[Năm 2024] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Đà Nẵng có đáp án (10 đề)

Tuyển chọn [Năm 2024] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Đà Nẵng có đáp án (10 đề) chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ đề thi Ngữ Văn 10 của các trường THPT. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 1 môn Ngữ Văn 10.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần I: (3,0 điểm) 

Cho đoạn văn sau:

Thêm một tuổi đời, vậy là cái tuổi ba mươi đâu còn xa nữa. Vài năm nưa thôi mình sẽ trở thành một chị cán bộ già dặn đứng đắn Nghĩ đến đó mình thoáng thấy buồn. Tuổi xuân của mình đã qua đi trong lửa khói, chiến tranh đã cướp mất hạnh phúc trong tình yêu và tuổi trẻ. Ai lại không tha thiết với mùa xuân, ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và trên đôi môi căng mọng khi cuộc đới còn ở tuổi hai mươi? Nhưng… tuổi hai mươi của thời đại này đã phải dẹp lại những ước mơ hạnh phúc mà lẽ ra họ phải có…”

(Nhật kí Đặng Thùy Trâm – NXB Hội Nhà Văn, 2005)

Câu 1: Đoạn văn trên diễn tả tâm sự gì của tác giả?

Câu 2: Trong hai câu văn: Ai lại không tha thiết với mùa xuân? Ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi 20? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào ? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 3: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

Câu 4: Viết đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về nội dung: Sống để tuổi thanh xuân có ý nghĩa?

Phần II: (7,0 điểm) 

Cảm nhận bài thơ “Nhàn” của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Kiêm.

Một mai, một cuốc, một cần câu,

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, 

Người khôn, người đến chốn lao xao.

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

(SGK Ngữ văn 10, NXB Giáo dục 2006) 

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Phần I: (3,0 điểm) 

Câu 1: Đó là tâm sự của một bác sĩ trẻ giữa chiến trường ác liệt trong thời khắc của năm mới. Một tâm sự tiếc nuối tuổi thanh xuân nhưng cũng sẵn sàng hiến dâng tuổi xuân.

Câu 2: 

- Hai câu: Ai lại không tha thiết với mùa xuân? Ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắ và đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi hai mươi? sử dụng câu hỏi tu từ. 

- Mục đích: Nhấn mạnh, khẳng định và làm nổi bật khát vọng, sự tha thiết với mùa xuân, với tuổi trẻ ở mỗi người.

Câu 3: Đoạn văn chủ yếu sử dụng phương pháp tự sự kết hợp với biểu cảm.

Câu 4: 

*Yêu cầu về nội dung: Trình bày suy nghĩ của Anh (chị) về nội dung: Sống để tuổi thanh xuân có ý nghĩa? Bài làm của học sinh phải ngắn gọn súc tích. Phải khẳng định được  vẻ đẹp của mùa xuân , ý nghĩa của tuổi trẻ. Từ đó nhận thức và hành động đúng đắn để sống có ích, tận hưởng và tận hiến cho cuộc đời.

*Yêu cầu về phương pháp:

- Học sinh có thể linh hoạt trong việc diễn đạt nội dung trên. 

- Bố cục đầy đủ , có sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận.

- Hành văn rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả.

Phần II: (7,0 điểm) 

1. Vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm: (Câu 1 và 2, câu 5 và 6).

- Cuộc sống thuần hậu:

+Hiện lên trong câu thơ là một “lão nông tri điền” với những công cụ lao động quen thuộc: mai, cuốc, cần câu.

+ Cách dùng số tính đếm rành rọt “Một…, một…, một…” cho thấy tất cả đã sẵn sàng chu đáo.

+ Việc một Trạng Trình danh tiếng lẫy lừng trở về với đời sống bình dị, dân dã: đào ao, cuốc đất cũng là một sự ngông ngạo trước thói đời. Ngông ngạo mà vẫn thuần hậu, nguyên thủy; “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào” đạm bạc mà không khắc khổ, vẫn thanh cao.

- Cuộc sống thanh cao: (Câu 5 và 6).

+ Sự đạm bạc là những thức ăn quê mùa, dân dã: măng trúc, giá đỗ; sinh hoạt bình dị như mọi người dân quê: tắm hồ, tắm ao.

+Hai câu thơ mà có một bộ tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt với bốn mùa: xuân – hạ – thu – đông; có mùi vị có hương sắc, không nặng nề, không ảm đạm. Vì vậy cuộc sống đạm bạc nhưng thanh cao trong sự trở về, hoà hợp với thiên nhiên.

2. Vẻ đẹp nhân cách, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm: (câu 3 và 4, câu 7 và 8).

- Nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm đối mặt với danh lợi như nước với lửa. Sống cuộc đời ẩn sĩ, ông thoát ra ngoài vòng ganh đua của thói tục, để tâm hồn an nhiên khoáng đạt.

- “Vắng vẻ” đối lập với “lao xao”, “ta” đối lập với “người”. Đó cũng là sự đối lập của hai hoàn cảnh sống. “Nơi vắng vẻ” là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, là nơi thảnh thơi của tâm hồn. “Chốn lao xao” là nơi cửa quyền, là nơi hoạn loạn nhiều đua chen, thủ đoạn…

- Hai chữ “dại” – “khôn” vừa thâm trầm vừa hóm hỉnh, thể hiện sự thư thái ung dung của Bạch Vân Cư Sĩ.

- Trạng Trình là một bậc thức giả với trí tuệ vô cùng tỉnh táo. Tỉnh táo trong sự chọn lựa: “Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ - Người khôn, người đến chốn lao xao”, “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”

- Với Nguyễn Bỉnh Khiêm cái “Khôn” của người thanh cao là quay lưng lại với danh lợi, tìm sự thư thái cho tâm hồn, sống ung dung hoà nhập với tự nhiên.

      “Rượu đến cội cây, ta sẽ uống

      Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao”

Cuộc sống nhàn dật này là kết quả của một nhân cách, một trí tuệ. Trí tuệ nhận ra công danh, của cải, quyền quí chỉ là giấc chiêm bao. Trí tuệ nâng cao nhân cách đểù nhà thơ từ bỏ “chốn lao xao” quyền quí đến nơi vắng vẻ, đạm bạc mà thanh cao để di dưỡng tinh thần. Nguyễn Bỉnh Khiêm nhàn thân mà không nhàn tâm, nhàn mà vẫn canh cánh nỗi niềm “ái quốc ưu dân”.

[Năm 2024] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Đà Nẵng có đáp án (10 đề)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới: 

“...Người ta cứ nghĩ mùa thu là mùa của tàn phai. Mùa của nỗi buồn vụ vỡ như từng hạt mưa rơi chậm trên mái nhà. Mùa thu không buồn đến thế. Mình nghĩ mùa thu là mùa xuân thứ hai của đời người, bởi vì đất trời nở hoa bằng những chiếc lá vàng bay. Mùa thu, là mùa xuân thứ hai của cuộc đời, có nghĩa là chúng ta đã đi qua thời thanh xuân bỏng cháy, mùa hạ nồng nàn để đến đây! Mùa thu làm chúng ta trở nên đằm thắm hơn…”

(Trích Thương của Nguyễn Bảo Trung – trang 74, NXB Hội Nhà Văn, 20/8/2019) 

Câu 1: Tìm những cụm từ miêu tả về mùa thu. (1 điểm) 

Câu 2: Tác dụng của phép điệp  trong đoạn trích? (1 điểm) 

Câu 3: Thông điệp mà tác giả gởi gắm trong đoạn trích? (1 điểm) 

Phần II. LÀM VĂN (7,0 đim) Cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè trong Cảnh ngày hè, Nguyễn Trãi.

--------------HẾT-------------


GỢI Ý ĐÁP ÁN 

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 

Câu 1: Những cụm từ miêu tả về mùa thu: “là mùa của tàn phai”; “đất trời nở hoa”; “chiếc lá vàng bay”…  

Câu 2: Tác dụng của phép điệp trong đoạn trích: Nhấn mạnh vẻ đẹp về mùa thu và những đặc sắc của mùa thu mà không mùa nào có được.    

Câu 3: Thông điệp mà tác giả gởi gắm trong đoạn trích: Hãy có cái nhìn, có cách cảm nhận sâu sắc về mùa thu, để đến được mùa thu chúng ta phải đi qua mùa xuân và mùa hạ, và con người cũng thế, trải qua năm tháng và những thăng trầm thì trở nên đẹp một cách đằm thắm hơn.  

Phần II. LÀM VĂN (7,0 đim) 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè trong Cảnh ngày hè, Nguyễn Trãi.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

c.1/ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm; nêu vấn đề cần nghị luận.

c.2/ Cảm nhận nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ: 

*Bức tranh thiên nhiên:

- Cảnh ngày hè:

+ Màu sắc: xanh, đỏ, hồng.

+ Hương thơm của hoa sen.

+ Động từ mạnh: "đùn đùn", "giương", "phun", "tiễn" góp phần thể hiện trạng thái cảnh vật.

+ Âm thanh: cuộc sống, con người, tiếng ve.

+ Đảo ngữ.

→ Bức tranh thiên nhiên sống động, có sự hài hòa về màu sắc, đường nét, âm thanh, con người và cảnh vật.

*Vẻ đẹp tâm hồn:

- Tâm trạng thư thái, thanh thản trước thiên nhiên ngày hè tươi đẹp.

- Tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống.

- Tấm lòng ưu ái với dân với nước:

+ Điển tích " Ngu cầm".

+ "Dẽ có": Ước mong, khát vọng cao đẹp về một cuộc sống thái bình, cơm no áo ấm cho muôn dân.

→ Vẻ đẹp tâm hồn: Yêu nước thương dân.

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới: 

Tổ quốc là tiếng mẹ 

Ru ta từ trong nôi 

Qua nhọc nhằn năm tháng 

Nuôi lớn ta thành người 


Tổ quốc là mây trắng 

Trên ngút ngàn Trường Sơn 

Bao người con ngã xuống 

Cho quê hương mãi còn 


Tổ quốc là cây lúa 

Chín vàng mùa ca dao 

Như dáng người thôn nữ 

Nghiêng vào mùa chiêm bao 

... 

Tổ quốc là tiếng trẻ 

Đánh vần trên non cao 

Qua mưa ngàn, lũ quét 

Mắt đỏ hoe đồng dao 


Tổ quốc là câu hát 

Chảy bao miền sông quê 

Quan họ rồi ví dặm 

Nước non xưa vọng về 


Tổ quốc là tiếng mẹ 

Trải bao mùa bão giông 

Thắp muôn ngọn lửa ấm 

Trên điệp trùng núi sông... 

 (Tổ quốc là tiếng mẹ, trích Tổ quốc nhìn từ biểnNguyễn Việt Chiến, NXB Phụ nữ, 2015) 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính và phong cách ngôn ngữ của đoạn trích? (1,0 điểm) 

Câu 2: Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn trích? (1,0 điểm) 

Câu 3: Viết đoạn văn ngắn 5 – 7 dòng, nêu cảm nhận của anh/chị về ý kiến “Tổ quốc là tiếng mẹ” trong đoạn trích? (1 điểm) 

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám để làm sáng tỏ tính hấp dẫn của truyện cổ tích “chính ở chỗ đã chiếu rọi ánh sáng lạc quan tin tưởng vào cuộc sống” (Ngữ Văn 10, tập 1, NXB Giáo dục, 2000, trg 38) 

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN 

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 

Câu 1: 

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm. 

- Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật.  

Câu 2: 

- Biện pháp tu từ: lặp cú pháp “Tổ quốc là tiếng mẹ”, hoặc liệt kê “tiếng mẹ, mây trắng, cây lúa...”

- Tác dụng: nhấn mạnh cảm xúc và biểu hiện giản dị của Tổ quốc, đó là tiếng nói, là những chất phác, mộc mạc của cuộc đời xung quanh.  

Câu 3: 

- Yêu cầu hình thức: Giải thích, HS có thể gạch đầu dòng tách ý. 

- Yêu cầu nội dung, gợi ý: 

+ “Tổ quốc là tiếng mẹ” – Tiếng mẹ là âm điệu, ngôn ngữ, giọng nói... 

+ Tổ quốc biểu hiện giản dị và gắn bó mộc mạc với mỗi người. Nên có tình cảm yêu quý và gìn giữ những giá trị ngôn ngữ của “tiếng mẹ”.  

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận  

- Giải thích vào nhận định: sự hấp dẫn của cổ tích bởi lẽ, đã cho thấy sức sống và tinh thần vươn lên gian khó của người Việt xưa. 

- Cảm nhận vào cuộc chiến thắng cái ác, sức sống bền bĩ của Tấm để chứng minh. 

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm  

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:  

* Giải thích nhận định: 

- Tính hấp dẫn của truyện cổ tích “chính ở chỗ đã chiếu rọi ánh sáng lạc quan tin tưởng vào cuộc sống” 

- Ánh sáng lạc quan thể hiện qua niềm tin vào bản thân của nhân dân lao động, là những nỗ lực làm việc và thể hiện phẩm chất tốt đẹp. Ánh sáng lạc quan đã chắp cánh cho ước mơ của họ bay lên, sinh động, đẹp đẽ. 

* Chứng minh qua chuyện cổ tích Tấm Cám. 

Thế giới hiện thực của chuyện cổ tích đã phản ánh cuộc đời khốn khó, nhỏ bé, bị cai trị và áp bức của nhân dân lao động. Thân phận và cuộc đời của Tấm chính là một hiện thực cổ tích. 

+ Thân phận và cuộc đời bất hạnh của Tấm phản ánh những số phận nhỏ nhoi, yếu ớt trong cổ tích. 

+ Những mâu thuẫn của Tấm và mẹ con Cám và hành trình Tấm từ cô gái mồ côi trở thành hoàng hậu.  

Ÿ Tấm bị bóc lột công sức lao động, bị lấy mất yếm đỏ. 

Ÿ Bị đè nén về tinh thần, ngăn cản cả những yêu thương của Tấm với cá bống. 

Ÿ Bị ngăn cản đến với ước mơ và những mong muốn đơn giản của đời thường, dì ghẻ không cho Tám đi hội. 

Ÿ Yếu tố thần kì xuất hiện, giải quyết bế tắc của nhân vật và thúc đẩy câu chuyện phát triển. 

Tính hấp dẫn của chuyện cổ tích chính ở chỗ đã chiếu rọi ánh sáng lạc quan tin tưởng vào cuộc sống” 

+ Tấm chết, 4 lần hóa thân để trở về, tìm kiếm tình yêu và đấu tranh giành lại hạnh phúc. 

+ Kết thúc truyện, Tấm chọn hiện thực để được yêu thương và sống hạnh phúc. 

* Đánh giá chung 

Ý kiến đã khái quát giá trị nội dung và sức sống bền bĩ của truyện cổ tích. Chính tinh thần lạc quan và khát vọng sống của họ đã tạo nên những ông Bụt, bà Tiên và các chi tiết thần kì như một động lực, niềm tin vào tương lai để đi tới. 

Các chi tiết kì ảo, lực lượng thần kì không chỉ xuất hiện để xử lý bế tắc của nhân vật nhưng từ chính mỗi nhân vật đã nỗ lực sống, không từ bỏ ước mơ và lao động chăm chỉ đã tìm kiếm và tạo dựng ước mơ cho mình.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 
 

[Năm 2024] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Đà Nẵng có đáp án (10 đề) 

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU 

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: 

Thời gian như chuyến tốc hành

Mang theo lá đỏ và anh trở về

Tóc xanh vừa lỗi lời thề

Thoắt thành mây trắng cuối hè bay ngang


Ngu ngơ chạm phải ao làng

Sen chưa kịp hái đã tàn trên tay

Trái đất ơi, ngược vòng quay

Cho ta nhặt lại cái ngày đầu tiên.

(Bài Thơ Thời Gian, PGS.TS Lê Quốc Hán, Tuyển tập Thơ lục bát Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, 1994) 

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ trên? 

Câu 2: Những từ ngữ chỉ màu sắc trong bài thơ có tác dụng gì? 

Câu 3: Cảm nhận của anh/chị về những câu thơ sau: 

Ngu ngơ chạm phải ao làng

Sen chưa kịp hái đã tàn trên tay

Trái đất ơi, ngược vòng quay

Cho ta nhặt lại cái ngày đầu tiên

Phần II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Cảm hứng nhân đạo trong bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN 

PHẦN I: ĐỌC HIỂU 

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật.

Câu 2: 

- Những từ chỉ màu sắc: lá đỏ, tóc xanh, mây trắng. 

- Tác dụng: Gợi sự mong manh, héo tàn trước thời gian của tuổi trẻ, tình yêu, cái đẹp.  

Câu 3: HS có thể cảm nhận theo một trong những ý sau: 

- Khi nhận ra quy luật khắc nghiệt, tất yếu của thời gian, trong một thái độ chấp nhận và tự chủ, con người bỗng nhiên có cảm giác thư thái, nhẹ nhõm. 

- Biết trân quý từng phút giây của sự sống để có thái độ sống tích cực trong cuộc đời.

Phần II: LÀM VĂN (7,0 điểm) 

*Yêu cầu chung: HS hiểu vấn đề, có ý thức bám sát nội dung của một bài văn nghị luận văn học. 

*Yêu cầu cụ thể: 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh sáng tạo (0,5 điểm): Bài làm rõ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài; trong đó, phần thân bài phải có sự tách ý, chuyển ý rõ ràng, hợp lí, kể chuyện hợp logic. 

b. Xác định đúng vấn đề cần thuyết minh (0,5 điểm): cảm nhận về cảm hứng nhân đạo trong tác phẩm Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du. 

c. Chia vấn đề cần thuyết minh thành các luận điểm phù hợp (5,0 điểm): HS có thể cảm nhận cảm hứng nhân đạo của bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí theo nhiều cách khác nhau, nhưng đáp ứng được những nội dung như sau: 

+ Triết lí về số phận con người trong xã hội phong kiến: Tài hoa bạc mệnh, tài mệnh tương đố, hồng nhan đa truân... → Sự xót xa cho những người vì sắc vì tài mà bị hủy hoại. 

+ Đau đớn, phẫn uất trước một thực tế vô lí: Người có sắc thì bất hạnh, nghệ sĩ có tài thường cô độc. Vì có "nết phong nhã" mà mắc “oan khiên” thì thật là điều nghịch lí, trái ngang của cuộc đời → Sự đồng cảm sâu sắc của Nguyễn Du với nàng Tiểu Thanh và những người nghệ sĩ, thi sĩ. 

+ Nguyễn Du khóc nàng Tiểu Thanh và khóc cho chính mình: Tình cảm, cảm xúc thương thương mình, thương người trào lên mãnh liệt không kìm nén được → Nỗi cô đơn của nghệ sĩ lớn "Tiếng chim cô lẻ giữa trời thu khuya" (Xuân Diệu). 

d. Sáng tạo (1,0 điểm): Diễn đạt chuẩn, độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 

Mẹ! 

Có nghĩa là duy nhất 

Một bầu trời 

Một mặt đất 

Một vầng trăng 

Mẹ không sống đủ trăm năm 

Nhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát […] 

(1) Mẹ! 

Có nghĩa là ánh sáng 

Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim 

Mẹ! 

Có nghĩa là mãi mãi 

Là cho - đi - không - đòi lại - bao giờ… (2) 

(Trích Ngày xưa có mẹ, Thanh Nguyên) 

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.

Câu 2. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ chính sử dụng trong khổ (1) của đoạn trích.

Câu 3. Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu thơ:“Mẹ!/ Có nghĩa là ánh sáng/ Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim” 

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hào khí Đông A được thể hiện trong bài thơ Thuật hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão.

--------------HẾT-------------


GỢI Ý ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 

Câu 1

- Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật 

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

Câu 2

- Biện pháp tu từ chính: Phép điệp/ Điệp từ. (“một”, “mẹ”, “có nghĩa là”)

- Tác dụng: Khẳng định sự duy nhất và tầm quan trọng không thể thay thế của mẹ đối với cuộc đời con, cũng giống như trời đất, trăng sao – “chỉ có một trên đời”. 

Câu 3

- Mẹ mang cho con “ánh sáng”, đó là niềm tin, tình yêu thương dẫn lối cuộc đời con. 

- Mẹ thắp sáng đời con bằng “máu con tim”, bằng tấm lòng bao la và vĩnh cửu của người. Khẳng định: Tình mẹ bao giờ cũng cao cả, lớn lao, không gì đo đếm được.  

- Tiếng gọi “mẹ!” sẽ mãi mãi sống cùng năm tháng với con, sẽ không bao giờ tắt được trên thế gian khi tình cảm của con vẫn luôn dành cho mẹ với niềm kính trọng, yêu thương mãi mãi bất diệt với thời gian. Lưu ý: HS có thể trình bày theo cách của mình, chỉ cần hợp lý và thuyết phục thì chấm vẫn tối đa điểm. 

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hào khí Đông A trong tác phẩm Thuật hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

- Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão và tác phẩm Tỏ lòng

- Hoàn cảnh sáng tác: Tương truyền bài thơ được sáng tác trước cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 2, lúc đó Phạm Ngũ Lão cùng một số tướng lĩnh được cử đi trấn giữ biên cương. 

- Giải thích hào khí Đông A: Theo chữ Hán thì chữ Đông và chữ A ghép lại là chữ Trần; hào khí Đông A là hào khí thời Trần – khí thế mạnh mẽ, hùng dũng trong công cuộc chống giặc bảo vệ đất nước. 

- Cảm nhận hào khí Đông A thể hiện trong bài thơ “Tỏ lòng”: 

+ Hình ảnh tráng sĩ nhà Trần hiên ngang, uy vũ, sánh ngang tầm vũ trụ. 

+ Niềm tự hào trước sức mạnh và khí thế hào hùng của quân đội nhà Trần. 

+ Khát vọng lập nhiều chiến công, cống hiến nhiều hơn cho đất nước. 

- Nghệ thuật: Giọng thơ hào hùng, mang cảm hứng tự hào, ngợi ca; bút pháp phóng đại; điển tích; đặt con người trong tương quan với vũ trụ… 

- Đánh giá: Hào khí Đông A làm nên chất anh hùng ca cho bài thơ Tỏ lòng, Phạm Ngũ Lão đã thể hiện rõ tấm lòng yêu nước và khát vọng chống giặc cứu nước.

d. Sáng tạo: Ý mới mẻ, sâu sắc, biết liên hệ, so sánh.

e. Diễn đạt: Chính tả, dùng từ, đặt câu.

[Năm 2024] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Đà Nẵng có đáp án (10 đề) 

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) 

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi: 

Bạn hãy nói cho tôi biết chăng, về họ tên mà tôi đã mang, 

Về miền quê mà tôi ngày đêm luôn nhớ mong. 

Lòng tôi mong biết đất nước tôi, đất nước đã có bao đời, 

Được nhìn bằng đôi mắt của mình được trở về cội nguồn của tôi. 

Và qua phim Coppola, lòng thấy xót thương quê hương. 

Bầy trực thăng bay trên cao, tàn phá xóm thôn nhỏ bé. 

Ước mong về thăm chốn thiêng, mong sao quê hương dang tay đón tôi. 

Mong ước đến ngày trở về, 

Lòng tôi yêu mến, Việt Nam. 

Bạn hãy nói tới mái tóc đen, tới đôi chân nhỏ bé, 

Và màu da đã ngày đêm cùng tôi lớn lên. 

Và mong sao đôi chân sẽ bước lên, 

Từ những nơi tôi chưa từng đến. 

Để được nghe bài dân ca êm dịu lướt trên sông. 

Và tôi mới biết, về đất nước tôi qua phim. 

Người dân quê hương tôi cày cấy, vui trong lời hát. 

Ước mong về thăm đất nước tôi. 

… 

Lòng tôi yêu mến Việt Nam. 

Lòng tôi vang tiếng Việt Nam. 

Lòng tôi xin chào Việt Nam. 

(Lời dịch bài hát Xin chào Việt Nam, ca sĩ Phạm Quỳnh Anh thể hiện) 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và phong cách ngôn ngữ trong đoạn thơ trên? (1,0 điểm) 

Câu 2: Tìm những từ/ cụm từ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương? (1,0 điểm) 

Câu 3: Viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng trình bày suy nghĩ của anh (chị ) về ý nghĩa của 2 câu thơ sau (1,0 điểm): Bạn hãy nói tới mái tóc đen, tới đôi chân nhỏ bé,/ Và màu da đã ngày đêm cùng tôi lớn lên. 

PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm)   

Anh/chị hãy cảm nhận triết lý sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua đoạn trích sau:

Một mai, một cuốc, một cần câu, 

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. 

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, 

Người khôn, người đến chốn lao xao. 

 (Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhàn, Ngữ Văn 10, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) 

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) 

Câu 1: 

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là: biểu cảm.

- Phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản là phong cách ngôn ngữ nghệ 

thuật. 

Câu 2: Những từ/cụm từ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương: nhớ mong, xót thương quê hương, yêu mến, ước mong về thăm, yêu mến Việt Nam.  

Câu 3: HS có nhiều cách viết đoạn văn nhưng cần diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, xác định đúng vấn đề của câu thơ đó là tự hào về nguồn gốc của bản thân từ đó khơi gợi tình yêu về cội nguồn làm cơ sở cho tình yêu quê hương, đất nước ở mỗi con người Việt Nam – HS có thể liên hệ bản thân ngắn gọn từ ý trên

PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm)   

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Triết lý sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua 4 câu đầu của bài thơ Nhàn.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm  

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:  

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận. 

* Phân tích đoạn thơ để làm sáng tỏ: triết lý sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua 4 câu đầu của bài thơ Nhàn 

- Mai, cuốc dụng cụ của nhà nông; cần câu để câu cá thể hiện nếp sống thanh bần của nhà nho khi ở ẩn. 

- Số từ “một” điệp lại ba lần → Mọi thứ đều đã sẵn sàng, chu đáo. 

-“Thơ thẩn”: trạng thái mơ màng, mông lung, nghĩ ngợi ko tập trung vào một cái gì rõ rệt, cứ thoáng gần – xa, mơ – tỉnh. 

ð Lối sống nhàn của tác giả: thư thái, thanh nhàn. 

- Đại từ phiếm chỉ “ai”:

+ Người đời. 

+ Những kẻ bon chen trong vòng danh lợi. 

- Nhịp thơ: 2/2/3 → sự ung dung, thanh thản của tác giả.

* Đánh giá chung: Hai câu thơ đầu miêu tả cuộc sống thuần hậu, nhàn tản với tâm trạng ung dung thảnh thơi không vướng bận trước cơ mưu, tư dục, tránh sự bon chen trong vòng danh lợi.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi bên dưới: 

Cày đồng đang buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi, bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!

(Tục ngữ và ca dao Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999 ) 

Câu 1: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của văn bản. (1,0 đ) 

Câu 2: Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của nó trong hai câu thơ: (1,0 đ) 

Cày đồng đang buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Câu 3: Nêu thông điệp được rút ra từ văn bản (1,0 đ). 

 II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Vẻ đẹp của lối sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ cùng tên.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 

Câu 1: 

- Xác định thể thơ của văn bản: lục bát.

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

Câu 2: 

- Xác định biện pháp tu từ: so sánh. 

- Nêu tác dụng: So sánh mồ hôi thánh thót như mưa, người nông dân đã muốn diễn tả cụ thể nỗi khó nhọc, vất vả của công việc mình làm. Bên cạnh đó từ láy thánh thót gợi lên hình ảnh từng giọt mồ hôi rơi xuống liên tục, giọt ngắn giọt dài; cách dùng từ ngữ, hình ảnh một cách cụ thể sinh động, gợi hình, gợi cảm. 

Câu 3: Thông điệp của văn bản: Hãy nhớ và biết ơn những người nông dân đã vất vả cực nhọc để làm nên hạt gạo nuôi sống mọi người. 

 II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận Vẻ đẹp của lối sống nhàn.

c) Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp: 

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm

* Cảm nhận 

– Vẻ đẹp của lối sống thanh nhàn qua bài thơ:

+ Bản chất của chữ nhàn: Lối sống, phong thái thảnh thơi, tự tại, không vướng bận, sồng hoà hợp với thiên nhiên, tránh xa vòng danh lợi. 

+ Vẻ đẹp của lối sống nhàn thể hiện qua: (cuộc sống trong lao động, cách chọn nơi ở, ăn uống, sinh hoạt, cách hưởng thụ, cách ứng xử). 

– Bàn luận : Lối sống nhàn trong thời đại của Nguyễn Bỉnh Khiêm là lối sống tích cực.

d) Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.   

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng chuẩn tiếng Việt. 
 

[Năm 2024] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Đà Nẵng có đáp án (10 đề) 

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến 4:

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...

(Hạt giống tâm hồn, Hai hạt lúa)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2: Câu văn “Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới” sử dụng biện pháp tu từ gì? (0,5 điểm)

Câu 3: Nêu ý nghĩa của văn bản. (1,0 điểm)

Câu 4: Nếu được lựa chọn, anh/ chị sẽ chọn cách sống như hạt lúa thứ nhất hay hạt lúa thứ hai? Vì sao? (trả lời trong khoảng từ 5 đến 7 dòng). (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN:

Câu 1: (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của câu văn hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt”.

Câu 2: (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của con người và thời đại nhà Trần trong bài thơ Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ của văn bản: Nghệ thuật.

Câu 2: Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: nhân hóa (hạt lúa... thì ngày đêm mong... thật sự sung sướng)

Câu 3: Ý nghĩa của văn bản: từ sự lựa chọn cách sống của hai hạt lúa, câu chuyện đề cập đến quan niệm sống của con người: nếu bạn chọn cách sống ích kỉ, bạn sẽ bị lãng quên; ngược lại, nếu bạn chọn cách sống biết cho đi, biết hi sinh, bạn sẽ nhận lại quả ngọt của cuộc đời.

Câu 4: Học sinh đưa ra quan điểm của bản thân và lí giải thuyết phục.

II. LÀM VĂN:

Câu 1: (2,0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Có nêu vấn đề, triển khai vấn đề, kết luận được vấn đề theo phương thức nghị luận.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: trong cuộc sống, không nên chỉ thu mình trong vỏ bọc bình yên mà phải biết vươn ra, chấp nhận thử thách, chông gai để đóng góp cho cuộc đời.

c. Triển khai vấn đề nghị luận bằng việc vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động…

- Sự hi sinh của hạt lúa (nát tan trong đất) lại đem đến sự hồi sinh, mang lại cho đời vô số những hạt lúa mới; từ đó liên tưởng đến sự dấn thân, chấp nhận gian khó, thử thách, dám sống và hành động vì mục đích cao cả, tốt đẹp của con người.

- Phê phán lối sống ích kỉ, thu mình trong vỏ bọc khép kín, chỉ biết nghĩ đến những quyền lợi của bản thân.

- Bài học nhận thức và hành động: sống phải biết vươn lên chấp nhận thử thách, khó khăn để làm mới mình và đóng góp cho đời.

d. Sáng tạo: HS có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ của bản thân, văn viết trong sáng, diễn đạt mạch lạc.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Câu 2: (5,0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:

Có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở đầu bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề thành các luận điểm, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp của con người, thời đại nhà Trần trong bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

- Giới thiệu khái quát về tác giả Phạm Ngũ Lão và bài thơ “Tỏ lòng”

- Nêu và phân tích luận đề: vẻ đẹp của con người và thời đại nhà Trần trong bài thơ:

*Vẻ đẹp của người trai thời Trần:

+ Hình ảnh người tráng sĩ vệ quốc thuở bình Nguyên cầm ngang ngọn giáo bền bỉ bảo vệ non sông với tư thế hiên ngang, uy dũng, mang tầm vóc vũ trụ.

+ Hình ảnh người anh hùng với quan niệm về chí làm trai, tự ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm công dân với đất nước trong hoàn cảnh có giặc xâm lăng (công danh nam tử còn vương nợ)

+ Nỗi thẹn cao cả, khiêm nhường cho thấy cái tâm của một nhân cách lớn, hoài bão lớn: mong có được tài cao chí lớn để đóng góp nhiều hơn cho đất nước.

*Vẻ đẹp của thời đại nhà Trần:

+ Bằng thủ pháp so sánh phóng đại và sử dụng hình ảnh ước lệ, Phạm Ngũ Lão đã khắc họa vẻ đẹp và sức mạnh của đội quân mang hào khí Đông A “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”

→ sức mạnh thể chất vô địch, phi thường; sức mạnh tinh thần với khí thế “xung thiên”, quyết chiến quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược.

- Đánh giá chung về vẻ đẹp của con người và vẻ đẹp thời đại nhà Trần, đặc sắc nghệ thuật...

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện ý nghĩa sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận, văn phong khoa học, giàu cảm xúc.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu (trừ 0,25 điểm nếu mắc 1 – 2 lỗi; trên 3 lỗi trừ 0,5 điểm)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

I. Đọc hiểu: (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

"Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà.

Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm... Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này.

Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn."

 (Tuoitre.vn – Xây dựng bản lĩnh cá nhân)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? (0,5 điểm)

Câu 2. Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh? (0,5 điểm)

Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng "Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh"? (1,0 điểm)

Câu 4. Theo anh/chị, một người có bản lĩnh sống phải là người như thế nào? (1,0 điểm)

II.Làm văn: (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Viết đoạn văn ngắn khoảng (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách.

Câu 2: (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. 

Rồi hóng mát thuở ngày trường,

Hoè lục đùn đùn tán rợp giương.

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, 

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

(Cảnh ngày hè, Trang 118, Ngữ văn 10, Tập I, NXBGD, 2006)

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN

I. Đọc hiểu: (3,0 điểm)

Câu 1.Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2.Theo tác giả, người có bản lĩnh là người dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt.

Câu 3.Tác giả cho rằng "Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh" bởi vì: khi một cá nhân có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm nhưng chỉ nhằm mục đích phục vụ cá nhân mình, không quan tâm đến những người xung quanh, thậm chí làm phương hại đến xã hội thì không ai thừa nhận anh ta là người có bản lĩnh...

Câu 4. Một người có bản lĩnh sống phải là người như thế nào:

- Phải trau dồi tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng

- Phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

- Phải có ý chí, quyết tâm, nghị lực

- Phải có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn.

II.Làm văn: (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

a) Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. 

 Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách.

c) Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:

*Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách.

*Phân tích vấn đề:

- Giải thích: 

   Bản lĩnh là sự tự khẳng định mình, bày tỏ những quan điểm cá nhân và có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn.

- Bàn luận ý nghĩa của việc sống bản lĩnh

+ Sống bản lĩnh giúp cho bản thân có được sự tự tin trong cuộc sống, từ đó đề ra những mục tiêu và dám thực hiện chúng.

+ Bên cạnh đó, người bản lĩnh cũng dễ dàng thừa nhận những sai sót, khuyết điểm của mình và tiếp thu những cái hay, cái mới, cái hay.

+ Trước những cám dỗ của cuộc sống, người bản lĩnh hoàn toàn có thể tự vệ và tự ý thức được điều cần phải làm.

- Bình luận, mở rộng

+ Là học sinh, bản lĩnh được biểu hiện qua nhiều hành vi khác nhau. Đó là khi bạn cương quyết không để cho bản thân mình quay cóp, chép bài trong giờ kiểm tra. Đó là khi bạn sẵn sàng đứng lên nói những sai sót của bạn bè và khuyên nhủ họ. Khi mắc sai lầm, bạn tự giác thừa nhận và sửa sai.

- Bài học nhận thức và hành động

- Không phải ai sinh ra cũng có được bản lĩnh. Bản lĩnh của mỗi người được tôi luyện qua nhiều gian lao, thử thách. Bằng sự can đảm, học từ những thất bại, đứng dậy từ những vấp ngã, ... mỗi chúng ta đang dần tạo nên một bản lĩnh kiên cường.

*Kết luận: Cuộc đời sẽ đẹp và giàu ý nghĩa khi tuổi trẻ biết sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách.

d) Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng chuẩn tiếng Việt.

Câu 2: (5,0 điểm)

a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:  Cảm nhận những giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài thơ  “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. 

c) Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:

*Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi và sơ lược bài thơ Cảnh ngày hè, biểu hiện của vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ.

*Cảm nhận và phân tích:

Bức tranh thiên nhiên ngày hè:

- Với tình yêu thiên nhiên nồng nàn, cùng với tâm hồn tinh tế, nhạy cảm tác giả đã đón nhận thiên nhiên bằng các giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác… 

+ Các hình ảnh: hoa hòe, thạch lựu, hoa sen. 

+ Âm thanh: tiếng ve. 

+ Mùi hương: của hoa sen. 

- Nghệ thuật: 

+ Các động từ: đùn đùn, phun 

+ tính từ tiễn.

 + Hình ảnh gần gũi, dân dã với cuộc sống. 

- Nhận xét: Bức tranh chân thực mang nét đặc trưng của mùa hè ở thôn quê, kết hợp hài hòa đường nét và màu sắc. Bức tranh thiên nhiên sinh động, tràn đầy sức sống (nguồn sống ấy được tạo ra từ sự thôi thúc tự bên trong, đang ứ căng, tràn đầy trong lòng thiên nhiên vạn vật, khiến chúng phải “giương lên”, “phun” ra hết lớp này đến lớp khác.

Bức tranh cuộc sống sinh hoạt và tấm lòng với dân, với nước.

 - Hướng về cuộc sống lao động, cuộc sống sinh hoạt của nhân dân:

 + Hình ảnh: chợ cá làng ngư phủ → cuộc sống tâp nập, đông vui, ồn ào, no đủ.

 + Âm thanh: lao xao

→ Từ xa vọng lại, lắng nghe âm thanh của cuộc sống, quan tâm tới cuộc sống của nhân dân. 

 → Bức tranh miêu tả cuối ngày nhưng không gợi cảm giác ảm đạm. Bởi ngày sắp tàn nhưng cuộc sống không ngừng lại, thiên nhiên vẫn vận động với cuộc sống dồi dào, mãnh liệt, bức tranh thiên nhiên vẫn rộn rã những âm thanh tươi vui. 

- Mong ước khát vọng cho nhân dân khắp mọi nơi đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc:

 + Ước muốn có chiếc đàn của vua Thuấn để gẩy lên khúc nam phong ca ngợi cuộc sống no đủ của nhân dân. Tấm lòng ưu ái với nước. 

+ Câu cuối: câu lục ngôn ngắt nhịp 3/3 âm hưởng đều đặn đã thể hiện khát vọng mạnh mẽ của Nguyễn Trãi

*Nhận định chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. (0.5đ)    

d) Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng chuẩn tiếng Việt.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 

Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi:

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

(Ca dao)

Câu 1.Khái quát nội dung của bài ca dao?

Câu 2Xác định phương thức biểu đạt trong bài ca dao trên?

Câu 3Xác định các biện pháp tu từ trong bài ca dao. Nêu hiệu quả diễn đạt của chúng?

Câu 4Từ nội dung bài ca dao trên, anh/chị có liên hệ gì về cuộc sống của người phụ nữ trong  xã hội ngày nay? (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 3 – 5 dòng)

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Em hãy tưởng tượng mình là An Dương Vương trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy để kể lại câu chuyện theo ngôi thứ nhất.

--------------HẾT-------------

GỢI Ý ĐÁP ÁN 

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 

Câu 1.Nội dung của bài ca dao: Đây là lời than ngậm ngùi chua xót thể hiện thân phận bấp bênh, bị lệ thuộc của người phụ nữ trong XHPK.

Câu 2Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.

Câu 3Biện pháp tu từ: So sánh ẩn dụ.

- Từ ngữ biểu hiện: thân em – tấm lụa đào.

- Tác dụng: nhấn mạnh nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội cũ (khổ vì thân phận của họ bị phụ thuộc, giá trị của họ không được ai biết đến).

Câu 4Học sinh có thể viết một đoạn văn ngắn từ 3-5 dòng nói về những suy nghĩ của mình về cuộc sống của người phụ nữ trong  xã hội ngày nay.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

1. Yêu cầu chung 

- Thí sinh phải biết biết cách tưởng tưởng và kể lại câu chuyện theo đúng ngôi thứ nhất.

- Cốt truyện hợp lý không sử dụng những yếu tố hiện đại không phù hợp với màu sắc truyền thuyết.

- Có sự kết hợp giữa các yếu tố: tự sự miêu tả và biểu cảm. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

2. Yêu cầu về kiến thức:

Bài làm của thí sinh cần đạt các ý sau:

*Mở bài: 

Giới thiệu  nhân vật ADV.

*Thân bài

 - Trước khi có thành Cổ Loa và nỏ thần: thấy được nhiệt huyết  của ADV khi quyết tâm xây thành để bảo vệ đất nước (thành xây đến đâu đổ đến đó, lập đàn cầu thần… tấm lòng của ADV với dân với nước đã cảm động trời đất và được xứ Thanh Giang đến giúp.)

- Khi có thành cao kiên cố và nỏ thần: thấy được sự chủ quan của ADV (gả con gái cho TT, cho TT ở rể; thiếu tinh thần cảnh giác; chủ quan khinh địch: địch đến chân thành vẫn ngồi đánh cờ…; và cuối cùng rơi vào bi kịch nước mất nhà tan…

*Kết bài: ADV theo RV xuống biển với lòng ân hận và nỗi thương nhớ con da diết..


Đề thi, giáo án các lớp các môn học