Bộ 15 Đề thi Ngữ Văn 10 Học kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất

Với Bộ 15 Đề thi Ngữ Văn 10 Học kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất, chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 2 Ngữ văn 10.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:

      Trận chiến chống dịch COVID – 19, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Đảng, Chính phủ Việt Nam đã sớm kêu gọi nhân dân quyết liệt, đoàn kết một lòng, tạo nên sức mạnh tập thể, cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh bằng cách làm tốt các hướng dẫn: Hạn chế tiếp xúc; giữ khoảng cách, đeo khẩu trang; rửa tay thường xuyên; vệ sinh nhà cửa; khai báo y tế. Từ đó, đã huy động được sức mạnh hưởng ứng, chung tay của mỗi người dân, mỗi cá nhân trong phòng, chống dịch. Mỗi người dân, các tầng lớp nhân dân, các giới tùy khả năng của mình, người có tiền góp tiền, người có hiện vật góp hiện vật, người có sức giúp sức, người có ý tưởng góp ý tưởng…Với truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân đã tự nguyện vận động, ủng hộ một số địa phương, cơ sở, cá nhân và những trường hợp phải cách li, điều trị. Nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, đồng bào ta ở nước ngoài, với tình cảm sâu sắc và trách nhiệm của mình, đã tích cực tham gia ủng hộ, chống dịch COVID-19…Trong khó khăn, thử thách, những phẩm chất tốt đẹp của người Việt càng tỏa sáng.

(Trích “Tạp chí”)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?

Câu 2: Em hãy chỉ ra cách đẩy lùi dịch bệnh được trình bày trong văn bản?

Câu 3: Hãy tìm và chỉ ra 1 biện pháp tu từ có trong văn bản trên?

Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 dòng) nêu suy nghĩ của bản thân về tinh thần đoàn kết trong phòng chống dịch  Covid – 19?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Cảm nhận đoạn thơ sau:

Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây…”

(Trao duyên – Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

...............................Hết...................................

Bộ 15 Đề thi Ngữ Văn 10 Học kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích trên:

Thị thơm thị giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì

Tôi nghe chuyện cổ thầm thì

Lời cha ông dạy cũng vì đời sau

Đậm đà cái tích trầu cau

Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người

Sẽ đi qua cuộc đời tôi

Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi

Nhưng bao chuyện cổ trên đời

Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm.

(Trích Chuyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ, Thơ tình Việt Nam chọn lọc, NXB Văn học, 2014, tr36-37)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên

Câu 2: Những chuyện cổ nào được gợi ra từ đoạn trích trên?

Câu 3: “Người thơm” được tác giả nhắc đến là ai trong các dòng thơ?

Thị thơm thị giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

Câu 4: Anh/chị hiểu thế nào về nội dung của hai dòng thơ:

Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Phân tích nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi đôi mươi

Dù là khi tóc bạc

( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)

Câu 1: Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

Câu 2: Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ và phân tích hiệu quả nghệ thuật?

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn thơ?

Câu 4: Đoạn thơ gợi cho anh (chị) những tình cảm gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người? (Viết từ 10 đến 15 dòng).

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Phân tích tâm trạng của nhân vật “người chinh phụ” trong văn bản Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

(1) Có thể nói Ba-sô và Nguyễn Trãi đều là những nhà thơ của thiên nhiên. Thơ của hai ông thể hiện một tình yêu thiên nhiên và một triết lí về thiên nhiên vô cùng sâu sắc. Ba-sô và Nguyễn Trãi đều thực hiện những cuộc hành trình đến với thiên nhiên. Trên con đường đó, họ cố gắng vứt đi những cái phiền toái, hư ngụy của cuộc đời thế tục để đến với tự nhiên và cũng là đến với bản nguyên trong mỗi con người… Cuộc đời Ba-sô là một cuộc du hành dài đi đến khắp những miền đất xa xôi của Nhật Bản. Bước chân của Nguyễn Trãi cũng đã in dấu trên nhiều miền đất Việt Nam qua cuộc kháng chiến lâu dài chống quân Minh xâm lược.

(2) Thiên nhiên trong thơ Ba-sô và Nguyễn Trãi có vũ trụ lớn lao: trăng sao, núi sông, hồ biển…và cũng có những vật nhỏ bé bình thường: con quạ, con ếch, con cá, con mực, chấy rận, hoa dã quỳ, hoa thu (ha-gi)…và con cò, con vện, rau muống, rau mùng tơi, hoa đào, hoa xoan…Trong mỗi một sinh vật nhỏ bé như vậy, hai thi sĩ đều thấy nó như có linh hồn, sống bình đẳng và cảm thông được với con người.

(3) Thi nhân như Ba-sô, Nguyễn Trãi là những thi sĩ vĩ đại của thiên nhiên, không chỉ ở chỗ hai ông đã sáng tạo ra những câu thơ tuyệt đẹp về phong cảnh thiên nhiên mà còn ở chỗ hai ông là những người dẫn đạo cho một cuộc hành hương lớn lao trở về với thiên nhiên, trở về với cội rễ, với nguồn sống bất tận của con người.

(TríchBa-sô – Nguyễn Trãi – Nguyễn Du, những hồn thơ đồng điệu, Đoàn Lê Giang)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chínhcủa văn bản.

Câu 2. Điểm gặp gỡ trong thơ của thi sĩ Ba-sô và Nguyễn Trãi là gì?

Câu 3. Chỉ rabiện pháp tu từ có trong câu sau và phân tíchtác dụng của phép tu từđó: Cuộc đời Ba-sô là một cuộc du hành dài đi đến khắp những miền đất xa xôi của Nhật Bản.

Câu 4. Anh/Chị cảm nhận được gì vềthiên nhiên trong thơ Ba-sô và Nguyễn Trãi? Thái độ của tác giả đối với các nhà thơ?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ đoạn trích ở văn bản Đọc hiểu, Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (từ 12-15 dòng) trình bày suy nghĩcủa mình về tình yêu thiên nhiên.

Câu 2 (5.0 điểm)

“Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi được coi là áng “Thiên cổ hùng văn”bất hủ, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc. Anh/Chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua đoạn trích sau:

Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

Vậy nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

Việc xưa xem xét,

Chứng cớ còn ghi.

(Đại cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi)


...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới ?

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Câu 1: Văn bản trên sử dụng thể thơ nào ? Xác định phương thức biểu đạt của văn bản ?

Câu 2: Chỉ ra nội dung chính của văn bản trên ?

Câu 3: Xác định các biện pháp tu từ của văn bản trên và nêu hiệu quả diễn đạt của chúng?

Câu 4: Từ nội dung bài ca dao trên, anh/chị có liên hệ gì về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 7-10 câu).

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:

Bây giờ trâm gãy gương tan,

Kể làm sao xiết muôn và ái ân!

Trăm nghìn gửi lạy tình quân,

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!

Phận sao phận bạc như vôi!

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng,

Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

(Trao duyên, trích Truyện Kiều – Nguyễn Du, Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục)

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

         Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: ” Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn: ” Kẻ nào ngồi sau lưng chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng: ” Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù “. Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.

Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Thuộc thể loại gì của văn học dân gian?

Câu 2: Xác định nội dung chính của văn bản trên?

Câu 3: Xác định chi tiết thần kì trong đoạn trích? Nêu ý nghĩa của các chi tiết thần kì đó?

Câu 4: Viết đoạn văn ngắn từ 7-10 câu bày tỏ suy nghĩ của em về trách nhiệm của công dân đối với đất nước trong thời đại ngày nay?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi?

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Cả nước đang lao vào chống dịch như nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, nhưng cũng cố gắng hạn chế tác động đến cuộc sống, đến tâm lý xã hội và tính toán chi phí bỏ ra. Xin khẳng định lại một điều, viêm phổi Vũ Hán không nguy hiểm cho cá nhân người bị nhiễm so với nhiều căn bệnh khác như tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp…những bệnh mà hiện có khá nhiều người bị. Nếu chỉ có vài trăm ca nhiễm, hệ thống y học điều trị của Việt Nam có thể đáp ứng được khả năng cứu chữa, điều trị những ca nặng - khi chỉ có vài chục ca nặng. Nhưng nếu có khoảng chục ngàn ca nhiễm, số ca nặng cần đến máy thở, cần hồi sức đặc biệt tăng lên, sẽ làm cho hệ thống y tế bị quá tải. Covid-19 nguy hiểm cho cộng đồng khi nó bùng phát và lan rộng, làm cho hệ thống y học điều trị bị mất kiểm soát.

Hiện nay, chiến lược chống dịch của Việt Nam là hạn chế lây lan, hạn chế số người nhiễm. Khoanh vùng dịch, cách ly và giãn cách cộng đồng là các biện pháp hỗ trợ tốt nhất cho chiến lược này. Chúng ta có thể cùng nhau ngăn chặn sự lây lan của nCov mà điều quan trọng nhất trong lúc này là: ở yên một chỗ, và hãy mở lòng ra với đồng bào.

(Trích báo VnExpress.net, ngày 20/3/2020).

Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2. (0.5 điểm) Văn bản trên nêu các biện pháp hỗ trợ tốt nhất cho chiến lược chống dịch ở Việt Nam là gì?

Câu 3. (1.0 điểm) Qua văn bản trên, anh/chị hãy rút ra hai bài học và lí giải vì sao?

Câu 4. (1.0 điểm) Anh/chị có đồng tình với hành động “ở yên một chỗ” để phòng chống dịch không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về những điều bản thân có thể làm để góp phần phòng chống dịch bệnh Covid - 19 hiện nay.

Câu 2. (5.0 điểm)

Viết một bài văn cảm nhận về đoạn thơ sau:

“Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương.

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau.

Song hào kiệt thời nào cũng có.”

(Trích Bình Ngô Đại Cáo - Nguyễn Trãi, Ngữ văn 10, tập hai, NXBGD Việt Nam 2009)

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Hạnh phúc cho dân”, đó là điều Người đã nêu lên trong bản Tuyên ngôn Độc lập: “dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

Hạnh phúc mà Người muốn đem lại cho dân là một niềm hạnh phúc trọn vẹn. Hạnh phúc đó không chỉ ở những thành quả mà hôm nay cách mạng vừa đem lại cho toàn dân. Hạnh phúc đó còn đang tiếp tục đến với nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh để tiêu diệt tận cùng nguồn gốc mọi khổ đau của con người, xây dựng nên một xã hội mà mọi hiện tượng người bóc lột người đều hoàn toàn bị xóa bỏ. Trong cuộc đấu tranh vĩ đại ấy, Đảng và Hồ Chủ tịch đã chọn cho nhân dân ta một con đường ngắn nhất.

(Trích “Những năm tháng không thể nào quên” – Võ Nguyên Giáp, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2010, tr.209)

Câu 1 (0,5đ): Nêu câu chủ đề của đoạn trích.

Câu 2 (0,75đ): Việc lặp đi lặp lại từ “hạnh phúc” có tác dụng gì?

Câu 3 (0,75đ): Văn bản thể hiện tình cảm gì của tác giả Võ Nguyên Giáp?

Câu 4 (1đ): Hình tượng con người được nhắc đến trong văn bản trên là ai? Ấn tượng sâu sắc nhất của anh/chị về con người ấy sau khi đọc văn bản?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2đ): Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”.

Câu 2 (5đ): Phân tích hình tượng nhân vật khách trong “Phú sông Bạch Đằng” (Bạch Đằng giang phú) của Trương Hán Siêu.
 

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa
Gần gũi nhất vẫn là cây lúa
Trưa nắng khát ước về vườn quả
Lúc xa nhà nhớ một dáng mây
Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây
Một làn khói, một mùi hương trong gió...

Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ
Mọc vô tình trên lối ta đi
Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi
Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có.

(trích Cỏ dại - Vĩnh Linh)

Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (0,5đ): Tác giả đã kể ra những sự vật gần gũi, thân quen nào?

Câu 3 (1đ): Trong những sự vật ở quê nhà gần gũi mà tác giả kể trên, theo anh/chị tác giả gửi gắm tình cảm vào sự vật nào nhiều nhất? Vì sao?

Câu 4 (1đ): Qua đoạn thơ trên, anh/chị hãy nêu cảm nghĩ về quê hương của mình.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2đ): Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”.

Câu 2 (5đ): Phân tích hình tượng nhân vật khách trong “Phú sông Bạch Đằng” (Bạch Đằng giang phú) của Trương Hán Siêu.

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Vượt khỏi tất cả mọi luật lệ, không phải thơ trở nên buông thả, bừa bãi. Sự cẩu thả, buông lỏng chưa bao giờ đi đôi được với nghệ thuật. Nhưng câu chuyện luật lệ trong thơ cũng như câu chuyện kỉ luật trong cách mạng. Kỉ luật của những tổ chức cách mạng chưa bao giờ dựa trên sự trừng phạt đe dọa mà tồn tại được, kỉ luật ấy phải tự giác mới bền vững. Nghệ thuật có kỉ luật sắt của nó, nhưng đó không thể là những trói buộc, lề lối định sẵn bên ngoài, những luật lệ bản thân, những luật lệ từ bên trong mà ra, chỉ càng quan trọng hơn. Đạp đổ bức tường giam trước mặt rồi, giới hạn chỉ còn do sức đi xa của mình.

(Mấy ý về thơ - Nguyễn Đình Thi)

Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2 (1đ): Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3 (1,5đ): Dựa vào hiểu biết của em, hãy nêu tầm quan trọng của thơ trong cuộc sống hiện nay của con người.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về câu: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”.

Câu 2 (5đ): Thuyết minh về tác phẩm Bình ngô đại cáo.

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 11)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng…”

(Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan)

Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2 (1đ): Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3 (1,5đ): Đoạn văn đã giúp anh/chị nhận ra bài học gì?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Để đạt được thành công, ngoài việc "giữ vững mục tiêu của mình", chúng ta còn cần thêm yếu tố nào? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu một lựa chọn của anh chị và lí giải vì sao có lựa chọn đó.

Câu 2. (5.0 điểm)

Cảm nhận tâm trạng của nhân vật trong đoạn trích:

"Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi lệ lại châu chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
 Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng."

(Trích Chinh phụ ngâm, nguyên tác: Đặng Trần Côn, bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm, 

SGK Ngữ văn 10 tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 87)

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 12)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

"Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi. Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những qui luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng.

(...) Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự. Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng".

(Trích bài viết của Trần Thanh Đạm. Sách giáo viên Ngữ văn 10 tập 2, trag 134)

Câu 1. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 3. Nêu ít nhất hai ví dụ cụ thể để làm rõ ý trong câu văn "Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng".

Câu 4. Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 1/2 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mình về việc đọc sách của các bạn trẻ ở nước ta hiện nay.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích “Chí khí anh hùng” (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du), Từ đó liên hệ đến vai trò của người thanh niên trong xã hội ngày nay?

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 13)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Tôi viết cho ai bài thơ hạ cuối

Ve râm ran xao xác cả khung trời

Ồ vẫn vậy, vẫn ve, vẫn phượng…

Cớ sao mình nước mắt lại rơi

Trận mưa đầu của ngày cuối chia phôi

Rơi ướt cả một bờ áo trắng

Vô tư thế, hỡi mưa, hỡi nắng?

Biết hay không hạ cuối đã về rồi?

Tháng 6 mùa thi

Ta bỏ lại một thời

Trong trắng như hoa

Hồn nhiên như cỏ

Cho kỷ niệm và cho nỗi nhớ

Cho những tháng ngày xanh biếc xanh.

Đôi mắt nào chiều ấy long lanh

Như muốn nói thật nhiều mà không thể

Tháng năm ơi sao trôi nhanh đến thế

Phượng bùng lên cháy đỏ một khung trời.

Lưu bút trao tay, ánh mắt trao lời

Màu mực tím mênh mang trang giấy trắng

Ai bật khóc trong chiều không bình lặng

Xa thật rồi, áo trắng học trò ơi.

(Hạ cuối, Dương Viết Cương)

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Kí ức về tuổi học trò được tác giả thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về cảm xúc của của lứa tuổi học trò cuối cấp: “Đôi mắt nào chiều ấy long lanh”/ “Như muốn nói thật nhiều mà không thể”?

Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả được thể hiện qua bài thơ.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 

Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, Anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa mùa hạ cuối của học Sinh 12.

Câu 2.

Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội. Nhưng trong các làng Mèo Ðỏ, những chiếc váy hoa đã được phơi ra mỏm đá, xoè như con bướm sặc sỡ. Ðám trẻ đợi tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi, đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mỵ nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bồi hồi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi:

Mày có con trai con gái rồi

Mày đi nương

Ta không có con trai con gái

Ta đi tìm người yêu.

Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xuân đã tới.

Ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm sân chơi chung ngày tết. Trai gái, trẻ con ra sân ấy tụ tập đánh pao, dánh quay, thổi sáo, thổi khèn và nhảy.

Cả nhà thống lý ăn xong bữa cơm tết cúng ma. Xung quanh chiêng đánh ầm ỹ, người ốp đồng vẫn nhảy lên xuống, rung bần bật. Vừa hết bữa cơm tiếp ngay cuộc rượu bên bếp lửa.

Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt đấy nhìn người nhảy đồng, người hát. Nhưng lòng Mị đang sống về ngày trước, tai văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân đến, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mỵ hết núi này sang núi khác.

Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả, Mị không biết. Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy. Nhưng Mị không bước ra đường. Mỵ từ từ vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi Tết. Huống chi A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn vẫn lửng lơ bay ngoài đường.

Anh ném pao, em không bắt

Em không yêu, quả pao rơi rồi...

Lúc ấy, A Sử vừa ở đâu về, lại sửa soạn đi chơi. A Sử thay áo mới, khoác thêm vòng bạc vào cổ rồi bịt cái khăn trằng lên đầu. Có khi nó đi mấy ngày mấy đêm. Nó còn đương rình bắt nhiều người con gái nữa về làm vợ. Cũng chẳng bao giờ Mị nói gì.

Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ông mỡ, sắn một miếng, bỏ thêm voà đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc. Mị với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách. A Sử sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. A Sử nhìn quanh thấy Mị rút thêm cái áo.

A Sử hỏi:

- Mày muốn đi chơi à?

Mỵ không nói. A Sử cũng không hỏi thêm. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trới đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xoã xuống. A Sử quấn luôn tóc lên cột. Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong. A Sử thắt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi phẩy tay tắt đèn, đi ra khép cửa buồng lại.

Trong bóng tối, Mị đứng im lặng như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn. Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào!".”Mị vùng bước đi. Nhưng chân tay đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.

                                                                                (Trích, Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)

Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị trong đêm đông cứu A Phủ qua đoạn văn trên. Từ đó bình luận ngắn gọn về giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài.

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 14)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Người chìa tay và xin con một đồng. 

Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng. 

Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. 

Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.

Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.


 Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn

Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui

Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại

Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa

Chẳng sao

Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp

Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.

Con hãy nghĩ về tương lai. Nhưng đừng quên quá khứ

Hy vọng vào ngày mai. Nhưng đừng buông xuôi hôm nay

May rủi là chuyện cuộc đời. Nhưng cuộc đời nào chỉ chuyện rủi may

Hãy nói thật ít. Để làm được nhiều – những điều có nghĩa của trái tim.

Nếu cần, con hãy đi thật xa. Để mang về những hạt giống mới. Rồi dâng tặng  cho đời. Dù chẳng được trả công.


 Hãy hân hoan với điều nhân nghĩa

Đừng lạnh lùng trước chuyện bất nhân

Và hãy tin vào điều có thật:

Con người – sống để yêu thương.

(Gửi con, Bùi Nguyễn Trường Kiên)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về ý nghĩa các câu thơ sau: Người chìa tay và xin con một đồng/Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng/Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu/Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả nói rằng:

Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại

Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa

Chẳng sao

Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp

Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.

Câu 4. Thông điệp được tác giả gửi gắm qua bài thơ dặn con là gì?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2 câu thơ trong văn bản ở phần Đọc hiểu: Và hãy tin vào điều có thật/Con người – sống để yêu thương.

Câu 2

Thường khi đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu dậy ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước.

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi… Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ…Mị phảng phất nghĩ như vậy.

Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ…

Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị vẫn tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay…”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.

              Mị đứng lặng trong bóng tối.

Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

              - A Phủ cho tôi đi.

              A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:

              - Ở đây thì chết mất.

              A Phủ chợt hiểu.

              Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.

              A Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.

                                                                                                  (Trích, Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)

Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn giá trị nhân đạo trong phẩm “Vợ chồng A phủ” của nhàn văn Tô Hoài.

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 15)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích su và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá... Không biết cái chòi gác ở đâu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.

(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

Câu 1: Nhân vật “ông lão” trong đoạn trích là ai? Trong tác phẩm nào?

Câu 2: Theo em, ông lão nhớ làng trong hoàn cảnh nào?

Câu 3: Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu: Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm.

Câu 4: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá...

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: Trang Hiffinton Post chia sẻ: Nếu tự tin, bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công khi phỏng vấn xin việc hay tìm kiếm việc làm trong ước. Bên cạnh đó, người tự tin cũng được nhìn nhận là đẹp hơn, cuốn hút hơn.

(http://kenh14.vn/khi-tu-tin-ban-quyen-luc-va-hap-dan-hon.chn) 

Từ ý kiến trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa sự tự tin đối với mỗi người trong cuộc sống.

Câu 2: Phân tích đoạn trích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.

...............................Hết...................................


Các loạt bài lớp 9 khác