Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 10 năm 2024 có ma trận (20 đề)
Với Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 10 năm 2024 có ma trận (20 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giữa kì 2 Ngữ văn 10.
Ma trận đề thi giữa kì 2 lớp 10 môn Văn
Tênchủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Cộng |
|
Vận dụng thấp |
Vận dụng cao |
||||
Phần 1. Đọc hiểu |
- Nhận biết được phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích. - Nhận biết nội dung theo quan điểm của tác giả. |
- Xác định các BPTT và hiệu quả biểu đạt của nó |
Cảm nhận và rút ra ý nghĩa về hình ảnh thơ, văn |
||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
2 2 điểm = 20% |
1 1,0 điểm = 10% |
1 1,0 điểm = 10% |
4 4.0 đ= 40% |
|
Phần II. Làm văn - Nghị luận văn học |
Nhận biết về vấn đề trọng tâm bàn luận trong văn bản. |
Hiểu nội dung trọng tâm bàn luận trong văn bản. |
Vận dụng kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận VH. |
Bày tỏ được những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân sau khi phân tích/cảm nhận văn bản. |
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1,5 điểm =25% |
2,0 điểm=20% |
1,5 điểm = 125% |
1,0 điểm = 10% |
1 6,0 đ= 60% |
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % |
Số điểm: 3,5 = 35 % |
Số điểm: 3,0 = 30% |
Số điểm: 2,5,0 = 25% |
Số điểm: 1,0 = 10% |
Số câu: 5 Số điểm: 10 = 100% |
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, tr 87, Ngữ Văn 10,Tập II, NXBGD năm 2006)
Câu 1 ( 1,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản ?
Câu 2 ( 1,0 điểm). Nêu nội dung chính của văn bản?
Câu 3 ( 1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong 2 câu “Ngoài rèm thước chẳng mách tin/Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?”
Câu 4 ( 1,0 điểm). Viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) với câu chủ đề: Niềm hi vọng trong cuộc sống của mỗi người.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Em hãy phân tích nhân vật Ngô Tử Văn để thấy được tinh thần khẳng khái, cương trực, dũng cảm của người trí thức nước việt trong trác phẩm Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên. (Ngữ Văn 10,Tập II, NXBGD năm 2006)
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Đá san hô kê lên thành sân khấu
Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà
Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ
Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa
Gió rát mặt, đảo luôn thay hình dạng
Đá củ đậu bay như lũ chim hoang
Cứ mặc nó! Nào hỡi các chiến hữu
Ta bắt đầu thôi. Mây nước đã mở màn…
Sân khấu lô nhô mấy chàng đầu trọc
Người xem ngổn ngang cũng… rặt lính trọc đầu
Nước ngọt hiếm, không lẽ dành gội tóc
Lính trẻ, lính già đều trọc tếu như nhau
[…] Nào hát lên cho đêm tối biết
Rằng tình yêu sáng trong ngực ta đây
Ta đứng vững trên đảo xa sóng gió
Tổ quốc Việt Nam bắt đầu ở nơi này
(Trích Lính đảo hát tình ca trên đảo, Trần Đăng Khoa)
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 2. (0,5 điểm) Buổi liên hoan văn nghệ ở Trường Sa có gì đặc biệt khác thường so với ở đất liền?
Câu 3. (1,0 điểm) Hình ảnh những người lính trọc đầu trong đoạn thơ gợi cho anh/chị liên tưởng đến câu thơ nào về người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp? ở họ có điểm chung gì về hoàn cảnh chiến đấu và bảo vệ tổ quốc
Câu 4. (1,0 điểm) Trình bày ngắn gọn cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm của những người lính đảo được đề cập trong đoạn thơ trên.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: Nghị luận xã hội (2,0 điểm)
Từ những câu thơ “Ta đứng vững giữa muôn trùng sóng gió / Tổ quốc Việt Nam bắt đầu ở nơi này… ”, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu biển đảo Việt Nam.
Câu 2: Nghị luận văn học: Phân tích hình tượng nhân vật khách trong đoạn trích sau:
“ Khách có kẻ…luống còn lưu”
Trích Phú sông Bạch Đằng- Trương Hán Siêu
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
"Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông."
(Theo Tuốc – ghê – nhép)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.5 điểm)
Câu 2: Hành động và lời nói của nhân vật “Tôi” trong câu chuyện thể hiện tình cảm gì của nhân vật đối với ông lão ăn xin? (0.5 điểm)
Câu 3: Theo em, nhân vật “Tôi” trong câu chuyện đã nhận được gì ở ông lão ăn xin?(0,5 điểm)
Câu 4: Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên? ( 1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: Nghị luận xã hội (2.0 điểm)
Từ câu chuyện trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu thương của giới trẻ hiện nay.
Câu 2: Nghị luận văn học (5.0 điểm)
Cảm nhận vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải trong qua đoạn trích sau
“Nửa năm hương lửa đương nồng,
…
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”
(Trích "Chí khí anh hùng” - Truyện Kiều -Nguyễn Du (Ngữ văn 10, tập hai, NXB Giáo dục, 2012)
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Con sẽ không đợi một ngày kia
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
ai níu nổi thời gian?
ai níu nổi?
Con mỗi ngày một lớn lên
Mẹ mỗi ngày thêm cằn cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.
…ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ
giọt nước mắt già nua không ứa nổi
ta mê mải trên bàn chân rong ruổi
mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
ta vẫn vô tình
ta vẫn thản nhiên?
(Mẹ – Đỗ Trung Quân)
Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2: Nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa được sử dụng trong câu Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt/Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
Câu 3: Nhà thơ đã nhận ra được điều gì trong những câu thơ sau:
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
Câu 4: Tình cảm, suy tư nào của nhà thơ được bộc lộ trong đoạn thơ trên khiến anh , chị đồng cảm sâu sắc nhất?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Từ lối sống vô tình, thản nhiên của người con với mẹ trong văn bản trên, anh, chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ mình về lối sống thờ ơ vô cảm với những người thân xung quanh mình của giới trẻ trong cuộc sống hôm nay.
Câu 2 (5 điểm)
Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ.
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4
Cuộc đời của tôi là một chuỗi nếu như. Từ nhỏ, tôi chỉ muốn làm một ông chủ trại như bố tôi, và không chịu học nếu như mẹ tôi không bắt tôi sống ở Luân Đôn. Tôi sẽ trượt trong kì thi đại học y, nếu như tôi không phải là một thanh niên giỏi bơi lội, có thể đại diện cho nhà trường trong những kỳ thi Olympic thể thao của sinh viên. Tôi sẽ suốt đời làm một thầy thuốc nông thôn, nếu như giáo sư Wright không chọn tôi làm phụ tá cho ông tại phòng thí nghiệm riêng, nơi tôi tìm ra Pênêxilin. Phát minh này tôi dự tính phải 15 – 20 năm mới triển khai được trong thực tế, nếu như chiến tranh thế giới không xảy ra, thương vong nhiều đến mức các loại thuốc chưa kiểm tra cũng được phép sử dụng, thì Pênêxilin chưa chứng minh được công hiệu của mình và bản thân tôi chưa được giải Nôben.
(Hóa học ngày nay – 3/1993)
Câu 1: Xác định cách thức diễn đạt ( lối diễn đạt) của văn bản?
Câu 2: Chỉ ra thao tác lập luận chính trong văn bản?
Câu 3: Tại sao tác giả lại khẳng định cuộc đời của tác giả là một chuỗi nếu như?
Câu 4: Anh/ chị rút ra thông điệp gì từ văn bản?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: ( 2 điểm) Nghị luận xã hội
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về cơ hội trong cuộc sống.
Câu 2: (3 điểm) Nghị luận văn học
Phân tích 12 câu đầu đoạn trích Trao duyên trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…
(Trích“ Hạt gạo làng ta” – Trần Đăng Khoa)
Câu 1. Nêu hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ. (1,0 điểm)
Câu 2. Qua đoạn thơ, tác giả muốn khẳng định những giá trị g ìcủa “hạt gạo làng ta”? (1,0 điểm)
Câu 3. Chỉ và nêu hiệu quả biểu đạt của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: “Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ.” (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Phân tích đoạn đầu trong bài Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi:
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
“Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.
Cửa HàmTử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xét,
Chứng cứ còn ghi.
(SGK Ngữ văn 10 – CB – NXB GD).
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
“Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
Bà ru mẹ…Mẹ ru con
Liệu mai sau các con còn nhớ chăng
Nhìn về quê mẹ xa xăm
Lòng ta- chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương…”
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa- Nguyễn Duy)
Thực hiện các yêu cầu :
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được dùng trong đoạn thơ ?
Câu 3: Theo anh/ chị điều mà nhân vật trữ tình gửi gắm trong câu thơ :
“Liệu mai sau các con còn nhớ chăng ” là gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Phân tích đoạn 2 bài “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi.
Vừa rồi:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ,
Bọn gian tà bán nước cầu vinh.
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán ;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những núi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần nhân chịu được?
(Nguyễn Trãi - Đại cáo bình Ngô)
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
"Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi. Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những qui luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng.
(...) Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự. Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng".
(Trích bài viết của Trần Thanh Đạm. Sách giáo viên Ngữ văn 10 tập 2, trag 134)
Câu 1. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.
Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 3. Nêu ít nhất hai ví dụ cụ thể để làm rõ ý trong câu văn "Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng".
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ. Qua đó em học tập được gì từ nhân vật này? (SGK Ngữ văn 10 – CB – NXB GD).
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:
Trái tim hoàn hảo
Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim đẹp nhất mà họ từng thấy. Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: “Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi”. Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh mẽ nhưng đầy những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim khác được đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm; có cả những đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trạm thay thế. Chàng trai cười nói:
- Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá đầy sẹo và vết cắt.
- Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè… Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ cho tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu tôi trao lại cho họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề được nhận lại gì, chúng tạo nên những vết khuyết. tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi.
Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới, xé một mẩu từ trái tim hoàn hảo của mình và trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đầy vết tích của cụ trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo nên một đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh…
(Theo Trí Quyền – Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ TPHCM, 2006)
1. Nội dung chính của văn bản trên là gì?
2. Văn bản trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào?
3. Em hiểu như thế nào về nhan đề “Trái tim hoàn hảo”?
4. Hãy giải thích về “giọt nước lăn trên má” của chàng trai.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật khách trong "Phú sông Bạch Đằng" ("Bạch Đằng giang phú" - Trương Hán Siêu).
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
"Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa
Đã mười lần giặc đến tự biển Đông
Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử
Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng
... Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi"
(Nguyễn Việt Chiến, Tổ quốc nhìn từ biển, NXB Phụ nữ, 2015, trang 7 – 8)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản? (0.5 điểm)
Câu 2. Câu thơ "Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử" được tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tên hai tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 10 có sử dụng địa danh Bạch Đằng. (1.0 điểm)
Câu 3. Trong văn bản, tác giả suy ngẫm về Tổ quốc qua điểm nhìn nào? Điểm nhìn ấy cho anh chị nghĩ gì về Tổ quốc chúng ta? (1.5 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. Lấy chủ đề Tổ quốc nhìn từ biển, anh chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (10 – 15 dòng). (2.0 điểm)
Câu 2. Bàn về nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, PGS.TS Lã Nhâm Thìn viết: "Đây là hình tượng tiêu biểu của kẻ sĩ cương trực, khảng khái, kiên quyết chống gian tà" (Lã Nhâm Thìn – Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại, NXB Giáo dục, 2009, trang 7). Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 11)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Chữ và tiếng trong thơ phải còn có một giá trị khác, ngoài giá trị ý niệm. Người làm thơ chọn chữ và tiếng không những vì ý nghĩa của nó, cái nghĩa thế nào là thế ấy, đóng lại trong một khung sắt. Điều kỳ diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến chung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra chung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy. Câu thơ hay, có cái gì làm rung những chiếc cốc kia trên bàn, làm lay động ánh trăng kia trên bờ đê. “Chim hôm thoi thót về rừng..”. Chúng ta đọc mà thấy rõ buổi chiều như hơi thở tắt dần, câu thơ không còn là một ý, một bức ảnh gắng gượng chụp lại cảnh chiều, nó đã bao phủ một vầng linh động truyền sang lòng ta cái nhịp phập phồng của buổi chiều. Mỗi chữ như một ngón nến đang cháy, những ngọn nến ấy xếp bên nhau thành một vùng sáng chung. Ánh sáng không những ở đầu ngọn nến, nó ở tất cả chung quanh những ngọn nến. Ý thơ không những trong những chữ, nó vây bọc chung quanh. Người xưa nói: Thi tại ngôn ngoại.”
(Trích Mấy ý nghĩ về thơ. Tuyển tác phẩm văn học Nguyễn Đình Thi.
Tiểu luận-Bút kí. NXB Văn học, Hà Nội, 2001)
1. Nêu những ý chính của đoạn trích văn bản trên?
2. Người viết đã sử dụng kết hợp các thao tác lập luận nào trong đoạn trích trên? Xác định thao tác lập luận chính.
3. Xác định và chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Mỗi chữ như một ngón nến đang cháy, những ngọn nến ấy xếp bên nhau thành một vùng sáng chung.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Quan điểm sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn.
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn xao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
(Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngữ văn 10, tập 1)
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 12)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản:
“Hãy nhìn dòng người đang cuộn chảy trên đường phố trong cái ngột ngạt của trưa hè nóng bức, ai cũng nghẹt thở vì chất thải của động cơ xe máy, ô tô cho dù khẩu trang che kín mũi miệng. Hậu quả sẽ ra sao với sức khỏe con người? Khó mà lường được. Nhưng trước mắt thì vẫn cứ phải tồn tại bằng cách thở hít vào phổi cái khói bụi độc hại đó để mà bươn chải với cuộc mưu sinh.
Ai đó mong có dịp về nông thôn để được hít thở không khí trong lành, sẽ khó tránh khỏi cảm giác thất vọng. Sự “trong lành” mà họ trông đợi đang bị hủy hoại nghiêm trọng bởi chất thải công nghiệp, chất thải vô tội vạ của làng nghề, chất thải từ “mạnh ai nấy được” trong nuôi trong thủy sản,…Sông Cầu tiếp nhận thêm ít nhất 180 000 tấn phân hóa học, 1500 tấn thuốc trừ sâu! Lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy bị nước thải xối thắng trực tiếp làm nước sông đen ngòm và đang bốc mùi. Sông Thị Vải trong lưu vực sông Đồng Nai đã có đoạn bị chết kéo dài sau khu vực hợp lưu Suối Cả, Đồng Nai đến khu công nghiệp Mĩ Xuân…
Trở lại với chuyện thường ngày ở cái vạch dừng xe trên phố. Trong cái nóng thiêu đốt, tiếng gầm gào của các loại động cơ ô tô, xe máy làm cho bầu không khí càng thêm ngột ngạt. Rồi đây, “dân giàu” lên thêm, ô tô càng nhiều thêm, nơi cái vạch dừng xe của cái đường phố không thể mở rộng hơn để tương thích với sự phát triển đó sẽ càng thêm ngột ngạt và nghẹt thở.
Ở một số nước nghèo, bức xúc là chuyện tăng trưởng kinh tế để giảm nghèo cái đã, việc môi trường, tính sau. Người ta quên mất rằng, cái giá phải trả cho sự hủy hoại môi trường sẽ cao hơn nhiều cho những sản phẩm có được của sự tăng trưởng kia. Không thể chỉ đơn thuần quan tâm thúc đẩy sự tăng trưởng mà còn thường trực đặt ra câu hỏi tăng trưởng như thế nào. Chẳng thế mà người ta khuyến cáo sử dụng chỉ số mới mang tên Tổng sản phẩm quốc gia “thuần” và “xanh”, chứ không chỉ sử dụng GDP. “Thuần” là đòi hỏi phải điều chỉnh tổng sản phẩm sau khi đã khấu trừ các tài sản của đất nước bị hao hụt trong quá trình sản xuất. “Xanh”, nghĩa là phải chú ý đến mức tiêu hao nguồn tài nguyên thiên nhiên đã bị khai thác gắn với sự hủy hoại môi trường sống của con người khi tính GDP.”
(Báo điện tử Nguoidaibieu.com.vn)
1. Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản? (2,0 điểm)
2. Tìm các ý chính của văn bản trên? Nhận xét về cách sắp xếp các ý trên? (2,0 điểm)
3. Thái độ của người viết thể hiện như thế nào? Quan điểm của anh/chị về vấn đề trên? (2,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Sông Bạch Đằng là dòng sông của những chiến công, của thơ ca, nhạc họa. Hãy trình bày cảm nhận của em về cảnh sắc sông Bạch Đằng và tâm trạng của tác giả qua đoạn phú sau:
Bát ngát sóng kình muôn dặm
.......................................
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu!
(Trích "Phú sông Bạch Đằng"- Trương Hán Siêu)
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 13)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đoc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở phía dưới:
“…Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không còn sợ nó nữa. Tối hết cả. con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí, và cả cái bếp lửa của bác Siêu, chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hang, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ đều thu nhỏ lại nơi hang nước của chị Tí. Thêm được một gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe…”
(Trích “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam)
1. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
2. Nội dung miêu tả của đoạn văn là gì?
3. Xác định thủ pháp nghệ thuật chính trong đoạn văn? Nêu tác dụng của thủ pháp đó.
4. Phân tích ngắn gọn hiệu quả của cách sử dụng từ ngữ trong vế câu “thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa”
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Hình tượng người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều) của tác giả Nguyễn Du.
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 14)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đoc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở phía dưới:
“ ... Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:
- Mày muốn đi chơi à?
Mị không nói. A Sử cũng không thèm hỏi nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.
Trong bóng tối, Mị đứng lặng, như không biết mình đang bị trói. (...) Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.”
(Trích: Vợ chồng A Phủ – Tố Hữu)
Câu 4. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 5. Câu cuối của đoạn trích, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
Câu 6. Đoạn trích trên đề cập đến vấn đề gì? Trình bày một vài suy nghĩ của bản thân về vấn đề đó? Trả lời trong khoảng 5 đến 7 dòng.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Viết về đoạn trích "Trao duyên", Giáo sư Trần Đình Sử có nhận xét: "Đoạn trích Trao duyên diển tả sâu sắc bi kịch tình yêu tan vỡ, dang dở của Thúy Kiều".
Hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng việc phân tích mười hai câu thơ đầu trong đoạn trích Trao duyên:
...Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
(Trích: Truyện Kiều - Nguyễn Du)
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 15)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 3:
...Tôi nhìn lại, như đôi mắt trẻ thơ
Tổ quốc tôi. Chưa đẹp thế bao giờ!
Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển
Xanh trời, xanh của những giấc mơ...
(Trích: Vui thế hôm nay – Tố Hữu)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? (0,5 điểm)
Câu 2. Xác định 03 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ? (0,75 điểm)
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (0,75 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Anh (chị) hãy thuyết minh về hình tượng nhân vật " khách" trong tác phẩm " Phú sông Bạch Đằng" của Trương Hán Siêu?
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 16)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
“Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!
Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!”
(Trích Bác ơi! – Tố Hữu)
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau :
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ?.
Câu 2. Nội dung chính của đoạn thơ là gì?
Câu 3. Xác định nhịp thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật cách sử dụng nhịp thơ ở 2 câu thơ cuối ở đoạn thơ thứ 2?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Bàn về nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, PGS.TS Lã Nhâm Thìn viết: “Đây là hình tượng tiêu biểu của kẻ sĩ cương trực, khảng khái, kiên quyết chống gian tà” (Lã Nhâm Thìn – Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại, NXB Giáo dục, 2009, trang 7). Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 17)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
“Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”.
Câu 1. Đoạn văn nói về vấn đề gì? Cách diễn đạt của tác giả có gì đặc sắc?
Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về bề rộng và bề sâu mà tác giả nói đến ở đây?
Câu 3. Nội dung của đoạn văn giúp gì cho anh/chj trong việc đọc-hiểu các bài thơ mới trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Phân tích hình tượng của chủ tướng Lê Lợi trong Đại cáo Bình Ngô.
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 18)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên, Sách Ngữ văn 12, NXBGD-2007, tr. 144)
Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt trong đoạn thơ.
Câu 2. Cách xưng hô con trong đoạn thơ có ý nghĩa gì?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 4. Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của nhân vật trữ tình?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về câu: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”.
Câu 2 (5đ): Thuyết minh về tác phẩm Bình ngô đại cáo.
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 19)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng…”
(Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan)
Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích.
Câu 2 (1đ): Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3 (1,5đ): Đoạn văn đã giúp anh/chị nhận ra bài học gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2đ): Anh chị giải thích câu tục ngữ: “Ăn cây nào rào cây đấy”.
Câu 2 (5đ): Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du.
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 20)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”
(Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn,
NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1997)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên.
Câu 3: Chỉ ra tác dụng của việc dùng phép so sánh trong văn bản trên.
Câu 4: Theo quan điểm riêng của anh/ chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì? (Trả lời ít nhất 2 tác hại trong khoảng 5-7 dòng)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Cảm nhận tâm trạng của nhân vật trong đoạn trích:
"Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi lệ lại châu chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng."
(Trích Chinh phụ ngâm, nguyên tác: Đặng Trần Côn, bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm, SGK Ngữ văn 10 tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 87)
...............................Hết...................................
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)