Top 10 Đề thi Ngữ Văn 10 Giữa kì 2 năm 2024 (có đáp án)

Để ôn luyện và làm tốt các bài thi Ngữ Văn lớp 10, dưới đây là Top 10 Đề thi Ngữ Văn lớp 10 Giữa kì 2 năm 2024 sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo có đáp án, cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ Văn 10.

Xem thử Đề Văn 10 GK2 KNTT Xem thử Đề Văn 10 GK2 CTST Xem thử Đề Văn 10 GK2 Cánh diều

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 10 (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết:

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: phút

(Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

NGÔN CHÍ – BÀI 3

Am trúc hiên mai ngày tháng qua,

Thị phi nào đến cõi yên hà.

Bữa ăn dầu có dưa muối,

Áo mặc nài chi gấm là.

Nước dưỡng cho thanh trì thưởng nguyệt,

Đất cày ngõ ải lảnh ương hoa.

Trong khi hứng động vừa đêm tuyết,

Ngâm được câu thần dặng dặng ca.

(Nguyễn Trãi)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2 (1,0 điểm): Trong bài thơ, nhân vật trữ tình thích điều gì ở cuộc sống nơi đây? Chỉ ra 2 từ diễn tả cuộc sống sinh hoạt của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 3 (1,0 điểm): Theo anh/chị, tác giả ngụ ý điều gì khi nói về “gấm là” ở câu thơ thứ 4?

Câu 4 (1,0 điểm): Anh/chị có đồng tình với quan điểm về hạnh phúc của nhân vật trữ tình hay không? Vì sao?

Câu 5 (1,0 điểm): Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với anh/chị rút ra từ văn bản trên.

Phần 2: Viết (5 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về vấn đề xã hội: tinh thần trách nhiệm trong công việc.

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: phút

(Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại;
Triệu Tiết chí lớn phải tiêu vong;
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét.
Chứng cứ còn ghi.

(Theo Nước Đại Việt ta, trích trong Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)​

Câu 1 (1,0 điểm). Chỉ ra thể loại và phương thức biểu đạt chính của bài thơ chứa đoạn trích?

Câu 2 (0,5 điểm). Qua đoạn trích, từ các thông tin lịch sử ở đoạn 2, anh/chị hiểu văn bản được viết trong hoàn cảnh lịch sử nào?

Câu 3 (0,5 điểm). Khái quát nội dung chính của đoạn trích.

Câu 4 (1,0 điểm). Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của tác giả là gì?

Câu 5 (1,0 điểm): Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào? Thể hiện qua các chi tiết nào?

Câu 6 (1,0 điểm): Vì sao có thể nói đoạn trích "Nước Đại Việt ta" là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ "Sông núi nước Nam"?

Phần 2: Viết (5 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về câu ca dao “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: phút

(Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Thư kính đưa quan Tổng binh và các vị đại nhân.

Người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế. Được thời và có thể thì biến mất thành còn, hóa nhỏ thành lớn; mất thời và không thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại nên nguy, sự thay đổi ấy chỉ ở trong khoảng bàn tay. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại che đậy bằng lời dối trá, thế chẳng phải là hạng thất phu đớn hèn ư? Sao đủ để cùng nói việc binh được?

Trước đây các ông trong lòng gian dối, ngoài mặt mượn cớ giảng hòa, đắp lũy đào hào, chờ quân cứu viện, lòng dạ và hành động bất đồng, trong ngoài bất nhất, sao đủ khiến ta tin mà không ngờ được. Cổ nhân có câu nói rằng: “Bụng dạ kẻ khác ta lường đoán được”, nghĩa là thế đó. Ngày xưa nhà Tần thôn tính sáu nước, chuyên chế bốn bể, không chăm lo đức chính, thân mất nước tan. Nay Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy một năm tất sẽ theo nhau mà chết, ấy là mệnh trời, không phải sức người vậy. Hiện nay phía bắc có kẻ địch Thiên Nguyên, phía nam có mối lo nội loạn ở các xứ Tầm Châu, một lhu Giang Tả không tự giữ được, huống còn mưu toan đi cướp nước khác ư? Các ông không hiểu sự thế, bị người ta đánh bại, lại còn chực dựa uy Trương Phụ, thế có phải là đại trượng phu chăng, hay chỉ là đàn bà thôi?

(Trích Thư dụ Vương Thông, Nguyễn Trãi)

Câu 1 (0,5 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm). Theo tác giả người giỏi dùng binh là người như thế nào?

Câu 3 (1,0 điểm). Theo đoạn trích trên, trước đây quan Tổng binh và các vị đại thần đã có những việc làm gì khiến tác giả không tin tưởng?

Câu 4 (1,0 điểm). Ý nghĩa của việc tác giả đưa ra những bất lợi trong tình hình thực tế của quân Minh?

Câu 5 (1,0 điểm). Anh/chị hãy chỉ ra tác dụng của câu hỏi tu từ trong các câu văn sau: Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại che đậy bằng lời dối trá, thế chẳng phải là hạng thất phu đớn hèn ư? Sao đủ để cùng nói việc binh được?

Câu 6 (1,0 điểm). Bài học mà anh/chị tâm đắc nhất qua đoạn trích trên là gì? Vì sao?

Phần 2: Viết (5 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Dưới bóng hoàng lan (Thạch Lam).




Lưu trữ: Đề thi Ngữ Văn 10 Giữa kì 2 sách cũ

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Ngày xưa có một em bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Em được Phật trao cho một bông cúc. Sau khi dặn em cách làm thuốc cho mẹ, Phật nói thêm: “ Hoa cúc có bao nhiêu cánh , người mẹ sẽ sống bấy nhiêu năm”. Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước cánh hoa ra nhiều cánh nhỏ. Từ đó hoa cúc có rất nhiều cánh… Ngày nay cúc vẫn được dùng để chữa bệnh.Tên y học của cúc là Liêu chi.”

( Theo Almanach người mẹ và phái đẹp.NXB Văn hóa- Thông tin 1990)

Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt chính trong văn bản? (0,5)

Câu 2: Cho biết thái độ của tác giả thể hiện trong văn bản ? (0,5)

Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn bản? (1đ)

Câu 4: Thông điệp mà tác giả muốn nhắn gửi trong đoạn văn trên là gì? (1đ)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: Từ văn bản của bài tập đọc- hiểu trên , em hãy viết bài văn ngắn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ về: Tình mẫu tử (2đ)

Câu 2: (5,0 điểm)

Cảm nhận về 8 câu thơ cuối trong đoạn trích Trao duyên (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Bây giờ trâm gãy gương tan,

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!

Trăm nghìn gửi lạy tình quân,

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!

Phận sao phận bạc như vôi!

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

( Trao duyên, trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

...............................Hết...................................

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

- 2 phương thức biểu đạt: Tự sự, nghị luận, miêu tả hoặc biểu cảm

Câu 2:

- Đến năm mười bốn tuổi tôi vẫn chưa tự xếp quần áo cho mình.

- Vì: Tất cả đều là việc của mẹ.

Câu 3:

- Hiệu quả của phép liệt kê:

+ Nhấn mạnh mùi thơm của những chiếc áo được phơi dưới nắng và khẳng định niềm vui sướng của nhân vật “tôi” khi lần đầu tiên nhận ra mùi thơm ấy. (1,0 điểm)

+ Tạo âm hưởng nhịp nhàng; tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn. (0,5 điểm)

Câu 4: Viết đoạn văn

- Hình thức (0,5 điểm)

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức của một đoạn văn.

+ Trình bày, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, đúng chính tả.

- Nội dung (1,0 điểm): 

Học sinh trình bày theo quan điểm riêng của mình nhưng cần nêu được các ý sau: Hãy rèn cho mình lối sống chủ động; sống tự lập; có ý thức trách nhiệm với cuộc sống của mình…

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1:

* Giải thích : Tình mẫu tử

- Mỗi chúng ta ai cũng có mẹ, mẹ là người quan trọng với cuộc đời mỗi chúng ta. Mẹ là người mang nặng đẻ đau chúng ta, mẹ tần tảo nuôi chúng ta khôn lớn. công lao của mẹ lớn lao biết nhường nào, chính vì thế gọi tình cảm mẹ con là tình mẫu tử.

- Mẫu là mẹ, tử là con, mẫu tử là mẹ con

=> Đây là một tình cảm thiêng liêng giữa mẹ và con thể hiện sự gắn bó, yêu thương chấp nhận hy sinh và chăm sóc

* Bàn luận

- Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và có vai trò đặc biệt với mỗi con người:

+ Từ khi con người sinh ra đã có mẹ ở bên, có sự yêu thương che chở của mẹ: mẹ mang thai, sinh chúng ta, chăm chúng ta,….

+ Mẹ là người có tấm lòng cao cả, tha thứ mọi lội lầm dù lớn đến mức nào của chúng ta

+ Tình mẫu tử cũng là truyền thống đạo lí của dân tộc ta từ xưa

- Tình mẫu tử đối với mỗi người:

+ Một người có tình mẫu tử sẽ có cuộc sống hạnh phúc, được yêu thương

+ Ai không có tình mẫu tử thì rất bất hạnh và là một thiệt thòi

- Vai trò của tình mẫu tử:

+ Tình mẫu tử soi sáng đường cho chúng ta đi

+ Giúp chúng ta thức tỉnh khi có chút vấp ngã trong cuộc sống

- Trách nhiệm của chúng ta trước tình mẫu tử:

+ Chúng ta cần giữ gìn và tôn trọng tình cảm thiêng liêng này

+ Không ngừng học tập và báo đáp công ơn mẹ cha

+ Không có những hành động thiếu tình mẫu tử

* Bài học bản thân

- Đây là một tình cảm rất thiêng liêng

- Chúng ta phải tự hào vì được có tình mẫu tử

- Cố gắng học tập để báo hiếu cha mẹ

Câu 2:

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều: Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc danh nhân văn hóa thế giới, Truyện Kiều được xem là kiệt tác của nền văn học được dịch ra nhiều thứ tiếng.

- Giới thiệu đoạn trích Trao duyên: Vị trí, nội dung

- Đoạn cuối 8 câu cuối đoạn : Tâm trạng đau đớn đến cùng cực của Thúy Kiều khi hướng về tình yêu của mình và Kim Trọng.

- Trích dẫn thơ

II. Thân bài

* Tám câu thơ cuối: Kiều trở về thực tại đau xót khi nhớ tới Kim Trọng

- Hình thức: Lời thơ chuyển từ đối thoại sang độc thoại

- Tâm trạng: Nàng ý thức rõ về cái hiện hữu của mình: “trâm gãy gương tan”, “tơ duyên ngắn ngủi”, “phận bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi lỡ làng”

→ Hình ảnh gợi tả số phận đầy đau khổ, dở dang, bạc bẽo, lênh đênh trôi nổi

- Nghệ thuật đối lập: quá khứ >< hiện tại

→ Khắc sâu nỗi đau của Kiều trong hiện tại.

- Các hành động

+ Nhận mình là "người phụ bạc"

+ Lạy: cái lạy tạ lỗi, vĩnh biệt khác với cái lạy nhờ cậy lúc đầu

+ Hai lần gọi tên Kim Trọng: tức tưởi, nghẹn ngào, đau đớn đến mê sảng.

→ Kiều quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác, đó chính là đức hy sinh cao quý

* Tiểu kết:

- Nội dung: Tâm trạng đau đớn đến cùng cực của Thúy Kiều khi hường về tình yêu của mình và Kim Trọng.

- Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ biểu cảm, thành ngữ, câu cảm thán, các điệp từ.

III. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích

- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân: Đây là trích đoạn hay và cảm động nhất của Truyện Kiều, đem lại hiều xúc cảm nơi người đọc.

[Năm 2023] Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 10 có đáp án (10 đề)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới

Điều gì là quan trọng?

Chuyện xảy ra ở một trường trung học

Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh:

– Các em có thấy gì không?

Cả phòng học vang lên câu trả lời:

– Đó là một vệt đen.

Thầy giáo nhận xét:

– Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?

Và thầy kết luận:

– Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.

(Trích Quà tặng cuộc sống – Dẫn theo http://gacsach.com)

Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Nội dung chính mà văn bản trên muốn đề cập đến là gì? Dựa vào nội dung đó, hãy đặt cho văn bản một nhan đề khác.

Câu 3. Trong lời khuyên của thầy giáo, hình ảnh “vết đen” tượng trưng cho điều gì?

Câu 4. Theo anh/chị, việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người như thế nào?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Thuyết minh đoạn trích sau đây:

Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,

Để trong nước lòng dân oán hận.

Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa,

Bọn gian tà bán nước cầu vinh.

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,

Gây binh kết oán trải hai mươi năm.

Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,

Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.

Người bị ép xuống biển dòng lung mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng.

Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.

Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng.

Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.

Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,

Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.

Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán;

Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.

Nặng nề những nỗi phu phen,

Tan tác cả nghề canh cửi.

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

Lẽ nào trời đất dung tha,

Ai bảo thần dân chịu được?

(Trích Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

...............................Hết...................................

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

- Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: Tự sự, nghị luận, miêu tả.  

Câu 2  

- Nội dung chính được đề cập đến trong văn bản: Cách nhìn nhận, đánh giá một sự việc, một con người.

- Đặt nhan đề khác cho văn bản: Bài học từ người thầy/ Bài học về cách đánh giá con người/ Những vệt đen trên tờ giấy trắng…

Câu 3  

- Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết đen”: chỉ những sai lầm, thiếu sót, hạn chế… mà mỗi chúng ta đều có thể mắc phải. 

Câu 4  

- Việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người chủ quan, phiến diện, thiếu đi sự độ lượng, bao dung cần thiết để nhìn nhận, đánh giá người khác một cách toàn diện.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả

- Giới thiệu tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề

2. Thân bài:

* Hoàn cảnh sáng tác:

- Sau khi nghĩa quân Lam Sơn tiêu diệt và làm tan rã mười lăm vạn viện binh của quân Minh, cuộc kháng chiến của quân dân Đại Việt đã hoàn toàn thắng lợi, chấm dứt hai mươi năm ròng rã phải chịu đựng thảm khốc dưới ách cai trị tàn bạo của quân xâm lược.

- Thừa lệnh của chủ soái Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã viết Đại cáo bình Ngô đổ tổng kế cuộc kháng chiến vĩ đại, báo cáo rộng rãi cho toàn thể nhân dân được biết.

- Với nghệ thuật chính luận hùng hồn và cảm hứng trữ tình sâu sắc, tác giả đã tố cáo tội ác tày trời của giặc Minh, đồng thời ca ngợi sức mạnh thần kì của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

* Nội dung đoạn trích:

+ Tố cáo tội ác dã man của giặc Minh:

- Trước hết, tác giả vạch trần âm mưu xâm lược, sau đó lên án chủ trương cai trị thâm độc và cuối cùng là đanh thép tố cáo tội ác của giặc Minh.

- Nguyễn Trãi vạch trần âm mưu cướp nước đã có từ lâu, vạch trần luận điệu bịp bợm “phù Trần diệt Hồ", để "mượn gió bẻ măng" cướp đất nước ta của chúng.

- Nguyễn Trãi không tố cáo chủ trương đồng hoá thâm độc mà tố cáo chính sách cai trị hà khắc, tham tàn của giặc Minh: Vơ vét sản vật quý báu, bóc lột sức người, sức của bằng thuế má, phu phen, dâng nạp cống vật và huỷ hoại môi trường sống, tàn sát dân chúng vô tội không biết ghê tay.

- Tội ác chất chồng của giặc Minh và khối căm hờn chất chứa của nhân dân ta đã được Nguyễn Trãi đúc kết bằng hai câu văn mang ý nghĩa khái quát rất cao:

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

 => Tác giả đã lấy cái vô hạn (trúc Nam Sơn) để so sánh với cái vô hạn (tội ác của giặc); lấy cái vô cùng (nước Đông Hải) so sánh với cái vô cùng (sự dơ bẩn của giặc). Câu văn đầy tính hình tượng khắc hoạ và nhấn mạnh tội ác của quân thù; đồng thời thể hiện thái độ căm phẫn và khinh bỉ của tác giả.

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Cuộc sống của chúng ta ngày nay lệ thuộc quá nhiều vào thói quen, nhiều lúc, ta tưởng như mình bị chính những thói quen điều khiển. Những thói quen ấy và ảnh hưởng của chúng là tích cực hay tiêu cực hoàn toàn phụ thuộc vào chọn lựa của bạn. Bạn có thể chọn cách để tâm trí mình luôn ở thế chủ động, không bị những suy nghĩ u mê khống chế. Bạn cũng có thể thay thế những thôi thúc tiêu cực bằng ý nghĩ tích cực. Nhờ những thói quen tích cực tác động, đầu óc bạn sẽ thêm tỉnh táo, trí tưởng tượng thêm phong phú, lòng nhiệt tình, sự đam mê sẽ thêm cháy bỏng và ý chí sẽ được tiếp thêm sức mạnh.

Thái độ tích cực tạo ra một lực hút lớn đối với những điều tốt đẹp. Tương tự, người sở hữu tinh thần tích cực sẽ có sức cuốn hút người khác bằng chính sự lạc quan, tin yêu vào cuộc sống của mình.

Trên đường đời, ai mà chẳng đôi lần thất bại, nhưng nếu ta luôn vững tin bằng tinh thần lạc quan và tích cực thì ta sẽ không bị nhấn chìm vào cảm giác khổ đau, tuyệt vọng. Chúng ta sẽ không cảm thấy quá căng thẳng, nặng nề khi phải đối diện với hoàn cảnh khó khăn có thể xảy đến bất kỳ lúc nào, để từ đó biết rút ra bài học kinh nghiệm.

Thái độ tích cực luôn tạo nên những phản ứng tinh thần chính xác đối với mỗi tác động bên ngoài. Khi đó, bạn sẽ biết cách suy nghĩ, hành động và có cách cư xử đúng đắn trong mọi hoàn cảnh. Tâm hồn bạn và cuộc sống này là những điều bạn được tùy nghi sử dụng để đem lại ích lợi tuyệt đối cho chính mình. Do đó, sử dụng nó thế nào để đem lại hiệu quả chỉ phụ thuộc vào bạn mà thôi.

Thái độ tích cực giúp bạn suy nghĩ và hành động sáng suốt hơn, luôn biết hướng về một tương lai xán lạn, mà nơi đó ước mơ và khát vọng của bạn có thể trở thành hiện thực. Bất kỳ khó khăn nào của cuộc sống, tiềm ẩn trong nó cũng là cơ hội cho những ai đủ sáng suốt nhận ra. Đúng như triết lý mà Thủ tướng Anh Benjamin Disraeli đã từng phát biểu: “Con người không phải là sản phẩm của hoàn cảnh mà là chủ thể tạo ra hoàn cảnh”.

Một trong những cách giúp bản thân suy nghĩ và hành động tích cực là chọn lấy một động lực thúc đẩy từ nội tâm. Đó có thể là một câu “khẩu hiệu” thật ngắn gọn và ý nghĩa để nhắc nhở bạn bền bỉ thực hành sống tích cực cũng như kiên tâm theo đuổi mục đích đã đặt ra. Khi bạn nhắc đi nhắc lại trong đầu mình một suy nghĩ tích cực, đặc biệt là vào thời điểm phải đối diện với khó khăn, bạn sẽ thêm mạnh mẽ và kiên quyết để vượt qua tất cả nhằm đạt được điều tốt nhất có thể.

(Michael J. Ritt- Chìa khóa tư duy tích cực, Nhà xuất bản trẻ)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả làm thế nào để bản thân có thể suy nghĩ và hành động tích cực?

Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến cho rằng “Con người không phải là sản phẩm của hoàn cảnh mà là chủ thể tạo ra hoàn cảnh”?

Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến cho rằng “Trên đường đời, ai mà chẳng đôi lần thất bại, nhưng nếu ta luôn vững tin bằng tinh thần lạc quan và tích cực thì ta sẽ không bị nhấn chìm vào cảm giác khổ đau, tuyệt vọng”? vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Nhận xét về nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (trích Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ), Lã Nhâm Thìn khẳng định: “Đây là hình tượng tiêu biểu của kẻ sĩ cương trực, khảng khái, kiên quyết chống gian tà.”

(Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2009)

Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

...............................Hết...................................

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

 Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: Nghị luận

Câu 2: Theo tác giả, để bản thân có thể suy nghĩ và hành động tích cực là chọn lấy một động lực thúc đẩy từ nội tâm (có thể là một câu “khẩu hiệu” thật ngắn gọn và ý nghĩa)

Câu 3: Câu “Con người không phải là sản phẩm của hoàn cảnh mà là chủ thể tạo ra hoàn cảnh” được hiểu là: Con người có thể làm chủ bản thân, thay đổi hoàn cảnh, tạo cơ hội cho chính bản thân mình, không lệ thuộc vào hoàn cảnh

Câu 4: Các em đưa ra quan điểm cá nhân, sau đó dùng lập luận để bảo vệ cho quan điểm của mình

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

a) Vài nét về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm “Truyền kì mạn lục”

b) Giải thích :

- Lời nhận định của ông Lã Nhâm Thìn đã khái quát những phẩm chất, tính cách nổi bật của Ngô Tử Văn – nhân vật trung tâm của tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, đó là “cương trực, khảng khái”. Tính cách ấy được biểu hiện thông qua hành động “chống gian tà” (đốt đền trừ tà) một cách kiên quyết

c) Chứng minh : Tính cách cương trực của Ngô Tử Văn được thể hiện qua :

- Cách giới thiệu nhân vật của tác giả : bên cạnh giới thiệu tên, quê quán là hành trạng, tính cách của nhân vật: “Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”

- Sự tức giận trước việc “hưng yêu tác quái” của tên hung thần và hành động đốt đền trừ hại cho dân

- Thái độ điềm nhiên, không hề run sợ trước những lời đe dọa của tên hung thần

- Sự gan dạ trước bọn quỷ Dạ Xoa và quang cảnh đáng sợ nơi âm phủ “gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương”

- Thái độ cứng cỏi, bất khuất trước Diêm Vương đầy quyền lực, thẳng thắn tâu trình sự việc để vạch rõ thói gian dối, xảo trá của tên Bách hộ họ Thôi

d) Bình luận :

- Bằng thái độ dũng cảm, cương trực đấu tranh cho công lí, cho lẽ phải đến cùng, cuối cùng Tử Văn đã chiến thắng.

- Chiến thắng ấy giúp giải trừ được tai họa, bảo vệ cuộc sống an lành cho nhân dân ; diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược gian ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh dự cho thổ thần nước Nam

- Phần thưởng mà Tử Văn nhận được là chức quan phán sự ở đền Tản Viên. Đây là phần thưởng xứng đáng dành cho những người cương trực, dũng cảm, dám đấu tranh chống lại cái ác, cái bất công ; bất tử hóa khát vọng công lí của con người. Kết thúc có hậu ấy vừa thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà văn, vừa có ý nghĩa củng cố niềm tin về chiến thắng chung cuộc tất yếu của cái thiện…

- Đề cao nhân vật Tử Văn, truyện còn có ý nghĩa thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ

→ Hình tượng nhân vật Tử Văn tiêu biểu cho phẩm chất của kẻ sĩ nước Nam, thấp thoáng bóng dáng của chính tác giả…

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Lòng đố kị có thể gắn với sự hiếu thắng, một tâm lí chứng tỏ mình không thua kém chúng bạn, thậm chí hơn người. Tính hiếu thắng có thể có tác dụng kích thích người ta phấn đấu, cạnh tranh vượt lên người khác, có ý nghĩa tiến bộ nhất định. Tâm lí đố kị ngược lại, chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng. Đó là tâm lí của kẻ thất bại. Động cơ kích thích giảm sút, mà ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thỏa lòng ích kỉ tăng lên. Phân tích lòng đố kị, nhà triết học cổ đại Hy Lạp A-ri-xtốt đã nói: “Người đố kị sở dĩ dằn vặt, đau đớn không chỉ vì thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn thấy người khác thành công”. Nhà triết học đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị là kẻ không muốn nhìn thấy người khác thành công.

Trên thực tế, không một lòng đố kị nào có thể ngăn cản được người khác thành công, cho nên lòng đố kị chỉ có hại cho bản thân kẻ đố kị. Nó vừa làm cho kẻ đố kị không được sống thanh thản, luôn dằn vặt khổ đau vì những lí do không chính đáng, lại vừa có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. Kẻ đố kị không hiểu rằng, “ngoài trời còn có trời” (cao hơn), “ngoài núi còn có núi” (cao hơn), mình tài giỏi còn có người tài hơn.

Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản, mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ.

(Theo Băng Sơn, Dẫn theo Ngữ văn 11 Nâng cao)

Câu 1: (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2: (0.5 điểm) Theo tác giả, lòng đố kị gây nên những tác hại gì?

Câu 3: (1,0 điểm) Em hãy cho biết lòng đố kị bắt nguồn từ những nguyên nhân nào?

Câu 4: (1.0 điểm) Theo em, con người cần phải làm gì khi bản thân nảy sinh lòng đố kị?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về việc suy nghĩ tích cực để có thể đạt được điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích một hình tượng nhân vật Ngô Từ Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (trích Truyền kỳ mạn lục) của Nguyễn Dữ.

...............................Hết...................................

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

 Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 2:

- Theo tác giả, lòng đố kị gây nên những tác hại: kẻ đố kị không được sống thanh thản, luôn dằn vặt khổ đau vì những lí do không chính đáng,/có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác.

Câu 3:

- Lòng đố kị bắt nguồn từ những nguyên nhân: sự ích kỉ, ghen tị, không muốn người khác thành công; ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác.

Câu 4:

Học sinh có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau nhưng hợp lí, có sức thuyết phục vẫn chấp nhận. Gợi ý:

Khi bản thân nảy sinh lòng đố kị:

- Cần phải thức tỉnh đấu tranh với bản thân để vượt lên, từ bỏ thói xấu này.

- Phải rèn luyện lối sống cao thượng, hòa đồng, biết vui với thành công của người khác.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1:

- Dẫn dắt vấn đề nghị luận

- Giải thích: Suy nghĩ tích cực là tư duy theo chiều hướng lạc quan, tin tưởng, nhìn mọi sự, mọi vật, mọi vấn đề luôn luôn thấy cái hay, cái đẹp, cái tốt của vấn đề, thấy được phương hướng, kết quả giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. Nếu thấy cái xấu ta có khả năng biến cái xấu thành cái tốt, luôn luôn hướng đến hành động để làm mọi sự tốt hơn.

- Bàn luận:

+ Suy nghĩ tích cực có tác dụng và ý nghĩa quan trọng đối với đời sống tinh thần, định hướng hành động đúng đắn cho mỗi người.

+ Những suy nghĩ tích cực cũng sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua căng thẳng, stress trong cuộc sống hơn

+Thiếu suy nghĩ tích cực, con người dễ rơi vào trạng thái bi quan, bế tắc. Người nhìn nhận mọi việc với con mắt tiêu cực sẽ gặp trở ngại lớn trong sự nghiệp, vì không dám đương đầu với thách thức cũng như không có niềm tin vào khả năng của bản thân.

+ Suy nghĩ tích cực giúp bạn tin tưởng vào những điều tốt đẹp ở phía trước, từ đó có thêm động lực để cống hiến hết sức mình với công việc hiện tại và gặt hái thành công

+ Để có suy nghĩ tích cực, mỗi người cần rèn luyện thói quen tư duy, nâng cao kiến thức, tích cực trải nghiệm, luôn giữ tinh thần lạc quan...

+ Đa số những người thành công đều có lối sống và tư duy tích cực (lấy dẫn chứng minh họa)

- Bài học nhận thức và hành động

+ Hãy học cách suy nghĩ tích cực để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho bản thân

+ Tránh xa tất cả các ảnh hưởng tiêu cực từ mọi phía, thậm chí từ người thân trong gia đình hay một người bạn thân.

+ Thay đổi suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ tích cực dù tình huống có đang bi quan tới mức nào

+ Tập thói quen mỉm cười để làm cho tinh thần thoái mái hơn và hạnh phúc hơn mỗi ngày.

+ Hiểu rằng bản thân cần gì và dành thời gian cho bản thân

+ Hãy nghĩ rằng mình là một người tích cực và bạn rất yêu cuộc sống này

Câu 2:

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.

- Giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn

II. Thân bài

* Lai lịch và tính cách.

- Lai lịch: Tên Soạn người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.

- Tính cách: Khảng khái, cương trực nóng nảy thấy sự gian tà thì không chịu được

- Danh tiếng: Nổi tiếng đến mức vùng Bắc vẫn khen là một người cương trực.

=> Bằng cách giới thiệu trực tiếp, Nguyễn Dữ đã tạo cho nhân vật yếu tố chính xác, qua đó giúp người đọc tin tưởng vào sự có thật của nhân vật này.

=> Lời giới thiệu mang giọng điệu khen ngợi, hướng người đọc vào những hành động chính nghĩa của nhân vật.

* Ngô Tử Văn là người cương trực, chính nghĩa

- Ngô Tử Văn là người rất khảng khái, “thấy sự tà gian thì không thể chịu được” nên đã đốt đền, trừ hại cho dân.

- Sẵn sàng nhận chức phán sự đền Tản Viên để thực hiện công lí.

* Ngô Tử Văn là người dũng cảm, kiên cường

- Không run sợ trước lời đe dọa của hồn ma tên tướng giặc, chàng vạch trần tên hung thần

- Cãi lại quỷ và tên hung thần họ Thôi, dùng lời lẽ cứng cỏi, không chịu nhún nhường để tâu trình Diêm Vương

* Giàu tinh thần dân dộc: Đấu tranh đến cùng để diệt trừ hồn ma tên tướng giặc, làm sáng tỏ nỗi oan và phục hồi danh vị cho thổ thần nước Việt.

=> Chiến thắng của Ngô Tử Văn – một kẽ sĩ nước Việt – là sự khẳng định chân lí, chính sẽ thắng tà và thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, quyết tâm đến cùng để bảo vệ công lí và chính nghĩa.

=> Lời bình cuối truyện đề cao bản lĩnh của kẽ sĩ.

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Xây dựng cốt truyện hấp dẫn với những xung đột kịch tính

- Xây dựng nhân vật thông qua thông qua hành động, lời nói để xây dựng tính cách

- Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật: Đối lập tương phản, liệt kê,..

- Sử dụng các chi tiết kì ảo

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

 ...Những người bạn gặp sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời bạn. Thành công hay thất bại, thậm chí là những kinh nghiệm tồi tệ nhất cũng chính là bài học đáng giá nhất, sẽ giúp bạn nhận ra được giá trị của chính mình. Nếu có ai đó làm tổn thương bạn, phản bội bạn hay lợi dụng tấm lòng của bạn, hãy tha thứ cho họ bởi vì chính họ đã giúp bạn nhận ra được ý nghĩa của sự chân thật và hơn nữa, bạn biết rộng mở tấm lòng với ai đó. Nhưng nếu có ai thương yêu bạn chân thành, hãy yêu thương họ một cách vô điều kiện, không chỉ đơn thuần là họ đã yêu bạn mà họ đang dạy bạn cách để yêu.

Hãy trân trọng khoảnh khắc và hãy ghi nhớ từng khoảnh khắc những cái mà sau này bạn không còn có cơ hội để trải qua nữa. Tiếp xúc với những người mà bạn chưa từng nói chuyện và biết lắng nghe. Hãy để trái tim biết yêu thương người khác. Bầu trời cao vời vợi vì thế hãy ngẩng đầu nhìn lên, tự tin vào bản thân. Hãy lắng nghe nhịp đập của trái tim mình: “Bạn là một cá nhân tuyệt vời. Tự tin lên và trân trọng bản thân bạn, vì nếu bạn không tin bạn thì ai sẽ làm điều ấy?”.

Hãy sở hữu cuộc sống của bạn và đừng bao giờ hối tiếc về lối sống ấy. Nếu bạn thương yêu ai đó thì hãy nói cho họ biết, dù rằng sẽ bị từ chối nhưng nó có thể làm cho một trái tim tan nát có thể đập trở lại.

 (Hoathuytinh.com. Bài học cuộc sống)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. (0.5 điểm)

Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản trên. (1.0 điểm)

Câu 3. Trong văn bản tác giả khuyên nên làm những điều gì “sẽ giúp bạn nhận ra được giá trị của chính mình”? (1.0 điểm)

Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào về quan điểm: “Thành công hay thất bại, thậm chí là những kinh nghiệm tồi tệ nhất cũng chính là bài học đáng giá nhất, sẽ giúp bạn nhận ra được giá trị của chính mình”? (1.5 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Cảm nhận của anh, chị về nhân vật Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán sự đền

Tản Viên” (Tản Viên từ phán sự lục – trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ.

 

...............................Hết...................................

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

 Câu 1: (0.5 điểm)

 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2: (1.0 điểm)

Nội dung chính:

- Nêu lên những bài học quý giá trong cuộc sống mà chúng ta cần ghi nhớ để

nhận ra giá trị của bản thân. (0,5 điểm)

- Bài học về sự thất bại, thành công, sự tự tin vào chính bản thân, về sự yêu

thương, về những mối quan hệ, gặp gỡ, sẻ chia trong cuộc sống…(0,5 điểm)

Câu 3: (1.0 điểm) Trong văn bản tác giả khuyên nên làm những điều gì “sẽ giúp

bạn nhận ra giá trị của chính mình” ?

- Hãy tha thứ cho họ …

- Hãy yêu thương họ …

- Hãy trân trọng khoảnh khắc và hãy ghi nhớ từng khoảnh khắc …

- Hãy để trái tim biết yêu thương …

- Hãy lắng nghe nhịp đập …

- Hãy sở hữu cuộc sống …

- Hãy nói cho họ biết…

Câu 4: (1.5 điểm) HS lý giải theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chú ý vào những ý sau đây:

+ Thành công hay thất bại, mọi sự trải nghiệm con người đi qua trong cuộc đời đều đem đến cho họ những bài học, kinh nghiệm quý giá. (1.0 điểm)

+ Thành công tạo động lực, giúp chúng ta phát hiện được những năng lực, thế mạnh bản thân để tiếp tục phát huy. (0.25 điểm)

+ Ngược lại những thất bại tồi tệ trải qua trong cuộc đời, giúp ta rút ra nhiều bài học,

kinh nghiệm, nhận thấy được những khuyết điểm, hạn chế của bản thân để trao dồi, bổ sung, hoàn thiện mình hơn… (0.25 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.

- Giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn

II. Thân bài

* Lai lịch và tính cách.

- Lai lịch: Tên Soạn người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.

- Tính cách: Khảng khái, cương trực nóng nảy thấy sự gian tà thì không chịu được

- Danh tiếng: Nổi tiếng đến mức vùng Bắc vẫn khen là một người cương trực.

=> Bằng cách giới thiệu trực tiếp, Nguyễn Dữ đã tạo cho nhân vật yếu tố chính xác, qua đó giúp người đọc tin tưởng vào sự có thật của nhân vật này.

=> Lời giới thiệu mang giọng điệu khen ngợi, hướng người đọc vào những hành động chính nghĩa của nhân vật.

* Ngô Tử Văn là người cương trực, chính nghĩa

- Ngô Tử Văn là người rất khảng khái, “thấy sự tà gian thì không thể chịu được” nên đã đốt đền, trừ hại cho dân.

- Sẵn sàng nhận chức phán sự đền Tản Viên để thực hiện công lí.

* Ngô Tử Văn là người dũng cảm, kiên cường

- Không run sợ trước lời đe dọa của hồn ma tên tướng giặc, chàng vạch trần tên hung thần

- Cãi lại quỷ và tên hung thần họ Thôi, dùng lời lẽ cứng cỏi, không chịu nhún nhường để tâu trình Diêm Vương

* Giàu tinh thần dân dộc: Đấu tranh đến cùng để diệt trừ hồn ma tên tướng giặc, làm sáng tỏ nỗi oan và phục hồi danh vị cho thổ thần nước Việt.

=> Chiến thắng của Ngô Tử Văn – một kẽ sĩ nước Việt – là sự khẳng định chân lí, chính sẽ thắng tà và thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, quyết tâm đến cùng để bảo vệ công lí và chính nghĩa.

=> Lời bình cuối truyện đề cao bản lĩnh của kẽ sĩ.

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Xây dựng cốt truyện hấp dẫn với những xung đột kịch tính

- Xây dựng nhân vật thông qua thông qua hành động, lời nói để xây dựng tính cách

- Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật: Đối lập tương phản, liệt kê,..

- Sử dụng các chi tiết kì ảo

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

TỰ SỰ

Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy
Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
Cũng phải sống từ những điều rất nhỏ.
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?
Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng.
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận được ra ta!
Ai trên đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Không chỉ để dành cho một riêng ai.

(Nguyễn Quang Vũ,  Hoa học trò, số 6, 1994)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Anh/chị hiểu thế nào về ý nghĩa 2 câu thơ sau:

"Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng"

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả viết:

"Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận được ra ta!"

Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong đoạn trích:

Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xét,
Chứng cớ còn ghi.

(Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi, Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục 2006, trang 17)

...............................Hết...................................

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là: nghị luận.

Câu 2:

Ý nghĩa 2 câu thơ:

"Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng"

"Đất" theo nghĩa đen là nguồn sống, nguồn dinh dưỡng cho muôn hạt nảy mầm. "Đất" còn mang nghĩa ẩn dụ chỉ cuộc đời rộng lớn, luôn tạo cơ hội cho mọi người. Hạnh phúc ở quanh ta nhưng không tự nhiên đến. Nếu muốn có cuộc sống tốt đẹp, muốn có hạnh phúc, tự mỗi người phải có suy nghĩ và hành động tích cực, phải nỗ lực vươn lên giống như "Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng".

Câu 3:

Tác giả cho rằng:

"Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận được ra ta"

Bởi vì: "Đường đời trơn láng" tức là cuộc sống quá bằng phẳng, yên ổn, thuận lợi, không có khó khăn, giông tố. Con người không được đặt vào hoàn cảnh có vấn đề, có thách thức; không phải nỗ lực hết mình để vượt qua trở ngại, chinh phục thử thách mới đến được đích. Khi đó con người không có cơ hội để trải nghiệm nên cũng không khám phá hết những gì mình có; không đánh giá hết ưu điểm cũng như nhược điểm của bản thân. Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn.

Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ.

Câu 4:

 Học sinh có thể chọn một trong những thông điệp sau và trình bày suy nghĩ thấm thía của bản thân về thông điệp ấy:

- Dù là ai, làm gì, có địa vị xã hội thế nào cũng phải sống từ những điều rất nhỏ.

- Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn.

- Muốn có được hạnh phúc phải tự mình nỗ lực vươn lên.

- Cuộc sống không phải lúc nào cũng như ta mong muốn, biết đòi hỏi nhưng cũng phải biết chấp nhận, biết nhìn đời bằng con mắt lạc quan, biết cho đi thì mới được nhận lại.

-......

Câu trả lời phải hợp lí, chặt chẽ, có sức thuyết phục.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

- Đảm bảo một bài văn nghị luận văn học ngắn gọn mà đủ ý, sinh động có sử dụng các thao tác nghị luận đã học.

- Nội dung bài viết:

1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

2. Nội dung nghị luận:

a. Nội dung

- Nguyễn Trãi nêu nguyên lí chính nghĩa làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng để triển khai toàn bộ nội dung bài cáo.

- Nguyên lí chính nghĩa của Nguyễn Trãi, có hai nội dung chính được nêu lên: tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt.

- Tư tưởng nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí.

- Nguyễn Trãi đã chắt lọc yếu tố tích cực nhất trong tư tưởng này là chủ yếu để yên dân trước nhất phải trừ bạo. Đồng thời tác giả đem đến một nội dung mới, lấy từ thực tiễn dân tộc đưa vào tư tưởng nhân nghĩa: nhân nghĩa phải gắn liền với chống xâm lược.

- Nêu chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của Đại Việt có cơ sở vững chắc từ thực tiễn lịch sử.

- Nguyễn Trãi đã đưa ra các yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc: cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời và lịch sử riêng, chế độ riêng với "hào kiệt đời nào cũng có".

b. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ văn chính luận mẫu mực.

- Giọng văn hào hung.

- Cách so sánh chặt chẽ, thuyết phục.....

3. Đánh giá khái quát về vấn đề đang nghị luận.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu

Nếu em là cánh diều thầy nguyện là ngọn gió

Suốt một đời gió thổi, cho diều em bay xa

Thầy là con đò nhỏ đưa đàn em qua sông,

Thầy là người cha già, công Thầy như núi Thái Sơn.

Thầy là hoa phượng vỹ đỏ thắm trong tuổi thơ em.

Thầy là cội nguồn dòng sông, đưa em về biển mênh mông

(Trích lời bài hát Công thầy – Trịnh Công Sơn, Nguồn Internet)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính? (0,5 điểm)

Câu 2: Chỉ ra 2 biện pháp tu từ được sử dụng ở những cây sau (0,5 điểm)

Thầy là con đò nhỏ đưa đàn em qua sông,

Thầy là người cha già, công Thầy như núi Thái Sơn.

Thầy là hoa phượng vỹ đỏ thắm trong tuổi thơ em.

Thầy là cội nguồn dòng sông, đưa em về biển mênh mông

Câu 3: Nêu nội dung chính của văn bản (0,5 điểm)

Câu 4: Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về truyền thống Tôn sư trọng đạo trong xã hội hiện nay. (khoảng 5 đến 7 câu) (1,5 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Anh/chị hãy thuyết minh đoạn 1 và 2 tác phẩm Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi.

...............................Hết...................................

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

 Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2:

- Biện pháp tu từ so sánh và biện pháp điệp cấu trúc ngữ pháp (thầy là…)

Câu 3:

Nội dung chính: Nhấn mạnh công lao của thầy cô và bày tỏ lòng biết ơn đối với những công lao đó.

Câu 4:

- Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu, biết ơn những người làm thầy giáo, cô giáo mọi lúc, mọi nơi; coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lý làm người.

- Biểu hiện:

+ Có tình cảm, thái độ, hành động làm vui lòng thầy cô

+ Có hành động đền ơn đáp nghĩa, làm những điều tốt đẹp xứng đáng với sự dạy dỗ của thầy cô.

- Ý nghĩa: Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng

- Biết cách làm một bài văn thuyết minh về tác phẩm văn học.

- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

- Khuyến khích những bài viết sáng tạo, hấp dẫn.

2. Yêu cầu về kiến thức

2.1. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm Đại cáo bình Ngô, đoạn 1,2

2.2. Thân bài:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi (cuộc đời, sự nghiệp văn học)

* Giới thiệu chung về tác phẩm Đại cáo bình Ngô: Hoàn cảnh ra đời, thể cáo, ý

nghĩa lịch sử, bố cục…

* Thuyết minh về đoạn 1:

- Vị trí: Nêu nguyên lý chính nghĩa, làm căn cứ xác đáng để triển khai toàn bộ

nội dung bài cáo.

- Nội dung:

+ Hai câu mở đầu nêu cao tư tưởng nhân nghĩa: “Yên dân trừ bạo”.

+ Những câu còn lại khẳng định nền độc lập dân tộc, quyền tự chủ và truyền

thống lâu đời của nước Đại Việt, chân lý về sự tồn tại độc lập dân tộc. Ý thức

tự hào dân tộc.

 - Nghệ thuật:

+ Bằng những câu văn ngắn đan xen câu dài và được sắp xếp theo hình thức

đối ngẫu.

+ Âm hưởng mạnh mẽ, hào sảng.

* Thuyết minh về đoạn 2:

- Nội dung: Tố cáo tội ác giặc Minh:

+ Dựa trên lập trường dân tộc tố cáo âm mưu xâm lược “Phù Trần diệt Hồ”,

mượn gió bẻ măng của giặc.

+ Dựa trên lập trường nhân nghĩa, tố cáo chủ trương cai trị phản nhân đạo của

giặc: Hủy diệt cuộc sống con người, hủy hoại môi trường sống, vơ vét sản vật,

biến người dân thành công cụ phục dịch …

- Nghệ thuật: Từ ngữ mang tính hình tượng, sử dụng nghệ thuật đối lập, từ ngữ

chọn lọc …

* Ý nghĩa, vị trí ảnh hưởng của tác phẩm.

2.3. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của đoạn 1, 2 trong bài cáo.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Việc theo đuổi đam mê có thể sẽ mang lại nhiều phần thưởng, nhưng điều đó không có nghĩa là cuộc sống của bạn không có nhiều thách thức hoặc những đấu tranh. Bất cứ một người tận tụy nào dù là một y tá, họa sĩ, nhà xây dựng, linh mục hay diễn viên đều có thể nói với bạn rằng, sự chăm chỉ, sự hi sinh và nỗ lực to lớn là những điều cần thiết, ngay cả với những người yêu thích công việc họ làm. [...] Hầu hết những người được niềm đam mê thúc đẩy đều chấp nhận sự hi sinh và tranh đấu. Helen Keller đã vượt lên khuyết tật mù và điếc để trở thành niềm cảm hứng, nguồn khích lệ đối với triệu người trên thế giới. Bà đã từng nói: “Trong sự dễ dàng và bình lặng, tính cách không thể phát triển được. Chỉ qua khó khăn thử thách, tâm hồn mới trở nên mạnh mẽ, khát vọng mới được khơi nguồn và thành công mới được gặt hái”. “Thành công bất ngờ” thường là kết quả của nhiều năm lao động chăm chỉ và âm thầm. Ỷ vào vinh quang thoáng chốc thường không phải là một sự lựa chọn. Tuy nhiên có lẽ không có phần thưởng nào lớn hơn được làm việc mà bạn sinh ra để làm trong khi phục vụ một mục đích lớn lao hơn bản thân bạn. Trong chuyến đi của mình, tôi gặp rất nhiều người, cả đàn ông và phụ nữ, đang thực hiện sứ mệnh tạo ra sự thay đổi tích cực bằng chia sẻ tài năng và sự hiểu biết của họ. Chúng ta chia sẻ về những cuộc đấu tranh vượt qua nghịch cảnh và khích lệ người khác vượt lên nghịch cảnh mà họ đang đối mặt.

(Trích Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng – Nick Vuijic, NXB Tổng hợp TP.HCM)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của văn bản?

Câu 3 (1,0 điểm): Theo anh/chị vì sao bà Helen Keller cho rằng: “Thành công bất ngờ” thường là kết quả của nhiều năm lao động chăm chỉ và âm thầm. Ỷ vào vinh quang thoáng chốc thường không phải là một sự lựa chọn?

Câu 4 (1,0 điểm): Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị ?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Cảm nhận về chữ “nhàn” trong bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Từ đó liên hệ với đoạn thơ sau trong Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi và nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của hai tác giả:

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ, khắp đòi phương.

...............................Hết...................................

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính nghị luận.

Câu 2: Nội dung chính: Việc theo đuổi đam mê có thể sẽ mang lại nhiều phần thưởng, nhưng điều đó không có nghĩa là cuộc sống của bạn không có nhiều thách thức hoặc những đấu tranh.

Câu 3: Bà Helen Keller cho rằng: “Thành công bất ngờ” thường là kết quả của nhiều năm lao động chăm chỉ và âm thầm. Ỷ vào vinh quang thoáng chốc thường không phải là một sự lựa chọn: Vì có lao động cần cù, chăm chỉ thì mới có thể thành công. Còn nếu ỷ lại vào vinh quang thoáng chốc cũng đồng nghĩa với việc ta bằng lòng với thành công hiện tại và không còn mục tiêu phấn đấu.

Câu 4: Học sinh có thể trình bày suy nghĩ cá nhân, lí giải hợp lí. Có thể chọn một trong số gợi ý sau:

- Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng. Vì nó là sẽ giúp bản thân mỗi chúng ta vượt qua khó khăn, nghịch cảnh, vươn lên và thành công.

- Thành công là quá trình lao động miệt mài, chăm chỉ và phải trải qua nhiều khó khăn, thất bại.

- Đừng hài lòng, ỷ lại vào vinh quang thoáng chốc.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Cảm nhận về chữ “nhàn” trong bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Từ đó liên hệ với đoạn thơ sau trong Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi và nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của hai tác giả:

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ, khắp đòi phương.

- Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học. Bố cục sáng rõ, hệ thống luận điểm chặt chẽ, hành văn trôi chảy, không mắc các lỗi diễn đạt, câu từ, chính tả...

- Yêu cầu về kiến thức: Có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo một số ý cơ bản sau:

* Vài nét về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm, tác phẩm, nêu vấn đề.

* Giải thích:

- Nhàn tức là nhàn nhã, thảnh thơi, không vướng bận.

- Nhàn được nâng lên thành lối sống, thậm chí là triết lí sống, rất phổ biến ở các tầng lớp trí thức thời xưa. Lối sống nhàn thường nảy sinh từ tâm lí bất mãn với thời cuộc.

⇒ Nhàn là một chủ đề lớn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, với nghĩa bản chất là sống thuận theo tự nhiên, vượt lên trên danh lợi, giữ cốt cách thanh cao.

*Về chữ “nhàn” trong bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

- Nhàn là trạng thái thảnh thơi, tự do lựa chọn cách sống, hòa vào thiên nhiên bốn mùa, sống đạm bạc thanh cao. (Phân tích dẫn chứng câu 1,2 và 5,6)

- Đối lập dại – khôn, thể hiện trí tuệ tỉnh táo sáng suốt, coi thường danh lợi, giữ gìn nhân cách thanh cao. (Phân tích dẫn chứng câu 3,4 và 7,8)

- Nghệ thuật:

+ Bài thơ Nôm thất ngôn bát cú đường luật, kết hợp trữ tình và triết lí; cách nói ẩn ý, thâm trầm sâu sắc.

+ Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên; giọng thoải mái phù hợp với tinh thần bài thơ.

+ Nghệ thuật đối, ẩn dụ, cách nói ngược, và điển tích được vận dụng sáng tạo, kín đáo.

* Liên hệ với đoạn thơ trong Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi và nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của hai tác giả:

- Liên hệ:

+ (Giới thiệu ngắn gọn về Nguyễn Trãi, bài thơ, đoạn thơ)

+ Bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè sôi động (âm thanh của tiếng ve kêu rộn rã), cuộc sống thanh bình, yên vui nơi làng quê (lao xao chợ cá). Nguyễn Trãi ước có cây đàn của vua Thuấn để ca ngợi cảnh “dân giàu đủ, khắp đòi phương”, mong nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

+ Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn được sử dụng sáng tạo; từ ngữ, hình ảnh giàu sức biểu cảm; nghệ thuật đối, điển tích.

* Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của hai tác giả:

- Điểm giống nhau: Cả Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm đều là những trí thức tài năng, yêu nước thương dân, bất đắc dĩ lánh đục về trong để giữ gìn phẩm cách trong sạch. Qua hai bài thơ, ta thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, không màng danh lợi. Đó là nhân cách thanh cao của hai tác giả.

- Điểm khác nhau:

+ Điểm kết tụ trong hồn thơ Ức Trai là ở người dân. Về nhàn, mong nguôi thế sự, nhưng niềm ái quốc ưu dân vẫn canh cánh trong lòng thi nhân, nhàn thân mà không nhàn tâm.

+ Ở bài thơ Nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm vui trọn với thiên nhiên, cuộc sống điền viên thôn dã, vượt lên danh lợi tầm thường; sống ung dung, an nhiên tự tại. Nhàn được nâng lên thành triết lí sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm, thể hiện phẩm cách thanh cao, trí tuệ uyên thâm của nhà nho.

+ (Học sinh có thể lí giải điểm khác nhau dựa vào bối cảnh xã hội, tính cách của hai nhà nho, và bản chất sáng tạo của nghệ thuật).

* Kết luận: Khái quát vấn đề, liên hệ bản thân.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Hạnh phúc cho dân”, đó là điều Người đã nêu lên trong bản Tuyên ngôn Độc lập: “dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

Hạnh phúc mà Người muốn đem lại cho dân là một niềm hạnh phúc trọn vẹn. Hạnh phúc đó không chỉ ở những thành quả mà hôm nay cách mạng vừa đem lại cho toàn dân. Hạnh phúc đó còn đang tiếp tục đến với nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh để tiêu diệt tận cùng nguồn gốc mọi khổ đau của con người, xây dựng nên một xã hội mà mọi hiện tượng người bóc lột người đều hoàn toàn bị xóa bỏ. Trong cuộc đấu tranh vĩ đại ấy, Đảng và Hồ Chủ tịch đã chọn cho nhân dân ta một con đường ngắn nhất.

(Trích “Những năm tháng không thể nào quên” – Võ Nguyên Giáp, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2010, tr.209)

Câu 1 (0,5đ): Nêu câu chủ đề của đoạn trích.

Câu 2 (0,75đ): Việc lặp đi lặp lại từ “hạnh phúc” có tác dụng gì?

Câu 3 (0,75đ): Văn bản thể hiện tình cảm gì của tác giả Võ Nguyên Giáp?

Câu 4 (1đ): Hình tượng con người được nhắc đến trong văn bản trên là ai? Ấn tượng sâu sắc nhất của anh/chị về con người ấy sau khi đọc văn bản?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2đ): Anh chị giải thích câu tục ngữ: “Ăn cây nào rào cây đấy”.

Câu 2 (5đ): Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du.

...............................Hết...................................

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1 (0,5đ):

Câu chủ đề của đoạn trích: “Hạnh phúc cho dân”, đó là điều Người đã nêu lên trong bản Tuyên ngôn Độc lập: “dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

Câu 2 (0,75đ):

Tác dụng của việc lặp từ “hạnh phúc”: nhằm nhấn mạnh, làm nổi bật lí tưởng cao đẹp của Người là đem lại “hạnh phúc cho dân”.

Câu 3 (0,75đ):

Văn bản thể hiện sự kính trọng, ngợi ca, ngưỡng mộ, biết ơn của đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 4 (1đ):

Hình tượng con người được nhắc đến trong văn bản trên là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ấn tượng về Người sau khi đọc văn bản: một con người có lí tưởng và tấm lòng cao cả, đẹp đẽ, luôn hết lòng vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc nói riêng và giải phóng con người cần lao trên thế giới nói chung.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2đ):

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ Ăn cây nào rào cây đấy.

2. Thân bài

a. Giải thích

Nghĩa đen: muốn ăn quả hoặc thu hoạch quả của cây nào thì chúng ta phải chăm bón, vun xới cho cây đó tươi tốt.

Nghĩa bóng: khi nhận ơn nghĩa hoặc cơ hội từ một người nào đó thì phải dốc lòng hoàn thành thật tốt công việc được giao và luôn biết ơn, báo đáp người đã mang đến những điều tốt đẹp cho chúng ta.

→ Câu tục ngữ khuyên nhủ con người hãy sống đúng, biết ơn người đã giúp đỡ và mang lại cho mình những cơ hội, những điều tốt đẹp đồng thời có hành động đền đáp công ơn của họ một cách chân thành nhất.

b. Phân tích

Trong cuộc sống không tránh khỏi những lúc chúng ta gặp khó khăn, trắc trở, vấp ngã, mỗi người sẽ bị đưa đẩy vào một hoàn cảnh khác nhau, chính vì thế ai giúp đỡ chúng ta những lúc khó khăn hoạn nạn, chúng ta cần phải biết ơn và đền đáp họ.

Giúp đỡ, tạo cơ hội cho chúng ta không phải trách nhiệm và nghĩa vụ của người khác nên cần phải trân trọng và nắm bắt cơ hội ấy bằng thái độ tích cực nhất.

Người luôn sống với lòng biết ơn người khác là người rèn luyện được nhiều đức tính tốt đẹp và xứng đáng được học tập.

Nếu xã hội này ai cũng biết ơn những thứ người khác mang lại và đền đáp những tình nghĩa đó thì xã hội này sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống với lòng biết ơn để minh họa cho bài làm của mình.

Lưu ý: dẫn chứng xác thực, nổi bật, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người tuy nhận được sự giúp đỡ của người khác lúc khó khăn nhưng lại dửng dưng, lại có những người ích kỉ, nhỏ nhen, coi việc người khác giúp đỡ mình là điều đương nhiên nên không mảy may suy nghĩ,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ “Ăn cây nào rào cây đấy”; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Câu 2 (5đ):

1. Mở bài

Giới thiệu về Nguyễn Du: Nguyễn Du nổi tiếng là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa mà cả thế giới biết đến. Ông có sự nghiệp văn học đồ sộ.

2. Thân bài

a. Tóm tắt về cuộc đời của Nguyễn Du

Ông tên tự Tố Như, hiệu là Thanh Hiên (1765 – 1820) sinh ra tại Thăng Long.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình giàu có, truyền thống nghệ thuật, yêu văn chương.

Thời kì của ông đất nước có nhiều chuyển biến lớn và biến động trong xã hội.

Ông có tuổi thơ bất hạnh khi sớm mất cha mẹ, phải lang thang nhiều nơi trong xã hội nên am hiểu văn hóa nhân gian.

Nguyễn Du từng có thời gian đỗ đạt và làm quan triều Lê và Nguyễn. Ông liêm khiết, vô tư được nhiều người mến mộ.

b. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du

Ông sáng tác thơ gồm có thơ chữ Hán (Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục). Thơ chữ Nôm có 2 tác phẩm tiêu biểu là “Truyện Kiều” và “Văn tế thập loại chúng sinh”.

Thơ ông luôn phản ánh hiện thực cơ cực của tầng lớp nhân dân trong xã hội. Đồng thời lý tưởng nhân đạo bênh vực nhân dân, những con người bị chèn ép trong xã hội xưa.

Ngôn ngữ trong tác phẩm của của ông trong sáng, tinh tế. Ông giúp thúc đẩy nền văn chương nước nhà phát triển, đặc biệt là sự đa dạng phong phú của tiếng việt.

Ông được Unesco công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới.

3. Kết bài

Nguyễn Du là một trong những thi sĩ góp công giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Ông xứng đáng là đại thi hào tài hoa trong nền văn học nước nhà.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa
Gần gũi nhất vẫn là cây lúa
Trưa nắng khát ước về vườn quả
Lúc xa nhà nhớ một dáng mây
Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây
Một làn khói, một mùi hương trong gió...

Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ
Mọc vô tình trên lối ta đi
Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi
Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có.

(trích Cỏ dại - Vĩnh Linh)

Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (0,5đ): Tác giả đã kể ra những sự vật gần gũi, thân quen nào?

Câu 3 (1đ): Trong những sự vật ở quê nhà gần gũi mà tác giả kể trên, theo anh/chị tác giả gửi gắm tình cảm vào sự vật nào nhiều nhất? Vì sao?

Câu 4 (1đ): Qua đoạn thơ trên, anh/chị hãy nêu cảm nghĩ về quê hương của mình.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về câu: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”.

Câu 2 (5đ): Thuyết minh về tác phẩm Bình ngô đại cáo.

...............................Hết...................................

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2 (0,5đ):

Những sự vật được tác giả nhắc đến: cây lúa, vườn quả, dáng mây, dòng sông, ngọn núi, rừng cây, làn khói, mùi hương trong gió, ngọn cỏ.

Câu 3 (1đ):

Tác giả gửi gắm tình cảm nhiều nhất vào ngọn cỏ dại vì nó từ lâu đã âm thầm trở thành biểu tượng của quê nhà nhờ sức sống dẻo dai, mãnh liệt.

Câu 4 (1đ):

Nêu cảm nghĩ về quê hương:

Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là chốn dang tay đón chúng ta trở về yên bình sau bao bão táp phong ba ngoài cuộc sống…

Mỗi chúng ta cần yêu quý, trân trọng quê hương của mình đồng thời cố gắng xây dựng quê hương giàu đẹp.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2đ):

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”.

2. Thân bài

a. Giải thích

“có tài mà không có đức”: những người giỏi giang, thông minh, nhạy bén với cuộc sống nhưng lại không có phẩm chất, tâm hồn tốt đẹp.

“có đức mà không có tài”: những người có tâm hồn cao đẹp nhưng lại không tài giỏi, thông minh.

→ Nếu thiếu sót một trong hai yếu tố tài và đức sẽ làm cho cuộc sống của con người đi sai lệch, khó đạt được thành công. Câu nói mang ý nghĩa: những người vừa có tài, vừa có đức sẽ là phần cốt lõi giúp cho đất nước ngày càng phát triển thịnh vượng và tốt đẹp hơn.

b. Phân tích

Nếu không tài giỏi, chúng ta làm việc gì cũng sẽ khó, cũng sẽ dễ đổ bể, chính vì thế tài năng vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người. Nhưng nếu con người thông minh mà không có đạo đức tốt thì sẽ dễ mang tài năng của mình đi làm chuyện xấu hòng tư lợi, như thế sẽ gây ra hậu quả khôn lường cho xã hội.

Tài và đức nên đi liền với nhau, kết hợp với nhau để con người phát triển theo chiều hướng tích cực để xây dựng xã hội đẹp đẽ.

Người có tài và đức sẽ được xã hội trọng dụng, người khác ngưỡng mộ và là tấm gương sáng để mọi người học tập và noi theo.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, những con người vừa tài giỏi lại có đạo đức, nhân cách tốt cống hiến hết mình cho nước nhà làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong xã hội vẫn có không ít người tài giỏi nhưng đạo đức không tốt, chuyên đi làm những chuyện xấu xa để thu lợi, lại có những người tuy không tài giỏi nhưng lại có đạo đức và phẩm chất tốt đẹp, những người này cũng khó có được thành công trong cuộc sống.

Bên cạnh đó cũng có không ít người không tài giỏi lại không cố gắng học tập, rèn luyện bản thân, tu bổ đạo đức,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phá, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: ý kiến: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 2 (5đ):

1. Mở bài

Khái quát về tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Bình Ngô đại cáo.

2. Thân bài

Nêu luận đề chính nghĩa: Cốt lõi nhân nghĩa chính là yên dân và trừ bạo. Nhân nghĩa không bó hẹp trong khuôn khổ tư tưởng Nho giáo mà rộng hơn là làm thế nào để đem lại cuộc sống yên bình cho nhân dân. Bên cạnh đó khẳng định nước ta tuy là một nước nhỏ nhưng vẫn có thể tự hào về: Nền văn hiến lâu đời; Cương vực lãnh thổ; Phong tục tập quán; Lịch sử và chế độ riêng.

Bản cáo trạng vạch rõ tội ác kẻ thù: Giặc Minh xảo quyệt thừa nước đục thả câu. Không những thế còn tàn sát, hành hạ, tước đoạt mạng sống con người một cách dã man (dẫn chứng).

Tổng kết quá trình kháng chiến: Xây dựng hình tượng người anh hùng áo vải bình thường nhưng có lòng yêu nước thương dân và căm thù giặc sâu sắc, có lí tưởng cao cả. Khắc họa những chiến công oanh liệt hào hùng.

Tuyên bố hòa bình mở ra kỉ nguyên mới.

* Nghệ thuật:

Sử dụng từ ngữ hiển nhiên, vốn có.

Biện pháp đối lập, lấy cái vô hạn của trúc Nam Sơn để nói đến cái vô hạn trong tội ác giặc Minh, lấy cái vô cùng của nước Đông Hải để nói lên sự dơ bẩn vô cùng.

Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.

Liệt kê, so sánh, đối lập để tạo thành bản anh hùng ca về những chiến công oanh liệt.

3. Kết bài

Tóm tắt lại nội dung, nghệ thuật tiêu biểu.

Xem thử Đề Văn 10 GK2 KNTT Xem thử Đề Văn 10 GK2 CTST Xem thử Đề Văn 10 GK2 Cánh diều


Các loạt bài lớp 9 khác