Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Đà Nẵng năm 2024 (10 đề)

Tuyển chọn Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Đà Nẵng năm 2024 (10 đề) chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ Đề thi Ngữ Văn 10 của các trường THCS. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa Học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 10.

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Đà Nẵng 2021 đề 1

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Việc tử tế không phải là những gì to tát, phi thường mà đôi khi chỉ là một hành động nhỏ bé nhưng vô cùng giá trị như câu chuyện được lan truyền trên mạng xã hội của cậu bé Đạt “thông cống” khi trời mưa, câu chuyện của nữ sinh nhặt được của rơi trả người đánh mất, cụ bà 80 tuổi với kinh nghiệm 20 năm vá đường không công, sư thầy nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi…Hay đơn giản, việc tử tế chỉ là hành động thể hiện thái độ sống tích cực, hành động kính trên nhường dưới, có trước có sau, dắt cụ bà qua đường, nhặt rác nơi công cộng… Việc tử tế không phải một ngày, cũng không phải một tháng, một năm mà là toàn bộ thời gian chúng ta đang sống. Vì vậy, hãy tiếp tục lan tỏa những việc làm tử tế mỗi ngày để góp phần xây dựng một cuộc sống tốt đẹp và nhân văn hơn.

Câu 1. (0,5 điểm Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2. (0,5 điểm) Theo tác giả, những câu chuyện tử tế “vô cùng giá trị … được lan truyền trên mạng xã hội” là những câu chuyện nào?

Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu sau: “Hay đơn giản, việc tử tế chỉ là hành động thể hiện thái độ sống tích cực, hành động kính trên nhường dưới, có trước có sau, dắt cụ bà qua đường, nhặt rác nơi công cộng …”

Câu 4. (1,0 điểm) Anh/chị có đồng ý với tác giả rằng: “Việc tử tế không phải một ngày, cũng không phải một tháng, một năm mà là toàn bộ thời gian chúng ta đang sống” hay không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề làm thế nào để lan tỏa việc tử tế trong môi trường học đường.

Câu 2 (5.0 điểm)

Phân tích bài thơ sau:

Một mai, một cuốc, một cần câu,

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao.

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Rượu đến cội cây, ta sẽ uống,

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

 (Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm – Sách Ngữ văn 10 - tập 1)

----------HẾT---------

Đáp án và thang điểm

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

Nghị luận, biểu cảm

Câu 2: (0,5 điểm)

Câu chuyện được lan truyền trên mạng xã hội của cậu bé Đạt “thông cống” khi trời mưa, câu chuyện của nữ sinh nhặt được của rơi trả người đánh mất, cụ bà 80 tuổi với kinh nghiệm 20 năm vá đường không công, sư thầy nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi 

Câu 3: (1 điểm)

Liệt kê: “việc tử tế chỉ là hành động thể hiện thái độ sống tích cực, hành động kính trên nhường dưới, có trước có sau, dắt cụ bà qua đường, nhặt rác nơi công cộng…” - Điệp từ: “hành động” 

- Tác dụng: nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu văn, nhấn mạnh ý nghĩa và chỉ ra những hành động tử tế của con người trong cuộc sống

Câu 4: (1 điểm)

Học sinh chọn đồng ý hoặc không đồng ý và đưa ra lý giải hợp lệ. Đồng ý vì làm việc tử tế không phải chỉ làm một lần, hai lần mà phải là cả cuộc đời, bằng những việc làm và hành động vô cùng đơn giản. Như vậy chúng ta mới có thể trưởng thành mỗi ngày, cảm thấy sống có ý nghĩa hơn và xã hội cũng sẽ ngày càng lan tỏa nhiều hơn những tấm gương người tốt việc tốt…

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

NLXH 

a.Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn (0,25 điểm)

Có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luậnl (0,25 điểm) 

Cách để việc tử tế lan tỏa trong môi trường học đường 

c. Lựa chọn thao tác lập luận phù hợp để triền khai vấn đề theo nhiều cách nhưng cần làm rõ nội dung (1,0 điểm)

- 1 câu mở đoạn: việc tử tế là cần thiết và quan trọng trong nhà trường, một môi trường học đường tràn ngập việc tử tế thì sẽ lan tỏa ra xã hội góp phần tạp nên một xã hội văn minh, tốt đẹp.

 - Các câu khai triển đoạn: 

+ Người sống tử tế là người có văn hóa, có phẩm chất và nhân cách tốt đẹp, luôn sống chan hòa, yêu thương và hết lòng vì người khác. Làm việc tử tế mỗi ngày giúp bản thân cảm thấy mình có ích, có trách nhiệm…từ đó ngày càng hoàn thiện hơn… 

+ Trong môi trường học đường, việc tử tế bắt đầu bằng những việc làm và hành động nhỏ nhặt như lễ phép với thầy cô giáo, tôn trọng bạn bè, tuân thủ các quy định về học tập và kỷ luật, vệ sinh của nhà trường, không ăn uống vứt rác bừa bãi, nhặt được của rơi trả lại cho bạn… 

+ Tham gia các hoạt động của nhà trường như phong trào nuôi heo đất ủng hộ quỹ khuyến học LVC, ủng hộ miền Trung lũ lụt, các phong trào thiện nguyện đoàn… + Tuyên truyền, vận động và chia sẻ những tấm gương việc tốt người tốt, hoặc những hành động đẹp ở bên ngoài xã hội vào nhà trường để góp phần xây dựng một môi trường học đường văn minh, lành mạnh hơn.

+ Một vài câu chuyện, tấm gương tử tế điển hình… 

+ Phê phán những cá nhân thiếu ý thức…

- 1 câu kết đoạn: khẳng định lại lần nữa ý nghĩa của việc sống tử tế mỗi ngày. Từ đó đưa ra những bài học nhận thức và hành động để góp phần lan tỏa những việc tử tế trong môi trường học đường.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm)

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 

e. Sáng tạo (0,25 điểm)

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận

Câu 2: (5 điểm)

-Mở bài:

Giới thiệu khái quát vài nét về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và bài thơ “Nhàn” 

-Thân bài: 

Hai câu đề: Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm. 

- Mai, cuốc, cần câu: Là những dụng cụ lao động cần thiết, quen thuộc của người nông dân. 

- Phép liệt kê kết hợp với số từ “một”: Gợi hình ảnh người nông dân đang điểm lại công cụ làm việc của mình và mọi thứ đã sẵn sàng. 

- Nhịp thơ 2-2-3 thong thả đều đặn → Cuộc sống ở quê nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn bó với công việc nặng nhọc, vất vả, lam lũ của một lão canh điền. 

- Trạng thái “thơ thẩn”: chăm chú vào công việc, tỉ mẩn -> Tâm trạng hài lòng, vui vẻ cùng trạng thái ung dung, tự tại của nhà thơ. 

=> Hai câu thơ khái quát hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở quê nhà vất vả, lam lũ, mệt nhọc nhưng tâm hồn lúc nào cũng thư thái, thanh thản. 

Hai câu thực: Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm 

- Nghệ thuật đối: ta – người, dại – khôn: nhấn mạnh quan niệm sống mang tính triết lí, thâm trầm của nhà thơ. 

- Nghệ thuật ẩn dụ: 

+ “Nơi vắng vẻ”: Tượng trưng cho chốn yên tĩnh, thưa người, nhịp sống yên bình, êm ả. Ở đây ngụ ý chỉ chốn quê nhà 

+ “Chốn lao xao”: Tượng trưng cho chốn ồn ào, đông đúc huyên náo, tấp nập, cuộc sống xô bồ, bon chen, giành giật, đố kị. Ở đây chỉ chốn quan trường. 

⇒ Thể hiện quan niệm sống “lánh đục về trong” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hai câu luận: Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà. 

- Việc ăn uống: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá. Là những món ăn thôn quê dân giã, giản dị thanh đạm và có nguồn gốc tự nhiên, tự cung tự cấp. 

- Chuyện sinh hoạt: Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao…Thói quen sinh hoạt tự nhiên, thoải mái, có sự giao hòa, quấn quýt giữa con người với thiên nhiên. 

⇒ Hai câu thơ miêu tả bức tranh bốn mùa có cả cảnh đẹp, cả cảnh sinh hoạt của con người ⇒ Sự hài lòng về cuộc sống đạm bạc, giản dị, hòa hợp với tự thiên mà vẫn thanh cao, tự do thoải mái của Nguyễn Bỉnh Kiêm.  

Hai câu kết: Triết lí sống nhàn

- Sử dụng điển tích: Coi phú quý tựa như một giấc chiêm bao -> Thể hiện sự tự thức tỉnh, tự cảnh tỉnh mình và đời, khuyên mọi người nên xem nhẹ vinh hoa phù phiếm. 

⇒ Triết lí sống Nhàn: Biết từ bỏ những thứ vinh hoa phù phiếm vì đó chỉ là một giấc mộng, khi con người nhắm mắt xuôi tay mọi thứ trở nên vô nghĩa, chỉ có tâm hồn, nhân cách mới tồn tại mãi mãi. 

⇒ Thể hiện vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Coi khinh danh lợi, cốt cách thanh cao, tâm hồn trong sáng. 

- Kết bài :

+ Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ Nhàn 

+ Liên hệ thực tế, bài học nhận thức rút ra. 

----------HẾT---------

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Đà Nẵng 2021 Đề 4

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I.ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Câu 1 : Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em đã có chồng anh tiếc lắm thay.
Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không.
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá cắn câu.
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra ?”

(Ca dao)

a. Xác định phong cách ngôn ngữ và thể thơ của văn bản. (0.5 điểm)

b. Văn bản trên sử dụng các phương thức biểu đạt nào? (0.5 điểm)

c. Nêu nội dung chính của văn bản. (0.5 điểm)

d. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong 2 câu: “Bây giờ em đã có chồng, Như chim vào lồng như cá cắn câu.”? (1.0 điểm)

e. Viết đoạn văn từ 5 đến 7 dòng thể hiện cảm nhận của anh/chị về nỗi niềm của nhân vật “em” trong 4 câu cuối của văn bản. (0.5 điểm)

Câu 2: (1điểm)

Trong truyện “An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy” (SGK lớp 10 tập 1) có chi tiết Rùa vàng hiện lên rẽ nước đưa An Dương Vương xuống biển. Anh/chị hãy cho biết ý nghĩa của chi tiết đó.

II: LÀM VĂN (6 điểm)

Bằng hình thức nhập vai hóa thân vào nhân vật, anh/chị hãy kể lại quá trình đấu tranh của Tấm với mẹ con Cám sau khi được trở thành Hoàng Hậu.

----------HẾT---------

Đáp án và thang điểm

I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Câu 1:

a: (0,5 điểm)

PCNN : Nghệ thuật Thể thơ lục bát

b: (0,5 điểm)

PTBĐ tự sự, biểu cảm, miêu tả

c: (0,5 điểm)

Lời than vãn của chàng trai về việc cô gái đã đi lấy chồng.

Lời trách móc của cô gái vì chàng trai quá chậm trễ trong việc bày tỏ tình cảm với cô.

d: (1 điểm)

- Biện pháp tu từ So sánh (như chimnhư cá) (0.25 điểm).

- Tác dụng: nhấn mạnh vào tình cảnh bị rang buộc bởi hôn nhân của cô gái. Gợi hình ảnh gò bó, tù túng (chim lồng, cá chậu). Gợi cảm xúc buồn bã, tiếc nuối của cô gái (0.25 điểm).

- Biện pháp tu từ Ẩn dụ (chim vào lồngcá cắn câu) (0.25 điểm).

- Tác dụng: nhấn mạnh vào tình cảnh bị rang buộc bởi hôn nhân của cô gái. Gợi hình ảnh gò bó, tù túng (chim lồng, cá chậu). Gợi cảm xúc buồn bã, tiếc nuối của cô gái (0.25 điểm).

e: (0,5 điểm)

Bày tỏ tình cảm buồn bã, xót xa, tiếc nuối ...

Đúng kỹ năng viết đoạn văn ...

Câu 2: (1 điểm)

Ý nghĩa của yếu tố thần kì:

- Giúp câu chuyện trở nên hấp dẫn, lôi cuốn

- Phản ánh thái độ của nhân dân với nhân vật lịch sử: kính trọng, biết ơn vị vua An Dương Vương nên nhân dân đã bất tử hóa

II. LÀM VĂN (6 điểm)

1. Mở bài

- Giới thiệu câu chuyện, nhân vật kể chuyện.

2. Thân bài

Các sự việc chính:

- Tấm bị mẹ con Cám hại chết khi về giỗ bố

- Tấm hóa thành chim vàng anh bay về cung, báo hiệu sự hiên diện của mình. Mẹ con Cám giết chim vàng anh

- Tấm hóa thành cây xoan che bóng mát cho vua. Mẹ con Cám chặt cây xoan làm khung cửi

- Tấm hóa mình vào khung cửi, cảnh cáo Cám. Mẹ con Cám đốt khung cửi

- Tấm hóa thành quả thị, được một bà lão yêu thích mang về nhà và trở lại thành người chung sống hạnh phúc bên bà lão.

- Tấm gặp lại vua và được đón về cung.

- Tấm trừng trị Cám.

3. Kết bài

Bài học từ câu chuyện đấu tranh của Tấm: chủ động, mạnh mẽ, kiên trì, cương quyết,...

(Học sinh có thể sáng tạo khi kể nhưng vẫn phải đảm bảo cốt truyện và ngôn ngữ văn học; biết vận dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, liên tưởng,..để làm bài)

----------HẾT---------

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Đà Nẵng 2021 Đề 7

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

Một cô giáo trường công đã giúp tôi hiểu rõ cái ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận. Khi nhìn cách tôi cầm sách trong giờ tập đọc, hiển nhiên cô đã nhận thấy có gì không bình thường; cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện mà dẫn tôi tới bác sĩ nhãn khoa riêng của cô, không phải kiểu làm việc thiện mà như với một người bạn. Thật ra, tôi ngạc nhiên về hành động đó đến nỗi không nhận biết được chuyện gì đã xảy ra, cho tới một ngày kia cô đưa cho tôi một cặp kính. “Em không thể nhận được. Em không có tiền trả đâu”, tôi nói, cảm thấy xấu hổ vì nhà mình nghèo. Cô liền kể chuyện cho tôi nghe: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo một ngày kia cô sẽ trả cặp kính đó bằng cách tặng kính cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.” Thế rồi cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất mà chưa ai từng nói với tôi: “Một ngày nào đó em sẽ mua kính cho một cô bé khác”. Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa nhận một món quà, mà như người chuyển tiếp món quà đó cho kẻ khác với tấm lòng tận tụy.

(Theo Bin-li Đa-vít, trong Trái tim người thầy,NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004)

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2: Xác định nội dung chính của văn bản?

Câu 3: Hãy đặt nhan đề cho văn bản?

Câu 4: Viết bài văn nghị luận ngắn( khoảng một mặt giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về bài học cuộc sống mà em rút ra từ ngữ liệu trong phần đọc hiểu trên.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Phân tích người anh hùng Đăm Săn trong Chiến thắng Mtao Mxây.

----------HẾT---------

Đáp án và thang điểm

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1. (0,5 điểm)

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2. (0,5 điểm)

- Nội dung chính của văn bản: Văn bản kể chuyện 1 cô giáo đã giúp cho nhân vật tôi hiểu rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.

Câu 3. (1 điểm)

 - Đặt nhan đề cho văn bản ( HS có thể đặt nhiều nhan đề khác nhau, nhưng yêu cầu nhan đề phải thể hiện được nội dung của văn bản), ví dụ: Cho và nhận, ….

Câu 4. (1 điểm)

* Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ( cho và nhận...)

* Thân bài: Giải thích, trình bày, chứng minh làm rõ vấn đề

- Giải thích:

+ Cho là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tấm lòng của một người. Nhận là được đáp trả, được đền ơn.

+ Cho và nhận là mối quan hệ nhân quả, tương trợ, bổ sung cho nhau.

- Biểu hiện:

+ Sự chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, đau khổ

+ Chúng ta trao đi yêu thương sẽ nhận lại sự thanh thản và niềm vui trong tâm hồn.

+ Điều nhận lại đôi khi không phải trong phút chốc, hiển hiện ngay trước mắt mà có khi là cả một quá trình.

- Ý nghĩa: Cho và nhận là việc làm đáng được ngợi ca với tinh thần: “ một người vì mọi người”

Phê phán: Những kẻ tham lam, ích kỉ, sống tàn nhẫn, chỉ muốn nhận, muốn vay mà không muốn cho, muốn trả; phê phán một bộ phận giới trẻ ngày nay chỉ biết “nhận” từ cha mẹ mà không biết “cho”…

- Bài học: Cuộc sống của mỗi người sẽ trở nên tầm thường nếu chỉ biết nhận mà không biết cho. Cho đi là điều chúng ta nên làm trong cuộc sống hằng ngày để nhận lại rất nhiều thứ về sau. Mỗi người hãy cho đi nhiều hơn để nhận lại nhiều hơn

* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của bức thông điệp của sự cho và nhận, mở rộng nâng cao vấn đề và liên hệ bản thân.

II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)

I. Mở bài

- Giới thiệu về sử thi Đăm Săn và đoạn trích chiến thắng Mtao Mxây

- Khái quát về hình tượng người anh hùng Đăm Săn: Dũng mãnh, cao thượng, đẹp như một vị thần.

II. Thân bài

1. Đăm Săn trong cuộc chiến với Mtao Mxây

- Trong cảnh khiêu chiến:

Đăm Săn gọi, khiêu khích để Mtao Mxây xuống chiến đấu.

Không thèm đánh lén, đâm khi Mtao Mxây xuống.

⇒ Đăm Săn là người đàng hoàng, ngay thẳng, tự tin quyết kiệt. Đối lập với sự hèn nhát của Mtao Mxây.

- Trong trận đấu:

Đăm Săn múa khiên, một lần xốc tới chàng vượt một đồi tranh, một lần xốc tới vượt một đồi lồ ô.

Chàng chạy vun vút qua phía Đông, vun vút qua phía Tây.

Ăn được miếng trầu của Hơ Nhị, múa trên cao gió như bão, múa dưới thấp gió như lốc, múa chạy nước kiệu quả núi ba lần rạn nứt... Nhưng đâm không thủng Mtao Mxây.

Chi tiết miếng trầu biểu tượng cho sức mạnh cộng đồng, cho thấy Đăm Săn chiến đấu có sử ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng.

Được ông trời chỉ giúp, đâm chết được kẻ thù, cắt đầu đem bêu ngoài đường. Ông trời đại diện cho thần linh chỗ dựa tinh thần của cộng đồng thị tộc cũng giúp đỡ và đứng về phía Đăm Săn.

⇒ Đăm Săn là một dũng sĩ vô cùng dũng cảm, tài năng, có sức mạnh phi thường, lấn át kẻ thù.

⇒ Chiến đấu vì mục đích bảo vệ danh dự cá nhân, hạnh phúc gia đình và quan trọng hơn là danh dự và sự bình yên của cộng đồng, thị tộc,

2. Đăm Săn trong cảnh trở về và tiệc ăn mừng chiến thắng

- Đăm Săn trong cảnh trở về:

Đăm Săn với dân làng có ba cuộc đối đáp, là lời thuyết phục của Đăm Săn và lời chấp thuận đi theo của dân làng.

Ba cuộc đối đáp gặp nhau ở tiếng nói đồng lòng “không đi sao được” và có sự tăng tiến.

=> Đăm Săn trở thành người anh hùng giàu có, chiến đấu để thỏa khát vọng của cộng đồng.

=> Sự yêu mến, ngưỡng mộ, thán phục của dân làng về tài năng và phẩm chất của Đăm Săn, quyết tâm một lòng đi theo.

- Cảnh ăn mừng chiến thắng:

Ngoại hình: Nằm trên võng, tóc thả trên sàn, Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang nhiều gươm giáo, đôi mắt long lanh, bắp chân to bằng cây xà ngang

Sức mạnh: Sức ngang sức voi đực, hơi thở ầm ầm tựa sấm, nằm sấp thì gãy gầm sàn, nằm ngửa thì gãy xà dọc,...

Phẩm chất: Danh tiếng lẫy lừng, được tung hô, ca ngợi là một “dũng tướng chắc chết mười mươi cũng không lùi bước”

=> Đăm Săn hiện lên như một một vị thần mang vẻ đẹp dũng mãnh, hoang sơ của núi rừng.

=> Thể hiện cái nhìn ngưỡng vọng, sùng kính của nhân dân đối với người anh hùng của cộng đồng

3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Cách kể và tả hấp dẫn

- Ngôn ngữ khoa trương, phóng đại.

- Sử dụng các phép liệt kê, so sánh, tăng tiến, đối lập.

- Giọng điệu trang trọng toát ra từ cái nhìn sử thi đầy chiêm bái, ngưỡng vọng.

III. Kết bài

- Khái quát về các đặc điểm của nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Mở rộng: Bên cạnh anh hùng Đăm Săn còn có rất nhiều hình tượng người anh hùng đại diện cho cộng đồng được khắc họa như Đăm Di, Xinh Nhã, Khinh Dú (Ê-đê), Đăm Noi (Ba-na),..

----------HẾT---------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: Đọc 2 đoạn văn và trả lời các câu hỏi từ (a) đến (d).

1. Một cô bé mười lăm tuổi, được mẹ chở đi đánh cầu lông. Xe hai mẹ con bị va quẹt, đồ đạc trên xe văng tung tóe. Người mẹ vội vàng gom nhặt, vài người đi đường cũng dừng lại phụ giúp còn cô bé thờ ơ đứng nhìn. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và thản nhiên dặn: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!”.

2. Một cậu học sinh khi được hỏi về ca sĩ nổi tiếng mà cậu hâm mộ, cậu đã trả lời rất rành mạch về cách ăn mặc, sở thích của ca sĩ đó. Nhưng khi được hỏi về nghề nghiệp, sở thích của cha mẹ cậu, cậu ta ấp úng, không trả lời được.

a/ Xác định chủ đề và phương thức diễn đạt của hai đoạn văn.

b/ Câu nói : “ Lát mẹ về nhớ mua cho con li chè!” của cô bé, và thái độ “ấp úng không trả lời được” của cậu bé đã gợi cho em suy nghĩ gì? ( viết từ 2 đến 4 câu trình bày suy nghĩ )

c/ Tìm và gọi tên hai phép liên kết khác nhau trong đoạn văn 2.

d/ Thể hiện là một người con trong gia đình, em hãy viết một đoạn văn (4-6 câu) nêu suy nghĩ của bản thân về cách cư xử đúng mực của con cái đối với cha mẹ.

e/ Từ hai đoạn văn trên, em hãy viết bài văn nghị luận bàn về chủ đề của hai đoạn văn đưa ra .

Câu 2: Tục ngữ có câu: Một sự nhịn, chín sự lành.

Từ lời khuyên dạy của cha ông, em có suy nghĩ gì về “văn hóa nhường nhịn” trong cuộc sống hiện nay. Viết một bài văn khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ ấy.

II.LÀM VĂN (7 điểm)

Vẻ Đẹp Của Nhân Vật Pê-Nê-Lốp Qua Đoạn Trích Uy-Lít-Xơ Trở Về

----------HẾT---------

Đáp án và thang điểm

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

a/ Xác định chủ đề và phương thức diễn đạt của hai đoạn văn.

- Sự vô tâm, vô cảm của con người trong cuộc sống

- PTBĐ: Đoạn văn 1: Tự sự

Đoạn văn 2: 

b/ Câu nói : “ Lát mẹ về nhớ mua cho con li chè!” của cô bé, và thái độ “ấp úng không trả lời được” của cậu bé đã gợi cho em suy nghĩ gì? ( viết từ 2 đến 4 câu trình bày suy nghĩ )

- Đó cũng là thể hiện của sự suy tàn về chữ hiếu và vi phạm nghiêm trọng đạo đức con người Á Đông. Hai hiện tượng trên như một lời cảnh tỉnh đối với bổn phận làm con của chúng ta.

c/ Tìm và gọi tên hai phép liên kết khác nhau trong đoạn văn 2.

- Phép nối: Nhưng

- Phép lặp: cậu ( 2 lần)

d/ Thể hiện là một người con trong gia đình, em hãy viết một đoạn văn (4-6 câu) nêu suy nghĩ của bản thân về cách cư xử đúng mực của con cái đối với cha mẹ.

- Cư xử đúng mực với ông bà, cha mẹ

- Sống có hiếu thuận, kính trên nhường dưới

- Phải biết chia sẻ, yêu thương, biết phân biệt đúng sai.

d/

1. Mở bài: Đặt vấn đề: Sự vô tâm của thế hệ gấu bông đã làm giật mình các bậc cha mẹ. Hai hiện tượng mà báo Tuổi trẻ Chủ nhật đã nêu là khá phổ biến. Đó cũng là thể hiện của sự suy tàn về chữ hiếu và vi phạm nghiêm trọng đạo đức con người Á Đông. Hai hiện tượng trên như một lời cảnh tỉnh đối với bổn phận làm con của chúng ta.

2· Thân bài:

+ Biểu hiện: Giải thích nội dung của hai hiện tượng trên nói lên sự vô tâm của thế hệ trẻ đối với những người thân yêu nhất, có công nuôi dưỡng và bảo bọc chúng ta từ khi mới sinh ra – đó là cha mẹ, ông bà, thầy cô giáo, ...Hình ảnh một em bé thờ ơ khi mẹ đi nhặt đồ và hồn nhiên nói: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!” cũng như hình ảnh một cậu học sinh rất rành về sở thích của ca sĩ cậu yêu thích mà chẳng biết gì về sở thích, nghề nghiệp, tâm trạng và niềm đau của bố mẹ mình. Điều đó đã tạo nên sự phản cảm mạnh mẽ trong tâm hồn người đọc.

+ Nguyên nhân:

Giới trẻ thường chỉ quan tâm tới cuộc sống và sở thích của mình, đó là một trong những biểu hiện của thói ích kỉ.

Bậc cha mẹ thiếu sâu sát, thiếu quan tâm đúng mực đến hành vi, sở thích và nhân cách của con.

Nhà trường và xã hội thiếu phương pháp giáo dục đúng mực, thiếu những hoạt động để rèn luyện nhân cách của học sinh và gắn kết con cái với cha mẹ.

Nhà trường và gia đình còn thờ ơ với việc giáo dục cẩn trọng về đạo đức làm người và những đức tính như: hiếu thảo, lòng biết ơn, lòng nhân ái, tính vị tha, khả năng chia sẻ với những người thân yêu, ...

+ Hậu quả:

Nếu không khắc phục được những hiện tượng này, xã hội càng ngày càng trở nên băng hoại về đạo đức và sự vô cảm càng ngày càng trở nên phổ biến.

Những hiện tượng trên là nhát dao cứa vào lương tâm của những người Việt Nam có đạo đức, là nỗi đau dai dẳng cho thế hệ cha anh.

Những hiện tượng trên là sự xói mòn về đạo đức, là sự chạy theo những nét đẹp phù phiếm và hư ảo, bỏ quên những nét đẹp chân thật và những tình cảm thiêng liêng.

+ Cách khắc phục:

Chủ quan: bản thân mỗi con người phải ý thức về trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội, rèn luyện lòng nhân ái, lòng vị tha từ những việc nhỏ nhặt nhất.

Khách quan: gia đình, nhà trường và xã hội nên chú trọng hơn về việc giáo dục nhân cách cho học sinh, dạy học sinh biết quan tâm tới những người thân yêu, gần gũi với mình, dạy học sinh biết cảm nhận vẻ đẹp của lòng vị tha, sự chia sẻ, đồng cảm và lối sống có trách nhiệm.

Lên án mạnh mẽ lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, ích kỉ.

3· Kết bài: Hai hiện tượng trên đã đánh thức lương tâm của những người đã từng mắc vào những lỗi lầm tương tự. Đó là hồi chuông cảnh tỉnh đối với thế hệ trẻ nói riêng và đối với tất cả những người Việt Nam.

Câu 2: (1 điểm)

1. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bàn về sự nhường nhịn

2. Thân bài:

* Giải thích và nêu biểu hiện của sự nhường nhịn:

- Sự nhường nhịn là gì?

Nhường nhịn đó là một phẩm chất đáng quý trong cuộc sống, cần nhường nhịn với tất cả mọi người, nghĩa đen của nhường nhịn đó là những đức tính tốt mà mỗi người cần phải rèn luyện và có được nó, mỗi phẩm chất đều phải trong quá trình rèn luyện và tu dưỡng nó, ở đây nhường nhịn không phải là chấp nhận thua cuộc mà là sự cảm thông đối với đối phương, việc nhường nhịn sẽ tạo nên những phẩm chất vô cùng đáng quý và góp phần tạo nên cho mình những điều đáng quý hơn, ngoài những điều đó bản thân mỗi người đều phải ra sức rèn luyện và tu dưỡng đạo đức của mình, mỗi người là một tấm gương cho việc học tập và tu dưỡng đạo đức, nhường nhịn sẽ tạo nên cho mình một phẩm chất cao quý đó là sự cảm thông thấu hiểu và những hiểu biết chi tiết về bản chất của sự vật và sự việc.

- Biểu hiện của người biết sống nhường nhịn: Nhường nhịn không chỉ được áp dụng trong một ngôi nhà để thấy được sự hạnh phúc và ấm áp trong mỗi thành viên trong gia đình mà nó hiện hữu trong những trường hợp riêng và nó góp phần tạo nên một ý nghĩa vô cùng đặc biệt, nó tạo nên một cuộc sống tốt đẹp hơn, không chỉ trong gia đình nó tạo nên một cảm giác gần gũi mà nó tạo nên những cảm giác gần gũi giữa các thành viên trong gia đình, những sự nhường nhịn đó sẽ làm nên cho chúng ta được những điều tuyệt vời nhất, gia đình lúc nào cũng có những cảm giác êm ấm và hạnh phúc, mỗi người đều biết nhường nhịn và cảm thông cho nhau thì gia đình sẽ mãi luôn được hạnh phúc và nó phát triển một cách toàn diện hơn, mỗi người đều tạo nên những không gian riêng và nó to lớn ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của mỗi người, chúng ta thấy được sự nhường nhịn đó sẽ làm cho mỗi người luôn luôn có cảm giác an toàn hạnh phúc và không gian trong gia đình lúc nào cũng ấm áp và không có những tranh cãi riêng nó tạo nên cảm giác hạnh phúc và vô cùng ý nghĩa.

* Trình bày ý nghĩa của sự nhường nhịn:

- Sự nhường nhịn sẽ bảo vệ mối quan hệ giữa người với người thông qua việc bảo vệ và gìn giữ hòa khí, đồng thời thiết lập nên tinh thần gắn kết, đoàn kết.

- Sự nhường nhịn còn giúp con người vượt thoát khỏi những bon chen, ích kỷ, toan tính của cuộc sống xô bồ, tấp nập thường ngày.

- Sống nhường nhịn còn giúp con người bao dung, sẻ chia với những khó khăn, hoạn nạn của người khác và là biểu hiện của lối sống vị tha cao đẹp: "Mình vì mọi người".

* Lật lại vấn đề:

- Những người sống ích kỷ, bon chen, tranh giành quyền lợi trong xã hội.

* Bài học nhận thức và hành động:

- Chúng ta cần mở rộng lòng mình để sẵn sàng tha thứ, bỏ qua sai lầm của người khác

- Giúp đỡ người khác nhận ra và khắc phục những sai lầm.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại ý nghĩa của lòng khoan dung. Liên hệ bản thân.

II.LÀM VĂN (7 điểm)

1. Mở bài

- Giới thiệu về vị trí đoạn trích

- Nêu khái quát Vẻ đẹp của nhân vật Pê-nê-lốp không chỉ ở ngoại hình mà còn ở tính cách và tâm hồn.

2. Thân bài

* Hoàn cảnh xuất hiện đoạn trích.

* Vẻ đẹp của Pê-nê-lốp

- Tình yêu chung thủy, sắt son của Pê-nê-lốp thông qua việc trì hoãn tái giá.

- Sự thông minh của nàng khi nghĩ ra cách ngày dệt tấm thảm đêm lại tháo để tấm thảm - không bao giờ hoàn thành và nàng không phải tái giá.

- Sự thông minh thể hiện qua các thử thách nàng dành cho Uy-lít-xơ chính là bí mật giữa hai người.

- Sự thận trọng và bình tĩnh thể hiện qua cách nói chuyện, qua những lập luận rằng Uy-lít-xơ không thể trở về.

- Sự thận trọng khi nghĩ đủ mọi cách để thử thách xem kẻ hành khất có phải là chồng của mình hay không.

3. Kết bài

- Khẳng định lại nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật thành công của tác giả.

- Nếu lại vẻ đẹp hình thể cũng như nhân cách, phẩm giá của nhân vật Pê-nê-lốp. Đồng thời tôn vinh vẻ đẹp của phụ nữ Hy Lạp cổ đại.

----------HẾT---------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ngày mai mình sẽ dậy sớm tập thể dục, ngày mai mình sẽ học tiếng Anh… ngày mai và ngày mai nhưng không biết là ngày mai nào. Đấy là “căn bệnh” khó chữa của nhiều người trẻ hiện nay. Trao đổi về vấn đề này, anh Lê Đình Hiếu (tốt nghiệp thủ khoa Trường ĐH California, Los Angeles UCLA; Forbes Under 30 năm 2016) cho rằng với cá nhân từng người trẻ Việt Nam trong thời kỳ 4.0, “căn bệnh” này thực sự nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của các bạn. “Vì sao? Vì thời đại mà các bạn đang sống là thời đại của sự năng động, cập nhật liên tục, nên nếu chậm tay thì cơ hội sẽ vụt mất ngay (…), anh Hiếu chỉ ra. Theo anh Hiếu sinh viên Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để hiện thực hóa ý tưởng của các bạn, tuy nhiên cái cách mà các bạn triển khai ý tưởng lại khiến người ta lo lắng. Anh Hiếu cũng cho rằng để chữa bất kỳ căn bệnh nào đều cần hai yếu tố là thuốc hoặc phương pháp tác động từ bên ngoài và ý chí tinh thần từ cá nhân bên trong. Xét về góc độ giáo dục, các bạn trẻ đang thiếu những kỹ năng sắp xếp công việc, quản lý thời gian,... việc không quản lý quỹ thời gian mình đúng cách cũng là một nguyên nhân khiến các bạn lúc nào cảm giác mình không đủ thời gian thực hiện tất cả mọi việc trong một ngày mà cứ chần chừ ngày này sang ngày khác. (…)Nhưng về bản chất vẫn là ý chí và tinh thần của chính bản thân.(…)

Nếu như không muốn tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá thì ngay từ bây giờ các bạn có sẵn sàng nghiêm túc với bản thân và thôi nuông chiều cảm xúc? Và hôm nay bạn đã làm hết được những điều mà ngày hôm qua mình hứa sẽ làm?

(Lần lữa “căn bệnh” khó chữa của người trẻ - Hoa Nữ-Báo Thanh Niên - 12/10/2018)

a/ Nêu nội dung của văn bản.

b/ Xác định một phép liên kết được sử dụng trong văn bản.

c/ Theo bài viết, nguyên nhân chủ yếu nào đã khiến giới trẻ nảy sinh “căn bệnh” lần lữa rất khó chữa?

d/ Nêu ý kiến của bản thân về những biện pháp để khắc phục “căn bệnh” lần lữa.

II.LÀM VĂN (7 điểm)

Vẻ Đẹp Của Nhân Vật Xi-Ta Được Thể Hiện Qua Đoạn Trích Ra-Ma Buộc Tội

----------HẾT---------

Đáp án và thang điểm

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

a/ (0,5 điểm)

 Nội dung: Bàn về “căn bệnh” lần lữa khó chữa của giới trẻ

b/ (0,5 điểm)

HS trình bày được 1 trong các phép liên kết sau:

- Phép lặp từ: “ căn bệnh”, bạn…

- Phép nối: vì, nhưng , và…

- Phép thế: vấn đề này - 'căn bệnh' khó chữa của nhiều người trẻ hiện nay.

c/ (1 điểm)

Nguyên nhân chủ khiến giới trẻ nảy sinh “căn bệnh” lần lữa rất khó chữa: Ý chí và tinh thần của chính bản thân họ chưa đủ mạnh mẽ; họ chưa thật sự nghiêm túc với bản thân và còn nuông chiều cảm xúc của mình.

d/ (1 điểm)

HS tự bộc lộ nhận thức bản thân về giải pháp khắc phục “căn bệnh” lần lữa ( 2 giải pháp)

Gợi ý:

- Tham gia những chương trình tập huấn, những khóa đào tạo về kỹ năng mềm: sắp xếp công việc, quản lý thời gian…

- Tìm môi trường học tập, làm việc thích hợp, xung quanh là những con người năng động và trải nghiệm đủ lâu với môi trường đó.

- Hoàn thiện bản thân bằng thói quen sống chủ động, năng động, tích cực, quyết đoán, “ việc hôm nay chớ để ngày mai”

II.LÀM VĂN (7 điểm)

1. Mở bài

- Giới thiệu nguồn gốc và giá trị bộ sử thi Ra - ma - ya - na.

- Giới thiệu sơ lược đoạn trích "Ra - ma buộc tội".

 - Vẻ đẹp nhân vật Xi - ta trong đoạn trích.

2. Thân bài

- Hoàn cảnh diễn ra trong đoạn trích " Ra - ma buộc tội".

- Lời buộc tội vô căn cứ của Ra - ma dành cho vợ mình rằng nàng đã mất đi sự trong sạch và chung thủy.

- Cảm xúc đau đớn đến tột cùng như muốn chết đi sống lại của Xi - ta trước lời buộc tội hồ đồ của chồng.

- Nén sự đau khổ, nàng bình tĩnh trở lại và thanh minh cho sự trong sạch của mình.

- Nàng đưa ra dẫn chứng về nguồn gốc xuất thân, lời thề, tình yêu, sự trung thành của nàng đối với chồng.

- Tuy nhiên, tất cả thanh minh của nàng vẫn không làm nguôi cơn giận của Ra - ma.

- Nàng tuyệt vọng, dũng cảm quyết định bước lên giàn hỏa thiêu nhờ thần A - nhi minh chứng cho sự trong sạch của mình.

- Nhờ thần A - nhi mà nàng được minh oan và trở về bên Ra - ma.

 - Tác phẩm đậm chất sử thi nhưng cũng rất đời thường.

3. Kết bài

Tổng hợp lại về hình ảnh nhân vật Xi - ta và khẳng định sự hình tượng hóa người phụ nữ Ấn Độ trong nhân vật Xi - ta.

----------HẾT---------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Thể loại:

Truyền kì là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại mà khi viết tác giả thường đưa vào những yếu tố hoang đường, kì lạ. Qua câu chuyện về thánh thần, ma quỷ, truyện truyền kì thường phản ánh hiện thực, thể hiện tư tưởng và thái độ của người viết về cuộc sống và con người.

Tác giả:

Nguyễn Dữ (? -?), sống vào khoảng thế kỉ XVI, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng (cha đỗ Tiến sĩ đời Lê Thánh Tông), là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm và bạn học của Phùng Khắc Khoan, từng đi thi và đã ra làm quan nhưng không bao lâu thì từ quan về ở ẩn. Với Truyền kì mạn lục, ông đã đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển của văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam.

Tác phẩm:

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là câu chuyện có pha nhiều yếu tố hoang đường. Đó là câu chuyện về một người tên là Ngô Tử Văn, tính tình ngay thẳng, ghét sự gian tà. Trước sự tác oai tác quái của linh hồn tên tướng phương Bắc bại trận, Tử Văn đã đốt đền. Tử Văn về gặp Diêm Vương được xử không có tội, đòi lại được ngôi đền cho Thổ thần. Tử Văn sống lại nhưng một tháng sau lại đột ngột qua đời và được trở thành quan phán sự.

Trích Đọc hiểu văn bản ngữ văn 10, Nguyễn Trọng Hoàn)

1/ Nêu nội dung chính của văn bản trên?

2/ Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?

3/ Truyện truyền kì khác thần thoại, truyện cổ tích và truyền thuyết ở điểm nào?

4/ Qua văn bản, viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về lối sống ngay thẳng, ghét sự gian tà trong cuộc sống hôm nay.

II.LÀM VĂN (7 điểm)

Qua Tấm Cám, suy nghĩ về cuộc đấu tranh giữa thiện ác, giữa người tốt kẻ xấu từ xưa đến nay

----------HẾT---------

Đáp án và thang điểm

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

1/ (0,5 điểm)

 Nội dung chính của văn bản trên:

- Giới thiệu đặc điểm thể loại truyền kì;

- Giới thiệu khái quát về cuộc đời nhà văn Nguyễn Dữ;

- Tóm tắt truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

2/ (0,5 điểm)

Phương thức biểu đạt của văn bản: thuyết minh

3/ (1 điểm)

Truyện truyền kì khác thần thoại, truyện cổ tích và truyền thuyết ở chỗ:

- Truyện truyền kì cũng có thể bắt nguồn từ truyện thần kì của dân gian nhưng nó đã có tác giả, có sự đầu tư của cấu trúc, chọn lọc chi tiết và hơn hết, mỗi truyện truyền kì là một bài học làm người trọn vẹn.

- Truyện truyền kì có dung lượng lớn hơn những truyện dân gian, ngôn ngữ kể chuyện đã có màu sắc của phong cách, nhân vật của truyện có đời sống, có cá tính. Đặc biệt các tình huống của truyện đầy những bất ngờ, hấp dẫn bởi kịch tính cao.

- Truyện truyền kì thông thường là sáng tạo của người nghệ sĩ, mỗi truyện là một vấn đề của cuộc sống. Nó không mang tính chức năng trong nội dung phản ánh và tính mô tip về hình thức của truyện.

4/ (1 điểm)

Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu:

- Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành;

- Nội dung: Từ vẻ đẹp của nhân vật Ngô Tử Văn, thí sinh liên hệ đến lối sống ngay thẳng, ghét sự gian tà trong cuộc sống hôm nay. Cụ thể:

+ Giải thích: Sống ngay thẳng là sống đúng với con người thật của mình, biết đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu. Ghét sự gian tà là căm phẫn trước sự lộng hành của cái ác

+ Ý nghĩa của lối sống: thể hiện bản lĩnh của con người chính trực, góp phần đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người, mọi nhà

+ Phê phán lối sống dối trá, đạo đức giả

+ bài học nhận thức và hành động cho bản thân: hiểu được ý nghĩa của lối sống thẳng thắn, biết đấu tranh phê bình và tự phê bình, tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

1. Mở bài

- Giới thiệu những nét khái quát về truyện Tấm Cám: Truyện cổ tích được nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam ưa thích

- Đi vào giới thiệu bài học thiện – ác mà truyện đưa đến cho độc giả: Hơn cả nhằm mục đích giải trí, truyện cổ tích Tấm Cám còn cho ta những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa kẻ tốt và người xấu trong xã hội xưa và nay

2. Thân bài

a.Thế nào là cuộc đấu tranh giữa thiện và ác?

-  Thiện: tốt đẹp, hợp với đạo đức

-  Ác: tính hay gây tai họa, đau khổ cho người khác

⇒ Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu là cuộc đấu tranh với những điều xấu, điều ác gây tai họa cho con người để hướng tới những điều tốt đẹp, hợp đạo đứb

. Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong truyện Tấm – Cám

- Cuộc đấu tranh thiện – ác diễn ra với hai mẹ con Cám đại diện cho cái xấu, cái ác:

+ Cám lười biếng nhưng muốn cướp phần thưởng là tấm lụa đào nên đã lừa Tấm lấy hết giỏ tép

+ Mẹ con Cám muốn diệt trừ người bạn duy nhất của Tấm: cá bống.

+ Mẹ con Cám không muốn cho Tấm đi xem hội, đã trộn thóc lẫn gạo, bắt Tấm nhặt riêng ra..

+ Mẹ con Cám đuổi cùng giết tận hòng chiếm đoạt vinh hoa phú quý, không cho Tấm con đường sống

-    Tấm là đại diện cho “thiện”, đứng trước hành động của mẹ con Cám:

+ Ban đầu: Chỉ biết khóc

+ Bất bình trước những hành vi mẹ con Cám đã làm

+ Tấm có sự phát triển trong hành động, phản kháng, đấu tranh một cách mãnh liệt để giành và giữ lấy hạnh phúc thuộc về mình thông qua những lần hóa thân

+ Trước sự ngỡ ngàng và khát khao được xinh đẹp như chị, Tấm đã để Cám xuống hố, rội nước sôi cho trắng đẹp rồi chết

+ Dì ghẻ ăn mắm làm từ thịt con gái cũng kinh khiếp lăn ra chết.

⇒ Có ý kiến đồng tình, có ý kiến phản đối kết thúc này bởi nó mâu thuẫn với sự hiền lành, thùy mị của Tấm ⇒ khẳng định Tấm là nhân vật chức năng, thực hiện việc tiêu diệt tận gốc cái ác

c. Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong xã hội xưa và nay

- Từ truyện Tấm Cám, có thể thấy, thiện và ác là hai hiện tượng luôn song hành trong xã hội, không khó để bắt gặp các cuộc đấu tranh thiện - ác trong xã hội xưa:

+ Chu Văn An vì bất bình, luôn mong muốn đấu tranh tới cùng cho những điều chân chính, những điều “thiện” mà đang sớ mong vua chém đầu 7 tên gian thần nhưng không thành bèn từ quan về quê sống cuộc đời thanh bạch.

- Ngày nay, rất nhiều những tấm gương chiến sĩ đã hi sinh thời gian, công sức và thậm chí là tính mạng để bảo vệ điều thiện đấu tranh cho điều ác:

+ Gần đây nhất là hai hiệp sĩ đường phố của Sài Gòn đã hi sinh tính mạng trên con đường đấu tranh cho điều thiện, ngăn chặn điều ác.

⇒ Những con người với cuộc đấu tranh không khoan nhượng vì điều thiện ấy xứng đáng được ngợi ca và trân trọng

d. Mục đích, ý nghĩa của cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu

-  Tại sao lại cần có cuộc đấu tranh thiện - ác?

+ Lúc nào trong xã hội cũng luôn tồn tại hai điều này song song, thiện và ác là hai đối cực của nhau, nếu như xã hội toàn điều ác ⇒ con người rơi vào bi kịch, xã hội sẽ náo loạn

+ Ngược lại, nếu như xã hội ngập tràn những điều thiện ⇒ con người được sống, đón nhận những điều tốt đẹp, xã hội bình yên, con người phát triển

-  Nhìn nhận thực tế dù một xã hội phát triển tới đâu thì đâu đó vẫn sẽ luôn tồn tại những điều xấu, điều ác, bới vậy cuộc đấu tranh thiện – ác là cuộc đấu tranh lâu dài

-  Khẳng định dù cho cái xấu có mạnh đến đâu, điều ác có khủng khiếp như thế nào thì cuối cùng điều thiện vẫn sẽ luôn giành chiến thắng

3. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Câu chuyện Tấm Cám đã để lại những bàn luận trên nhiều khía cạnh khác nhau giữa thiện và ác.

- Liên hệ bản thân: Mỗi người cần nhận thức được ý nghĩa của cuộc đấu tranh thiện – ác để không ngừng vươn tới những điều thiện, như thế mới mong có thể trở thành một người tốt.

----------HẾT---------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Bình về hai câu thơ Ngư ca tam xướng vu hồ khoát / Mục địch nhất thanh thiên nguyệt cao của Nguyễn Trãi, nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh viết: Ông chài hát lên ba lần thì mặt hồ phủ khói lại rộng thêm ra; chú chăn trâu thổi lên một tiếng sáo thì mặt trăng trong bầu trời được đẩy cao hơn. Hồ rộng thêm vì làndân ca toả ra trên mặt nước, lan dần ra, man mác, vô biên. Trăng vọt lên cao hơn vì tiếng sáp vút thẳng trong bầu trời, không biết dừng lại ở đâu. Tả lời hát, tả tiếng sáo, đồng thời tả cảm giác của người ta khi nghe ca, nghe nhạc, ý tứ thật là hàm súc sâu xa. Không gian rộng thêm ra, cao thêm lên mà chính cũng là tâm hồn con người mở rộng ra, lớn thêm lên. Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn là thế.

(Đinh Gia Khánh, Văn học Việt Nam thế kỉX đến nửa đầu thế kí XVIII, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1978, tr. 353)

Câu 1: Trong đoạn văn trên có phần diễn xuôi các câu thơ, có phần bình về chúng. Anh (chị) hãy xác định ranh giới giữa hai phần đó.

Câu 2:Ở đoạn văn trên, tác giả nhấn mạnh điểm đặc sắc gì của các câu thơ?

Câu 3: Tác giả đã chọn hình thức lập luận nào khi triển khai đoạn văn này? Nêu những dấu hiệu giúp anh (chị) nhận ra điều đó.

Câu 4: Anh (chị) hiểu thế nào về vấn đề: Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Bài học ứng xử của nhân dân qua truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ

----------HẾT---------

Đáp án và thang điểm

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

Phần diễn xuôi các câu thơ nằm gọn trong câu thứ nhất của đoạn văn. Phần bình bắt đầu từ câu: “Hồ rộng thêm...” đến hết.

Câu 2: (0,5 điểm)

Điểm đặc sắc được tác giả đoạn văn nhấn mạnh: các câu thơ không chỉ tả khung cảnh, sự vật mà còn thể hiện được cảm giác, cái nhìn của con người khi đứng trước khung cảnh, sự vật đó.

Câu 3: (1 điểm)

Khi triển khai đoạn văn này, hình thức lập luận được lựa chọn là hình thức quy nạp. Tất cả những lời bình đều nhằm đến một kết luận được phát biểu ở câu cuối cùng: “Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn là thế”

Câu 4: (1 điểm)

“Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn” - luận điểm này đề cập đến một số chức năng cơ bản của văn học: chức năng bồi đắp tâm hồn con người, giáo dục, định hướng về lối sống. Điều này hoàn toàn nằm trong khả năng của văn nghệ, do văn nghệ phản ánh cuộc sống bằng hình tượng và là tiếng nói của tình cảm. Nhờ vậy, những điều muốn nói của văn nghệ dễ dàng lan thấm vào tâm hồn độc giả, gây nên những rung động thấm thía.

II.LÀM VĂN (7 điểm)

1. Mở bài
Giới thiệu truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ:

- Truyện An Dương Vương-Mị Châu, Trọng Thủy là một trong những truyền thuyết vô cùng tiêu biểu và để lại những giá trị sâu sắc.

 - Bằng một câu chuyện tình yêu đời thường của Mị Châu và Trọng Thủy, người sáng tạo đã nâng lên thành những tư tưởng lớn lao, những bài học về cách ứng xử trong đời sống.

2. Thân bài

- Thành Cổ Loa được xây dựng nên là nhờ hợp lòng người, thuận ý trời

→ Quyết định xây thành của An Dương Vương là đúng đắn và cho thấy được sự nhìn xa trông rộng của một nhà quân sự lỗi lạc.

- Bi kịch nước mất, nhà tan:

+ Triệu Đà âm mưu lợi dụng chuyện cầu hôn để chiếm đoạt Nỏ thần

+ Trọng Thủy- con trai Triệu Đà trở thành rể vua An Dương Vương, cũng là rể của muôn dân Âu Lạc.

+ Mị Châu một mực tin chồng→ Trao Nỏ thần cho Trọng Thủy xem→ Bị đánh tráo

+ Triệu Đà đưa quân sang xâm lược → An Dương Vương bại trận, chạy trốn, giết chết con gái trả nợ nước.

+ Trọng Thủy-Mị Châu chết, hóa ngọc trai, giếng nước

- Nguyên nhân mất nước:

+ Sự chủ quan, khinh địch của An Dương Vương

+ Lòng tin đặt nhầm chỗ của Mỵ Châu

+ m mưu thâm độc của kẻ thù

- Bài học về cách ứng xử:

+ Cần phải cẩn trọng trước mọi âm mưu của các thế lực thù địch

+ Thái độ đúng đắn giữa tình riêng và lí chung, đặt quyền lợi của quốc gia, dân tộc lên hàng đầu

+ Trong hòa bình cũng phải củng cố và xây dựng lực lượng, tránh chủ quan, khinh địch.

+ Tố cáo chiến tranh phi nghĩa

 + Lòng bao dung và nhân ái trước lỗi lầm của người khác

3. Kết bài

 Nêu suy nghĩ của bản thân về ý thức với quốc gia, dân tộc

----------HẾT---------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Ông chài hát lên ba lần thì mặt hồ phủ khói lại rộng thêm ra; chú chăn trâu thổi lên một tiếng sáo thì mặt trăng trong bầu trời được đẩy cao hơn. Hồ rộng thêm vì làndân ca toả ra trên mặt nước, lan dần ra, man mác, vô biên. Trăng vọt lên cao hơn vì tiếng sáp vút thẳng trong bầu trời, không biết dừng lại ở đâu. Tả lời hát, tả tiếng sáo, đồng thời tả cảm giác của người ta khi nghe ca, nghe nhạc, ý tứ thật là hàm súc sâu xa. Không gian rộng thêm ra, cao thêm lên mà chính cũng là tâm hồn con người mở rộng ra, lớn thêm lên. Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn là thế.

(Đinh Gia Khánh, Văn học Việt Nam thế kỉX đến nửa đầu thế kí XVIII, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1978, tr. 353)

Câu 1:Trong đoạn văn trên có phần diễn xuôi các câu thơ, có phần bình về chúng. Anh (chị) hãy xác định ranh giới giữa hai phần đó.(1 điểm)

Câu 2: Ở đoạn văn trên, tác giả nhấn mạnh điểm đặc sắc gì của các câu thơ?

Tác giả đã chọn hình thức lập luận nào khi triển khai đoạn văn này? Nêu những dấu hiệu giúp anh (chị) nhận ra điều đó. (1 điểm)

Câu 3: Anh (chị) hiểu thế nào về vấn đề: Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn. (1 điểm)

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Phân tích bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong Cảnh ngày hè

----------HẾT---------

Đáp án và thang điểm

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Phần diễn xuôi các câu thơ nằm gọn trong câu thứ nhất của đoạn văn. Phần bình bắt đầu từ câu: “Hồ rộng thêm…” đến hết.

Câu 2: (1 điểm)

Điểm đặc sắc được tác giả đoạn văn nhấn mạnh: các câu thơ không chỉ tả khung cảnh, sự vật mà còn thể hiện được cảm giác, cái nhìn của con người khi đứng trước khung cảnh, sự vật đó.

Câu 3: (1 điểm)

Khi triển khai đoạn văn này, hình thức lập luận được lựa chọn là hình thức quy nạp. Tất cả những lời bình đều nhằm đến một kết luận được phát biểu ở câu cuối cùng: “Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn là thế”.

“Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn” – luận điểm này đề cập đến một số chức năng cơ bản của văn học: chức năng bồi đắp tâm hồn con người, giáo dục, định hướng về lối sống. Điều này hoàn toàn nằm trong khả năng của văn nghệ, do văn nghệ phản ánh cuộc sống bằng hình tượng và là tiếng nói của tình cảm. Nhờ vậy, những điều muốn nói của văn nghệ dễ dàng lan thấm vào tâm hồn độc giả, gây nên những rung động thấm thía.

II.LÀM VĂN (7 điểm)

1. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm.

- Sơ lược về bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.

2. Thân bài

- Hoàn cảnh sáng tác, thể thơ.

*Bức tranh thiên nhiên:

- Cảnh ngày hè:

+ Màu sắc: xanh, đỏ, hồng.

+ Hương thơm của hoa sen.

+ Động từ mạnh: "đùn đùn", "giương", "phun", "tiễn" góp phần thể hiện trạng thái cảnh vật.

+ Âm thanh: cuộc sống, con người, tiếng ve.

+ Đảo ngữ.

 → Bức tranh thiên nhiên sống động, có sự hài hòa về màu sắc, đường nét, âm thanh, con người và cảnh vật.

*Vẻ đẹp tâm hồn:

- Tâm trạng thư thái, thanh thản trước thiên nhiên ngày hè tươi đẹp.

- Tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống.

- Tấm lòng ưu ái với dân với nước:

+ Điển tích " Ngu cầm".

+ "Dẽ có": Ước mong, khát vọng cao đẹp về một cuộc sống thái bình, cơm no áo ấm cho muôn dân.

 → Vẻ đẹp tâm hồn: Yêu nước thương dân.

3. Kết bài

Khẳng định lại bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi. Suy nghĩ và tình cảm của em về bài thơ.

----------HẾT---------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội (có thể bao gồm những người cùng một dân tộc, hoặc thuộc các dân tộc khác nhau). Muốn giao tiếp với nhau, xã hội phải có phương tiện chung, trong đó phương tiện quan trọng nhất là ngôn ngữ. Phương tiện đó vừa giúp cho mỗi cá nhân trình bày những nội dung mà mình muốn biểu hiện, vừa giúp họ lĩnh hội được lời nói của người khác. Cho nên, mỗi cá nhân đều phải tích lũy và biết sử dụng ngôn ngữ chung của cộng đồng xã hội.

Câu 1: (1 điểm) Thử tìm từ ngữ thay thế cho các từ in đậm trong đoạn văn trên và so sánh giá trị biểu đạt của từ ngữ đó với từ ngữ được thay thế với từ trong văn bản.

Câu 2: (1 điểm) Bộ phận được đặt trong ngoặc đơn (có thể bao gồm những người cùng một dân tộc, hoặc thuộc các dân tộc khác nhau) có vai trò gì trong câu? Hãy chỉ ra những phương tiện liên kết các câu trong đoạn văn.

Câu 3: Tại sao “mỗi cá nhân đều phải tích luỹ và biết sử dụng ngôn ngữ chung của cộng đồng xã hội”

Nêu chủ đề và phong cách ngôn ngữ của đoạn văn.

II.LÀM VĂN (7 điểm)

Em hiểu gì về câu tục ngữ Nhàn cư vi bất thiện?

----------HẾT---------

Đáp án và thang điểm

ĐÁP ÁN

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Từ tài sản có thể thay bằng từ của cải; giao tiếp có thể thay bằng cụm từ trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm; trình bày có thể thay bằng nói lên; lĩnh hội có thể thay bằng tiếp nhận. Những từ ngữ đưa ra để thay thế như vừa nêu vẫn có thể giúp ta hiểu được ý của đoạn văn, song giá trị biểu đạt không thể bằng những từ vốn có trong văn bản.

Câu 2: (1 điểm)

– Bộ phận được đặt trong ngoặc đơn (có thể bao gồm những người cùng một dân tộc, hoặc thuộc các dân tộc khác nhau) nhằm giải thích cho cụm từ một cộng đồng xã hội ngay trước đó.

– Các câu trong đoạn văn được liên kết với nhau bởi những phương tiện như lặp từ (Phương tiện đó vừa giúp mỗi người…), liên kết nội dung (Muốn giao tiếp với nhau…), (Cho nên, mỗi cá nhân…).

Câu 3: (1 điểm)

Mỗi cá nhân phải tích luỹ và biết sử dụng ngôn ngữ chung của cộng đồng xã hội nhằm trau dồi phương tiện giao tiếp, để có thể trình bày được những điều mình muốn nói và hiểu được những gì mà người khác muốn trao đổi.

Chủ đề của đoạn văn: Ngôn ngữ- phương tiện giao tiếp của con người trong cộng đồng xã hội. Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học.

II.LÀM VĂN (7 điểm)

1. Mở bài: Giới thiệu về câu tục ngữ "Nhàn cư vi bất thiện"

2. Thân bài

- Giải thích: "Nhàn cư vi bất thiện " là có một cuộc sống nhàn rỗi, không làm ăn, lười lao động dễ dẫn đến các hành vi xấu, sai trái.

 - Bàn luận:

 - Chứng minh: Những người lao động chăm chỉ có cuộc sống lương thiện

 - Những người lười lao động dễ dẫn đến các hành vi xấu: cờ bạc, rượu chè

 - Mở rộng: Vai trò của sự chăm chỉ lao động, phê phán những lối sống nhàn hạ, ham chơi

 - ( Lối sống nhàn hạ ở đây khác với lối sống "nhàn" của các bậc thi nhân ngày xưa)

3. Kết bài: Kết luận, liên hệ với bản thân.

----------HẾT---------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Những kết quả nghiên cứu gần đây của nhiều nhà Việt ngữ học đã chứng minh tiếng Việt cố nguồn gốc bản địa. Nguồn gốc và tiến trình phát triển của tiếng Việt gắn bó với nguồn gốc và tiến trình phát triển của dân tộc Việt – cộng đồng người đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc kiến tạo nền văn minh lúa nước trên địa bàn Đông Nam Á tiền sử, đặc biệt là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ hiện nay. Tiếng Việt được xác định thuộc họ ngôn ngữ Nam Á.

Câu 1: (1 điểm) Đoạn văn trên được tổ chức theo hình thức quy nạp, diễn dịch hay tổng phân hợp? Căn cứ vào đâu để nhận biết điều đó?

Câu 2: (1 điểm) Anh (chị) hiểu thế nào về các cụm từ ngữ nhà Việt ngữ học, tiếng Việt có nguồn gốc bản địa?

Câu 3: (1 điểm) Bắc Trung Bộ gồm những tỉnh nào? Đoạn văn trên nói về vấn đề gì?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Bình giảng một vài bài thơ Hai cư

Đáp án và thang điểm

ĐÁP ÁN

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Đoạn văn được tổ chức theo hình thức diễn dịch. Dấu hiệu nhận biết điều đó: câu mở đầu là câu có tính chất khái quát, được gọi là câu chủ đề. Các câu còn lại của đoạn triển khai cụ thể ý được nêu ở câu mở đầu.

Câu 2: (1 điểm)

Nhà Việt ngữ học là nhà khoa học nghiên cứu về tiếng Việt. Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa có nghĩa: Tiếng Việt được hình thành ngay trên đất nước của người Việt chứ không phải là thứ tiếng được du nhập từ một quốc gia khác.

Câu 3: (1 điểm)

Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Đoạn văn nói về nguồn gốc của tiếng Việt.

II.LÀM VĂN(7 điểm)

1. Mở bài

- Sơ lược về Ba-sô và phong cách sáng tác.

 - Sơ lược về thể thơ Hai cư đặc sắc nội dung nghệ thuật.

2. Thân bài

a. Bài thơ số 1: "Đất khách...cố hương":

- Tác giả rời Ê-đô trở về cố hương Mi-ê sau 10 năm xa cách, từ đó có cơ hội nhìn nhận lại định nghĩa về quê hương.

- Đứng trước sự tương phản của quá khứ - hiện tại, Mi-ê và Ê-đô, giữa cái bất tận của không gian, thời gian và cái hữu hạn của đời người tác giả đã nhận ra một chân lý, một quy luật nhân sinh sâu sắc về diễn biến tình cảm của con người, chỉ cần gắn bó với bất cứ nơi nào thì nghiễm nhiên rằng nơi ấy đã trở thành "cố hương".

 - Quý ngữ trong bài thơ là hai từ "mùa sương".

b. Bài thơ số 4 "Tiếng vượn...tái tê":

- Trong một lần đi ngang qua rừng nghe tiếng vượn hú "não nề", cùng với cơn gió mùa thu hiu lạnh nhà thơ đã có những mường tượng về kiếp nhân sinh ngắn ngủi của con người.

- Sự xót thương cho số phận của những đứa trẻ bị bỏ rơi trong rừng khiến lòng ông "tê tái".

 - Quý ngữ trong bài là từ "mùa thu".

c. Bài thơ số 6 "Từ bốn phương...hồ Bi-oa":

- Bút pháp đối lập tương phản giữa cái vô cùng vô tận của trời đất trong "bốn phương trời xa", đối lập với những cái mỏng manh nhỏ bé tầm thường trong cuộc sống con người như cánh hoa đào, mặt hồ gợn sóng.

- Bút pháp lấy động tả tĩnh, gợi ra tính chất Thiền tông, sự hài hòa của vạn vật trong cuộc sống, cái này làm nổi bật cái kia, một cách nhẹ nhàng, vắng lặng và mềm mại.

 - Qúy ngữ ẩn giấu "cánh hoa đào" gợi tả mùa xuân.

3. Kết bài

Nêu những nhận xét chung về thơ Hai cư.

----------HẾT---------


Đề thi, giáo án các lớp các môn học