Đề thi Học kì 2 Vật Lý lớp 10 năm 2024 có ma trận (3 đề)
Với Đề thi Học kì 2 Vật Lý lớp 10 năm 2024 có ma trận (3 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 2 Vật Lý 10.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN: Vật lý – LỚP: 10
Thời gian làm bài: 45 phút
Nội Dung |
Các Mức Độ Nhận Thức |
Tổng |
|||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
|||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||
Chương 4. Các định luật bảo toàn |
- Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ 2 vật. - Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính công. - Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính động năng. Nêu được đơn vị đo động năng. - Phát biểu được ĐLBT cơ năng và viết được hệ thức của định luật này |
- Tính động lượng để tìm các đại lượng có liên quan - Vận dụng được các công thức - Vận dụng được công thức tính động năng:. |
- Vận dụng được công thức tính thế năng và biến thiên thế năng trọng trường. - Vận dụng định luật bảo toàn cơ năng để giải được bài toán chuyển động của một vật. |
9 câu 3đ– 30% |
|||
Điểm – tỉ lệ |
2 câu 0,66đ – 6,67% |
2 câu 0,66đ – 6,67% |
5 câu 1,65đ – 16,5% |
||||
Chương 5. Chất khí |
- Nêu được các thông số p, V, T xác định trạng thái của một lượng khí. |
- Phát biểu được nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí. |
- Vận dụng được định luật Bôi-lơ_ Mariot để tìm các đại lượng có liên quan. - Vận dụng được định luật Bôi-lơ_ Mariot để tìm các đại lượng có liên quan. |
6 câu 2đ -20% |
|||
Điểm – tỉ lệ |
2 câu 0,66đ – 6,67% |
2 câu 0,66đ – 6,67% |
2 câu 0,66đ – 6,67% |
||||
Chương 6. Cơ sở của nhiệt động lực học |
- Nêu được nội năng gồm động năng của các hạt (nguyên tử, phân tử) và thế năng tương tác giữa chúng. - Nắm được hệ thức của nguyên lí I NĐLH và quy ước về dấu của các đại lượng trong hệ thức. |
- Vận dụng được công thức: Q = mc Dt và phương trình cân bằng nhiệt Qthu = Qtỏa |
- Vận dụng được hệ thức của nguyên lí I Nhiệt động lực học U = A + Q |
4 câu 1.33đ – 13,3% |
|||
Điểm – tỉ lệ |
1 câu 0,33đ – 3,33% |
2 câu 0,66đ – 6,67% |
1 câu 0,33đ – 3,33% |
||||
Chương 7. Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể |
- Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Húc đối với biến dạng của vật rắn. - Viết được các công thức nở dài và nở khối. |
- Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình về cấu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng. - Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng dính ướt và không dính ướt. |
- Vận dụng được hệ thức của định luật Húc đối với biến dạng của vật rắn. - Vận dụng được công thức nở dài, nở khối của vật rắn để giải các bài tập đơn giản. - Vận dụng được công thức tính nhiệt hóa hơi, tính nhiệt nóng chảy. |
11 câu 3,67đ – 36,7% |
|||
Điểm – tỉ lệ |
4 câu 1.33đ – 13,3% |
4 câu 1.33đ – 13,3% |
3 câu 1đ – 10% |
||||
Tổng |
9 câu 3đ– 30% |
10 câu 3,33đ – 33,3% |
11 câu 3,67đ – 36,7% |
30 câu 10đ -100% |
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lý lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Khoanh chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất!
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật.
B. Động lượng của một vật là một đại lượng vectơ.
C. Động lượng của một vật có đơn vị của năng lượng.
D. Động lượng của một vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.
Câu 2: Một vật 3 kg rơi tự do rơi xuống đất trong khoảng thời gian 2 s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là lấy g = 9,8 m/s2.
A. 60 kg.m/s.
B. 61,5 kg.m/s.
C. 57,5 kg.m/s.
D. 58,8 kg.m/s.
Câu 3: Một quả bóng khối lượng 0,5 kg đang nằm yên thì được đá cho nó chuyển động với vận tốc 30 m/s. Xung lượng của lực tác dụng lên quả bóng bằng
A. 12 N.s.
B. 13 N.s.
C. 15 N.s.
D. 16 N.s.
Câu 4: Một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc v1 đến va chạm với một vật có khối lượng 2m đang đứng yên. Sau va chạm, hai vật dính vào nhau và cùng chuyển động với vận tốc là 1m/s. Tính vận tốc v1?
A. 1 (m/s).
B. 2 (m/s).
C. 4 (m/s).
D. 3 (m/s).
Câu 5: Hai vật có khối lượng 4kg và 10kg chuyển động với các vận tốc lần lượt là 3m/s và 5m/s. Tìm tổng động lượng của hệ biếtcùng hướng?
A. 40kg.m/s.
B. 54kg.m/s.
C. 62kg.m/s.
D. 70kg.m/s.
Câu 6: Một chiếc ô tô sau khi tắt máy còn đi được 8m. Biết ô tô nặng 1 tấn, hệ số cản là 0,2. Lấy , công của lực cản có giá trị là:
A. 16 kJ.
B. -16 kJ.
C. 17 kJ.
D. -17 kJ.
Câu 7: Một người có khối lượng 50kg đang chạy với tốc độ 5m/s thì nhảy lên chiếc xe lăn có khối lượng 150kg đang chuyển động cùng hướng. Nếu bỏ qua ma sát của xe trên mặt đường thì sau khi nhảy lên, người và xe có cùng tốc độ bằng 1,625m/s. Tính vận tốc của xe lăn trước va chạm?
A. 0,5(m/s).
B. 1(m/s).
C. 1,5(m/s).
D. 2(m/s).
Câu 8: Công suất là đại lượng được tính bằng:
A. thương số của lực và thời gian tác dụng lực.
B. tích của lực tác dụng và vận tốc.
C. thương số của công và vận tốc.
D. tích của công và thời gian thực hiện công.
Câu 9: Một vật nhỏ được ném thẳng đứng hướng xuống từ một điểm phía trên mặt đất. Trong quá trình vật rơi thì:
A. động năng giảm.
B. thế năng giảm.
C. cơ năng cực tiểu ngay trước khi chạm đất.
D. cơ năng không đổi.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí xác định?
A. Áp suất tỉ lệ thuận với thể tích.
B. Thương của áp suất và thể tích là một hằng số.
C. Trên giản đồ p – V, đồ thị là một đường hypebol.
D. Thể tích không phụ thuộc vào áp suất.
Câu 11: Đồ thị nào sau đây biểu diễn quá trính đẳng tích:
A.
B.
C.
D.
Câu 12: Dưới áp suất 2.105Pa một lượng khí có thể tích 15 lít. Tính thể tích của khí đó dưới áp suất 4.105Pa? Coi nhiệt độ của khí là không đổi.
Câu 13: Đồ thị nào sau đây biểu diễn đúng định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt?
A. Hình A.
B. Hình B.
C. Hình C.
D. Hình D.
Câu 14: Hệ thức đúng của định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt là:
Câu 15: Một khối khí lí tưởng thực hiện quá trình như hình vẽ. Các thông số được cho trên đồ thị, áp suất của khối khí khi kết thúc quá trình là 4.105Pa. Áp suất của khối khí ở đầu quá trình là:
A. 1,58atm.
B. 10,13atm.
C. 9,87atm.
D. 10.105atm.
Câu 16: Động cơ nhiệt lí tưởng làm việc giữa hai nguồn nhiệt 270C và 1270C. Nhiệt lượng tác nhân của nguồn nóng trong một chu trình là 2400J. Nhiệt lượng truyền cho nguồn lạnh trong một chu trình?
A. 1200J.
B. 2400J.
C. 600J.
D. 1800J.
Câu 17: Cách phát biểu nguyên lí II của Các-nô:
A. Động cơ nhiệt không thể chuyển hóa tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học.
B. Nhiệt tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn.
C. Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn.
D. Động cơ nhiệt có thể chuyển hóa tất cả nhiệt lượng nhận được thành nội năng.
Câu 18: Thả một quả cầu nhôm m = 0,15kg được đun nóng tới 1000C vào một cốc nước ở 200C. Sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 250C. Tính khối lượng nước, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau,
cAl = 880J/kg.K,
A. 0.47 kg. B. 0.4 kg.
C. 0.5 kg. D. 0.44 kg.
Câu 19: Quá trình không thuận nghịch:
A. là quá trình vật không thể tự trở về trạng thái ban đầu.
B. là quá trình vật tự trở về trạng thái ban đầu mà không cần đến sự can thiệp của vật khác.
C. là quá trình vật trở về trạng thái ban đầu mà không cần đến sự can thiệp của vật khác.
D. là quá trình vật tự trở về trạng thái ban đầu.
Câu 20: Chất lỏng không có đặc điểm nào sau đây?
A. Chất lỏng có thể tích xác định còn hình dạng không xác định.
B. Chất lỏng có thể tích và hình dạng phụ thuộc vào hình dạng của bình chứa.
C. Chất lỏng có dạng hình cầu khi ở trạng thái không trọng lượng.
D. Chất lỏng khi ở gần mặt đất có hình dạng bình chứa là do tác dụng của trọng lực.
Câu 21: Chọn phương án đúng:
A. Sự nở dài là sự tăng kích thước của vật rắn theo mọi phương.
B. Sự nở dài là sự tăng kích thước của vật rắn theo hai phương.
C. Sự nở dài là sự tăng kích thước của vật rắn theo ba phương.
D. Sự nở dài là sự tăng kích thước của vật rắn theo một phương đã chọn.
Câu 22: Một thanh rắn hình trụ một đầu chịu một lực nén có độ lớn 3,14.105N , đầu còn lại giữ cố định. Biết thanh rắn có đường kính 20mm, suất đàn hồi 2.1011Pa. Tìm độ biến dạng tỷ đối của thanh.
A. ε = 3,4.10-3
B. ε = 2,5.10-3
C. ε = 1.10-3
D. ε = 5.10-3
Câu 23: Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối của thanh rắn tỉ lệ thuận với đại lượng nào dưới đây?
A. Tiết diện ngang của thanh.
B. Ứng suất tác dụng vào thanh.
C. Độ dài ban đầu của thanh.
D. Cả ứng suất và độ dài ban đầu của thanh.
Câu 24: Biểu thức nào sau đây là biểu thức của nhiệt nóng chảy
Câu 25: 2kg nước đá ở nhiệt độ 00C cần nhiệt lượng cung cấp là bao nhiêu để chuyển lên nhiệt độ 600C biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105 J/kg.K
A. Q = 1184kJ.
B. Q = 688,4J.
C. Q = 546,6kJ.
D. Q = 546,5J.
Câu 26: Hiện tượng nào sau đây do sự nở vì nhiệt gây ra:
A. thanh kim loại bị kéo dãn.
B. nước đọng lại bên ngoài cốc nước đá.
C. cốc thủy tinh dày bị vỡ khi rót nước nóng vào.
D. thanh kim loại bị uốn cong.
Câu 27: Khi vật rắn là một tấm kim loại mỏng phẳng biến dạng nhiệt của vật rắn coi như biến dạng về diện tích. Độ nở diện tích khi đó:
A. ΔS = βS0Δt
B. ΔS = αS0Δt
C. ΔS = 3αS0Δt
D. ΔS = 2αS0Δt
Câu 28: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng của vật rắn?
A. Jun trên kilôgam độ Kenvin (J/kg. K).
B. Jun trên kilôgam (J/ kg).
C. Jun (J).
D. Jun trên độ (J/ độ).
Câu 29: Cấu trúc tạo bởi các hạt mà mỗi hạt đó dao động nhiệt xung quanh một vị trí cân bằng trùng với đỉnh của khối lập phương là
A. tinh thể thạch anh.
B. tinh thể muối ăn.
C. tinh thể kim cương.
D. tinh thể than chì.
Câu 30: Điều nào sau đây là sai khi nói về sự đông đặc?
A. Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
B. Với một chất rắn, nhiệt độ đông đặc luôn nhỏ hơn nhiệt độ nóng chảy.
C. Trong suốt quá trình đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi.
D. Nhiệt độ đông đặc của các chất thay đổi theo áp suất bên ngoài.
----------- HẾT ----------
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lý lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Khoanh chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất!
Câu 1: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi?
A. Vật chuyển động tròn đều.
B. Vật được ném ngang.
C. Vật đang rơi tự do.
D. Vật chuyển động thẳng đều.
Câu 2: Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi F = 0,25N. Động lượng chất điểm ở thời điểm t = 4s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là:
A. 1 kg.m/s.
B. 0,1 kg.m/s.
C. 0,25 kg.m/s.
D. 0,0625 kg.m/s.
Câu 3: Một quả bóng khối lượng 0,5kg đang nằm yên thì được đá cho nó chuyển động vói vận tốc 25m/s. Xung lượng của lực tác dụng lên quả bóng bằng
A. 12,5 N.s.
B. 50 N.s.
C. 25N.s.
D. 5N.s.
Câu 4: Một vật có khối lượng 1kg chuyển động với vận tốc 2m/s thì va chạm vào một vật có khối lượng 3kg đang đứng yên. Sau va chạm 2 vật dính vào nhau và cùng chuyển động với cùng một vận tốc. Độ lớn vận tốc ngay sau va chạm đó là:
A. 1 m/s.
B. 0,5 m/s.
C. 0,25 m/s.
D. 0,75 m/s.
Câu 5: Một động cơ điện cung cấp công suất 10kW cho 1 cần cẩu nâng vật 800kg chuyển động đều lên cao 25m. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian để thực hiện công việc đó là:
A. 5s. B. 10s.
C. 15s. D. 20s.
Câu 6: Hai vật có khối lượng 2kg và 5kg chuyển động với các vận tốc lần lượt là 5m/s và 6m/s. Tìm tổng động lượng của hệ biết vuông góc với nhau? (Chọn đáp án gần đúng nhất)
A. 32kg.m/s.
B. 44kg.m/s.
C. 56kg.m/s.
D. 68kg.m/s.
Câu 7: Một vận động viên nặng 700N nhảy với vận tốc ban đầu v0 = 2,5 m/s từ cầu nhảy ở độ cao 12m xuống nước theo hướng thẳng đứng xuống dưới. Lấy g = 10 m/s2, sau khi chạm nước người đó chuyển động một độ dời 4m trong nước theo phương thẳng đứng thì dừng. Độ biến thiên cơ năng của người đó là: (Chọn đáp án gần đúng nhất)
A. 9419J.
B. -9419J.
C. 11419J.
D. -11419J.
Câu 8: Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 8m/s, lấy g = 10 m/s2. Tính độ cao cực đại mà vật đạt được?
A. 3,2m. B. 3m.
C. 2,4m. D. 2,2m.
Câu 9: Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc là từ độ cao h so với mặt đất. Khi chạm đất vận tốc của vật là 50m/s, bỏ qua sức cản không khí. Tính vận tốc của vật khi động năng bằng ba lần thế năng?
Câu 10: Khi nén khí đẳng nhiệt thì số phân tử trong một đơn vị thể tích
A. tăng tỉ lệ thuận với áp suất.
B. không đổi.
C. tăng tỉ lệ với bình phương áp suất.
D. giảm tỉ lệ nghịch với áp suất.
Câu 11: Một khối khí lí tưởng thực hiện quá trình được biểu diễn như hình. Các số liệu như trên đồ thị. Biết ở trạng thái ban dầu, nhiệt độ của khối khí là 370C. Nhiệt độ của khối khí ở cuối quá trình là:
A. 1490C. B. 149K.
C. 374K. D. 770C.
Câu 12: Một khối khí lí tưởng thực hiện quá trình đẳng áp ở hai áp suất khác nhau được biểu diễn như hình sau:
Quan hệ giữa p1 và p2 là:
A. Không so sánh được.
B. p1< p2.
C. p1= p2.
D. p1> p2.
Câu 13: Trong tọa độ (p,V) đường đẳng nhiệt là:
A. đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
B. đường hypebol.
C. đường thẳng song song với trục OV.
D. cung parabol.
Câu 14: Đồ thị nào sau đây biểu diễn quá trình đẳng áp?
A.
B.
C.
D.
Câu 15: Một xilanh chứa khí bị hở nên khí có thể ra hoặc vào chậm. Khi áp suất p không đổi, thể tích V biến thiên theo nhiệt độ tuyệt đối T như đồ thị. Hỏi lượng khí trong xilanh thay đổi như thế nào?
A. Lượng khí trong xilanh giảm.
B. Lượng khí trong xilanh tăng.
C. Lượng khí trong xilanh không thay đổi.
D. Không xác định được.
Câu 16: ΔU = 0 trong trường hợp hệ:
A. biến đổi theo chu trình.
B. biến đổi đẳng tích.
C. biến đổi đẳng áp.
D. biến đổi đoạn nhiệt.
Câu 17: Một bình nhôm có khối lượng 0,6kg chứa 0,2kg nước ở nhiệt độ . Người ta thả vào bình một miếng sắt có khối lượng 0,25kg đã được đun nóng tới nhiệt độ . Xác định nhiệt độ của nước khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt? Cho biết nhiệt dung riêng của nhôm là 920J/kg.K; nhiệt dung riêng của nước là 4180J/kg.K và nhiệt dung riêng của sắt là 460J/kg.K. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường xung quanh. (Chọn đáp án gần đúng nhất)
A. 30o
B. 32o
C. 34o
D. 36o
Câu 18: Người ta cung cấp nhiệt lượng cho chất khí đựng trong một xilanh đặt nằm ngang. Chất khí nở ra, đẩy pit-tông đi một đoạn 5 cm và nội năng của chất khí tăng 0,5 J. Biết lực ma sát giữa pit-tông và xilanh là 20 N. Nhiệt lượng đã cung cấp cho chất khí là
A. 1,5 J. B. 25 J.
C. 40 J. D. 100 J.
Câu 19: Chọn phát biểu đúng.
A. Trong quá trình thực hiện công có sự chuyển hóa từ một dạng năng lượng khác sang nội năng.
B. Quá trình truyền nhiệt là quá trình làm thay đổi nội năng có sự thực hiện công.
C. Quá trình truyền nhiệt có sự chuyển hóa từ một dạng năng lượng khác sang nội năng.
D. Trong quá trình thực hiện công chỉ có sự chuyển hóa từ động năng sang nội năng.
Câu 20: Độ nở dài của vật rắn không phụ thuộc vào:
A. bản chất của vật.
B. nhiệt độ của vật.
C. độ tăng nhiệt độ.
D. chiều dài ban đầu.
Câu 21: Hiện tượng mao dẫn:
A. chỉ xảy ra khi ống mao dẫn đặt vuông góc với chậu chất lỏng.
B. chỉ xảy ra khi chất lỏng không làm dính ướt ống mao dẫn.
C. là hiện tượng mực chất lỏng dâng lên hay hạ xuống trong ống có tiết diện nhỏ so với chất lỏng bên ngoài ống.
D. chỉ xảy ra khi ống mao dẫn là ống thẳng.
Câu 22: Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng:
A. là hiện tượng xảy ra tại bề mặt của chất lỏng, tại đó xuất hiện lực căng bề mặt của chất lỏng có xu hướng giữ cho diện tích của bề mặt chất lỏng là lớn nhất có thể.
B. là hiện tượng xảy ra tại bề mặt của chất lỏng, tại đó xuất hiện lực căng bề mặt của chất lỏng có xu hướng giữ cho thể tích chất lỏng là nhỏ nhất có thể.
C. là hiện tượng xảy ra tại bề mặt của chất lỏng, tại đó xuất hiện lực căng bề mặt của chất lỏng có xu hướng giữ cho diện tích của bề mặt chất lỏng là nhỏ nhất có thể.
D. là hiện tượng xảy ra tại bề mặt của chất lỏng, tại đó xuất hiện lực căng bề mặt của chất lỏng có xu hướng giữ cho thể tích chất lỏng là lớn nhất có thể.
Câu 23: Hiện tượng dính ướt của chất lỏng được ứng dụng để:
A. làm giàu quặng (loại bẩn quặng) theo phương pháp tuyển nổi.
B. dẫn nước từ nhà máy đến các gia đình bằng ống nhựa.
C. thấm vết mực loang trên mặt giấy bằng giấy thấm.
D. chuyển chất lỏng từ bình nọ sang bình kia bằng ống xi phông.
Câu 24: : Ứng dụng nào sau đây không phải của hiện tượng nở vì nhiệt?
A. Cốc thủy tinh bị nóng lên khi rót nước nóng vào.
B. Giữa hai thanh ray đường sắt có một khe hở.
C. Những dây dẫn điện thường được căng hơi chùng.
D. Các ống dẫn thường có những chỗ uốn cong.
Câu 25: Một quả cầu mặt ngoài hoàn toàn không bị nước làm dính ướt. Biết bán kính của quả cầu là 0,1cm; suất căng bề mặt của nước là 0,073N/m.
A. Fmax = 4,6N
B. Fmax = 4,5.10-2 N
C. Fmax = 4,5.10-3 N
D. Fmax = 4,5.10-4 N
Câu 26: Hịên tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng.
A. Bong bóng xà phòng lơ lửng trong không khí.
B. Chiếc đinh ghim nhờn mỡ nổi trên mặt nước.
C. Nước chảy từ trong vòi ra ngoài.
D. Giọt nước đọng trên lá sen.
Câu 27: Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt nóng chảy?
A. Nhiệt nóng chảy của vật rắn là nhiệt lượng cung cấp cho vật rắn trong quá trình nóng chảy.
B. Đơn vị của nhiệt nóng chảy là Jun (J).
C. Các chất có khối lượng bằng nhau thì có nhiệt nóng chảy như nhau.
D. Nhiệt nóng chảy tính bằng công thức Q = λm.
Câu 28: Chọn phương án đúng?
A. Khi nhiệt độ tăng, thì kích thước của vật rắn theo một phương tăng lên theo định luật của sự nở dài, nên thể tích của vật tăng lên.
B. Khi nhiệt độ tăng, thì kích thước của vật rắn theo các phương không thay đổi nên thể tích vật không thay đổi.
C. Khi nhiệt độ tăng, thì kích thước của vật rắn theo các phương đều tăng lên theo định luật của sự nở dài, thể tích của vật không thay đổi.
D. Khi nhiệt độ tăng, thì kích thước của vật rắn theo các phương đều tăng lên theo định luật của sự nở dài, nên thể tích của vật tăng lên.
Câu 29: Câu nào dưới đây là không đúng khi nói về sự bay hơi của các chất lỏng?
A. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở bề mặt chất lỏng.
B. Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí sang thể lỏng là sự ngưng tụ. Sự ngưng tụ luôn xảy ra kèm theo sự bay hơi.
C. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.
D. Sự bay hơi của chất lỏng xảy ra ở nhiệt độ bất kì.
Câu 30: Vòng kim loại có đường kính ngoài 40mm và đường kính trong 38mm được treo vào một lò xo cố định sao cho vòng nằm trong mặt phẳng ngang. Nhúng vòng vào nước rồi hạ từ từ bình chứa xuống. Vào thời điểm vòng rời khỏi mặt nước lò xo dãn thêm 20mm. Tính hệ số căng bề mặt của nước, biết độ cứng của lò xo là 0,5 N/m
A. σ = 0,034N/m
B. σ = 0,13N/m
C. σ = 0,041N/m
D. σ = 0,02N/m
----------- HẾT -----------
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lý lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
Khoanh chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất!
Câu 1: Chất điểm M chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi . Động lượng chất điểm ở thời điểm t là:
Câu 2: Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi F = 0,1N. Động lượng chất điểm ở thời điểm t = 3s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là:
A. 30 kg.m/s.
B. 3 kg.m/s.
C. 0,3 kg.m/s.
D. 0,03 kg.m/s.
Câu 3: Viên đạn khối lượng 10 g đang bay với vận tốc 600 m/s thì gặp một cánh cửa thép. Đạn xuyên qua cửa trong thời gian 0,001 s. Sau khi xuyên qua cửa vận tốc của đạn còn 300 m/s. Lực cản trung bình của cửa tác dụng lên đạn có độ lớn bằng
A. 3000N.
B. 900N.
C. 9000N.
D. 30000N.
Câu 4: Một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc 3 m/s đến va chạm với một vật có khối lượng 2m đang đứng yên. Coi va chạm giữa hai vật là mềm. Sau va chạm, hai vật dính nhau và chuyển động với cùng vận tốc
A. 2 m/s.
B. 1 m/s.
C. 3 m/s.
D. 4 m/s.
Câu 5: Vật 2kg trượt lên mặt phẳng nghiêng góc với vận tốc ban đầu là 5m/s, biết hệ số ma sát trượt là 0,15. Tính công của lực ma sát? Lấy g = 10m/s2.
Câu 6: Hai viên bi có khối lượng m1 = 40g; m2 = 60g đang chuyển động ngược chiều nhau và va chạm nhau. Muốn sau va chạm m2 đứng yên còn m1 chuyển động theo chiều ngược lại với vận tốc như cũ thì vận tốc của m2 trước va chạm bằng bao nhiêu? Cho biết v1 = 1,5m/s.
A. 1m/s.
B. 1,5m/s.
C. 2m/s.
D. 2,5m/s.
Câu 7: Cơ năng của một vật có khối lượng 5kg rơi từ độ cao 6m xuống mặt đất là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2.
A. 100J.
B. 200J.
C. 300J.
D. 400J.
Câu 8: Quả cầu có khối lượng m = 0,2kg gắn ở đầu một lò xo nằm ngang, đầu kia của lò xo cố định, độ cứng của lò xo là k = 30N/m. Quả cầu có thể chuyển động không ma sát trên mặt phẳng ngang. Từ vị trí cân bằng, người ta kéo quả cầu cho lò xo giãn ra đoạn x0 = 4cm rồi buông tay. Tính vận tốc cực đại của quả cầu trong quá trình chuyển động? (Chọn đáp án gần đúng nhất).
A. 0,29m/s.
B. 0,39m/s.
C. 0,49m/s.
D. 0,59m/s.
Câu 9: Một hòn bi có khối lượng 15g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 3m/s từ độ cao 1,5m so với mặt đất. Tìm vị trí hòn bi có thế năng bằng động năng?
A. 0,75m.
B. 1m.
C. 1,25m.
D. 1,5m.
Câu 10: Trạng thái của một lượng khí được xác định bởi các thông số:
A. Thể tích và áp suất.
B. Khối lượng và nhiệt độ.
C. Thể tích, khối lượng và nhiệt độ.
D. Nhiệt độ, thể tích và áp suất.
Câu 11: Một bình dung tích 6 lít chứa 8g Nitơ (N2) ở 4oC. Áp suất khí trong bình là bao nhiêu?
A. 1atm.
B. 1,08atm.
C. 1,12atm.
D, 1,18atm.
Câu 12: Thể tích của một khối khí lí tưởng tăng thêm 1% và nhiệt độ tuyệt đối tăng thêm 3K khi đun nóng đẳng áp khối khí. Tính nhiệt độ ở trạng thái ban đầu của khối khí.
A. 260C.
B. 270C.
C. 280C.
D. 290C.
Câu 13: Một lượng khí xác định ở áp suất 3atm có thể tích là 10 lít. Thể tích của khối khí khi nén đẳng nhiệt đến áp suất 6atm?
A. 1,5 lít.
B. 12 lít.
C. 20 lít.
D. 5 lít.
Câu 14: Một khối khí lí tưởng có nhiệt độ ở trạng thái ban đầu là 270C. Xác định nhiệt độ của khối khí sau khi đun nóng đẳng áp biết thể tích của khối khí tăng lên 3 lần.
A. 30K.
B. 3000C.
C. 90K.
D. 9000C.
Câu 15: Một lượng khí biến đổi theo chu trình biểu diễn bởi đồ thị dưới đây? Cho biết p1 = p3 ; V1 = 1,2m3 ;V2 = 4,5m3 ;T1 = 120K ;T4 = 320K . Hãy tìm V3?
A. 1,87m3
B. 1,97m3
C. 2,07m3
D. 2,17m3
Câu 16: Động cơ nhiệt được sử dụng rộng rãi hiện nay là:
A. động cơ chạy bằng xăng.
B. động cơ chạy bằng dầu.
C. động cơ chạy bằng hơi nước.
D. A và B đúng.
Câu 17: Trong xilanh có tiết diện 200cm2, pittong cách đáy 30cm, có khí ở 270C và áp suất 106N/m2. Khi nhận nhiệt lượng do 5g xăng bị cháy cung cấp, khí dãn nở đẳng áp, nhiệt độ tăng thêm 1500C . Biết khi cháy 10% nhiệt lượng của xăng cung cấp cho khí. Năng suất tỏa nhiệt của xăng là 4,8.107J/kg
Hiệu suất của quá trình:
A. 2,5%.
B. 14%.
C. 12,5%.
D. 20%.
Câu 18: Một nhiệt lượng kế bằng đồng thau có khối lượng 150g chứa 250g nước ở nhiệt độ 10oC. Người ra thả một miếng kim loại có khối lượng 200g đã đun nóng tới nhiệt độ 100oC vào nhiệt lượng kế. Xác định nhiệt dung riêng của miếng kim loại, biết nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 22oC. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường xung quanh và biết nhiệt dung riêng của đồng thau là 128J/kg.K và của nước là 4180J/kg.K (Chọn đáp án gần đúng nhất).
A. 820J/kg.K.
B. 720J/kg.K.
C. 620J/kg.K.
D. 520J/kg.K.
Câu 19: Trường hợp nội năng của vật bị biến đổi không phải do truyền nhiệt là
A. chậu nước để ngoài nắng một lúc thì nóng lên.
B. gió mùa đông bắc tràn về làm cho không khí lạnh đi.
C. khi trời lạnh, ta xoa hai bàn tay vào nhau cho ấm lên.
D. cho cơm nóng vào bát thì bưng bát cũng thấy nóng.
Câu 20: Chọn phương án sai?
A. Độ nở dài của vật rắn tỉ lệ thuận với với độ tăng nhiệt độ và độ dài ban đầu của vật đó.
B. Sự nở dài là sự tăng kích thước của vật rắn theo một phương đã chọn.
C. Độ nở dài:.
D. Hệ số nở dài của vật rắn phụ thuộc vào bản chất của vật rắn.
Câu 21: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của chất đơn tinh thể
A. Có tính dị hướng.
B. Đông đặc ở nhiệt độ xác định.
C. Nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
D. Có tính đẳng hướng.
Câu 22: Biểu thức nào sau đây là biểu thức của nhiệt hóa hơi:
Câu 23: Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể ?
A. Hạt muối.
B. Viên kim cương.
C. Miếng thạch anh.
D. Cốc thủy tinh.
Câu 24: Không khí ở 250 C có độ ẩm tương đối là 70%. Khối lượng hơi nước có trong 1m3 không khí là bao nhiêu? Biết độ ẩm cực đại của không khí ở 250 C là 23g/m3.
A. 23g. B. 7g.
C. 17,5g. D. 16,1g.
Câu 25: Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 10kg nước ở 25oC chuyển thành hơi ở 100oC. Cho biết nhiệt dung riêng của nước 4180J/kg.K và nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106J/kg.
A. Q = 34125kJ
B. Q = 26513kJ
C. Q = 22890kJ
D. Q = 26135kJ
Câu 26: Tốc độ bay hơi của chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Thể tích của chất lỏng.
B. Gió.
C. Nhiệt độ.
D. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Câu 27: Ở trạng thái cân bằng nhiệt, ta có:
A. Qtoa ≠ Qthu
B. Qtoa < Qthu
C. Qtoa > Qthu
D. Qtoa = Qthu
Câu 28: Sự sôi là:
A. quá trình chuyển từ thể rắn sang thể khí (hơi) xảy ra cả ở bên trong và trên bề mặt chất rắn gọi là sự sôi.
B. quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn xảy ra cả ở bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi.
C. quá trình chuyển từ thể rắn sang thể khí (hơi) chỉ xảy ra ở trên bề mặt chất rắn gọi là sự sôi.
D. quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) xảy ra cả ở bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi.
Câu 29: Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Không khí càng ẩm khi nhiệt độ càng thấp.
B. Không khí càng ẩm khi lượng hơi nước trong không khí càng nhiều.
C. Không khí càng ẩm khi hơi nước chứa trong không khí càng gần trạng thái bão hoà.
D. Cả 3 kết luận trên.
Câu 30: Điểm sương là:
A. nơi có sương.
B. lúc không khí bị hóa lỏng.
C. nhiệt độ của không khí lúc hóa lỏng.
D. nhiệt độ tại đó hơi nước trong không khí bão hòa.
------------ HẾT ------------
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lý lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
Khoanh chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất!
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai? Trong một hệ kín
A. các vật trong hệ chỉ tương tác với nhau.
B. các nội lực từng đôi một trực đối.
C. không có ngoại lực tác dụng lên các vật trong hệ.
D. nội lực và ngoại lực cân bằng nhau.
Câu 2: Một vật khối lượng 500g chuyển động thẳng dọc trục Ox với vận tốc 18km/h. Động lượng của vật bằng:
A. 9 kg.m/s.
B. 2,5 kg.m/s.
C. 6 kg.m/s.
D. 4,5 kg.m/s.
Câu 3: Một viên đạn có khối lượng 10g chuyển động với vận tốc 1000m/s xuyên qua tấm gỗ. Sau đó vận tốc của viên đạn là 500m/s, thời gian viên đạn xuyên qua tấm gỗ là 0,01s. Lực cản trung bình của tấm gỗ là
A. 50000N.
B. −0,05N.
C. 5N.
D. −500N.
Câu 4: Hệ gồm hai vật có động lượng là p1 = 6 kg.m/s và p2 = 8 kg.m/s. Động lượng tổng cộng của hệ p = 10 kg.m/s nếu:
A.cùng phương, ngược chiều.
B.cùng phương, cùng chiều.
C.hợp với nhau góc 300.
D.vuông góc với nhau.
Câu 5: Một viên đạn đang bay với vận tốc 10 m/s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất, chiếm 60% khối lượng của quả lựu đạn và tiếp tục bay theo hướng cũ với vận tốc 25 m/s. Tốc độ và hướng chuyển động của mảnh thứ hai là:
A. 12,5 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu.
B. 12,5 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.
C. 6,25 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu.
D. 6,25 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.
Câu 6: Tác dụng lực không đổi 100N theo phương hợp với phương ngang góc 45o vào vật khối lượng m làm vật chuyển động được quãng đường 10m. Tính công của lực tác dụng? (Chọn đáp án gần đúng nhất)
A. 707J.
B. 757J.
C. 807J.
D. 857J.
Câu 7: Một vật nhỏ được ném thẳng đứng hướng xuống từ một điểm phía trên mặt đất. Trong quá trình vật rơi thì:
A. động năng giảm.
B. thế năng giảm.
C. cơ năng cực tiểu ngay trước khi chạm đất.
D. cơ năng không đổi.
Câu 8: Một xe ô tô có khối lượng m1 = 2 tấn chuyển động thẳng với vận tốc v1 = 2m/s, đến tông và dính vào một xe gắn máy đang đứng yên có khối lượng m2 = 150kg. Tính vận tốc của các xe sau va chạm? (Chọn đáp án gần đúng nhất)
A. 1,56m/s.
B. 1,66m/s.
C. 1,76m/s.
D. 1,86m/s.
Câu 9: Một hòn bi có khối lượng 15g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 3m/s từ độ cao 1,5m so với mặt đất. Tính trong hệ quy chiếu mặt đất, cơ năng của hòn bị tại lúc ném vật là: (Chọn đáp án gần đúng nhất).
A. 0,3J. B. 0,35J.
C. 0,4J. D. 0,45J.
Câu 10: Chon phương án sai khi nói về các tính chất của chất khí?
A. Bành trướng là chiếm một phần thể tích của bình chứa.
B. Khi áp suất tác dụng lên một lượng khí tăng thì thể tích của khí giảm đáng kể.
C. Chất khí có tính dễ nén.
D. Chất khí có khối lượng riêng nhỏ so với chất rắn và chất lỏng.
Câu 11: Một xy-lanh chứa khí lí tưởng ở áp suất 0,7atm và nhiệt độ 470C. Tính nhiệt độ trong xy-lanh khi áp suất trong xy-lanh tăng thêm đến 8atm còn thể tích trong xy-lanh giảm 5 lần?
A. 4530C. B. 4580C.
C. 5300C. D. 5530C.
Câu 12: Đại lượng không phải thông số trạng thái của một lượng khí là
A. thể tích.
B. khối lượng.
C. nhiệt độ.
D. áp suất.c
Câu 13: Khối lượng riêng của oxi ở điều kiện tiêu chuẩn là 1,43kg/m3. Khối lượng oxi ở trong bình kín thể tích 6 lít, áp suất 150atm nhiệt độ 0oC là:
A. 2,2kg.
B. 2,145kg.
C. 1,287kg.
D. 1,43kg.
Câu 14: Tập hợp ba thông số xác định trạng thái của một lượng khí xác định là
A. áp suất, thể tích, khối lượng.
B. áp suất, nhiệt độ, thể tích.
C. nhiệt độ, áp suất, khối lượng.
D. thể tích, nhiệt độ, khối lượng.
Câu 15: Một bình chứa khí Oxi dung tích 12 lít ở áp suất 220kPa và nhiệt độ 27oC. Khối lượng của khí Oxi trong bình là bao nhiêu? (chọn đáp án gần đúng nhất)
A. 30,9g.
B. 31,9g.
C. 32,9g.
D. 33,9g.
Câu 16: Động cơ nhiệt lí tưởng làm việc giữa hai nguồn nhiệt 270C và 1270C. Nhiệt lượng tác nhân của nguồn nóng trong một chu trình là 2400J. Nhiệt lượng truyền cho nguồn lạnh trong một chu trình?
A. 1200J.
B. 2400J.
C. 600J.
D. 1800J.
Câu 17: Một viên đạn đại bác có khối lượng 12kg khi rơi tới đích có vận tốc 20m/s. Nếu toàn bộ động năng của nó biến thành nội năng thì nhiệt lượng tỏa ra lúc va chạm vào khoảng:
A. 1200J.
B. 2000J.
C. 2400J.
D. 3000J.
Câu 18: Các bộ phận cơ bản của động cơ nhiệt gồm:
A. nguồn nóng, bộ phận phát động, nguồn lạnh.
B. nguồn nóng và nguồn lạnh
C. nguồn nóng, nguồn lạnh và nguồn trung gian.
D. nguồn nóng, nguồn lạnh và bộ phận ống xả.
Câu 19: Một quả bóng có khối lượng 500g rơi từ độ cao 10m xuống sân và nảy lên được 7m. Độ biến thiên nội năng của quả bóng là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2.
A. 12J. B. 15J.
C. 18J. D. 21J.
Câu 20: Câu nào dưới đây là sai khi nói về áp suất hơi bão hoà?
A. áp suất hơi bão hoà của một chất đã cho phụ thuộc vào nhiệt độ.
B. áp suất hơi bão hoà phụ thuộc vào thể tích của hơi.
C. áp suất hơi bão hoà ở một nhiệt độ đã cho phụ thuộc vào bản chất chất lỏng.
D. áp suất hơi bão hoà không tuân theo định luật Bôi lơ - Mari ốt.
Câu 21: Hiện tượng dính ướt của chất lỏng được ứng dụng để:
A. Làm giàu quặng (loại bẩn quặng) theo phương pháp tuyển nổi.
B. Dẫn nước từ nhà máy đến các gia đình bằng ống nhựa.
C. Thấm vết mực loang trên mặt giấy bằng giấy thấm.
D. Chuyển chất lỏng từ bình nọ sang bình kia bằng ống xi phông.
Câu 22: Khi nói về độ ẩm cực đại, câu nào dưới đây không đúng ?
A. Độ ẩm cực đại là độ ẩm của không khí bão hòa hơi nước.
B. Khi làm lạnh không khí đến một nhiệt độ nào đó, hơi nước trong không khí trở nên bão hòa và không khí có độ ẩm cực đại.
C. Khi làm nóng không khí, lượng hơi nước trong không khí tăng và không khí có độ ẩm cực đại.
D. Độ ẩm cực đại có độ lớn bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa trong không khí tính theo đơn vị g/m3.
Câu 23: Không khí ở một nơi có nhiệt độ 300C, có điểm sương là 200C. Độ ẩm tuyệt đối của không khí tại đó là bao nhiêu? Biết độ ẩm cực đại ở nhiệt độ 200C là A = 17,3g/m3.
A. 30,3g/m3.
B. 17,3g/m3.
C. 23,8g/m3.
D. Một giá trị khác.
Câu 24: Điểm sương của không khí là 80C. Tính khối lượng hơi nước cần thiết để làm bão hòa 1 m3 không khí ở nhiệt độ 280C. Biết độ ẩm cực đại ở 80C là 8,3 g/m3, ở 280C là 27,2 g/m3.
A. 18,9g.
B. 8,3g.
C. 27,2g.
D. 9,18g.
Câu 25: Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Không khí càng ẩm khi nhiệt độ càng thấp.
B. Không khí càng ẩm khi lượng hơi nước trong không khí càng nhiều.
C. Không khí càng ẩm khi hơi nước chứa trong không khí càng gần trạng thái bão hoà.
D. Cả 3 kết luận trên.
Câu 26: Nhiệt lượng cần thiết để một vật từ trạng thái rắn hóa hơi hoàn toàn:
A. Q = mcΔt + λm + Lm
B. Q = mcΔt - λm + Lm
C. Q = mcΔt + λm - Lm
D. Q = mcΔt - λm - Lm
Câu 27: Một dây thép có chiều dài 100cm có một đầu cố định, treo một vật có khối lượng 100kg vào đầu dây còn lại thì chiều dài của dây thép là 101cm. Biết suất đàn hồi của thép là 2.1011Pa. Đường kính tiết diện của dây là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2.
A. d = 0,898cm.
B. d = 7,98.10-4m.
C. d = 5,89.10-4m.
D. d = 0,567cm.
Câu 28: Chât rắn vô định hình
A. không có cấu trúc tinh thể và có tính đẳng hướng.
B. không có dạng hình học xác định.
C. không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định.
D. cả A, B, C đúng.
Câu 29: Biết suất đàn hồi của dây bằng kim loại đường kính 1mm là 9.1010Pa. Độ lớn lực kéo tác dụng làm dây dài ra thêm 1% so với chiều dài ban đầu là:
A. F = 550 (N).
B. F = 200 π (N).
C. F = 225π (N).
D. F = 735 (N).
Câu 30: Chất kết tinh không có đặc tính nào sau đây?
A. Chất rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng.
B. Ở mỗi áp suất, mỗi cấu trúc tinh thể có nhiệt độ nóng chảy xác định, không đổi.
C. Chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng.
D. Cấu trúc tinh thể được tạo thành từ cùng một loại hạt thì có tính chất vật lí giống hệt nhau.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lý lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
Khoanh chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất!
Câu 1: Một hòn bi có khối lượng 15g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 3m/s từ độ cao 1,5m so với mặt đất. Tính trong hệ quy chiếu mặt đất, cơ năng của hòn bị tại lúc ném vật là: (Chọn đáp án gần đúng nhất)
A. 0,3J. B. 0,35J.
C. 0,4J. D. 0,45J.
Câu 2: Một tên lửa có khối lượng M = 6 tấn đang chuyển động với vận tốc v = 120m/s thì phụt ra phía sau một lượng khí m0 = 0,8 tấn. Vận tốc khí đối với tên lửa lúc chưa phục là v1 = 500m/s. Sau khi phụt khí vận tốc tên lửa có giá trị là: (Chọn đáp án gần đúng nhất).
A. 167m/s.
B. 177m/s.
C. 187m/s.
D. 197m/s.
Câu 3: Động năng được tính bằng biểu thức:
Câu 4: Vật 2kg trượt lên mặt phẳng nghiêng góc 30o với vận tốc ban đầu là 5m/s, biết hệ số ma sát trượt là 0,15. Tính công của lực ma sát? Lấy g = 10m/s2.
Câu 5: Vật 3kg trượt trên sang có hệ số ma sát 0,1 dưới tác dụng của lực không đổi có độ lớn 8N hợp với phương ngang góc 30o. Tính công của lực F và lực ma sát khi vật chuyển động được 6s? Lấy g = 10m/s2.
A. Công của lực F là 108J và công của lực ma sát là 67,6J.
B. Công của lực F là 108J và công của lực ma sát là -67,6J.
C. Công của lực F là 180J và công của lực ma sát là 67,6J.
D. Công của lực F là 180J và công của lực ma sát là -67,6J.
Câu 6: Tìm phát biểu đúng.
A. Động lượng và động năng có cùng đơn vị vì chúng đều phụ thuộc khối lượng và vận tốc của vật.
B. Động năng được đo bằng tích của khối lượng và bình phương vận tốc.
C. Khi ngoại lực tác dụng lên vật và sinh công dương thì động năng của vật tăng.
D. Động năng bằng bình phương động lượng chia hai.
Câu 7: Cơ năng của một vật có khối lượng 5kg rơi từ độ cao 6m xuống mặt đất là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2
A. 100J. B. 200J.
C. 300J. D. 400J.
Câu 8: Hai viên bi có khối lượng m1 = 40g;m2 = 60g đang chuyển động ngược chiều nhau và va chạm nhau. Muốn sau va chạm đứng yên còn chuyển động theo chiều ngược lại với vận tốc như cũ thì vận tốc của trước va chạm bằng bao nhiêu? Cho biết v1 = 1,5m/s.
A. 1m/s.
B. 1,5m/s.
C. 2m/s.
D. 2,5m/s.
Câu 9: Một động cơ điện cung cấp công suất 30kW cho một cần cẩu nâng một toa hàng có khối lượng 1000 kg lên cao 15m. Lấy g = 10m/s2. Thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó là
A. 5 s.
B. 10 s.
C. 20 s.
D. 25 s.
Câu 10: Số A-vô-ga-đrô có giá trị bằng:
A. số phân tử chứa trong 18 g nước.
B. số phân tử chứa trong 20,4 lít khí Hidro.
C. số phân tử chứa trong 16 g Oxi.
D. cả ba số nêu ở A, B, C.
Câu 11: Biểu thức nào dưới đây diễn tả phương trình trạng thái khí lý tưởng?
Câu 12: Thể tích của hỗn hợp khí trong xilanh là 3dm3, nhiệt độ là 50o và áp suất ban đầu là 1atm. Tính nhiệt độ của hỗn hợp khí trong xilanh khi pittong nén khí trong xilanh làm thể tích giảm đi 10 lần, áp suất tăng đến 10atm?
A. 293K.
B. 303K.
C. 313K.
D. 323K.
Câu 13: Nếu áp suất của một lượng khí lí tưởng xác định tăng 1,5.105 Pa thì thể tích biến đổi 3 lít. Nếu áp suất của lượng khí đó tăng 3.105 Pa thì thể tích biến đổi 5 lít. Biết nhiệt độ không đổi, áp suất và thể tích ban đầu của khí là:
A. 3.105Pa và 9 lít.
B. 6.105Pa và 15 lít.
C. 6.105Pa và 9 lít.
D. 3.105Pa và 12 lít.
Câu 14: Quá trình đẳng áp là:
A. quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi.
B. quá trình biến đổi trạng thái khi nhiệt độ không đổi.
C. quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất không đổi.
D. quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất và thể tích không đổi.
Câu 15: Quá trình nào sau đây là đẳng quá trình?
A. Đun nóng khí trong một bình đậy kín.
B. Không khí trong quả bóng bay bị phơi nắng, nóng lên, nở ra làm căng bóng.
C. Đun nóng khí trong một xilanh, khí nở ra đẩy pit-tông chuyển động.
D. Cả ba quá trình trên đều không phải là đẳng quá trình.
Câu 16: Động cơ nhiệt là:
A. động cơ nhiệt là những động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu đốt cháy được chuyển hóa thành nội năng.
B. động cơ nhiệt là những động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu đốt cháy (nội năng) được chuyển hóa thành cơ năng.
C. động cơ nhiệt là những động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu đốt cháy (nội năng) được chuyển hóa thành nhiệt năng
D. động cơ nhiệt là những động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu đốt cháy được chuyển hóa thành thế năng
Câu 17: Để xác định nhiệt độ của một lò nung, người ta đưa vào trong lò một miếng sắt có khối lượng 100g. Khi miếng sắt có nhiệt độ bằng nhiệt độ của lò, người ta lấy ra và thả nó vào một nhiệt lượng kế chứa 1000g nước ở nhiệt độ 15oC. Khi đó nhiệt độ của nước tăng lên đến 25oC, biết nhiệt dung riêng của sắt là 478J/kg.K, của nước là 4180J/kg.K. Nhiệt độ của lò xấp xỉ bằng:
A. 900oC
B. 920oC
C. 950oC
D. 980oC
Câu 18: Biểu thức xác định hiệu suất của động cơ nhiệt là:
Câu 19: Động cơ nhiệt lí tưởng làm việc giữa hai nguồn nhiệt 270C và 1270C. Nhiệt lượng tác nhân của nguồn nóng trong một chu trình là 2400J. Công thực hiện trong một chu trình?
A. 1200J.
B. 2400J.
C. 600J.
D. 120J.
Câu 20: Vật nào dưới đây chịu biến dạng nén?
A. Dây cáp của cầu treo.
B. Thanh nối các toa xe lửa đang chạy.
C. Chiếc xà beng đang bẩy một tảng đá to.
D. Trụ cầu.
Câu 21: Chọn câu trả lời đúng. Nhiệt nóng chảy riêng của vàng là 62,8.103 J/Kg.
A. Khối vàng sẽ toả ra nhiệt lượng 62,8.103 J khi nóng chảy hoàn toàn.
B. Mỗi Kg vàng cần thu nhiệt lượng 62,8.103 J hoá lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy.
C. Khối vàng cần thu nhiệt lượng 62,8.103J để hoá lỏng.
D. Mỗi Kg vàng toả ra nhiệt lượng 62,8.103J khi hoá lỏng hoàn toàn.
Câu 22: Vật rắn nào dưới đây là vật rắn vô định hình ?
A. Băng phiến.
B. Thủy tinh.
C. Kim loại.
D. Hợp kim.
Câu 23: Đặc tính nào sau đây của chất rắn vô định hình?
A. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
B. Dễ tạo hình.
C. Không bị ăn mòn.
D. Cả A, B và C đúng.
Câu 24: Một thanh thép dài 5,0 m có tiết diện 1,5 cm2 được giữ chặt một đầu. Cho biết suất đàn hồi của thép là E = 2.1011 Pa. Lực kéo tác dụng lên đầu kia của thanh thép bằng bao nhiêu để thanh dài thêm 2,5 mm?
A. F = 6.1010N
B. F = 1,5.104N
C. F = 15.107N
D. F = 3.105N
Câu 25: Vật nào dưới đây chịu biến dạng dãn?
A. Dây cáp của cầu treo.
B. Thanh nối các toa xe lửa đang chạy.
C. Trụ cầu.
D. cả A và B.
Câu 26: Mức độ biến dạng của thanh rắn phụ thuộc những yếu tố nào?
A. Bản chất của thanh rắn.
B. Độ lớn của ngoại lực tác dụng vào thanh.
C. Tiết diện ngang của thanh.
D. Cả ba yếu tố trên.
Câu 27: Hệ số đàn hồi của một thanh rắn đồng chất hình trụ là 100N/m. Đầu trên của thanh cố định, thanh dài thêm 1,6cm khi treo vào đầu dưới của thanh rắn một vật có khối lượng m. Xác định giá trị của m, lấy g = 10m/s2.
A. m = 230g.
B. m = 0,32kg.
C. m = 0,16kg.
D. m = 180g.
Câu 28: Các vật rắn được phân thành các loại nào sau đây?
A. Vật rắn tinh thể và vật rắn vô định hình.
B. Vật rắn dị hướng và vật rắn đẳng hướng.
C. Vật rắn tinh thể và vật rắn đa tinh thể .
D. Vật vô định hình và vật rắn đa tinh thể.
Câu 29: Điều nào sau đây là sai khi nói về sự đông đặc?
A. Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
B. Với một chất rắn, nhiệt độ đông đặc luôn nhỏ hơn nhiệt độ nóng chảy.
C. Trong suốt quá trình đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi.
D. Nhiệt độ đông đặc của các chất thay đổi theo áp suất bên ngoài.
Câu 30: Hiện tượng:
A. bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa nó có dạng mặt khum lồi khi thành bình bị dính ướt và có dạng mặt khum lõm khi thành bình không bị dính ướt
B. bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa nó có dạng mặt khum lõm khi thành bình bị dính ướt và có dạng mặt khum lồi khi thành bình không bị dính ướt
C. bề mặt chất lỏng ở đáy bình chứa nó có dạng mặt khum lõm khi thành bình bị dính ướt và có dạng mặt khum lồi khi thành bình không bị dính ướt
D. bề mặt chất lỏng ở đáy bình chứa nó có dạng mặt khum lồi khi thành bình bị dính ướt và có dạng mặt khum lõm khi thành bình không bị dính ướt
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lý lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
Khoanh chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất!
Câu 1: Một hòn bi có khối lượng 15g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 3m/s từ độ cao 1,5m so với mặt đất. Tìm vị trí hòn bi có thế năng bằng động năng?
A. 0,75m.
B. 1m.
C. 1,25m.
D. 1,5m.
Câu 2: Một vật có khối lượng 4kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,8s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu? Cho g = 10m/s2.
A. 22kg.m/s.
B. 32kg.m/s.
C. 42kg.m/s.
D. 52kg.m/s.
Câu 3: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công?
A.
B.
C. N.m.
D. kW.h.
Câu 4: Một quả bóng có khối lượng m = 500g va chạm vào tường và nảy trở lại với cùng vận tốc. Vận tốc của bóng trước va chạm là + 6m/s. Độ biến thiên động lượng của bóng là:
A. 3kg.m/s.
B. -3kg.m/s.
C. 6kg.m/s.
D. -6kg.m/s.
Câu 5: Một ô tô chạy đều trên đường với vận tốc 72 km/h. Công suất trung bình của động cơ là 60 kW. Công của lực phát động của ô tô khi chạy được quãng đường 6 km là:
A. 1,8.106 J.
B. 15.106 J.
C. 1,5.106 J.
D. 18.106 J.
Câu 6: Nếu khối lượng của vật giảm 4 lần và vận tốc tăng lên 2 lần, thì động năng của vật sẽ:
A. Tăng 2 lần.
B. Không đổi.
C. Giảm 2 lần.
D. Giảm 4 lần.
Câu 7: Một vận động viên nặng 700N nhảy với vận tốc ban đầu v0 = 2,5m/s từ cầu nhảy ở độ cao 12m xuống nước theo hướng thẳng đứng xuống dưới. Lấy g = 10m/s2, sau khi chạm nước người đó chuyển động một độ dời 4m trong nước theo phương thẳng đứng thì dừng. Độ biến thiên cơ năng của người đó là: (Chọn đáp án gần đúng nhất).
A. 9419J.
B. -9419J.
C. 11419J.
D. -11419J.
Câu 8: Thế năng đàn hồi của một lò xo không phụ thuộc vào:
A. độ cứng của lò xo.
B. độ biến dạng của lò xo.
C. mốc thế năng.
D. chiều biến dạng của lò xo.
Câu 9: Tác dụng lực không đổi 100N theo phương hợp với phương ngang góc 45o vào vật khối lượng m làm vật chuyển động được quãng đường 10m. Tính công của lực tác dụng? (Chọn đáp án gần đúng nhất).
A. 707J.
B. 757J.
C. 807J.
D. 857J.
Câu 10: Nguyên nhân cơ bản nào sau đây gây ra áp suất chất khí?
A. Do chất khí thường có khối lượng riêng nhỏ.
B. Do chất khí thường có thể tích lớn.
C. Do khi chuyển động, các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình.
D. Do chất khí thường được đựng trong bình kín.
Câu 11: Không khí ở áp suất 105Pa, nhiệt độ 0oC có khối lượng riêng là 1,3kg/m3. Tính khối lượng riêng của không khí ở áp suất 3.105Pa và nhiệt độ 120oC?
A. 1,89kg/m3
B. 2,15kg/m3
C. 2,71kg/m3
D. 3,09kg/m3
Câu 12: Ở thời kì nén của một động cơ đốt trong 4 kì, nhiệt độ của hỗn hợp khí tăng từ 50oC đến 370oC, còn thể tích của khí giảm từ 2 lít đến 0,5 lít. Áp suất của khí lúc bắt đầu nén là 110kPa. Coi hỗn hợp khí như chất khi thuần nhất, áp suất cuối thời kì nén là bao nhiêu?
A. 8,5.105Pa
B. 8,8.105Pa
C. 8,5.106Pa
D. 8,8.106Pa
Câu 13: Thể tich và áp suất của một lượng khí xác định có giá trị là bao nhiêu? Biết nếu áp suất tăng thêm 5.105 Pa thì thể tích khí thay đổi 5l, nếu áp suất tăng thêm 2.105 Pa thì thể tích của khối khí thay đổi 3l. Biết quá trình biến đổi trạng thái có nhiệt độ không đổi
A. p = 5,4.105 Pa, V = 8,6l.
B. p = 4.105 Pa, V = 9l.
C. p = 2,5.105 Pa, V = 9l.
D. p = 2.105 Pa, V = 6l.
Câu 14: Một nồi áp suất, bên trong là không khí ở 230C có áp suất bằng áp suất của không khí bên ngoài 1atm. Van bảo hiểm của nồi sẽ mở khi áp suất bên trong cao hơn áp suất bên ngoài 1,2atm. Nếu nồi được đung nóng tới 1600C thì không khí trong nồi đã thoát ra chưa? Áp suất không khí trong nồi bằng bao nhiêu?
A. Chưa; 1,46 atm.
B. Rồi; 6,95 atm.
C. Chưa; 0,69 atm.
D. Rồi; 1,46 atm.
Câu 15: Tích của áp suất p và thể tích V của một khối lượng khí lí tưởng xác định thì:
A. tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
B. không phụ thuộc và nhiệt độ.
C. tỉ lệ thuận với nhiệt độ Xenxiut.
D. tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối.
Câu 16: Trường hợp nội năng của vật bị biến đổi không phải do truyền nhiệt là
A. chậu nước để ngoài nắng một lúc thì nóng lên.
B. gió mùa đông bắc tràn về làm cho không khí lạnh đi.
C. khi trời lạnh, ta xoa hai bàn tay vào nhau cho ấm lên.
D. cho cơm nóng vào bát thì bưng bát cũng thấy nóng.
Câu 17: Cách phát biểu nguyên lí II của Clau-di-út là:
A. Động cơ nhiệt không thể chuyển hóa tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học.
B. Nhiệt tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn.
C. Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn.
D. Động cơ nhiệt có thể chuyển hóa tất cả nhiệt lượng nhận được thành nội năng.
Câu 18: Một bình nhôm có khối lượng 0,6kg chứa 0,2kg nước ở nhiệt độ 22oC. Người ta thả vào bình một miếng sắt khối lượng 0,15kg đã được nung nóng tới 80oC. Xác định nhiệt độ của nước khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài. Nhiêt dung riêng của nhôm là 896J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K, của sắt là 460J/kg.K. (chọn đáp án gần đúng nhất).
A. 23,8oC
B. 24,8oC
C. 25,8oC
D. 26,8oC
Câu 19: Công A và nhiệt lượng Q trái dấu với nhau trong trường hợp hệ:
A. tỏa nhiệt và nhận công.
B. tỏa nhiệt và sinh công.
C. nhận nhiệt và nhận công.
D. nhận công và biến đổi đoạn nhiệt.
Câu 20: Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối của vật rắn đồng chất, hình trụ:
A. tỉ lệ nghịch với ứng suất tác dụng vào vật đó.
B.
C.
D. không phụ thuộc vào chất liệu của vật rắn.
Câu 21: Chọn phát biểu sai về ứng suất?
A. Khác nhau đối với lực kéo và lực nén.
B. Có cùng đơn vị đo với áp suất.
C. Tỷ lệ nghịch với tiết diện ngang của thanh.
D. Tỷ lệ với độ lớn ngoại lực tác dụng lên thanh.
Câu 22: Chất kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định là:
A. thủy tinh.
B. đồng.
C. cao su.
D. nến (sáp).
Câu 23: Độ nở dài của vật rắn không phụ thuộc vào:
A. bản chất của vật.
B. nhiệt độ của vật.
C. độ tăng nhiệt độ.
D. chiều dài ban đầu.
Câu 24: Một vật bằng kim loại có hệ số nở dài α. Gọi V0 và V lần lượt là thể tích của vật ở nhiệt độ t0 và t0 + t. Tỷ số có giá trị là:
Câu 25: Giới hạn bền của vật liệu là:
A. độ lớn lực lớn nhất đặt vào vật để vật không bị hỏng.
B. diện tích tiết diện nhỏ nhất của vật khi chế tạo để vật không bị hỏng.
C. ứng suất lớn nhất có thể đặt vào vật để vật không bị hỏng.
D. cả ba phương án trên.
Câu 26: Chất rắn vô định hình có đặc điểm và tính chất là:
A. có tính dị hướng.
B. có cấu trúc tinh thế.
C. có dạng hình học xác định.
D. có nhiệt độ nóng chảy không xác định.
Câu 27: Một sợi dây sắt dài gấp đôi nhưng có tiết diện nhỏ bằng nửa tiết diện của sợi dây đồng. Giữ chặt đầu trên của mỗi sợi dây và treo vào đầu dưới của chúng hai vật nặng giống nhau. Suất đàn hồi của sắt lớn hơn của đồng 1,6 lần. Độ dãn của sợi dây sắt so với sợi dây đồng là:
A. ΔlFe = 0,2.ΔlCu
B. ΔlFe = 5.ΔlCu
C. ΔlFe = 2,5.ΔlCu
D. ΔlFe = 0,5.ΔlCu
Câu 28: Kim cương có tính chất vật lí khác với than chì vì:
A. cấu trúc tinh thể không giống nhau.
B. bản chất các hạt tạo thành tinh thể không giống nhau.
C. loại liên kết giữa các hạt trong tinh thể khác nhau.
D. kích thước tinh thể không giống nhau.
Câu 29: Ứng dụng nào sau đây không phải của hiện tượng nở vì nhiệt:
A. Cốc thủy tinh bị nóng lên khi rót nước nóng vào.
B. Giữa hai thanh ray đường sắt có một khe hở.
C. Những dây dẫn điện thường được căng hơi chùng.
D. Các ống dẫn thường có những chỗ uốn cong.
Câu 30: Hệ số đàn hồi của một thanh rắn đồng chất hình trụ là 100N/m. Đầu trên của thanh cố định, thanh dài thêm 1,6cm khi treo vào đầu dưới của thanh rắn một vật có khối lượng m. Xác định giá trị của m, lấy g = 10m/s2.
A. m = 230g .
B. m = 0,32kg.
C. m = 0,16kg.
D. m = 180g.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lý lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
Khoanh chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất!
Câu 1: Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc là v0 từ độ cao h so với mặt đất. Khi chạm đất vận tốc của vật là 50m/s, bỏ qua sức cản không khí. Tính vận tốc của vật khi động năng bằng ba lần thế năng?
Câu 2: Hai vật có khối lượng 2kg và 5kg chuyển động với các vận tốc lần lượt là 5m/s và 6m/s. Tìm tổng động lượng của hệ biết vuông góc với nhau? (Chọn đáp án gần đúng nhất).
A. 32kg.m/s.
B. 44kg.m/s.
C. 56kg.m/s.
D. 68kg.m/s.
Câu 3: Một máy có công suất 1000W, khi hoạt động thì nâng được vật nặng 100kg lên độ cao 8m trong 25s. Tính hiệu suất của máy khi làm việc?
A. 12%. B. 22%.
C. 32%. D. 42%.
Câu 4: Tác dụng lực không đổi 150N theo phương hợp với phương ngang góc 300 vào vật khối lượng m làm vật chuyển động được quãng đường 20m. Công của lực tác dụng có giá trị
A. 1500J.
B. 2598J.
C. 1732J.
D. 5196,2J.
Câu 5: Một ô tô khối lượng m đang chuyển động với vận tốc thì tài xế tắt máy. Công của lực ma sát tác dụng lên xe làm xe dừng lại là:
Câu 6: Một vật khối lượng m trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh xuống chân một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 8m và nghiêng một góc so với mặt phẳng ngang. Lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng có độ lớn bằng một phần năm trọng lượng của vật. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc của vật ở chân mặt phẳng nghiêng có độ lớn là bao nhiêu?
Câu 7: Định luật bảo toàn động lượng cho biết
A. động lượng là đại lượng bảo toàn.
B. động lượng của một hệ cô lập là đại lượng bảo toàn.
C. động lượng của một hệ cô lập có độ lớn không đổi.
D. động lượng của một hệ là đại lượng bảo toàn.
Câu 8: Một vật có khối lượng 4kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,8s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu? Cho g = 10m/s2.
A. 22kg.m/s.
B. 32kg.m/s.
C. 42kg.m/s.
D. 52kg.m/s.
Câu 9: Một động cơ điện cung cấp công suất 10kW cho 1 cần cẩu nâng vật 800kg chuyển động đều lên cao 25m. Lấy . Thời gian để thực hiện công việc đó là:
A. 5s.
B. 10s.
C. 15s.
D. 20s.
Câu 10: Điều nào sau đây đúng khi nói về cấu tạo chất?
A. Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử.
B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng, các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
C. Các nguyên tử, phân tử đồng thời hút nhau và đẩy nhau.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 11: Khí cầu có dụng tích được bơm khí hidro. Khi bơm xong, hidro trong khí cầu có nhiệt độ 27oC và áp suất 1atm. Hỏi phải bơm bao nhiêu lâu nếu mỗi giây bơm được 3g hidro vào khí cầu?
A. 9385s.
B. 9485s.
C. 9585s.
D. 9685s.
Câu 12: Một săm xe được bơm căng không khí có áp suất 2atm và nhiệt độ 200C. Săm xe chịu được áp suất lớn nhất là 2,4atm. Hỏi săm xe có bị nổ không khi nhiệt độ bên trong săm tăng lên đến 420C?
A. Không bị nổ.
B. Bị nổ.
C. Đề bài không đủ dữ kiện.
D. Không xác định được.
Câu 13: Quá trình đẳng tích là:
A. Quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi.
B. Quá trình biến đổi trạng thái khi nhiệt độ không đổi.
C. Quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất không đổi.
D. Quá trình biến đổi trạng thái khi nhiệt độ và thể tích không đổi.
Câu 14: Một lượng khí đựng trong một xilanh có pittong chuyển động được. Các thông số trạng thái của lượng khí này là: 2,5atm, 300K, 14 lít. Khi pittong nén khí, áp suất của khí tăng lên tới 4atm, thể thích khi giảm còn 10 lít. Xác định nhiệt độ của khí nén? (Chọn đáp án gần đúng nhất).
A. 343K.
B. 345K.
C. 347K.
D. 349K.
Câu 15: Một lượng khí biến đổi theo chu trình biểu diễn bởi đồ thị dưới đây? Cho biết p1 = p3 ; V1 = 1,2m3 ;V2 = 4,5m3 ;T1 = 120K ;T4 = 320K. Hãy tìm V3?
A. 1,87m3
B. 1,97m3
C. 2,07m3
D. 2,17m3
Câu 16: Chọn đáp án đúng trong các đáp án dưới đây?
A. Nội năng là nhiệt lượng.
B. Một vật lúc nào cũng có nội năng do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.
C. Nội năng của một hệ nhất định phải có thế năng tương tác giữa các hạt cấu tạo nên hệ.
D. Nhiệt lượng truyền cho hệ chỉ làm tăng động năng của chuyển động nhiệt của các hạt cấu tạo nên hệ.
Câu 17: Độ biến thiên nội năng trong quá trình đẳng nhiệt có giá trị là:
A. ΔU = Q.
B. ΔU = A.
C. ΔU = T.
D. ΔU = 0.
Câu 18: Một nhiệt lượng kế bằng đồng thau khối lượng 130g chứa 220g nước ở nhiệt độ 10oC. Người ta thả một miếng kim loại khối lượng 200g đã nung nóng tới 100oC vào nhiệt lượng kế. Xác định nhiệt dung riêng của chất làm miếng kim loại, biết nhiệt độ khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt là 24oC. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài. Nhiệt dung riêng của đồng thau 128J/kg.K, của nước 4200J/kg.K
A. 666,4J/kg.K.
B. 766,4J/kg.K.
C. 866,4J/kg.K.
D. 966,4J/kg.K.
Câu 19: Phát biểu không đúng với nguyên lí I nhiệt động lực học là:
A. Nhiệt lượng mà hệ nhận được sẽ chuyển hóa thành độ biến thiên nội năng của hệ và công mà hệ sinh ra.
B. Công mà hệ nhận được bằng tổng đại số của độ biến thiên nội năng của hệ với nhiệt lượng mà hệ truyền cho môi trường xung quanh.
C. Độ biến thiên nội năng của hệ bằng tổng đại số nhiệt lượng và công mà hệ nhận được.
D. Nhiệt lượng mà hệ truyền cho môi trường xung quanh bằng tổng của công mà hệ sinh ra và độ biến thiên nội năng của hệ.
Câu 20: Nguyên tắc hoạt động của dụng cụ nào sau đây không liên quan đến sự nở vì nhiệt?
A. Đồng hồ điện tử.
B. Nhiệt kế kim loại.
C. Aptomat.
D. Rơle nhiệt.
Câu 21: Biểu thức nào sau đây xác định lực căng bề mặt của chất lỏng:
Câu 22: Chọn phương án sai khi nói về hệ số căng bề mặt của chất lỏng:
A. Phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
B. Phụ thuộc vào nhiệt độ của chất lỏng.
C. Tăng khi nhiệt độ tăng.
D. Có giá trị bằng .
Câu 23: Câu nào dưới đây là không đúng khi nói về sự bay hơi của các chất lỏng?
A. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở bề mặt chất lỏng.
B. Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí sang thể lỏng là sự ngưng tụ. Sự ngưng tụ luôn xảy ra kèm theo sự bay hơi.
C. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.
D. Sự bay hơi của chất lỏng xảy ra ở nhiệt độ bất kì.
Câu 24: Câu nào dưới đây là sai khi nói về áp suất hơi bão hoà?
A. áp suất hơi bão hoà của một chất đã cho phụ thuộc vào nhiệt độ.
B. áp suất hơi bão hoà phụ thuộc vào thể tích của hơi.
C. áp suất hơi bão hoà ở một nhiệt độ đã cho phụ thuộc vào bản chất chất lỏng.
D. áp suất hơi bão hoà không tuân theo định luật Bôi lơ - Mari ốt.
Câu 25: Lấy 0,01kg hơi nước ở 1000C cho ngưng tụ trong bình nhiệt lượng kế chứa 0,2kg nước ở 9,50C. nhiệt độ cuối cùng là 400C, cho nhiệt dung riêng của nước là c = 4180J/kg.K. Tính nhiệt hóa hơi của nước.
A. L = 3,6.105J/kg
B. L = 5,4.106J/kg
C. L = 2,3.106J/kg
D. L = 4,8.105J/kg
Câu 26: Chất kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định là:
A. thủy tinh..
B. đồng.
C. cao su.
D. nến (sáp).
Câu 27: Người ta thả một cục nước đá khối lượng 80g ở 0oC vào một cốc nhôm đựng 0,4kg nước ở 20oC đặt trong nhiệt lượng kế. Khối lượng của cốc nhôm là 0,20kg. Tính nhiệt độ của nước trong cốc nhôm khi cục nước vừa tan hết. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105J/kg. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K và của nước là 4200J/kg.K. Bỏ qua sự mất mát nhiệt độ do nhiệt truyền ra bên ngoài nhiệt lượng kế.
A. t = 4,5oC
B. t = 9oC
C. t = 4oC
D. t = 8oC
Câu 28: Tốc độ bay hơi của chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Thể tích của chất lỏng.
B. Gió.
C. Nhiệt độ.
D. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Câu 29: Khi không khí càng ẩm thì:
A. độ ẩm tỉ đối của nó không đổi.
B. độ ẩm tỉ đối của nó càng thấp.
C. độ ẩm tỉ đối của nó càng cao.
D. độ ẩm tỉ đối không phụ thuộc vào độ ẩm của không khí.
Câu 30: Biến dạng cơ là:
A. Sự thay hình dạng của vật rắn do tác dụng của nội lực. Tùy thuộc độ lớn của lực tác dụng, biến dạng của vật rắn có thể là đàn hồi hoặc không đàn hồi.
B. Sự thay đổi kích thước và hình dạng của vật rắn do tác dụng của ngoại lực. Tùy thuộc độ lớn của lực tác dụng, biến dạng của vật rắn có thể là đàn hồi hoặc không đàn hồi.
C. Sự thay đổi kích thước của vật rắn do tác dụng của ngoại lực. Tùy thuộc độ lớn của lực tác dụng, biến dạng của vật rắn có thể là đàn hồi hoặc không đàn hồi.
D. Sự thay đổi kích thước và hình dạng của vật rắn do tác dụng của nội lực. Tùy thuộc độ lớn của lực tác dụng, biến dạng của vật rắn có thể là đàn hồi hoặc không đàn hồi.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lý lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
Khoanh chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất!
Câu 1: Một con lắc đơn có chiều dài 1,2m. Kéo cho dây làm với đường thẳng đứng góc rồi thả nhẹ. Tính vận tốc của con lắc khi nó đi qua vị trí mà dây làm với đường thẳng đứng góc ? Lấy . (Chọn đáp án gần đúng nhất).
A. 1,8 m/s.
B. 1,85 m/s.
C. 1,9 m/s.
D. 1,95 m/s.
Câu 2: Một tên lửa có khối lượng M = 6 tấn đang chuyển động với vận tốc
v = 120m/s thì phụt ra phía sau một lượng khí 0,8 tấn. Vận tốc khí đối với tên lửa lúc chưa phục là . Sau khi phụt khí vận tốc tên lửa có giá trị là: (Chọn đáp án gần đúng nhất).
A. 167 m/s.
B. 177 m/s.
C. 187 m/s.
D. 197 m/s.
Câu 3: Một lực F = 50N tạo với phương ngang một góc , kéo một vật và làm chuyển động thẳng đều trên một mặt phẳng ngang. Công của lực kéo khi vật di chuyển được một đoạn đường bằng 6m là:
A. 260 J.
B. 150 J.
C. 0 J.
D. 300 J.
Câu 4: Một vật nhỏ được ném thẳng đứng hướng xuống từ một điểm phía trên mặt đất. Trong quá trình vật rơi thì:
A. động năng giảm.
B. thế năng giảm.
C. cơ năng cực tiểu ngay trước khi chạm đất.
D. cơ năng không đổi.
Câu 5: Hai viên bi có khối lượng đang chuyển động ngược chiều nhau và va chạm nhau. Muốn sau va chạm đứng yên còn chuyển động theo chiều ngược lại với vận tốc như cũ thì vận tốc của trước va chạm bằng bao nhiêu? Cho biết .
A. 1 m/s.
B. 1,5 m/s.
C. 2 m/s.
D. 2,5 m/s.
Câu 6: Dùng lực F = 150N của máy để kéo một vật trên sàn nằm ngang di chuyển một đoạn 20m. lực ma sát tác dụng lên vật là 10N. Tính hiệu suất của máy?
A. 93,75%.
B. 94,75%.
C. 95,75%.
D. 96,75%.
Câu 7: Một xe ô tô có khối lượng tấn chuyển động thẳng với vận tốc, đến tông và dính vào một xe gắn máy đang đứng yên có khối lượng. Tính vận tốc của các xe sau va chạm? (Chọn đáp án gần đúng nhất)
A. 1,56 m/s.
B. 1,66 m/s.
C. 1,76 m/s.
D. 1,86 m/s.
Câu 8: Một chiếc ô tô sau khi tắt máy còn đi được 8m. Biết ô tô nặng 1 tấn, hệ số cản là 0,2. Lấy , công của lực cản có giá trị là:
A. 16 kJ.
B. -16 kJ.
C. 17 kJ.
D. -17 kJ.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Máy có công suất lớn thì hiệu suất của máy đó nhất định cao.
B. Hiệu suất của một máy có thể lớn hơn 1.
C. Máy có hiệu suất cao thì công suất của máy nhất định lớn.
D. Máy có công suất lớn thì thời gian sinh công sẽ nhanh.
Câu 10: Trong các tính chất sau, tính chất nào không chỉ là của chất khí?
A. Không có hình dạng cố định.
B. Chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa.
C. Tác dụng lực lên mọi phần diện tích bình chứa.
D. Thể tích giảm đáng kể khi tăng áp suất.
Câu 11: Khối lượng riêng không khí trong phòng lớn hơn khối lượng riêng của không khí ngoài sân nắng bao nhiêu lần? Biết áp suất không khí trong và ngoài phòng như nhau.
A. 1,5.
B. 0,625.
C. 1,05.
D. 0,95.
Câu 12: Tính khối lượng khí Oxi đựng trong một bình thể tích 12 lít dưới áp suất 120 atm ở ? Biết ở điều kiện chuẩn khối lượng riêng của oxi là .
A. 1,06kg.
B. 1,56kg.
C. 2,06kg.
D. 2,56kg.
Câu 13: Một bình đầy không khí ở điều kiện tiêu chuẩn (00C, 1,013.105Pa) được đậy bằng một vật có khối lượng 2 kg. Tiết diện của miệng bình 10cm2 . Tìm nhiệt độ lớn nhất của không khí trong bình để không khí không đẩy được nắp bình lên và thoát ra ngoài? Biết áp suất khí quyển là p0 = 105 Pa.
A. 121,30C.
B. 50,40C.
C. 323,40C.
D. 1150C.
Câu 14: Hiện tượng có liên quan đến định luật Sác-lơ là:
A. săm xe đạp để ngoài nắng có thể bị nổ.
B. quả bóng bay bị vỡ khi dùng tay bóp mạnh.
C. quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên như cũ.
D. mở lọ nước hoa và mùi nước hoa lan tỏa khắp phòng.
Câu 15: Một khối khí lý tưởng được đựng trong bình kín. Khi khối khí được làm lạnh đi 200C thì áp suất của nó thay đổi 1,2 lần. Nhiệt độ ban đầu của khối khí là:
A. −28,30C.
B. 1200C.
C. 12 K.
D. 78,60C.
Câu 16: Chọn phát biểu sai.
A. Nhiệt lượng là số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt.
B. ΔU = Q.
C. Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của chất rắn và chất lỏng: .
D. Đơn vị của nhiệt lượng là Jun (J).
Câu 17: Chọn phát biểu đúng.
A. Độ biến thiên nội năng của một vật là độ biến thiên nhiệt độ của vật đó.
B. Nội năng gọi là nhiệt lượng.
C. Nội năng là phần năng lượng vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
D. Có thể làm thay đổi nội năng của vật bằng cách thực hiện công.
Câu 18: Một bình nhôm có khối lượng 0,6kg chứa 0,2kg nước ở nhiệt độ . Người ta thả vào bình một miếng sắt khối lượng 0,15kg đã được nung nóng tới . Xác định nhiệt độ của nước khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài. Nhiêt dung riêng của nhôm là 896J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K, của sắt là 460J/kg.K. (chọn đáp án gần đúng nhất).
A. 23,8oC.
B. 24,8oC.
C. 25,8oC.
D. 26,8oC.
Câu 19: Công thức mô tả đúng nguyên lí I của nhiệt động lực học là
A. ΔU = A + Q.
B. Q = ΔU + A.
C. ΔU = A – Q.
D. Q = A – ΔU.
Câu 20: Điều nào sau đây là sai khi nói về sự đông đặc?
A. Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
B. Với một chất rắn, nhiệt độ đông đặc luôn nhỏ hơn nhiệt độ nóng chảy.
C. Trong suốt quá trình đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi.
D. Nhiệt độ đông đặc của các chất thay đổi theo áp suất bên ngoài.
Câu 21: Tốc độ bay hơi của chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Thể tích của chất lỏng.
B. Gió.
C. Nhiệt độ.
D. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Câu 22: Một quả cầu mặt ngoài hoàn toàn không bị nước làm dính ướt. Biết bán kính của quả cầu là 0,1cm; suất căng bề mặt của nước là 0,073N/m.
A. Fmax = 4,6N
B. Fmax = 4,5.10-2N
C. Fmax = 4,5.10-3N
D. Fmax = 4,6.10-4N
Câu 23: Hịên tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng.
A. Bong bóng xà phòng lơ lửng trong không khí.
B. Chiếc đinh ghim nhờn mỡ nổi trên mặt nước.
C. Nước chảy từ trong vòi ra ngoài.
D. Giọt nước đọng trên lá sen.
Câu 24: Chất rắn vô định hình và chất rắn kết tinh:
A. Khác nhau ở chỗ chất rắn kết tinh có cấu tạo từ những kết cấu rắn có dạng hình học xác định , còn chất rắn vô định hình thì không.
B. Giống nhau ở điểm là cả hai lọai chất rắn đều có nhiệt độ nóng chảy xác định.
C. Chất rắn kết tinh đơn tinh thể có tính đẳng hướng như chất rắn vô định hình.
D. Giống nhau ở điểm cả hai đều có hình dạng xác định.
Câu 25: Nhiệt độ không khí trong phòng có thể tích là 120m3 là 200C. Điểm sương là 120C. Tính độ ẩm tương đối và khối lượng hơi nước có trong phòng. Biết độ ẩm cực đại của không khí ở nhiệt độ 200C và 120C lần lượt là 17,3 g/m3 và 10,7 g/m3.
A. 54% và 10,7kg.
B. 24% và 1,5kg.
C. 62% và 1284g.
D. 68% và 1730g.
Câu 26: Sự sôi là:
A. Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể khí (hơi) xảy ra cả ở bên trong và trên bề mặt chất rắn gọi là sự sôi.
B. Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn xảy ra cả ở bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi.
C. Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể khí (hơi) chỉ xảy ra ở trên bề mặt chất rắn gọi là sự sôi.
D. Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) xảy ra cả ở bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi.
Câu 27: Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt hoá hơi.
A. Nhệt lượng cần cung cấp cho khối chất lỏng trong quá trình sôi gọi là nhiệt hoá hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi.
B. Nhiệt hoá hơi tỉ lệ với khối lượng của phần chất lỏng đã biến thành hơi.
C. Đơn vị của nhiệt hoá hơi là Jun trên kilôgam (J/kg ).
D. Nhiệt hoá hơi được tính bằng công thức Q = Lm trong đó L là nhiệt hoá hơi riêng của chất lỏng, m là khối lượng của chất lỏng.
Câu 28: Độ ẩm tỉ đối của không khí trong một bình kín dung tích 0,5m3 là 50%. Khi độ ẩm tỉ đối của không khí là 40% khối lượng hơi nước ngưng tụ là 1gam. Biết nhiệt trong bình là không đổi, thể tích hơi nước ngưng tụ trong bình không đáng kể tính độ ẩm cực đại của không khí trong bình.
A. A = 10g/m3
B. A = 2,22g/m3
C. A = 1,8g/m3
D. A = 20g/m3
Câu 29: Nếu nung nóng không khí thì:
A. độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối đều tăng.
B. độ ẩm tuyệt đối không đổi, độ ẩm tương đối giảm.
C. độ ẩm tuyệt đối không đổi, độ ẩm tương đối tăng.
D. độ ẩm tuyệt đối tăng, độ ẩm tương đối không đổi.
Câu 30: Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể ?
A. Hạt muối .
B. Viên kim cương.
C. Miếng thạch anh.
D. Cốc thủy tinh
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lý lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
Khoanh chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất!
Câu 1: Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 8m/s, lấy g = 10m/s2. Tính độ cao cực đại mà vật đạt được?
A. 3,2 m.
B. 3 m.
C. 2,4 m.
D. 2,2 m.
Câu 2: Một vật có khối lượng 3kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,4s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu? Cho g = 10m/s2 .
A. 9 kg.m/s.
B. 10 kg.m/s.
C. 11 kg.m/s.
D. 12 kg.m/s.
Câu 3: Đơn vị không phải đơn vị của công suất là
A. N.m/s. B. W.
C. J.s. D. HP.
Câu 4: Một vật có trọng lượng 15N đặt trên mặt bàn nằm ngang. Tác dụng vào vật một lực 20N theo phương ngang, lần thứ nhất trên mặt nhẵn, lần thứ hai trên mặt nhám với cùng độ dời 0,6m. Biết rằng công toàn phần trong lần thứ hai giảm cònso với lần thứ nhất. Tính hệ số ma sát giữa vật và mặt nằm ngang là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2.
A. 0,14. B. 0,15.
C. 0,16. D. 0.17.
Câu 5: Hai vật có khối lượng 8kg và 12kg chuyển động với các vận tốc lần lượt là 10m/s và 2m/s. Tìm tổng động lượng của hệ biết cùng hướng, ngược chiều với nhau? (Chọn đáp án gần đúng nhất).
A. 32 kg.m/s.
B. 44 kg.m/s.
C. 56 kg.m/s.
D. 68 kg.m/s.
Câu 6: Biểu thức nào sau đây xác định thế năng hấp dẫn của một vật có khối lượng m, ở độ cao h so với mặt đất. Chọn gốc thế năng ở mặt đất.
Câu 7: Công có thể biểu thị bằng tích của:
A. lực và quãng đường đi được.
B. lực và vận tốc.
C. lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian.
D. lực và khoảng thời gian.
Câu 8: Lực tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng biến đổi đều thực hiện công khi:
A. lực vuông góc với gia tốc của vật.
B. lực có phương vuông góc với vận tốc của vật.
C. lực hợp với phương của vận tốc với góc α = 900.
D. lực cùng phương với phương chuyển động của vật.
Câu 9: Một oto có khối lượng m = 1,5 tấn chuyển động thẳng đều trên mặt đường nằm ngang với vận tốc v = 12m/s. Biết công suất của động cơ ô tô là 6kW. Tính hệ số ma sát của ô tô và mặt đường? Lấy g = 10m/s2. (Chọn đáp án gần đúng nhất)
A. 0,01. B. 0,02.
C. 0,03. D. 0,04.
Câu 10: Các tính chất nào sau đây là tính chất của các phân tử chất rắn?
A. Dao động quanh vị trí cân bằng.
B. Lực tương tác phân tử mạnh.
C. Có hình dạng và thể tích xác định.
D. Các tính chất A, B, C.
Câu 11: Một bình thép chứa khí ở nhiệt độ 270C và áp suất 40atm. Nếu tăng áp suất thêm 10atm thì nhiệt độ của khí trong binh là:
A. 1020C.
B. 3750C.
C. 340C.
D. 4020C.
Câu 12: Nếu áp suất của một lượng khí tăng thêm 3.105Pa thì thể tích giảm 4 lít. Nếu áp suất tăng thêm 7.105Pa thì thể tích giảm 6 lít. Tìm áp suất và thể tích ban đầu của khí, biết nhiệt độ khí không đổi?
Câu 13: Quá trình nào sau đây là quá trình đẳng tích:
A. khối khí bị nhốt trong xy-lanh nhờ pittong cố định.
B. quả bóng cao su được phơi ngoài nắng.
C. bọt khí nổi lên từ đáy một hồ nước.
D. bánh xe đạp bị mềm hơn do nhiệt độ giảm.
Câu 14: Một bóng đèn dây tóc chứa khí trơ ở 270C và áp suất 0,6atm. Khi đèn sáng, áp suất không khí trong đèn là 1atm và không làm vỡ bóng đèn. Coi dung tích của bóng đèn không đổi, nhiệt độ của khí trong đèn khi cháy sáng là:
A. 4500C. B. 2270C.
C. 5000C. D. 3800C.
Câu 15: Một khối khí lí tưởng có nhiệt độ ở trạng thái ban đầu là 350K. Xác định nhiệt độ của khối khí sau khi đun nóng đẳng áp? Biết thể tích của khối khí tăng lên 2 lần.
A. 500 K. B. 600 K.
C. 700 K. D. 175 K.
Câu 16: Nội năng của một vật phụ thuộc vào:
A. nhiệt độ và áp suất của vật.
B. nhiệt độ và khối lượng của vật.
C. thể tích và áp suất của vật.
D. thể tích và nhiệt độ của vật.
Câu 17: Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 400g chứa 3kg nước được đun trên bếp. Khi nhận được nhiệt lượng 700kJ thì ấm đạt đến nhiệt độ 65oC. Hỏi nhiệt độ ban đầu của ấm,biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K và của nước là 4180J/kg.K? (Chọn đáp án gần đúng nhất).
A. 7,7oC
B. 8,7oC
C. 9,7oC
D. 10,7oC
Câu 18: Trường hợp làm biến đổi nội năng không do truyền nhiệt là?
A. Đun nóng nước bằng bếp.
B. Thả miếng sắt vào cốc nước nóng.
C. Hơ thìa nhôm trên ngọn nến.
D. Cọ xát hai vật vào nhau.
Câu 19: Tìm phát biểu sai.
A. Tác động lên hệ một công có thể làm thay đổi cả tổng động năng chuyển động nhiệt của các hạt tạo nên vật và thế năng tương tác giữa chúng.
B. Nội năng của một hệ nhất định phải có thế năng tương tác giữa các hạt tạo nên hệ.
C. Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được.
D. Trong quá trình đẳng nhiệt, độ tăng nội năng của hệ bằng nhiệt lượng mà hệ nhận được.
Câu 20: Chất kết tinh không có đặc tính nào sau đây?
A. Chất rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng.
B. Ở mỗi áp suất, mỗi cấu trúc tinh thể có nhiệt độ nóng chảy xác định, không đổi.
C. Chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng.
D. Cấu trúc tinh thể được tạo thành từ cùng một loại hạt thì có tính chất vật lí giống hệt nhau.
Câu 21: Trong tinh thể, các hạt (nguyên tử, phân tử, ion)
A. dao động nhiệt xung quanh vị trí cân bằng.
B. đứng yên tại những vị trí xác định.
C. chuyển động hỗn độn không ngừng.
D. chuyển động trên quỹ đạo tròn xung quanh một vị trí xác định.
Câu 22: Nhận xét nào sau đây là SAI liên quan đến lực căng bề mặt của chất lỏng?
A. Lực căng bề mặt có chiều luôn hướng ra ngoài mặt thoáng.
B. Lực căng bề mặt có phương vuông góc với đường giới hạn của mặt thoáng.
C. Độ lớn của lực căng bề mặt phụ thuộc bản chất của chất lỏng.
D. Độ lớn của lực căng bề mặt tỉ lệ thuận với chiều dài của đường giới hạn của mặt thóang.
Câu 23: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của chất đa tinh thể?
A. Có tính dị hướng.
B. Đông đặc ở nhiệt độ xác định.
C. Nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
D. Có tính đẳng hướng.
Câu 24: Chọn phát biểu đúng về sự nóng chảy và đông đặc:
A. Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự nóng chảy. Quá trình chuyển ngược lại từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự đông đặc.
B. Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí gọi là sự nóng chảy. Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí sang thể lỏng gọi là sự đông đặc.
C. Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Quá trình chuyển ngược lại từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
D. Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể khí gọi là sự nóng chảy. Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
Câu 25: Một vòng dây kim loại có đường kính 8cm được dìm nằm ngang trong một chậu dầu thô. Khi kéo vòng dây ra khỏi dầu, người ta đo được lực phải tác dụng thêm do lực căng bề mặt là 9,2.10-3 N. Hệ số căng bề mặt của dầu trong chậu là giá trị nào sau đây:
A. σ = 18,4.10-3 N/m
B. σ = 18,4.10-4 N/m
C. σ = 18,4.10-5 N/m
D. σ = 18,4.10-6 N/m
Câu 26: Hiện tượng mao dẫn :
A. chỉ xảy ra khi ống mao dẫn đặt vuông góc với chậu chất lỏng
B. chỉ xảy ra khi chất lỏng không làm dính ướt ống mao dẫn
C. là hiện tượng mực chất lỏng dâng lên hay hạ xuống trong ống có tiết diện nhỏ so với chất lỏng bên ngoài ống
D. chỉ xảy ra khi ống mao dẫn là ống thẳng
Câu 27: Có 20 cm3 nước đựng trong một ống nhỏ giọt có đường kính đầu mút là 0,8mm. Giả sử nước trong ống chảy ra ngoài thành từng giọt một. Hãy tính xem trong ống có bao nhiêu giọt. Biết σ = 0,073N/m, D = 1000kg/m3 và lấy g = 10m/s2.
A. 1001 giọt .
B. 1090 giọt.
C. 1008 giọt.
D. 1081 giọt.
Câu 28: Câu nào dưới đây là không đúng khi nói về sự bay hơi của các chất lỏng?
A. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở bề mặt chất lỏng.
B. Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí sang thể lỏng là sự ngưng tụ. Sự ngưng tụ luôn xảy ra kèm theo sự bay hơi.
C. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.
D. Sự bay hơi của chất lỏng xảy ra ở nhiệt độ bất kì.
Câu 29: Đặc tính nào sau đây của chất rắn vô định hình?
A. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
B. Dễ tạo hình.
C. Không bị ăn mòn.
D. Cả A, B và C đúng.
Câu 30: Một vòng nhôm có bán kính 7,8cm và trọng lượng 6,9.10-2N tiếp xúc với dung dịch xà phòng. Muốn nâng ra thì cần một lực tối thiểu là bao nhiêu? Cho hệ số căng bề mặt của xà phòng là 0,04N/m.
A. FK = 0,0424N.
B. FK = 0,0886N.
C. FK = 0,108N.
D. FK = 0,0298N.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lý lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
Khoanh chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất!
Câu 1: Quả cầu có khối lượng m = 0,2kg gắn ở đầu một lò xo nằm ngang, đầu kia của lò xo cố định, độ cứng của lò xo là k = 30N/m. Quả cầu có thể chuyển động không ma sát trên mặt phẳng ngang. Từ vị trí cân bằng, người ta kéo quả cầu cho lò xo giãn ra đoạn x0 = 4cm rồi buông tay. Tính vận tốc cực đại của quả cầu trong quá trình chuyển động? (Chọn đáp án gần đúng nhất).
A. 0,29 m/s.
B. 0,39 m/s.
C. 0,49 m/s .
D. 0,59 m/s.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai:
Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi:
A. Cùng là một dạng năng lượng.
B. Có dạng biểu thức khác nhau.
C. Đều phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối.
D. Đều là đại lượng vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng không.
Câu 3: Một quả bóng 600g đang bay theo phương ngang với vận tốc 25m/s thì tới đập vào tường thẳng đứng và bật ngược trở lại theo đúng phương cũ với vận tốc có độ lớn như cũ. Tính động lượng của quả bóng trước và sau khi đập vào tường?
A. 10kg.m/s và -10kg.m/s.
B. 15kg.m/s và -15kg.m/s.
C. 18kg.m/s và -18kg.m/s.
D. 20kg.m/s và -20kg.m/s.
Câu 4: Chọn phương án sai. Khi một vật từ độ cao z, với cùng vận tốc ban đầu, bay xuống đất theo những con đường khác nhau thì:
A. độ lớn vận tốc chạm đất bằng nhau.
B. thời gian rơi bằng nhau.
C. công của trọng lực bằng nhau.
D. gia tốc rơi bằng nhau.
Câu 5: Một ô tô 2 tấn chuyển động chậm dần đều từ vận tốc ban đầu 12m/s dưới tác dụng của lực ma sát. Tính công suất của lực ma sát từ lúc ô tô tắt máy cho đến lúc dừng lại, biết hệ số ma sát là 0,25? Lấy g = 10 m/s2
A. 15kW. B. 25kW.
C. 30kW. D. 35kW.
Câu 6: Vật nào sau đây có khả năng sinh công?
A. Viên phấn đặt trên bàn.
B. Chiếc bút đang rơi.
C. Nước trong cốc đặt trên bàn.
D. Hòn đá đang nằm trên mặt đất.
Câu 7: Một gàu nước có khối lượng 12kg được kéo cho chuyển động thẳng đều lên độ cao 4m trong khoảng thời gian 1 phút. Tính công suất trung bình của lực kéo? Lấy g = 10 m/s2 .
A. 8W. B. 9W.
C. 10W. D. 11W.
Câu 8: Một viên đạn khối lượng 1,2kg đang bay theo phương thẳng đúng với vận tốc 600m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau. Mảnh thứ nhất bay theo phương ngang với vận tốc 650m/s. Hỏi mảnh thứ hai bay theo phương nào với vận tốc là bao nhiêu? (Chọn đáp án gần đúng nhất).
A. Vận tốc mảnh 2 là 1365m/s và hợp với phương thẳng đứng một góc α ≈ 31o.
B. Vận tốc mảnh 2 là 1563m/s và hợp với phương thẳng đứng một góc α ≈ 27o.
C. Vận tốc mảnh 2 là 1635m/s và hợp với phương thẳng đứng một góc α ≈ 26o.
D. Vận tốc mảnh 2 là 1300m/s và hợp với phương thẳng đứng một góc α ≈ 33o.
Câu 9: Công suất là đại lượng được tính bằng:
A. thương số của lực và thời gian tác dụng lực.
B. tích của lực tác dụng và vận tốc.
C. thương số của công và vận tốc.
D. tích của công và thời gian thực hiện công.
Câu 10: Xét các tính chất sau đây của các phân tử:
(I) chuyển động không ngừng.
(II) tương tác với nhau bằng lực hút và lực đẩy.
(III) khi chuyển động va chạm với nhau.
Các phân tử chất rắn, chất lỏng có cùng tính chất nào?
A. (I) và (II).
B. (II) và (III).
C. (III) và (I).
D. (I), (II) và (III).
Câu 11: Một bình kín có thể tích không đổi chứa khí lí tưởng ở áp suất 1,5.105Pa và nhiệt độ 200C. Tính áp suất trong bình khi nhiệt độ trong bình tăng lên tới 400C.
A. p2 = 1,6.106 Pa.
B. p2 = 1,6.105 Pa.
C. p2 = 1,6.107 Pa.
D. p2 = 1,6.104 Pa.
Câu 12: Trên đồ thị (p,V) đường đẳng tích là:
A. đường thẳng song song với trục p.
B. đường thẳng có phương qua gốc tọa độ.
C. đường thẳng vuông góc với trục p.
D. đường hyperbol.
Câu 13: Xét một quá trình đẳng tích của một lượng khí lí tưởng nhất định. Tìm phát biểu sai.
A. Độ biến thiên của áp suất tỉ lệ thuận với độ biến thiên của nhiệt độ.
B. Áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
C. Độ biến thiên của áp suất tỉ lệ thuận với độ biến thiên của nhiệt độ Celsius.
D. Áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ Celsius.
Câu 14: Thể tích của một lượng khí lí tưởng xác định thay đổi 1,5 lít sau khi nhiệt độ tăng từ 30oC lên 120oC. Tính thể tích của khối khí trước và sau khi thay đổi nhiệt độ? Coi quá trình là đẳng áp.
Câu 15: Một bình thép chứa khí ở 10oC dưới áp suất 5atm. Nhiệt độ của khí trong bình là bao nhiêu khi áp suất khí tăng thêm 1atm?
A. 339,6 K.
B. 350,5 K.
C. 345,4 K.
D. 360 K.
Câu 16: Nội năng của vật là:
A. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
B. động năng của các phần tử cấu tạo nên vật.
C. thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
D. động năng và thế năng của vật.
Câu 17: Để xác định nhiệt độ của một lò nung, người ta đưa vào trong lò một miếng sắt có khối lượng 100g. Khi miếng sắt có nhiệt độ bằng nhiệt độ của lò, người ta lấy ra và thả nó vào một nhiệt lượng kế chứa 1000g nước ở nhiệt độ 15oC. Khi đó nhiệt độ của nước tăng lên đến 25oC, biết nhiệt dung riêng của sắt là 478J/kg.K, của nước là 4180J/kg.K. Nhiệt độ của lò xấp xỉ bằng:
A. 900oC.
B. 920oC.
C. 950oC.
D. 980oC.
Câu 18: Trong các cách sau đây, cách nào không làm thay đổi nội năng của vật?
A. Cho vật lại gần ngọn lửa đèn cồn.
B. Làm lạnh vật.
C. Nâng vật lên cao.
D. Cọ xát vật trên mặt sàn.
Câu 19: Nội năng của vật là hàm của:
A. U = f(T,p).
B. U = f(T,V).
C. U = f(p,V).
D. U = f(V,K).
Câu 20: Các vật rắn được phân thành các loại nào sau đây?
A. Vật rắn tinh thể và vật rắn vô định hình.
B. Vật rắn dị hướng và vật rắn đẳng hướng.
C. Vật rắn tinh thể và vật rắn đa tinh thể .
D. Vật vô định hình và vật rắn đa tinh thể.
Câu 21: Chât rắn vô định hình
A. Không có cấu trúc tinh thể và có tính đẳng hướng.
B. Không có dạng hình học xác định.
C. Không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định.
D. Cả A, B, C đúng.
Câu 22: Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt hoá hơi.
A. Nhệt lượng cần cung cấp cho khối chất lỏng trong quá trình sôi gọi là nhiệt hoá hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi.
B. Nhiệt hoá hơi tỉ lệ với khối lượng của phần chất lỏng đã biến thành hơi.
C. Đơn vị của nhiệt hoá hơi là Jun trên kilôgam (J/kg ).
D. Nhiệt hoá hơi được tính bằng công thức Q = Lm trong đó L là nhiệt hoá hơi riêng của chất lỏng, m là khối lượng của chất lỏng.
Câu 23: Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 10kg nước ở 25oC chuyển thành hơi ở 100oC. Cho biết nhiệt dung riêng của nước 4180J/kg.K và nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106J/kg.
A. Q = 34125kJ
B. Q = 26513kJ
C. Q = 22890kJ
D. Q = 26135kJ
Câu 24: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng của vật rắn?
A. Jun trên kilôgam độ (J/kg. độ).
B. Jun trên kilôgam (J/ kg).
C. Jun (J).
D. Jun trên độ (J/ độ).
Câu 25: Người ta thả một cục nước đá khối lượng 80g ở 0oC vào một cốc nhôm đựng 0,4kg nước ở 20oC đặt trong nhiệt lượng kế. Khối lượng của cốc nhôm là 0,20kg. Tính nhiệt độ của nước trong cốc nhôm khi cục nước vừa tan hết. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105J/kg. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K và của nước là 4200J/kg.K. Bỏ qua sự mất mát nhiệt độ do nhiệt truyền ra bên ngoài nhiệt lượng kế.
A. t = 4,5oC
B. t = 9oC
C. t = 4oC
D. t = 8oC
Câu 26: Chọn câu phát biểu sai:
A. Sự bay hơi xảy ra ở mọi nhiệt độ và từ mặt thoáng khối chất lỏng.
B. Sự sôi xảy ra ở nhiệt độ sôi, từ mặt thoáng và cả trong lòng chất lỏng.
C. Trạng thái cân bằng động giữa hơi bão hoà và khối lỏng là trạng thái hơi bão hoà, nghĩa là không có các phân tử bay ra từ khối chất lỏng cũng như bay vào khối chất lỏng.
D. Ở trạng thái cân bằng động giữa hơi và chất lỏng luôn có hai quá trình xảy ra đồng thời là sự hoá hơi và sự ngưng tụ.
Câu 27: Khi nói về độ ẩm tuyệt đối câu nào sau đây là đúng ?
A. Có độ lớn bằng khối lượng hơi nước tính ra g trong 1 m3 không khí.
B. Có độ lớn bằng khối lượng hơi nước tính ra kg trong 1 m3 không khí.
C. Có độ lớn bằng khối lượng hơi nước bão hòa tính ra g trong 1 m3 không khí.
D. Có độ lớn bằng khối lượng hơi nước tính ra g trong 1 cm3 không khí.
Câu 28: Biểu thức nào sau đây xác định độ ẩm tỉ đối của không khí ?
Câu 29: Độ ẩm tỉ đối của không khí trong một bình kín dung tích 0,5m3 là 50%. Khi độ ẩm tỉ đối của không khí là 40% khối lượng hơi nước ngưng tụ là 1gam. Biết nhiệt trong bình là không đổi, thể tích hơi nước ngưng tụ trong bình không đáng kể tính độ ẩm cực đại của không khí trong bình.
A. A = 10g/m3. B. A = 2,22g/m3.
C. A = 1,8g/m3. D. A = 20g/m3.
Câu 30: Biểu thức nào sau đây là biểu thức của nhiệt nóng chảy
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)