[Năm 2024] Đề thi Học kì 1 Lịch Sử 10 có đáp án (6 đề)

Với [Năm 2024] Đề thi Học kì 1 Lịch Sử 10 có đáp án (6 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 1 Lịch sử 10.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á chủ yếu thông qua con đường 

A. thương mại.       

B. xâm lược

C. di dân.     

D. viễn thông.

Câu 2. Nhân tố nào đã thúc đẩy sự phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu thời trung đại từ phân quyền lên tập quyền?

A. Sự xuất hiện của các lãnh địa phong kiến.

B. Sự ra đời, phát triển của các thành thị trung đại.

C. Sự ra đời của giai cấp tư sản.

D. Giáo hội Ki-tô mất đi địa vị thống trị trong triều đình.

Câu 3. Nội dung nào không phản ánh đúng mục đích thành lập “phường hội” của tầng lớp thợ thủ công ở các thành thị Tây Âu thời trung đại?

A. Nắm giữ độc quyền về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

B. Bảo vệ quyền lợi cho những người cùng ngành nghề.

C. Đấu tranh chống sự áp bức, sách nhiễu của các lãnh chúa địa phương.

D. Bảo vệ quyền lợi cho các thương nhân, thúc đẩy tự do trao đổi hàng hóa.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý trong thế kỉ XV - XVI?

A. Trung tâm thương mại dịch chuyển từ Đại Tây Dương ra Địa Trung Hải.

B. Làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa, buôn bán nô lệ da đen.

C. Thúc đẩy sự giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các khu vực, dân tộc.

D. Đem lại những hiểu biết mới cho con người về trái đất, các nền văn hóa.

Câu 5. Nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong các lãnh địa phong kiến Tây Âu được biểu hiện như thế nào?

A. Mỗi lãnh địa là một vùng đất đai rộng lớn, trong đó có đất canh tác cho nông nô sản xuất.

B. Nông nô bị phụ thuộc vào ruộng đất của lãnh chúa, người nào bỏ trốn sẽ bị trừng phạt.

C. Mọi thứ cần dùng trong lãnh địa từ lương thực đến quần áo,... đều do nông nô sản xuất.

D. Lãnh địa có quân đội, luật pháp, tòa án, chế độ thuế khóa, tiền tệ,... riêng.

Câu 6. Nội dung nào không phản ánh đúng về phong trào Văn hóa Phục hưng?

A. Đề cao caon người, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa nhân văn.

B. Phong trào khởi nguồn từ Italia, sau đó lan sang các nước Tây Âu.

C. Là cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng.

D. Đưa tới sự ra đời của tôn giáo cải cách ở Tây Âu - Đạo Tin Lành.

Câu 7. Ở giai đoạn sơ kì trung đại, chế độ phong kiến phân quyền lại được xác lập ở các nước Tây Âu chủ yếu là do

A. tác động của chế độ ban cấp ruộng đất.

B. ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.

C. sự lũng đoạn của giáo hội Ki-tô.

D. ảnh hưởng từ truyền thống dân chủ cổ đại.

Câu 8. So với các nước phong kiến Tây Âu thời sơ kì, nền chính trị ở các nước phong kiến phương Đông có nhiều điểm khác biệt, ngoại trừ việc

A. kế thừa mô hình chính trị thời cổ đại.

B. tính tập quyền cao độ, được duy trì lâu dài.

C. vương quyền và thần quyền bắt tay với nhau.

D. thần quyền lấn át vương quyền của nhà vua.

II. Phần tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): So sánh sự khác biệt về mô hình chính trị sau quá trình phong kiến hóa ở các nước phương Đông và Tây Âu. Lý giải vì sao có sự khác nhau đó?

Câu 2 (3,0 điểm): Đánh giá về thành thị trung đại, C.Mác cho rằng: “Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất của thời trung đại”. Phát biểu ý kiến của anh(chị) về quan điểm trên.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Bảng đáp án: Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm

1 - A

2 - B

3 - D

4 - A

5 - C

6 - D

7 - A

8 - D



Gợi ý trả lời:

Câu 1.

- Từ khoảng thế kỉ II TCN, mối quan hệ giữa Ấn Độ với các nước Đông Nam Á đã được thiết lập chủ yếu thông qua con đường thương mại, buôn bán. Trên các chuyến tàu thương mại, có cả các nhà truyền giáo đi cùng để truyền bá văn hóa, như: Ấn Độ giáo, Phật giáo…. 

=> Chọn đáp án A

Câu 2.

- Sự ra đời của các thành thị trung đại đã phá vỡ nền kinh tế tự cung, tự cấp trong các lãnh địa phong kiến, thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển. Đặt ra yêu cầu thống nhất về thị trường, dân tộc; Thúc đẩy sự tiêu vong của các lãnh địa phong kiến, chuyển hóa từ chế độ phong kiến phân quyền sang tập quyền.

=> Chọn đáp án B

Câu 3.

- Ở các thành thị Tây Âu trung đại, các “phường hội” của thợ thủ công được thành lập nhằm mục đích:

+ Nắm giữ độc quyền về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

+ Bảo vệ quyền lợi cho những người cùng ngành nghề.

+ Đấu tranh chống sự áp bức, sách nhiễu của các lãnh chúa địa phương.

=> Đáp án D phản ánh về vai trò của các thương hội => lựa chọn đáp án Ds

Câu 4.

- Đáp án A không phản ánh đúng hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý. Vì :

+ Với sự chiếm đóng của người Thổ, con đường thương mại từ Địa Trung Hải sang phương Đông qua vùng Tiểu Á đã bị vô hiệu hóa. Địa Trung Hải mất đi địa vị trung tâm thương mại thế giới của mình.

+ Việc tìm thấy những con đường biển mới sang phương Đông sau các cuộc phát kiến, xuất phát từ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đã thúc đẩy sự dịch chuyển trung tâm thương mại từ Địa Trung Hải ra Đại Tây Dương. Sự dịch chuyển này đã góp phần quan trong thúc đẩy sự phát triển hưng thịnh của các quốc gia ven Đại Tây Dương như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp…

=> Chọn đáp án A

Câu 5.

- Mọi thứ cần dùng trong lãnh địa từ lương thực đến quần áo,... đều do nông nô sản xuất - đây chính là một trong những biểu hiện cho thấy các lãnh địa phong kiến Tây Âu là một đơn vị kinh tế độc lập, mang tính chất tự cấp, tự túc => lựa chọn đáp án C

Câu 6.

- Đáp án D không phản ánh đúng về phong trào Văn hóa Phục hưng. Vì sự ra đời của tôn giáo cải cách (đạo Tin Lành) là hệ quả của phong trào Cải cách tôn giáo ở châu Âu diễn ra vào thế kỉ XVI => Chọn đáp án D.

Câu 7. 

- Ở giai đoạn sơ kì trung đại, chế độ phong kiến phân quyền lại được xác lập ở các nước Tây Âu chủ yếu là do tác động của chế độ ban cấp ruộng đất => Chọn đáp án A

Câu 8.

- Đáp án D không phản ánh đúng điểm khác biệt giữa nền chính trị ở các nước phong kiến ở phương Đông với các nước phong kiến Tây Âu thời sơ kì. Vì 

+ Ở phương Đông, vương quyền và thần quyền đều do nhà vua khống chế, tạo lập. Nhà vua là “thiên tử”, là đại diện của thần linh ở dưới trần gian, nên vua có quyền cai trị tất cả => thần quyền chỉ giữ vai trò là “công cụ” để phục vụ cho việc cai trị của nhà vua.

+ Ở phương Tây, thần quyền do giáo hội Ki-tô nắm giữ. Nhà vua muốn có được quyền lực phải được giáo hội công nhận. “Giáo hoàng mang lại quyền lực cho hoàng đế giống như mặt trời mang lại ánh sáng cho mặt trăng”.

=> Chọn đáp án D

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

a. So sánh

- Các nước phong kiến phương Đông: kế thừa mô hình thời cổ đại, phát triển theo con đường quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. 

- Các nước phong kiến Tây Âu: không kế thừa mô hình thời cổ đại, phát triển từ chế độ công xã thị tộc, xác lập chế độ phong kiến phân quyền sau khi quá trình phong kiến hóa được hoàn thành.

b. Giải thích:

- Các nước phong kiến phương Đông: 

+ Do nền kinh tế chủ đạo ở các nước phương Đông là nền kinh tế nông nghiệp tưới tiêu => đòi hỏi phải có sự đoàn kết để làm thủ lợi => vai trò của người lãnh đạo được đề cao.

+ Do sự tồn tại dai dẳng của các công xã nông thôn với quan hệ sở hữu ruộng đất công (nhà nước nắm quyền sở hữu ruộng đất tối cao) => tính tập quyền, chuyên chế được tạo dựng ngay từ đầu.

- Các nước phong kiến Tây Âu: Chế độ ban cấp ruộng đất trong quá trình phong kiến hóa đã giúp chế độ phong kiến phân quyền được xác lập. 

Câu 2 (3,0 điểm):

a. Phát biểu ý kiến về nhận định: “Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất của thời trung đại” là nhận định đúng, phản ánh được vai trò của thành thị đối với tiến trình phát triển của lịch sử Tây Âu thời trung đại.

b. Chứng minh nhận định: 

- Thành thị trung đại ra đời từ khoảng thế kỉ XI, do sự phát triển của lực lượng sản xuất ở trong các lãnh địa phong kiến ở Tây Âu.

- Vai trò của thành thị trung đại

+ Kinh tế: Hoạt động của phường hội và thương hội trong các thành thị trung đại đã phá vỡ nền kinh tế đóng kín, tự cung, tự cấp trong các lãnh địa => Thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển. => Yêu cầu phải thống nhất thị trường, dân tộc.

+ Chính trị - xã hội: sự phát triển của các thành thị đã làm gia tăng thế lực cho thị dân. => Thị dân ủng hộ nhà vua thu hồi lại quyền lực của mình => Thúc đẩy quá trình chuyển biến từ chế độ phong kiến phân quyền sang chế độ phong kiến tập quyền.

+ Văn hóa: trong các thành thị, một nền giáo dục mới dần được hình thành với không khí tự do, mở mang tri thức cho mọi người, đối lập với những quan điểm của Giáo hội Kitô => Tạo tiền đề cho việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu như: Bô-lô-nha (Italia), O-xphớt (Anh), Xoóc-bon (Pháp)…

[Năm 2024] Đề thi Học kì 1 Lịch Sử 10 có đáp án (6 đề)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 10 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

I. Phần Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Câu 1. Hầu hết các quốc gia cổ đại Phương Tây theo chế độ chinh trị nào dưới đây?

A. Độc tài quân sự.                                         

B. Dân chủ chủ nô.

C. Cộng hòa Tổng thống. 

D. Quân chủ chuyên chế.

Câu 2. Quan hệ bóc lột chính trong xã hội các quốc gia cổ đại phương Tây là giữa         

A. chủ nô và nô lệ.

B. Vua, quan với nô lệ.

C. quý tộc, chủ nô với thương nhân.    

D. vua, quan, quý tộc với nông dân công xã.           

Câu 3. Chế độ ruộng đất thực hiện dưới thời Đường có tên gọi là gì?

A. Công điền. 

B. Quân điền.

C. Tịch điền. 

D. Đinh điền.

Câu 4. Hệ thống chữ viết của người Khơ-me được xây dựng trên cơ sở hệ chữ viết nào dưới đây ?

A. Chữ Hán của người Trung Quốc.              

B. Chữ nôm của người Việt.

C. Chữ phạn của người Ấn Độ.           

D. Chữ Latinh của người Rô-ma.

Câu 5. Văn hóa của vương quốc Lào và Campuchia đều chịu ảnh hưởng sâu sắc từ

A. văn hóa Đại Việt.                                       

B. văn hóa Hi Lạp.

C. văn hóa Ấn Độ.                               

D. văn hóa La Mã.

Câu 6. Công trình kiến trúc tiêu biểu của đất nước Campuchia là

A. đền Ăng-co Vát.                                         

B. tháp Thạt Luổng.

C. đền Bô-rô-bu-đua.                                              

D. thánh địa Mỹ Sơn.

Câu 7. Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu được gọi là gì?

A. Lãnh chúa phong kiến.

B. Lãnh địa phong kiến.

C. Các lâu đài cổ.

D. Pháo đài cổ.

Câu 8. Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị là ba nhà thơ lớn dưới thời nào ở Trung Quốc? 

A. Hán.                                      

B. Đường.

C. Tống.                          

D. Nguyên.

Câu 9. Đến đầu công nguyên, Ấn Độ bước vào thời kì phát triển cao và rất đặc sắc dưới thời vương triều

A. Gúp-ta.              

B. Hác-sa.              

C. Hồi giáo Đê li             

D. Mô-gôn.

Câu 10. Trong các Vương quốc "man tộc" của người Giéc-man, Vương quốc nào giữ vai trò quan trọng và thể hiện rõ nét nhất quá trình trong kiến hoá? 

A. Tây Gốt.                                                    

B. Đông Gốt.                   

C. Văng-đan.                                                           

D. Phơ-răng. 

Câu 11. Khu vực nào trên thế giới chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của văn hóa Ấn Độ?

A. Đông Nam Á.              

B. Đông Bắc Á.                

C. Tây Âu.   

D.Bắc Mĩ.

Câu 12. Ông vua kiệt xuất của nước Ma-ga-đa và nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ là ai? 

A. Gúp-ta.              

B. A-sô-ca.             

C. A-cơ-ba             

D. Bơ-ra-ma.

Câu 13. Từ khoảng sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII, các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

A. bước đầu thành lập.

B. phát triển phồn thịnh.

C. bị phương Tây xâm lược.

D. là thuộc địa của Anh và Pháp.

Câu 14. Công cụ lao động trong lịch sử xã hội nguyên thủy đã phát triển từ

A. đồ đá - đồng thau - đồng đỏ - đồ sắt.

B. đồ đá - đồng đỏ - đồng thau - đồ sắt.

C. đồ sắt - đồng đỏ -  đồng thau - đồ đá.

D. đồng thau - đồng đỏ - đồ đá - đồ sắt.

Câu 15. Nội dung nào không phản ánh đúng những quan điểm cơ bản của Nho giáo?

A. Giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận với gia đình, đất nước.

B. Coi quan hệ giữa vua - tôi, cha - con, chồng - vợ là giường mối, kỉ cương của đạo đức.

C. Đề cao quyền bình đẳng nam - nữ, bình đẳng giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.

D. Con người phải tu thân, rèn luyện các phẩm chất đạo đức, như : nhân. nghĩa, lễ, trí,tín...

Câu 16. Nét tương đồng về đặc điểm kinh tế của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là gì ?

A. Nông nghiệp lúa nước là ngành kinh tế chủ đạo.

B. Thủ công nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo.

C. thương nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo.

D. Chăn nuôi du mục là ngành kinh tế chủ đạo.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Những nguyên nhân nào thúc đẩy sự ra đời của các thành thị trung đại ở Tây Âu ? Hoạt động của thành thị trung đại có vai trò gì đối với sự phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu?

Câu 2 (3,0 điểm).

a. Trình bày nguyên nhân, điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí.

b. Các cuộc phát kiến địa lí đã để lại những hệ quả như thế nào?

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Bảng đáp án: Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1 - B

2 - A

3 - B

4 - C

5 - C

6 - A

7 - B

8 - B

9 - A

10 - D

11 - A

12 - B

13 - B

14 - B

15 - C

16 - A





Gợi ý trả lời:

Câu 1:

Đáp án B

- Hầu hết các các quốc gia cổ đại Phương Tây theo chế độ dân chủ chủ nô:

+ Đất nước không có vua.

+ Các công dân có quyền tham gia thảo luận các công việc của đất nước, bầu cử/ tham gia vào bộ máy nhà nước.

+ Tuy nhiên, chỉ có tầng lớp chủ nô mới được hưởng quyền công dân.

Câu 2:

Đáp án A

- Quan hệ bóc lột chính trong xã hội các quốc gia cổ đại phương Tây là giữa chủ nô và nô lệ (SGK trang 23).

Câu 3:

Đáp án B

- Chế độ ruộng đất thực hiện dưới thời Đường có tên gọi là quân điền (SGK - trang 30).

Câu 4: 

Đáp án C

- Trên cơ sở hệ chữ Phạn của người Ấn Độ, người Khơ-me đã sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình - được gọi là chữ Khơ-me cổ.

Câu 5:

Đáp án C

- Văn hóa của vương quốc Lào và Campuchia đều chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Ấn Độ. Ví dụ :

+ Phật giáo, Ấn Độ giáo được du nhập vào Lào và Campuchia từ sớm, được nhân dân sùng mộ.

+ Trên cơ sở hệ chữ Phạn của người Ấn Độ, người Khơ-me đã sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình - được gọi là chữ Khơ-me cổ.

+ Nghệ thuật kiến trúc của Lào và Campuchia cũng chịu ảnh hướng lớn từ nghệ thuật tạo hình của Ấn Độ, với các các công trình tiêu biểu là: Thạt Luổng (Lào), đền Ăng co Vát (Campuchia)...

Câu 6: 

Đáp án A

- Công trình kiến trúc tiêu biểu của đất nước Campuchia là đề Ăng-co vát.

- Nội dung các đáp án B, C, D không phù hợp, vì :

+ Tháp Thạt Luổng là công trình kiến trúc của Lào.

+ Đền Bô-rô-bu-đua là công trình kiến trúc của In-đô-nê-xi-a.

+ Thánh địa Mỹ Sơn là di tích kiến trúc của vương quốc Chăm-pa.

Câu 7 : 

Đáp án B

- Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu được gọi là lãnh địa phong kiến (SGK - trang 57).

Câu 8 :

Đáp án B

- Các nhà thơ nổi tiếng thời Đường (ở Trung Quốc) là : Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị...

Câu 9 : 

Đáp án A

- Đến đầu công nguyên, Ấn Độ bước vào thời kì phát triển cao và rất đặc sắc dưới thời vương triều Gúp-ta (SGK - trang 39).

Câu 10 : 

Đáp án D

- Trong các Vương quốc "man tộc" của người Giéc-man, Vương quốc Phơ-răng giữ vai trò quan trọng và thể hiện rõ nét nhất quá trình trong kiến hoá (SGK - trang 56)

Câu 11 :

Đáp án A

- Đông Nam Á là khu vục chịu ảnh hướng mạnh mẽ nhất của văn hóa Ấn Độ (SGK - trang 40).

Câu 12:

Đáp án B

A-sô-ca là ông vua kiệt xuất của nước Ma-ga-đa và là một trong những vị vua nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ (SGK - trang 38).

Câu 13 : 

Đáp án B

Từ khoảng sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII, các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào thời kì phát triển phồn thịnh (SGK - trang 46).

Câu 14 :

Đáp án B

Công cụ lao động trong lịch sử xã hội nguyên thủy đã phát triển từ: đồ đá => đồ đồng đỏ => đồng thau => sắt.

Câu 15: 

Đáp án C

- Một số quan điểm cơ bản của Nho giáo:

+ Coi quan hệ giữa vua - tôi, cha - con, chồng - vợ là giường mối, kỉ cương của đạo đức.

+ Khuyên răn con người phải tu thân, rèn luyện các phẩm chất đạo đức, như : nhân. nghĩa, lễ, trí, tín...

+ Giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận với gia đình, đất nước.

- Nội dung các đáp án C không phù hợp, vì :

+ Nho giáo đề cao vai trò của người đàn ông, xem nhẹ vai trò của người phụ nữ (« nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô »).

+ Trong mối quan hệ tam cương - Nho giáo đề cao vai trò và quyền lực của : vua, cha, chồng (bề tôi phải tôn kính và phục tùng vua ; con phải nghe lời, tôn kính cha ; vợ phải tôn kính chồng).

Câu 16 : 

Đáp án A

- Hầu hết các quốc gia phong kiến Đông Nam Á đều lấy nông nghiệp làm ngành kinh tế chủ đạo do có điều kiện tự nhiên thuận lợi, như: nguồn nước dồi dào, nhiều đồng bằng phù sa rộng lớn, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều...

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

* Nguyên nhân ra đời thành thị

- Sản xuất phát triển, sản phẩm được bán ra thị trường một cách tự do, không bị đóng kín trong lãnh địa…

- Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hóa mạnh mẽ…

- Thợ thủ công rời khỏi lãnh địa, tập trung ở những nơi đông người để sản xuất, mua bán…

- Phục dụng lại từ các thành thị cổ đại.

* Vai trò của thành thị:

- Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển…

- Góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, hình thành chế độ phong kiến tập quyền ở Tây Âu…

- Hình thành một tầng lớp mới là thị dân năng động, ham làm giàu, hiểu biết - tiền thân của giai cấp tư sản.

- Tính chất tự do, dân chủ trong thành thị là cơ sở cho sự phát triển của tư tưởng, tri thức khoa học - hình thành các trường đại học lớn: Bô-lô- nha; Ox-phớt; Xooc-bon…

Câu 2 (3,0 điểm):

* Nguyên nhân của các cuộc phát kiến địa lí:

- Nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc, thị trường phương Đông để phát triển sản xuất.

- Con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì chiếm đóng.

* Điều kiện tiến hành các cuộc phát kiến địa lí:

- Vẽ được bản đồ, hải đồ.

- Có la bàn, tàu Caraven (có bánh lái, hệ thống buồm lớn);

- Có các tài liệu ghi chép của những người đã sang phương Đông…

* Hệ quả:

- Đem lại cho loài người những hiểu biết về Trái Đất, những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới, thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữa các châu lục, khu vực…

- Kinh tế châu Âu phát triển nhanh chóng…, thị trường thế giới được mở rộng.

- Tầng lớp thương nhân châu Âu giàu lên nhanh chóng - cơ sở hình thành giai cấp tư sản…

- Làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Câu 1. Vương triều mở đầu cho xã hội có giai cấp và nhà nước ở Trung Quốc là

A. nhà Hạ.

B. nhà Thương.

C. nhà Chu.

D. nhà Hán.

Câu 2. Yếu tố nào sau đây không phải là cơ sở hình thành nhà nước cổ đại phương Đông?

A. Nhu cầu trị thủy.

B. Nhu cầu chống ngoại xâm.

C. Sự phát triển của mậu dịch hàng hải.

D. Sự tan rã của công xã nguyên thủy.

Câu 3. Chế độ phong kiến ở Phương Tây bắt đầu vào khoảng

A. thế kỉ V.

B. thế   kỉ X.

C. thế kỉ XV.

D. thế kỉ XX.

Câu 4. Quá trình phong kiến hóa ở Tây Âu hình thành nên hai giai cấp

A. địa chủ và nông dân công xã.

D. chủ nô và nô lệ.

C. lãnh chúa và nông nô.

D. quý tộc và nông dân.

Câu 5. Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được xác lập dưới thời kì thống trị của

A. nhà Hán.

B. nhà Tần.

C. nhà Tùy.

D. nhà Đường.

Câu 6. Mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Trung Quốc dưới triều đại nào?

A. Triều Hán.

B. Triều Đường.

C. Triều Minh.

D. Triều Tống.

Câu 7. Khu vực chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa truyền thống Ấn Độ là

A. Đông Nam Á.

B. Đông Bắc Á.

C. Tây Á.

D. Trung Á.

Câu 8. Người Campuchia đã xây dựng kinh đô Ăng-co ở

A. Tây Bắc Biển Hồ.

B. trung lưu sông I-ra-oa-đi.

C. hạ lưu sông Hồng.

D. Đông Bắc Biển Hồ.

Câu 9. Văn hóa Lào và Campuchia chịu ảnh hưởng sâu sắc từ

A. văn hóa Hi Lạp.

B. văn hóa Ấn Độ.

C. văn hóa Trung Quốc.

D. văn hóa A-rập.

Câu 10. Một trong những phát minh quan trọng của người Trung Quốc là

A. hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở.

B. chữ số 0.

C. giấy.

D. hệ chữ La-tinh.

Câu 11. Người có công thống nhất các mường Lào vào năm 1353 là

A. Pha Ngừm.

B. Khún Bo-lom.

C. Xu-li-nha-vông-xa.

D. Riêm-kê.

Câu 12. Người tối cổ tiến hóa hơn so với loài Vượn cổ ở đặc điểm

A. hộp sọ lớn hơn, hình thành trung tâm phát triển tiếng nói trong não.

B. không còn vết tích Vượn cổ trên cơ thể.

C. di chuyển hoàn bằng 4 chân.

D. hộp sọ nhỏ hơn.

Câu 13. Vì sao nói xã hội phương Tây cổ đại là xã hội chiếm hữu nô lệ điển hình?

A. Quý tộc tăng lữ giữ vai trò chính trong nền sản xuất.

B. Nông dân công xã giữ vai trò chính trong nền sản xuất.

C. Nô lệ được hưởng các quyền công dân như: tự do, bầu cử...

D. Nô lệ là lực lượng sản xuất chính, tạo ra mọi của cải cho xã hội.

Câu 14. Thể chế dân chủ ở các quốc gia phương Tây cổ đại thể hiện ở việc

A. vua đứng đầu đất nước, nắm quyền lực tối cao và tuyệt đối.

B. nô lệ được hưởng các quyền cơ bản là: tự do, bình đẳng và tham gia bầu cử.

C. không chấp nhận có vua; công dân được thảo luận các công việc của đất nước.

D. mọi công dân không phân biệt độ tuổi, giới tính đều được tham gia bầu cử.

Câu 15. Nhà thám hiểm nào đã phát hiện ra châu Mĩ?

A. B. Đi-a-xơ.

B. Va-xcô đơ Ga-ma.

C. Ph. Ma-gien-lan.

D. C. Cô-lôm-bô.

Câu 16. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á?

A. Tất cả các quốc gia đều giáp biển.

B. Nằm ở phía Đông Nam của châu Á.

C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của giáo mùa.

D. Nằm ở ngã tư đường giao thông quốc tế.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Tại sao cư dân ở phương Đông cổ đại có thể sớm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước?

Câu 2 (3,0 điểm): Nêu nguyên nhân ra đời, nội dung cơ bản của phong trào Văn hóa Phục hưng. Đánh giá tính chất và ý nghĩa của phong trào.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Bảng đáp án: Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1 -A

2 -C

3 -A

4 -C

5 -B

6 -C

7 -A

8 -A

9 -B

10 -C

11 -A

12 -A

13 -D

14 -C

15 -D

16 -A





Gợi ý trả lời:

Câu 1:

Đáp án A

Vương triều mở đầu cho xã hội có giai cấp và nhà nước ở Trung Quốc là nhà Hạ - được thành lập vào khoảng thế kỉ XXI TCN.

Câu 2:

Đáp án C

- Những cơ sở thúc đẩy sự ra đời sớm của các nhà nước cổ đại ở phương Đông là:

+ Sự tan rã của công xã nguyên thủy (kinh tế phát triển, xã hội có sự phân hóa giàu - nghèo).

+ Nhu cầu trị thủy (đào đắp kênh, mương,…) để bảo vệ và phát triển sản xuất nông nghiệp.

+ Nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.

=> Đáp án C không phải là cơ sở hình thành nhà nước cổ đại ở phương Đông.

Câu 3:

Đáp án A

Năm 476, đế quốc Rô-ma bị diệt vong. Chế độ chiếm nô kết thúc ở khu vực Địa Trung Hải, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu (SGK - trang 55).

Câu 4:

Đáp án C

Quá trình phong kiến hóa ở Tây Âu hình thành nên hai giai cấp lãnh chúa và nông nô: (SGK - trang 56)

+ Quý tộc vũ sĩ và quý tộc tăng lữ trở thành lãnh chúa phong kiến.

+ Nô lệ và nông dân bị biến thành nông nô, phụ thuộc vào lãnh chúa.

Câu 5:

Đáp án A

Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được xác lập dưới thời kì thống trị của nhà Tần (SGK - trang 29).

Câu 6:

Đáp án C

Đầu thế kỉ XVI, dưới triều Minh,mầm mông của quan hệ sản xuất phong kiến đã xuất hiện ở Trung Quốc. Biểu hiện: xuất hiện những xưởng thủ công tương đối lớn thuê mướn hàng chục thợ thủ công; xuất hiện các thành thị lớn… (SGK trang 31, 32).

Câu 7:

Đáp án A

Khu vực chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa truyền thống Ấn Độ là Đông Nam Á (SGK - trang 40).

Câu 8

Đáp án A

Người Campuchia đã xây dựng kinh đô Ăng-co ở phía Tây Bắc Biển Hồ (SGK - trang 50).

Câu 9:

Đáp án B

- Văn hóa của vương quốc Lào và Campuchia đều chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Ấn Độ. Ví dụ :

+ Phật giáo, Ấn Độ giáo được du nhập vào Lào và Campuchia từ sớm, được nhân dân sùng mộ.

+ Trên cơ sở hệ chữ Phạn của người Ấn Độ, người Khơ-me đã sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình - được gọi là chữ Khơ-me cổ.

+ Nghệ thuật kiến trúc của Lào và Campuchia cũng chịu ảnh hướng lớn từ nghệ thuật tạo hình của Ấn Độ, với các các công trình tiêu biểu là: Thạt Luổng (Lào), đền Ăng co Vát (Campuchia)...

Câu 10:

Đáp án C

- Một trong những phát minh quan trọng của người Trung Quốc là giấy.

- Nội dung các đáp án A, B, D không phù hợp,vì:

+ Hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở là thành tựu của người Lưỡng Hà cổ đại.

+ Chữ cố 0 là thành tựu của người Ấn Độ cổ đại.

+ Hệ chữ cái La-tinh là thành tựu của cư dân La Mã cổ đại.

Câu 11:

Đáp án A

Pha Ngừm là người đã có công thống nhất các Mường Lào, lên ngôi vua vào năm 1353 và đặt tên nước là Lan Xang (SGK - trang 52).

Câu 12:

Đáp án A

- Người tối cổ tiến hóa hơn so với loài Vượn cổ ở đặc điểm hộp sọ lớn hơn, hình thành trung tâm phát triển tiếng nói trong não.

- Nội dung các đáp án B, C, D không phù hợp, vì:

+ Người tối cổ vẫn còn nhiều dấu tích của loài vượn trên cơ thể mình, ví dụ: trán thấp, bợt ra sau,u mày nổi cao, trên cơ thể vẫn còn một lớp lông dày.

+ Người tối cổ đã hoàn toàn di chuyển bằng 2 chân.

+ Thể tích hộp sọ của người tối cổ lớn hơn so với loài vượn cổ.

Câu 13:

Đáp án D

- Tính chất điển hình của xã hội chiếm hữu nô lệ ở phương Tây được thể hiện qua những điểm sau đây:

+ Nô lệ chiếm số lượng áp đảo trong xã hội. Ví dụ, năm 431 TCN, dân số của thành bang A-ten là hơn 400.000 người, trong số đó có 168.000 người tự do, 32.000 kiều dân (dân nơi khác đến ngụ cư), còn lại là nô lệ (hơn 200.000 người).

+ Nô lệ là lực lượng sản xuất chính trong xã hội, tham gia vào tất cả các ngành kinh tế một cách rộng rãi và phổ biến.

+ Nô lệ là tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ nô. Chủ nô có quyền tự ý giết chết, đánh đập, hành hạ, ban tặng hoặc vứt bỏ nô lệ mà pháp luật không can thiệp.

+ Nô lệ không được xem là con người, mà chỉ được xem là một thứ hàng hóa và công cụ biết nói.

+ Bộ máy nhà nước dù được xây dựng theo thể chế dân chủ (với các mô hình thể chế: dân chủ chủ nô, cộng hòa quý tộc,...) song vẫn là công cụ để đàn áp, bóc lột nô lệ, bảo vệ quyền lợi cho chủ nô.

Câu 14:

Đáp án C

Thể chế dân chủ ở các quốc gia phương Tây cổ đại thể hiện ở việc không chấp nhận có vua; công dân được thảo luận các công việc của đất nước (SGK - trang 22, 23).

Câu 15:

Đáp án D

Cô-lôm-bô là người phát hiện ra châu Mĩ (SGK - trang 61).

Câu 16:

Đáp án A

- Đáp án A không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á vì: trong số 11 quốc gia Đông Nam Á hiện nay, Lào là quốc gia duy nhất không tiếp giáp với biển.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

- Theo quy luật phát triển của lịch sử, xã hội có giai cấp và nhà nước sẽ xuất hiện khi xuất hiện công cụ bằng kim loại, đặc biệt là sắt (điển hình là ở các quốc gia phương Tây cổ đại).

- Tuy nhiên, cư dân phương Đông sớm bước vào xã hội có giai cấp và nhà nước khi công cụ sắt chưa xuất hiện vì:

+ Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện trên lưu vực của các dòng sông lớn như: sông Nin ở Ai Cập, sông Ti -gơ-rơ và Ơ-phơ-rat ở Lưỡng Hà, sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ, Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc.

+ Trên lưu vực các dòng sông lớn đã có những điều kiện thuận lợi cho đời sống của con người như: đất đai phì nhiêu và mềm, dễ canh tác, mưa nhiều tạo ra nguồn nước phong phú, khí hậu ấm nóng…

+ Chính điều kiện tự nhiên thuận lợi như trên nên con người chỉ bằng công cụ lao động thô sơ như tre, gỗ và thời kì đầu đồ đồng đã có thể sản xuất, canh tác, phát triển kinh tế và sớm bước vào xã hội có nhà nước.

+ Việc trị thủy các dòng sông cũng khiến con người đoàn kết với nhau trong công việc chung.

Câu 2 (3,0 điểm): 

* Nguyên nhân:

- Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng chưa có địa vị về xã hội tương ứng.

- Quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

* Nội dung: 

- Giai cấp tư sản một mặt muốn khôi phục tinh hoa văn hóa xán lạn của các quốc gia cổ đại Hi Lạp, Rô-ma, mặt khác cũng góp phần xây dựng một nền văn hóa mới đề cao giá trị chân chính của con người, đòi quyền tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân tộc; coi trọng khoa học - kĩ thuật.

- Phong trào đạt được thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về văn học và nghệ thuật.

* Đánh giá tính chất, ý nghĩa của phong trào văn hóa Phục Hưng:

- Tính chất: mang tính chất tư sản, bao gồm hai mặt tiến bộ và hạn chế. Trong hoàn cảnh lịch sử lúc đó, phong trào Văn hóa Phục hưng là một cuộc cách mạng tư tưởng lớn trong thời trung đại nên tính chất tư sản tiến bộ là chủ yếu. Hạn chế của phong trào thể hiện ở việc giai cấp tư sản chưa triệt để chống Giáo hội phong kiến, vẫn còn thỏa hiệp và dựa vào Giáo hội phong kiến.

- Ý nghĩa:  Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến trên mặt trận văn hóa tư tưởng, mở đường cho văn hóa châu Âu phát triển.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Câu 1. Nhà Đường đã đặt ra chức quan gì để cai quản các vùng biên cương?

A. Tiết độ sứ.

B. Thượng thư.

C. Trấn thủ biên cương.

D. Điện tiền chỉ huy sứ.

Câu 2. Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Ấn Độ cổ đại là

A. sử thi Đăm-săn.

B. vở kịch Sơkuntơla.

C. sử thi Mahabharata.

D. tập thơ Mùa hái quả.

Câu 3. Điền vào chỗ trống: nước Lan Xang sau khi Su-li-nha-vông-xa qua đời bị chia cắt thành ba tiểu quốc là Luông Pha Băng, ……….và Chăm Pa sắc.

A. Sê-nô.

B. Viêng Chăn.

C. Xiêng Khoảng.

D. Mường Sài.

Câu 4. “Nguyên tắc vàng” trong xã hội nguyên thủy là

A. ưu tiên người giàu có.

B. đề cao vai trò người đàn ông.

C. công bằng và bình đẳng.

D. bất bình đẳng.

Câu 5. Tầng lớp đóng vai trò là lực lượng sản xuất chính trong sản xuất ở các quốc gia cổ đại phương Đông là

A. thợ thủ công.

B. nông dân công xã.

C. quý tộc.

D. nô lệ.

Câu 6. Quốc gia cổ đại nào dưới đây ra đời trên lưu vực của sông Nin?

A. Ai Cập.

B. Lưỡng Hà.

C. Ấn Độ.

D. Trung Quốc.

Câu 7. Ở Lưỡng Hà, vua được gọi là

A. Thiên tử.

B. Pha-ra-ông.

C. En-si.

D. Thủ lĩnh.

Câu 8. Khoảng thế kỉ V, ở phương Tây, chế độ phong kiến

A. được hình thành.

B. phát triển đến đỉnh cao.

C. khủng hoảng, suy yếu.

D. bị diệt vong.

Câu 9. Cuộc khởi nghĩa nông dân của Chu Nguyên Chương thành công đã lập ra triều đại nào dưới đây?

A. Nguyên.

B. Minh.

C. Đường.

D. Mãn Thanh.

Câu 10. Các quốc gia nào đi tiên phong trong phong trào cuộc phát kiến địa lí?

A. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

B. Anh và Pháp.

C. Pháp và Hà Lan.

D. I-ta-li-a và Anh.

Câu 11. Điền vào chỗ trống: Khu đền Ăng-co Vát, Ăng-co Thom ở Campuchia, Thạt Luổng ở Lào, tháp Chăm ở Việt Nam vừa mang dáng dấp kiến trúc của…….., vừa có nét độc đáo riêng của nền văn hóa dân tộc.

A. Trung Quốc.

B. Thái Lan.

C. Ấn Độ.

D. phương Tây.

Câu 12. Tên nước Lan Xang có ý nghĩa là

A. triệu voi.

B. triệu ngựa.

C. triệu thửa ruộng.

D. triệu hổ.

Câu 13. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á phát triển thịnh vượng trong thời gian nào?

A. Thế kỉ I đến thế kỉ X.

B. Thế kỉ X đến thế kỉ XVIII.

C. Thế kỉ X đến thế kỉ XV.

D. Thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII.

Câu 14. Phong trào Văn hóa phục hưng là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng của giai cấp nào?

A. Vô sản.

B. Tăng lữ giáo hội.

C. Tư sản.

D. Nông dân.

Câu 15. Hành trình phát kiến địa lý của C.Columbus đã đến được vùng đất mới, đó là

A. châu Á.

B. châu Mĩ.

C. châu Phi.

D. châu Đại Dương.

Câu 16. Nền kinh tế trong các lãnh địa phong kiến Tây Âu mang tính chất là

A. kinh tế hàng hóa tiền tệ.

B. kinh tế tự nhiên - tự cấp, tự túc.

C. kinh tế hàng hóa có sự điều tiết của lãnh chúa.

D. kinh tế tiểu thủ công nghiệp nhỏ.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Điều kiện nào dẫn đến sự ra đời của các vương quốc cổ Đông Nam Á? Sự hình thành các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được biểu hiện như thế nào?

Câu 2 (3,0 điểm): Văn hóa truyến thống Ấn Độ được định hình và phát triển dưới thời kì nào? Nêu những biểu hiện của sự định hình và phát triển đó.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Bảng đáp án

1 - A

2 - C

3 - B

4 - C

5 - B

6 - A

7 - C

8 - A

9 - B

10 - A

11 -C

12 - A

13 - B

14 - C

15 - B

16 - B





Gọi ý trả lời:

Câu 1:

Đáp án A

Nhà Đường đặt ra chức Tiết độ sứ để cai quản các vùng biên cương (SGK - trang 30).

Câu 2:

Đáp án C

- Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại là: sử thi Mahabharata.

- Các đáp án A, B, D không phù hợp, vì:

+ Sử thi Đăm-săn là tác phẩm của đồng bào dân tộc Ê-đê ở Việt Nam.

+ Vở kịch Sơ-kun-tơ-la là thành tựu văn học của Ấn Độ thời phong kiến.

+ Tập thơ Mùa hái quả là thành tựu văn học của Ấn Độ thời hiện đại.

Câu 3:

Đáp án B

Nước Lan Xang sau khi Su-li-nha-vông-xa qua đời bị chia cắt thành ba tiểu quốc là Luông Pha Băng, Viêng Chăn và Chăm Pa sắc (SGK - trang 53).

Câu 4:

Đáp án C

Do công cụ lao động thô sơ, lạc hậu => con người phải chung lưng đấu cật, hợp tác với nhau ở mức cao nhất mới có thể kiếm đủ thức ăn nuôi sống các tành viên => từ đó con người nhận thấy cần phải công bằng và bình đẳng - đây chính là “Nguyên tắc vàng” trong quan hệ xã hội ở thời kì nguyên thủy.

Câu 5:

Đáp án B

Tầng lớp đóng vai trò là lực lượng sản xuất chính trong sản xuất ở các quốc gia cổ đại phương Đông là nông dân công xã (SGK - trang 15).

Câu 6:

Đáp án A

- Nhà nước Ai Cập cổ đại được hình thành ở lưu vực sông Nin.

- Các nhà nước của người Lưỡng Hà được thành lập tại lưu vực 2 con sông: Ơ-phrát và Ti-grơ.

- 2 con sông gắn liền với nền văn minh Ấn Độ cổ đại là: sông Ấn và sông Hằng.

- 2 con sông gắn liền với nền văn minh Trung Quốc cổ đại là: Hoàng Hà và Trường Giang.

Câu 7:

Đáp án C

Ở Lưỡng Hà, vua được gọi là En-si (SGK - trang 16).

Câu 8:

Đáp án A

Năm 476, đế quốc Rô-ma bị diệt vong. Chế độ chiếm nô kết thúc ở khu vực Địa Trung Hải, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu (SGK - trang 55).

Câu 9:

Đáp án B

Nhà Minh được thành lập sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nông dân do Chu Nguyên Chương lãnh đạo.

Câu 10:

Đáp án A

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là 2 quốc gia đi tiên phong trong phong trào cuộc phát kiến địa lí (SGK - trang 61).

Câu 11:

Đáp án C

Khu đền Ăng-co Vát, Ăng-co Thom ở Campuchia, Thạt Luổng ở Lào, tháp Chăm ở Việt Nam vừa mang dáng dấp kiến trúc của Ấn Độ vừa có nét độc đáo riêng của nền văn hóa dân tộc.

Câu 12:

Đáp án A

Pha Ngừm là người đã có công thống nhất các Mường Lào, lên ngôi vua vào năm 1353 và đặt tên nước là Lan Xang - có nghĩa là Triệu voi (SGK - trang 52).

Câu 13:

Đáp án B

Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII là thời kì p của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á (SGK - trang 46).

Câu 14:

Đáp án C

Phong trào Văn hóa phục hưng là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến lỗi thời (SGK - trang 64).

Câu 15:

Đáp án B

Cô-lôm-bô là người phát hiện ra châu Mĩ (SGK - trang 61).

Câu 16:

Đáp án B

Nền kinh tế trong các lãnh địa phong kiến Tây Âu mang tính chất là kinh tế tự nhiên - tự cấp, tự túc. Điều này được biểu hiện ở việc: mọi thứ cần dùng trong lãnh địa từ lương thực, thực phẩm cho đến quần áo, giày dép… đều do nông nô sản xuất. Người ta chỉ mua muối vfa sắt - 2 thứ mà họ chưa tự sản xuất được; ngoài ra không có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

* Điều kiện ra đời các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

- Đầu Công Nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt. Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, nghề thủ công truyền thống phát triển như dệt, làm gốm, đúc đồng, rèn sắt.

- Việc buôn bán đường biển rất phát đạt, một số thành thị - hải cảng đã ra đời như Óc Eo (An Giang, Việt Nam), Takola (Mã Lai) …

- Do sự ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ với việc các nước phát triển văn hoá cổ của mình.

- Đó chính là điều kiện ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

* Sự hình thành các vương quốc cổ: Khoảng 10 thế kỉ sau Công Nguyên hàng loạt các nước vương quốc nhỏ hình thành.

Câu 2 (3,0 điểm):

- Văn hóa truyến thống Ấn Độ được định hình và phát triển dưới thời kì Gúp-ta:

+ Thời kì Gúp-ta, đạo Phật tiếp tục đã được truyền bá mạnh mẽ.

+ Cùng với sự truyền bá đạo Phật, rất nhiều chùa hang (đục đẽo hang đá thành chùa) đã ra đời. Cùng với chùa là những pho tượng Phật được điêu khắc bằng đá hoặc trên đá.

+ Ấn Độ giáo (Hin-đu giáo) cũng ra đời và phát triển và tôn giáo thu hút phần lớn tín đồ ở Ấn Độ. Để thờ các vị thần của Hin- đu giáo, người ta cũng xây dựng rất nhiều ngôi đền bằng đá đồ sộ hoặc đúc những pho tượng bằng đồng với phong cách nghệ thuật độc đáo.

+ Chữ Phạn được dùng phổ biến dưới thời Gúp-ta 

=> thời Gúp-ta đã có những công trình kiến trúc, điêu khắc, những tác phẩm văn học tuyệt vời, làm nền cho văn hóa Ấn Độ, có giá trị vĩnh cửu, xuyên suốt thời gian lịch sử của loài người.
 

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Câu 1. Ở Ai Cập cổ đại, vua được gọi là

A. Pha-ra-ông.

B. En-xi.

C. Thiên tử.

D. Hoàng đế.

Câu 2. Ở xã hội phương Đông cổ đại, nô lệ

A. là lực lượng sản xuất chính, tạo ra mọi của cải vật chất.

B. chủ yếu phục vụ trong các gia đình quý tộc, cung điện.

C. chỉ được coi là thứ hàng hóa và công cụ biết nói.

D. bình đẳng về quyền lợi với quý tộc.

Câu 3. Sau khi xâm chiếm Rô-ma, người Giéc-man đã thực hiện chính sách gì về chính trị?

A. Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc mới.

B. Xây dựng nhà nước mới theo chế độ quân chủ lập hiến.

C. Tiến hành cải cách bộ máy nhà nước theo hướng dân chủ.

D. Để người Rô-ma giữ các chức vụ chính trong bộ máy nhà nước.

Câu 4. Quá trình xác lập quan hệ sản xuất phong kiến diễn ra mạnh mẽ và rõ nét nhất nhất ở vương quốc Tây Âu nào?

A. Phơ-răng.

B. Tây Gốt.

C. Đông Gốt.

D. Văng-đan.

Câu 5. Giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là

A. Nông dân công xã.

B. Nông nô.

C. Nô lệ.

D. Nông dân tự canh.

Câu 6. Nội dung nào phản ánh đặc điểm nổi bật về chính trị của lãnh địa phong kiến Tây Âu?

A. Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, tự cung, tự cấp. 

B. Là đơn vị chính trị độc lập, có quân đội, tòa án, luật pháp riêng.

C.Nông nô là những người sản xuất chính trong các lãnh địa.

D.Lãnh chúa sống sung sướng dựa trên sự bóc lột nông nô.

Câu 7. Thể chế chính trị của các vương quốc ở Tây Âu thời sơ kì trung đại mang tính chất

A. phong kiến tập quyền.

B. phong kiến phân quyền.

C. dân chủ chủ nô.

D. dân chủ tư sản.

Câu 8. Đến thế kỉ XVIII, vương quốc Lan Xang suy yếu vì

A. những cuộc tranh chấp ngôi báu trong hoàng tộc.

B. bị nước ngoài xâm lược.

C. rơi vào ách cai trị của người phương Tây. 

D. nền kinh tế suy thoái.

Câu 9. Địa hình Cam -pu-chia như một lòng chảo khổng lồ, xung quanh là rừng và cao nguyên bao bọc, còn đáy chảo là 

A. Biển Hồ.

B. Biển Đỏ.

C. sông Mê Kông.

D. đồng bằng Mê Kông.

Câu 10.  Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao dưới thời kì thống trị của

A. nhà Tần.

B. nhà Đường.

C. nhà Minh.

D. nhà Thanh.

Câu 11. Các vị vua đầu thời vương triều Mô-gôn đã ra sức củng cố vương triều theo hướng

A. Hồi hóa.

B. đàn áp người bản địa.

C. Ấn Độ hóa.

D. xóa bỏ Ấn Độ giáo.

Câu 12. Sự phát hiện nhau giữa hai nền văn minh đặc sắc là Ấn Độ Hinđu giáo và Ả rập Hồi giáo được thực hiện dưới thời 

A. vương triều Gúp-ta.

B. vương triều Hồi giáo Đê-li. 

C. vương triều Hác - sa.

D. vương triều Mô-gôn

Câu 13. Điểm giống nhau căn bản trong chính sách đối nội của triều Nguyên và triều Thanh là

A. thi hành chính sách áp bức dân tộc.

B. thực hiện hòa hợp tôn giáo.

C. thực hiện chính sách mở rộng khai hoang.

D. thi hành chính sách quân điền.

Câu 14. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí trong các thế kỉ XV- XVI của châu Âu là gì?

A. Nhu cầu hương liệu, vàng bạc, thị trường tăng lên..

B. Người Tây Ban Nha chiếm con đường cũ sang phương Đông.

C. Vua chúa phong kiến Tây Âu sẵn sàng tài trợ kinh phí.

D. Đáp ứng nhu cầu mở mang tri thức của con người.

Câu 15. Tại sao việc tìm con đường thông thương giữa châu Âu và phương Đông đặt ra cấp thiết từ thế kỉ XV?

A. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất đặt ra yêu cầu mới. 

B. Do khoa học - kĩ thuật lúc này đạt được bước phát triển mới.

C. Con đường buôn bán với phương Đông bị người A-rập độc chiếm.

D. Châu Âu vừa chấm dứt nội chiến, có điều kiện chính trị thuận lợi.

Câu 16: Nội dung nào không phản ánh đúng những nội dung cơ bản của văn hóa thời Phục hưng?

A. Lên án, đả kích giáo hội Kitô và giai cấp thống trị phong kiến. 

B. Đòi quyền tự do cá nhân và đề cao giá trị con người.

C. Giải phóng con người khỏi trật tự, lễ giáo phong kiến. 

D. Đề cao, bảo vệ các nội dung và giáo lí của đạo Kitô.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Thế nào là lãnh địa phong kiến? Nêu các đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của lãnh địa.

Câu 2 (3,0 điểm): Chứng minh nhà Đường là thời kì phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến Trung Quốc.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Bảng đáp án: Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1 - A

2 - B

3 - A

4 - A

5 - B

6 - B

7 - B

8 - A

9 - A

10 - B

11 - C

12 - B

13 - A

14 - A

15 - C

16 - D





Gợi ý trả lời:

Câu 1:

Đáp án A

Ở Ai Cập cổ đại, vua được gọi là Pha-ra-ông (SGK - trang 16).

Câu 2:

Đáp án B

Ở xã hội phương Đông cổ đại, nô lệ chủ yếu phục vụ trong các gia đình quý tộc, cung điện (SGK - trang 15).

Câu 3:

Đáp án A

Khi vào lãnh thổ Rô-ma, người Giéc-man đã thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nheieuf vương quốc mới của họ, như: Vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông, Vương quốc Đông Gốt, vương quốc Phơ-răng…

Câu 4:

Đáp án A

Ở phương Tây, quá trình phong kiến hóa diễn ra mạnh mẽ và điển hình nhất ở vương quốc Phơ-răng (SGK - trang 56)

Câu 5:

Đáp án B

Lực lượng giữ vai trò sản xuất chính trong các lãnh địa phong kiến Tây Âu là nông nô (SGK - trang 57).

Câu 6:

Đáp án B

Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập: 

+ Các lãnh chúa có quyền cai quản lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, tòa án, luật pháp riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong, đo lường riêng.

+ Một số lãnh chúa lớn còn được nhà vua ban cho mình quyền “miễn trừ”, không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa.

Câu 7:

Đáp án B

Thể chế chính trị của các vương quốc ở Tây Âu thời sơ kì trung đại mang tính chất phong kiến phân quyền (quyền lực đất nước bị phân tán, nhà vua không nắm toàn bộ quyền hành) - SGK trang 57.

Câu 8:

Đáp án A

Đến thế kỉ XVIII, vương quốc Lan Xang suy yếu vì những cuộc tranh chấp ngôi báu trong hoàng tộc (SGK - trang 53).

Câu 9:

Đáp án A

Địa hình Cam -pu-chia như một lòng chảo khổng lồ, xung quanh là rừng và cao nguyên bao bọc, còn đáy chảo là Biển Hồ (SGK - trang 50).

Câu 10:

Đáp án B

Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao dưới thời kì thống trị của nhà Đường. Điều này được biểu hiện ở:

- Kinh tế phát triển tương đối toàn diện:

- Bộ máy cai trị phong kiến được củng cố, kiện toàn; tăng cường tính chuyên chế, tập trung quyền lực vào tay nhà vua.

- Đẩy mạnh tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược, bành trướng, mở rộng lãnh thổ, như: xâm chiếm Nội Mông, chinh phục Tây Vực, Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam,... => Trung Quốc dưới thời Đường trở thành một trong những đế quốc phong kiến hùng mạnh nhất khu vực.

- Văn hóa phát triển với nhiều thành tựu đỉnh cao.

Câu 11:

Đáp án C

Các vị vua đầu thời vương triều Mô-gôn đã ra sức củng cố vương triều theo hướng Ấn Độ hóa (SGK trang 46)

Câu 12:

Đáp án B

Sự phát hiện nhau giữa hai nền văn minh đặc sắc là Ấn Độ Hinđu giáo và Ả rập Hồi giáo được thực hiện dưới thời vương triều Hồi giáo Đê-li (SGK - trang 42).

Câu 13:

Đáp án A

Điểm giống nhau căn bản trong chính sách đối nội của triều Nguyên và triều Thanh là thi hành chính sách áp bức dân tộc đối với người Hán (do Nguyên và Mãn Thanh là 2 vương triều được thành lập bởi người ngoại tộc - người Môn Cổ và người Mãn Thanh).

Câu 14:

Đáp án A

Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng; mặt khác: con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải lại do người A-rập độc chiếm. => Đặt ra vấn đề cần phải tìm ra con đường thương mại mới giữa phương Đông và phương Tây => thúc đẩy các cuộc phát kiến địa lí.

Câu 15:

Đáp án C

Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng; mặt khác: con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải lại do người A-rập độc chiếm. => Đặt ra vấn đề cần phải tìm ra con đường thương mại mới giữa phương Đông và phương Tây => thúc đẩy các cuộc phát kiến địa lí.

Câu 16:

Đáp án D

- Đáp án D không phản ánh đúng nội dung cơ bản của văn hóa thời Phục hưng. Vì đối tượng mà phong trào Văn hóa Phục hưng hướng tới là chế độ phong kiến và những giáo lý hà khắc của đạo Kitô.

- Nội dung cơ bản của văn hóa thời Phục hưng

+ Lên án, đả kích giáo hội Kitô và giai cấp thống trị phong kiến đã bóp nghẹt các quyền tự do, dân chủ. => Giải phóng con người khỏi trật tự, lễ giáo phong kiến.

+ Đòi quyền tự do cá nhân và đề cao giá trị con người. Giờ đây, thần thánh không phải là trung tâm trong các tác phẩn văn học, giáo điều nhà thờ không phải là chân lý. Ngược lại, giá trị chân chính của con người được đề cao, con người trở thành trung tâm của thế giới.

Phần II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

* Lãnh địa phong kiến:

- Đến giữa thế kỉ IX, phần lớn đất đai đã bị các quý tộc và nhà thờ chia nhau chiếm đoạt xong, gọi là lãnh địa phong kiến. Đây là đơn vị kinh tế - chính trị cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.  

- Lãnh địa phong kiến là vùng đất đai rộng lớn thuộc sở hữu của lãnh chúa phong kiến bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần. Trong khu đất của lãnh chúa có lâu đài, dinh thự, nhà thờ…có hào sâu, tường cao bao quanh. Đất khẩu phần giao cho nông nô cày cấy và thu tô thuế.

* Đặc điểm:

- Kinh tế: lãnh địa là đơn vị kinh tế độc lập, khép kín mang tính chất tự cung, tự cấp.

- Chính trị: lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập, các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa như một ông vua, có quân đội, tòa án, luật pháp, thuế khóa…riêng. Các lãnh chúa lớn còn buộc nhà vua ban cho mình quyền “miễn trừ” không can thiệp vào lãnh địa.

- Xã hội: gồm 2 tầng lớp.

+ Nông nô: là lực lượng sản xuất chính, lệ thuộc và bị lãnh chúa bóc lột nặng nề. 

+ Lãnh chúa: là chủ lãnh địa, sống nhàn rỗi, sung sướng dựa trên sự bóc lột nông nô. 

=> Mâu thuẫn giữa nông nô và lãnh chúa sâu sắc, nông nô nhiều lần nổi dậy đấu tranh (tiêu biểu ở Anh và Pháp).

Câu 2 (3,0 điểm)

* Về kinh tế:

- Nhà Đường thực hiện chế độ quân điền, phân cấp ruộng đất cho nông dân (gồm hai loại: ruộng khẩu phần và ruộng vĩnh nghiệp) và thu thuế của nông dân một cách cố định theo chế độ tô, dung, điệu. 

- Nhờ đó, nông dân có ruộng đất và yên ổn làm ăn, kinh tế phát triển nhanh chóng. Kinh tế công thương nghiệp, cả nội thương và ngoại thương đều phát triển theo đà phát triển của nông nghiệp.

* Về chính trị: 

- Đối nội: nhà Đường tiếp tục củng cố chính quyền trung ương, làm cho bộ máy cai trị phong kiến được hoàn chỉnh. Cử người thân tộc cai quản các địa phương, đặt chức Tiết độ sứ. Chính quyền phong kiến thời Đường dược tăng cường nhằm nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.

- Đối ngoại: thực hiện chính sách xâm lược và mở rộng lãnh thổ. Trung Quốc thời đường đã trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.

* Về văn hóa: nhà Đường thực hiện chế độ khoa cử, các trường học mở rộng cả ở thành thị và nông thôn, tầng lớp trí thức rất đông đảo. Rất nhiều văn nghệ sĩ có tài năng xuất hiện, tiêu biểu như nhà thơ Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

I. Phần trắc nghiệm (3,0 điểm)

Câu 1: Lực lượng xã hội có địa vị thấp kém nhất ở các quốc gia cổ đại phương Tây là

A. kiều dân. 

B. thợ thủ công.     

C. nông dân công xã.       

D. nô lệ.

Câu 2: Nhà thiên văn học nào lần đầu tiên đã đưa ra thuyết nhật tâm để phản bác thuyết địa tâm của giáo hội Kitô?

A. Ga-li-lê.   

B. Bru-nô.    

C. N. Cô-péc-ních.           

D. Kê-plơ.

Câu 3: Công trình kiến trúc nào dưới đây không phải là thành tựu văn hóa của Cam-puchia thời phong kiến?

A. Đền Ăng-co-vát.                    

B. Đền Ăng-co-thom.

C. Tháp Bay-on.                        

D. Đền tháp Bô-rô-bu-đua.

Câu 4: Quần thể kiến trúc nào ở Việt Nam được xây dựng trong thời kì phong kiến chịu ảnh hưởng đậm nét của Ấn Độ giáo?

A. Chùa Một Cột.             

B. Ngọ Môn (Huế).

C. tháp Phổ Minh. 

D. Thánh địa Mĩ Sơn.

Câu 5: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hành động của người Giéc-man sau khi tràn vào lãnh thổ đế quốc Rô-ma giữa thế kỉ IV?

A. Xâm chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma.  

B. Lập nên các vương quốc Man tộc.

C. Phân phong ruộng đất cho quý tộc Giéc-man.    

D. Lập nên các thành thị trung đại.

Câu 6: Trong thời đại kim khí, những kim loại được con người lần lượt sử dụng để chế tác công cụ là

A. đồng thau, đồng đỏ, sắt.                  

B. đồng đỏ, đồng thau, sắt.

C. đồng đỏ, kẽm, sắt.                 

D. kẽm, đồng đỏ, sắt.

Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những quan điểm cơ bản của Nho giáo?

A. Đề cao quyền bình đẳng nam - nữ, dùng đường lối “đức trị” để ổn định xã hội.

B. Chú trọng tới việc giáo dục đạo đức, nhân cách và đạo lý làm người.

C. Giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận với quốc gia, gia đình.

D. Quan hệ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ là giường mối, kỉ cương của đạo đức.

Câu 8: Sự ra đời của các thành thị trung đại đã có nhiều tác động tích cực tới sự phát triển của các nước Tây Âu, ngoại trừ việc

A. tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.

B. mang lại không khí tự do, mở mang tri thức.

C. phá vỡ nền kinh tế tự nhiên trong các lãnh địa.

D. củng cố chế độ phong kiến phân quyền.

Câu 9: Nội dung nào không phản ánh đúng về phong trào Văn hóa Phục hưng?

A. Là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến.

B. Từ Italia, phong trào Văn hóa Phục hưng đã lan nhanh sang các nước Tây Âu khác.

C. Là bước tiến của văn minh phương Tây sau “đêm trường trung cổ”.

D. Mở đường cho sự phát triển của văn minh phương Đông ở những thế kỉ sau.

Câu 10: Nội dung nào không phản ánh đúng về đời sống kinh tế - xã hội của con người ở thời kì đá mới?

A. Kĩ thuật chế tác công cụ lao động có bước phát triển, biết làm đồ gốm.

B. Nền nông nghiệp sơ khai bắt đầu hình thành và ngày càng phát triển.

C. Con người quần tụ lại thành các bầy, đàn; sống trong hang động, mái đá.

D. Con người sinh sống thành các thị tộc, hợp tác lao động để tìm kiếm thức ăn.

Câu 11: Cư dân ở khu vực nào trên thế giới biết sử dụng sắt để chế tác công cụ sớm nhất?

A. Tây Phi và Đông Bắc Á.        

B. Tây Á và Nam Á.

C. Đông Nam Á và Bắc Mĩ.       

D. Tây Á và Nam Âu.       

Câu 12: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông?

A. Vua là người đứng đầu nhà nước, có quyền lực tối cao và tuyệt đối.

B. Mọi thần dân đều có quyền biểu quyết những việc lớn của quốc gia.

C. Vua là người có quyền sở hữu tối cao toàn bộ đất đai và thần dân trong nước.

D. Vua tự coi mình là đại diện của thần thánh ở dưới trần gian.

II. Tự luận (7,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm): Hãy tóm tắt các cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI theo bảng sau:

Thời gian

Người tiến hành

Quốc gia

Hành trình

















Câu 2 (3,0 điểm): Trình bày chính sách cải cách của vua A-cơ-ba và tác động của những chính sách đó tới sự phát triển của Ấn Độ.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Phần trắc nghiệm (3,0 điểm)

Bảng đáp án: Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-D

2-C

3-D

4-D

5-D

6-B

7-A

8-D

9-D

10-C

11-D

12-B









Gợi ý trả lời:

Câu 1: 

Đáp án D

Lực lượng xã hội có địa vị thấp kém nhất ở các quốc gia cổ đại phương Tây là nô lệ 9SGK – trang 23).

Câu 2: 

Đáp án C

- N. Cô-péc-ních là nhà thiên văn học đã đưa ra thuyết nhật tâm. Ông cho rằng Trái Đất và các hành tinh khác quay xung quanh mặt trời. Quan điểm này đã phản bác lại thuyết địa tâm của Giáo hộ Kitô khi cho rằng Trái đất nằm ở trung tâm của vũ trụ.

Câu 3: 

- Đền Bô-rô-bu-đua là thành tựu kiến trúc của nhân dân In-đô-nê-xi-a.

Câu 4:

Đáp án D

- Khu đền tháp Mỹ Sơn là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa Ấn Độ ở Việt Nam. Tín ngưỡng thờ thần Shiva - đấng Sáng tạo và Hủy diệt của Ấn Độ giáo được hợp nhất với vua để thờ tự tại Mỹ Sơn. 

Câu 5:

Đáp án D

- Sau khi tràn vào Rô-ma, người Giéc-man đã:

+ Xâm chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma.  

+ Lập nên các vương quốc Man tộc.

+ Phân phong ruộng đất cho quý tộc Giéc-man.

- Đáp án D không phù hợp, vì tới khoảng thế kỉ XI, các thành thị trung đại mới được hình thành ở Tây Âu (người Giéc-man xâm nhập vào Tây Âu trong khoảng thế kỉ V).

Câu 6: 

Đáp án B

Trong thời đại kim khí, những kim loại được con người lần lượt sử dụng để chế tác công cụ là đồng đỏ => đồng thau => sắt (SGK – trang 10).

Câu 7: 

Đáp án A

- Tam cương (quan hệ giữa vua - tôi, cha - con, chồng - vợ) và Ngũ thường (lễ, nhân, nghĩa, trí, tín) là những quan điểm cơ bản của Nho giáo. => Nho giáo một mặt đề xướng con người phải tu thân, rèn luyện đạo đức phẩm chất, mặt khác giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận đối với quốc gia là tôn quân (trung quân), phục tùng, giữ chữ hiếu với chồng, cha.

- Đáp án A không phản ánh đúng những quan điểm cơ bản của Nho giáo. Vì Nho giáo là đạo của người quân tử (nam giới), đề cao vai trò của người đàn ông, trọng nam kinh nữ. Người phụ nữ trong quan điểm Nho giáo phải giữ trọn “tam tòng” (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) và “tứ đức” (công, dung, ngôn, hạnh).

Câu 8:

Đáp án D

- Đáp án D không phản ánh đúng tác động của các thành thị trung đại đến tình hình Tây Âu. Vì sự ra đời của các thành thị trung đại đã phá vỡ nền kinh tế tự cung, tự cấp trong các lãnh địa phong kiến, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển và đặt ra yêu cầu thống nhất thị trường dân tộc. => Thúc đẩy sự tiêu vong của chế độ phong kiến phân quyền và xác lập chế độ phong kiến tập quyền.

Câu 9:

Đáp án D

- Đáp án D “là cuộc cách mạng văn hóa, mở đường cho sự phát triển của văn minh phương Đông ở những thế kỉ sau” không phản ánh đúng về phong trào Văn hóa Phục hưng. Vì phong trào Văn hóa Phục hưng là một cuộc cách mạng trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến suy tàn, khởi nguồn ở Italia, sau đó lan nhanh sang các nước Tây Âu khác => mở đường cho sự phát triển của văn minh phương Tây trong những giai đoạn sau.

Câu 10: 

Đáp án C:

- Đáp án C không phản ánh đúng đời sống kinh tế - xã hội của con người ở thời kì đá mới. Vì:

+ Từ cuối thời đá cũ con người đã chuyển từ sinh sống thành bầy, đàn trong các hang động, mái đá sang hình thức cư trú nhà cửa.

+ Việc quần tự thành các bầy, đàn; sinh sống trong các hang động, mái đá là hình thức tổ chức xã hội của Người tối cổ (bầy người nguyên thủy); trong khi đó, tới thời kì đá mới, con người đã chuyển hóa từ Người tối cổ thành Người tinh khôn - với các hình thức tổ chức xã hội là: thị tộc, bộ lạc.

Câu 11: 

Đáp án D

Cư dân Tây Á và Nam Âu biết sử dụng sắt để chế tác công cụ sớm nhất (SGK – trang 10).

Câu 12: 

Đáp án B

- Đáp án B không phản ánh đúng đặc điểm của nhà nước cổ đại phương Đông. Vì thể chế chính trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông là quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền nên mọi quyền lực tập trung trong tay nhà vua. Các thần dân của nhà vua chỉ có nhiệm vụ phục tùng các yêu cầu của nhà vua, không có quyền biểu quyết những việc lớn của quốc gia.

II. Phần tự luận (7,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm):

Thời gian

Người  tiến hành

Quốc gia

Hành trình

1487

B. Đi-a-xơ

Bồ Đào Nha

Đến cực Nam châu Phi, đặt tên là mũi Hảo Vọng.

1492

Cô-lôm-bô

Bồ Đào Nha

Đến một số đảo trên vùng biển Ca-ri-bê => phát hiện ra châu Mĩ nhưng nhầm tưởng là Ấn Độ.

1497

Va-xcô đơ Ga-ma

Bồ Đào Nha

Đến bờ Tây nam Ấn Độ.

1519 - 1522

Ma-gien-lan

Tây Ban Nha

Đi vòng quanh thế giới bằng đường biển.

Câu 2 (3,0 điểm):

* Các chính sách cải cách của vua A-cơ-ba:

Trong nửa thế kỉ trị vì, vua A-cơ-ba đã thi hành một số chính sách tích cực:

- Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc; số quan lại gốc Mông Cổ, gốc Ấn Độ Hồi giáo và cả gốc Ấn Độ Ấn giáo có tỉ lệ bằng nhau.

- Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo và hạn chế sự bóc lột của chủ đất, quý tộc.

- Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhất các hệ thống cân đong và đo lường.

- Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

* Tác động:

- Những chính sách của A-cơ-ba góp phần giúp cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng.

- Vua A-cơ-ba được coi như là một vị anh hùng dân tộc. Ngày nay, tên ông được đặt cho nhiều đường phố, công trình, xứng với danh hiệu của ông là Đấng chí tôn A-cơ-ba.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học