Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 năm 2024 có ma trận (20 đề)

Tuyển chọn Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 năm 2024 có ma trận (20 đề) chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ đề thi Ngữ Văn 10 của các trường THPT. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 1 môn Ngữ Văn 10.

Ma trận đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10

Chủ đề Mức độ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Cộng

1. Đọc hiểu:

Xác định được cấu tạo câu trong câu văn

- Nhận biết được cấu tạo câu qua ngữ liệu cụ thể.

Chỉ ra được ý nghĩa của câu trong ngữ liệu

Vận dụng và trình bày hiểu biết về ý nghĩa của câu trong những ngữ liệu cụ thể.




1,0

1,0

1,0


30%= 3 điểm

2. Làm văn:

Kỹ năng làm văn nghị luận

văn học: về tác phẩm thơ

Nhớ được những nét chính về tác giả, tác phẩm.

Hiểu, giải thích được ý nghĩa của các từ ngữ, biện pháp nghệ thuật then chốt.

Chỉ ra được ý nghĩa của bài thơ qua các từ ngữ, biện pháp nghệ thuật then chốt.

Đánh giá, liên hệ rút ra bài học cho bản thân



0,5

1,5

4,0

1,0

70%=

7 điểm


1,0= 1,0%

3,0 = 30%

5,0 = 50%

1,0 = 10%

100%=

10 điểm

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng: Chất nicotin trong một điều thuốc lá đủ làm chết một con chuột, trong 20 điếu đủ làm chết một con bò. Trong một cuộc thi hút thuốc lá ở Pháp, một người dự thi đã hút liền 60 điếu thuốc lá và bị nhiễm độc chết ngay tại chỗ.

Năm 1954, các nhà khoa học đã tìm ra chất benzen trong khói thuốc và chứng minh chất này gây bệnh ung thư. Năm 1974, các nhà khoa học lại tìm ra chất crizen và hợp chất của metyl với hàm lượng khá cao trong khói thuốc lá, gấp 5 lần benzen. Những chất này khiến động vật nhiễm phải đều mắc bệnh ung thư với tỉ lệ 100%. Năm 1977, các nhà khoa học lại tìm ra chất metyl hiđrin gây ung thư, mỗi điếu thuốc lá chứa 0,15 miligram hóa chất này.

(Trích Vì sao có ngày thế giới không hút thuốc lá, theo http://www. Ietdanang.vn)

Câu 1: Trong đoạn trích, tác giả đã chỉ ra hút thuốc lá có những chất độc hại gì?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?

Câu 3: Hiện nay, có một số thanh niên đang sử dụng thuốc lá. Em có đồng tình với hiện tượng trên không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị để có thể ngăn chặn hiện tượng này?

Câu 2: (5.0 điểm) Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Rượu đến cội cây, ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

(Nhàntrang 129, Ngữ văn 10, Tập 1, NXB GD 2006)

--------------HẾT------------- 

Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 năm 2024 có ma trận (20 đề)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào của văn học dân gian Việt Nam?

Câu 2. Hãy nêu nội dung, ý nghĩa của văn bản trên.

Câu 3. Xác định và nêu tác dụng biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 4. Bài ca dao trên ca ngợi công ơn lớn lao của cha mẹ và khuyên răn con cái phải có thái độ hiếu kính đối với cha mẹ. Anh (chị) hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về vấn đề trên.

II. Làm văn (6,0 điểm)

Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới, bài số 43) của Nguyễn Trãi:

Rồi hóng mát thuở ngày trường, 

Hoè lục đùn đùn tán rợp giương. 

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, 

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. 

Lao xao chợ cá làng ngư phủ, 

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. 

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, 

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

 (Theo Hợp tuyển thơ văn Việt Namtập II, Văn học thế kỉ X – thế kỉ XVII,Sđđ) 

--------------HẾT------------- 

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

(Mẹ và quả, Nguyễn Khoa Điềm)

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.

(Trong lời mẹ hát, Trương Nam Hương)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

Câu 2: Nội dung của đoạn thơ trên

Câu 3: Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ “Chúng mang giọt mồ hôi mặn/Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi”. Nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật đó.

Câu 4: Trong hai dòng thơ: “Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi/Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”, tác giả thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của mình?

II. Làm văn (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm) Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói lên suy nghĩ của mình về vai trò của tình mẫu tử trong cuộc sống.

Câu 2: (5.0 điểm) Cảm nhận của em về bài thơ Nhàncủa Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Rượu đến cội cây, ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

(Nhàntrang 129, Ngữ văn 10, Tập 1, NXB GD 2006)

--------------HẾT------------- 

Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 năm 2024 có ma trận (20 đề) 

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. Phần đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu sau:

“Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn cha biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng như khâm phục biết bao nhiêu cái công việc cha đã làm cho hàng vạn con người […]. Khi con nghĩ về hàng ngàn cây số cha đã đạp xe qua, đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, dù trời nắng hay mưa, lòng con tràn ngập niềm tự hào khi tưởng tượng ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin tức từ những người yêu dấu. Cha đã gắn kết những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng.”

(Trích Cha thân yêu nhất của con, theo Những bức thư đoạt giải UPU, Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr28)

Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngô ngữ nào? (0,5 điểm)

Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản? (0,5 điểm )

Câu 3: Người con đã bộc lộ tình cảm, thái độ như thế nào đối với người cha và công việc đưa thư của ông? (1,0 điểm)

Câu 4: Từ văn bản trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng ½ trang giấy thi) về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống hôm nay (2,0 điểm).

II Phần làm văn (6,0 điểm)

Nỗi niềm của cô gái trong bài ca dao: 

Khăn thương nhớ ai,

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nớ ai

Khăn chùi nước mắt

Đèn thương nhớ ai

Mà đèn không tắt

Mắt thương nhớ ai

Mắt ngủ không yên

Đêm qua em những lo phiền

Lo vì một nỗi không yên một bề…

(Trích Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa, Ngữ văn 10, tập một, NXB Giao dục Việt Nam, 2012, tr 83)

--------------HẾT-------------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Xin đừng vội nghĩ cứ có học vấn, bằng cấp cao là nghiễm nhiên trở thành người có văn hóa. Trình độ trí thức văn hóa cũng mới chỉ là tiền đề. Nếu sự rèn luyện nhân cách kém thì tiềm năng hiểu biết đó sẽ tạo nên thói hợm hĩnh, khinh đời, phong cách sống càng xấu đi, càng giảm tính chất văn hóa. Trong thực tế, ta thấy không hiếm những người có học mà phog cách sống lại rất  trái ngược. Họ mở miệng là văng tục, nói câu nào cũng đều có kèm từ không đẹp. Mặt vênh vênh váo váo, coi khinh hết thảy mọi người. Trò chuyện với ai thì bao giờ cũng hiếu thắng, nói lấy được, nhưng khi gặp khó khăn thì chùn bước, thoái thác trách nhiệm. Trong lúc đó, có người học hành chưa nhiều, chưa có học hàm, học vị gì nhưng khiêm tốn, lịch sự, biết điều trong giao tiếp, khéo léo và khôn ngoan trong cách ứng xử trước mọi tình huống của cuộc sống. Rõ ràng là chất văn hóa trong phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, khéo léo và khôn ngoan trong cách ứng xử trước mọi tình huống của cuộc sống. Rõ ràng là chất văn hóa trong phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng, tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.

Tất nhiên, tác động của trình độ học vấn đến sự nâng cao phong cách văn hóa của một người rất lớn. Cách suy nghĩ, cách giải quyết mâu thuẫn, sự ước mơ, kì vọng và sự trau dồi lí tưởng có liên quan mật thiết đến tiềm năng hiểu biết. Đa số những người có học vấn cao thường có phong cách sống đẹp. Không thể phủ nhận thực tế đó, chỉ có điều cần nhớ là trình độ học vấn và phong cách sống văn hóa không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau.

(Trích Học vấn và văn hóa– Trường Giang)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? (0.5 điểm)

Câu 2: Theo tác giả, trình độ học vấn có tác động như thế nào đến phong cách văn hóa của một người? (0.5 điểm)

Câu 3: Đọc đoạn trích, anh/chị hiểu yếu tố cốt lõi làm nên cốt cách văn hóa của một con người là gì? (1.0 điểm)

Câu 4: Theo anh/chị quan điểm của tác giả có phù hợp với cuộc sống hiện đại không? Vì sao? (1.0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

Viết một đoạn văn (khoảng 10 - 15 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu văn được gợi ra từ phần đọc hiểu. Rõ ràng là chất văn hóa trong phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.

Câu 2 (5.0 điểm)Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Trãi trong bài thơ Cảnh ngày hè:

Rồi hóng mát thuở ngày trường

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lự hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng.

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

--------------HẾT------------- 

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi bên dưới: 

Cày đồng đang buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi, bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!

(Tục ngữ và ca dao Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999 ) 

Câu 1: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của văn bản. (1,0 đ) 

Câu 2: Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của nó trong hai câu thơ: (1,0 đ) 

Cày đồng đang buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Câu 3: Nêu thông điệp được rút ra từ văn bản (1,0 đ). 

 II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Vẻ đẹp của lối sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ cùng tên.

--------------HẾT-------------  

Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 năm 2024 có ma trận (20 đề) 

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

.....Những người hôi của bên chiếc xe cháy trụi, chỉ vài chai dầu ăn, sữa tắm. Gương mặt bất lực ứa nước mát của người đàn ông phong trần. Và gương mặt bẽn lẽn khi xóm làng vận động người hôi của trả lại cho người lái xe số vật phẩm trên.

               Những tàn ác, tham lam, ti tiện... cũng giống như rêu rác trên bề mặt của một con sông đang cuộn trào. Nhìn ngang, nó dày đặc lắm, tưởng chừng bung hãn lấp kín cả mặt sông. Nhưng nhìn sâu, dưới bề mặt đó là một khối nước khổng lồ gấp bội. Khối nước đó trong veo, cuồn cuộn và miệt mài lao đi, tưới đẫm cho vẫy vùng.

            Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc này này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa. Khối nước kia mới thực sự là nguồn sức mạnh nguyên thủy và vĩnh hằng nuôi dưỡng sự sống, vẽ màu xanh lên bầu trời, nở ra những thảm hoa rực rỡ trong tâm hồn mỗi con người.

(Hoàng Xuân, Tri thức trẻ, 5.11.2016)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? (0.5 điểm)

Câu 2: Đặt nhan đề phù hợp cho văn bản trên? (0.5 điểm)

Câu 3: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng và tác dụng của biện pháp tu từ đó trong câu: “Những tàn ác, tham lam, ti tiện.... cũng giống như rêu rác trên bề mặt một con sống đang cuộn trào” (1.0 điểm)

Câu 4: Thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với anh/chị được rút ra từ văn bản? Vì sao? (1.0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: Nghị luận xã hội (2.0 điểm)

Từ vấn đề đặt ra trong văn bản phần Đọc hiểu anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến “Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa”

Câu 2: Nghị luận văn học (5.0 điểm)

Phân tích bài thơ Nhàn để làm rõ vẻ đẹp cuộc sống và nhân cách trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

--------------HẾT-------------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 

Mẹ! 

Có nghĩa là duy nhất 

Một bầu trời 

Một mặt đất 

Một vầng trăng 

Mẹ không sống đủ trăm năm 

Nhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát […] 

(1) Mẹ! 

Có nghĩa là ánh sáng 

Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim 

Mẹ! 

Có nghĩa là mãi mãi 

Là cho - đi - không - đòi lại - bao giờ… (2) 

(Trích Ngày xưa có mẹ, Thanh Nguyên) 

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.

Câu 2. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ chính sử dụng trong khổ (1) của đoạn trích.

Câu 3. Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu thơ:“Mẹ!/ Có nghĩa là ánh sáng/ Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim” 

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hào khí Đông A được thể hiện trong bài thơ Thuật hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão.

--------------HẾT-------------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

“Thật vậy, Nguyễn Du đại thi hào của dân tộc từng viết “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách dường như đã dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoạt Smart và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.

Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách dấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát..... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...”

(Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, thứ hai ngày 13.4.2015)

Câu 1: Đặt nhan đề cho văn bản trên? (0.5 điểm)

Câu 2: Nội dung của văn bản là gì? (0.5 điểm)

Câu 3: Phát hiện và sửa lỗi sai trong câu:“Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách dấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc than thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus...” (1.0 điểm)

Câu 4: Theo anh/chị đọc sách có những tác dụng như thế nào trong cuộc sống con người? (Nêu ít nhất hai tác dụng của việc đọc sách) (1.0 điểm)

II. Làm văn (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: Một cuốn sách tốt là một người bạn hiền.

Câu 2: (5.0 điểm)

Cảm nhận của em về bài thơ Nhàncủa Nguyễn Bỉnh Khiêm

Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Rượu đến cội cây, ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

(Nhàntrang 129, Ngữ văn 10, Tập 1, NXB GD 2006)

--------------HẾT-------------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

Phần I: (3,0 điểm) 

Cho đoạn văn sau:

Thêm một tuổi đời, vậy là cái tuổi ba mươi đâu còn xa nữa. Vài năm nưa thôi mình sẽ trở thành một chị cán bộ già dặn đứng đắn Nghĩ đến đó mình thoáng thấy buồn. Tuổi xuân của mình đã qua đi trong lửa khói, chiến tranh đã cướp mất hạnh phúc trong tình yêu và tuổi trẻ. Ai lại không tha thiết với mùa xuân, ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và trên đôi môi căng mọng khi cuộc đới còn ở tuổi hai mươi? Nhưng… tuổi hai mươi của thời đại này đã phải dẹp lại những ước mơ hạnh phúc mà lẽ ra họ phải có…”

(Nhật kí Đặng Thùy Trâm – NXB Hội Nhà Văn, 2005)

Câu 1: Đoạn văn trên diễn tả tâm sự gì của tác giả?

Câu 2: Trong hai câu văn: Ai lại không tha thiết với mùa xuân? Ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi 20? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào ? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 3: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

Câu 4: Viết đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về nội dung: Sống để tuổi thanh xuân có ý nghĩa?

Phần II: (7,0 điểm) 

Cảm nhận bài thơ “Nhàn” của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Kiêm.

Một mai, một cuốc, một cần câu,

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, 

Người khôn, người đến chốn lao xao.

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

(SGK Ngữ văn 10, NXB Giáo dục 2006) 

--------------HẾT-------------

...


Các loạt bài lớp 9 khác