
Câu 12. Trong các thế kỉ XVI - XVIII, ở Việt Nam, lĩnh vực khoa học tự nhiên
A. không có điều kiện phát triển.
B. phát triển mạnh mẽ, đạt nhiều thành tựu.
C. bị suy giảm so với thời Lê sơ.
D. tiến bộ hơn hẳn so với các nước phương Tây.
Câu 13. Hoàng Triều luật lệ còn có tên gọi khác là
A. Luật Hồng Đức.
B. Quốc triều hình luật.
C. Luật Gia Long.
D. Hình thư.
Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biểu hiện của truyền thống yêu nước ở Việt Nam thời phong kiến?
A. Chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.
B. Bài trừ tuyệt đối các thành tựu văn minh phương Tây.
C. Nỗ lực xây dựng và phát triển nền kinh tế tự chủ.
D. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
II. Tự luận (3,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Phân tích nguyên nhân tạo nên thắng lợi của nhân dân Đại Việt trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)?
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)