Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 năm 2024 có ma trận (20 đề)

Tuyển chọn Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 năm 2024 có ma trận (20 đề) chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ Đề thi Toán 10 của các trường THPT. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 1 môn Toán lớp 10.

Ma trận đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10

Chủ đề/Mức độ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Chủ đề 1:

Đọc -hiểu phần văn học

Đề tài, chữ viết,

thể loại bài thơ

Độc Tiểu Thanh

Hiểu được ý nghĩa nhan  đề,  cảm

hứng, nội dung

của tác phẩm.


Liên   hệ

thực tế xã

hội     về

những vấn

đề có liên

quan   đến

tác phẩm.


Số câu:

Số điểm

Tỉ lệ:

1,5 điểm

15 %

1,5điểm

15%


1,0điểm

10 %

1 câu

40%

Chủ đề 2:

Làm văn

Phân tích,

chứng minh,

bình luận

Nhận biết được

kiểu bài.

Chỉ ra được các yêu cầu của đề bài.

Kết hợp các

thao tác lập

luận để phân

tích, chứng

minh, bình

luận vấn đề

Có những

liên tưởng

thú vị, sự lí

giải thấu

đáo, văn

viết có cảm

xúc.


Số câu:

Số điểm

Tỉ lệ:

0.5 điểm

5%

0,5 điểm

5%

3,0điểm

30%

2,0 điểm

20 %

1 câu

6,0 đ

60%

Tổng số

câu:

Số điểm

Tỉ lệ:

2,0điểm

20 %

2.0 điểm

20%

3,0điểm

30%

3,0điểm

30 %

2 câu

10 đ

100%


Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Toán lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang,

Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.

Son phấn có thần chôn vẫn hận,

Văn chương không mệnh đốt còn vương.

Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,

Cái án phong lưu khách tự mang.

Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,

Người đời ai khóc Tố Như chăng?

Câu 1: Hãy xác định thể loại, đề tài bài thơ ? Bài thơ ra đời trong giai đoạn nào của văn học trung đại Việt Nam?

Câu 2: Anh/chị hiểu thế nào về nhan đề bài thơ?

Câu 3: Bài thơ là tiếng lòng của nhà thơ trước cuộc đời của ai ?

Câu 4: Bài thơ thể hiện cảm hứng nào thường thấy trong thơ Nguyễn Du ?

Câu 5: Qua bài thơ, hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 - 10 câu) nêu suy nghĩ của anh/chị về tình thương của con người?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè ( Bảo kính cảnh giới số 43) của Nguyễn Trãi.

--------------HẾT-------------

Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 năm 2024 có ma trận (20 đề)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Toán lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Các nhà tâm lý học nhận thấy từ trẻ sơ sinh cho đến người trưởng thành đều luôn khao khát mối quan hệ tác động qua lại giữa người với người. Những đứa trẻ không được lớn lên trong tình yêu thương thì khi trưởng thành, dù rất khao khát nhưng vẫn rất khó để có được một đời sống ổn định về cảm xúc. Người trưởng thành cũng gặp những tổn thương tương tự. Thiếu vắng những mối giao lưu thân tình với người khác, tâm hồn chúng ta thường bị lệch lạc.

Thật vậy, cuộc sống của chúng ta được hình thành từ các mối quan hệ khác nhau, là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Qua đó, ta nhận thức về thế giới, về bản thân và ngay cả “số phận” của mình: Những người có mối quan hệ tốt đẹp với người khác thì mau trưởng thành hơn, sống hạnh phúc hơn, tâm hồn trở nên rộng rãi hơn. Linh mục Thomas Merton đã từng viết: “Tâm hồn của chúng ta cũng giống như các vận động viên, luôn cần có đối thủ ngang sức ngang tài để thể hiện đầy đủ sức mạnh của mình”. Các cơ bắp sẽ trở nên yếu đi nếu không được luyện tập thường xuyên và đầy đủ. Tâm hồn của bạn cũng như thế! Và cách luyện tập tuyệt vời nhất là hãy biết chia sẻ và làm điều tốt cho người khác nhưng khi có thể.

(Cho đi là còn mãi - Azim Jamal & Harvey McKinnon, NXB Trẻ)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?

Câu 2: Chỉ ra và nêu hiệu quả biện pháp tu từ trong câu: Linh mục Thomas Merton đã từng viết: “Tâm hồn của chúng ta cũng giống như các vận động viên, luôn cần có đối thủ ngang sức ngang tài để thể hiện đầy đủ sức mạnh của mình”?

Câu 3: Tại sao tác giả khẳng định: Thiếu vắng những mối giao lưu thân tình với người khác, tâm hồn chúng ta thường bị lệch lạc?

Câu 4: Thông điệp của văn bản mà anh/chị tâm đắc nhất là gì? Nêu lí do vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Ý kiến của anh/chị về câu nói của M. Go-rơ-ki: "Sách mở rộng trước mặt tôi những chân trời mới".

--------------HẾT-------------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Toán lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau Tấm là con vợ cả và Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Dì ghẻ là người rất cay nghiệt. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn say lúa giã gạo mà không hết việc. Trong khi đó thì Cám lại được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc nặng".

(Trích Tấm Cám, Trang 65, SGK Ngữ văn 10, Tập 1, NXBGD)

Câu 1: Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Thể loại gì? (1.0 điểm)

Câu 2: Xác định biện pháp nghệ thuật đối lập trong đoạn trích? (1.0 điểm)

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích. (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Anh/ chị hãy viết bài văn kể lại một kỉ niệm sâu sắc của bản thân về tình cảm gia định, tình bạn hoặc tình thầy trò.

--------------HẾT-------------

Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 năm 2024 có ma trận (20 đề)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Toán lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc bài thơ sau và thực hiện những yêu cầu nêu ở dưới:

Một mai, một cuốc, một cần câu,

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao.

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

        (Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhàn, Sgk Ngữ văn 10, Tập một, Nxb Giáo dục, 2006)

Câu 1: Trình bày xuất xứ, từ đó xác định văn tự của bài thơ (1 điểm).

Câu 2: Quan niệm về dại – khôn của tác giả trong bài thơ có gì đặc biệt? Qua đó, anh (chị) hiểu gì về nhân cách nhà thơ (2 điểm)?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Tuyết Giang phu tử yêu và trọng nhân cách. Về với thiên nhiên, sống hòa thuận theo tự nhiên là thoát ra ngoài vòng ganh đua của thói tục, là không bị cuốn hút bởi tiền tài, địa vị, để tâm hồn an nhiên khoáng đạt.” (Lã Nhâm Thìn, Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại, Nxb Giáo dục, 2009, tr. 71)

Anh (chị) hãy phân tích bài thơ Nhàn để làm sáng tỏ nhận định trên.

--------------HẾT-------------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Toán lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

“Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. . Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn cha biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng như khâm phục biết bao nhiêu cái công việc cha đã làm cho hàng vạn con người […] . Khi con nghĩ về hàng ngàn cây số cha đã đạp xe qua, đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, dù trời nắng hay mưa, lòng con tràn ngập niềm tự hào khi tưởng tượng ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin tức từ những người yêu dấu. Cha đã gắn kết những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng.”

(Trich Cha thân yêu nhất của con, theo Những bức thư đoạt giải UPU, Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012 tr28)

Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngô ngữ nào ? (0, 5 điểm)

Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản ? (0,5 điểm)

Câu 3: Người con đã bộc lộ tình cảm, thái độ như thế nào đối với người cha và công việc đưa thư của ông ? (1,0 điểm)

Câu 4: Từ văn bản trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng ½ trang giấy thi) về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống hôm nay (2,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Tuyết Giang phu tử yêu và trọng nhân cách. Về với thiên nhiên, sống hòa thuận theo tự nhiên là thoát ra ngoài vòng ganh đua của thói tục, là không bị cuốn hút bởi tiền tài, địa vị, để tâm hồn an nhiên khoáng đạt.” (Lã Nhâm Thìn, Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại, Nxb Giáo dục, 2009, tr. 71)

Anh (chị) hãy phân tích bài thơ Nhàn để làm sáng tỏ nhận định trên.

--------------HẾT-------------

Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 năm 2024 có ma trận (20 đề)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Toán lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:

LÁ XANH

Người vá trời lấp bể

Kẻ đắp lũy xây thành

Ta chỉ là chiếc lá

Việc của mình là xanh

(Nguyễn Sĩ Đại, theo http://www.thivien.net)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0.5 điểm)

Câu 2: Các cụm từ vá trời lấp bể, đắp lũy xây thành gợi đến những công việc như thế nào? (0.75 điểm)

Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về ý thơ: (0.75 điểm)

Ta chỉ là chiếc lá

Việc của mình là xanh 

Câu 4: Đọc văn bản trên, thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao? (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Chủ thể trữ tình của ca dao khi cảm nghĩ về thân phận mình là thấy buồn, thấy khổ; nhưng khi cảm nghĩ về những người thương mến, về những nơi, những vật thân thuộc là thấy yêu, thấy thương….”

Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua những bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa đã học ở chương trình Ngữ văn 10.

--------------HẾT-------------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Toán lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

“Thật vậy, Nguyễn Du đại thi hào của dân tộc từng viết “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách dường như đã dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoạt Smart và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.

Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách dấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát..... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...”

(Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, thứ hai ngày 13.4.2015)

Câu 1: Đặt nhan đề cho văn bản trên? (0.5 điểm)

Câu 2: Nội dung của văn bản là gì? (0.5 điểm)

Câu 3: Phát hiện và sửa lỗi sai trong câu:“Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách dấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc than thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus...” (1.0 điểm)

Câu 4: Theo anh/chị đọc sách có những tác dụng như thế nào trong cuộc sống con người? (Nêu ít nhất hai tác dụng của việc đọc sách) (1.0 điểm)

II. Làm văn (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: Một cuốn sách tốt là một người bạn hiền.

Câu 2: (5.0 điểm): Cảm hứng nhân đạo trong bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du. 

--------------HẾT-------------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Toán lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU 

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: 

Thời gian như chuyến tốc hành

Mang theo lá đỏ và anh trở về

Tóc xanh vừa lỗi lời thề

Thoắt thành mây trắng cuối hè bay ngang


Ngu ngơ chạm phải ao làng

Sen chưa kịp hái đã tàn trên tay

Trái đất ơi, ngược vòng quay

Cho ta nhặt lại cái ngày đầu tiên.

(Bài Thơ Thời Gian, PGS.TS Lê Quốc Hán, Tuyển tập Thơ lục bát Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, 1994) 

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ trên? 

Câu 2: Những từ ngữ chỉ màu sắc trong bài thơ có tác dụng gì? 

Câu 3: Cảm nhận của anh/chị về những câu thơ sau: 

Ngu ngơ chạm phải ao làng

Sen chưa kịp hái đã tàn trên tay

Trái đất ơi, ngược vòng quay

Cho ta nhặt lại cái ngày đầu tiên


Phần II: LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Phân tích hào khí Đông A trong bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão. (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) 

--------------HẾT-------------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Toán lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

I. ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:

Cây nến thứ nhất than vãn:“Ta là biểu tượng của Thái Bình, Hòa Thuận. Thế nhưng đời nay những cái đó thật chênh vênh. Thế giới hiếm khi im tiếng gươm súng, người với người – thậm chí vợ chồng, anh em trong một nhà cũng chẳng mấy khi không cãi cọ”.Thế rồi ngọn nến leo lét, ngọn lửa mờ dần cho tới khi ánh sáng lụi tắt hoàn toàn.

Ngọn nến thứ hai vừa lắc vừa kể lể:“Ta là Niềm Tin. Thế nhưng trong thế giới này hình như ta trở nên thừa thãi, một món xa xỉ. Biết bao kẻ sống theo thời không cần tới niềm tin”. Nói rồi ngọn nến từ từ tắt tỏa ra một làn khói trắng luyến tiếc.

“Ta là Tình Yêu – Ngọn nến thứ ba nói – Nhưng ta không còn đủ sức để tỏa sáng. Người ta gạt ta ra một bên và không thèm hiểu giá trị của ta. Cứ nhìn thế giới mà xem, không thiếu kẻ quên luôn cả tình yêu đối với những người ruột thịt của mình”. Dứt lời phẫn nộ, ngọn nến vụt tắt.

Căn phòng trở nên tối tăm. Chỉ còn một gọn nến nằm ở góc xa vẫn tiếp tục phát ra ánh sáng, như ngôi sao đơn độc giữa bầu trời đêm âm u. Bất chợt một cô bé bước vào trong phòng. Thấy ba ngọn nến bị tắt, cô bé thốt lên: “Tại sao các bạn không cháy nữa? Cuộc sống này luôn cần các bạn, Hòa Bình, Niềm Tin, Tình Yêu phải luôn tỏa sáng chứ!”. Cây nến thứ tư nãy giờ vẫn lặng lẽ cháy trong góc phòng: đáp lời cô gái: “Đừng lo, Tôi là Hy Vọng. Nếu tôi còn cháy, dù ngọn lửa rất mong manh, chúng ta vẫn có thể thắp sáng lại Hòa Bình, Niềm Tin và Tình Yêu.”

Mắt cô bé sáng lên. Cô bé dùng cây nến thứ tư – Hy Vọng – thắp sáng trở lại các cây nến khác.

(Quà tặng cuộc sống, Nguồn Internet)

Trả lời câu hỏi:

Câu 1: Anh/chị hãy chỉ ra phương thức biểu đạt và cho biết vì sao chọn phương thức biểu đạt ấy?

Câu 2: Nêu nội dung của văn bản và đặt một nhan đề thích hiợp.

Câu 3: Theo anh/chị vì sao các ngọn nến thứ nhất, thứ hai và thứ ba lại vụt tắt?

Câu 4: Anh/chị rút ra bài học gì từ lời khẳng định của cây nến thứ tư: “Đừng lo. Tôi là Hy Vọng. Nếu tôi còn cháy, dù ngọn lửa rất mong manh, chúng ta vẫn có thể thắp sáng lại Hòa Bình, Niềm Tin và Tình Yêu”?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm cám. (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)

--------------HẾT-------------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Toán lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

(Mẹ và quả, Nguyễn Khoa Điềm)

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.

(Trong lời mẹ hát, Trương Nam Hương)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

Câu 2: Nội dung của đoạn thơ trên

Câu 3: Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ “Chúng mang giọt mồ hôi mặn/Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi”. Nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật đó.

Câu 4: Trong hai dòng thơ: “Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi/Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”, tác giả thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của mình?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm) Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói lên suy nghĩ của mình về vai trò của tình mẫu tử trong cuộc sống.

Câu 2: (5.0 điểm) Cảm nhận của em về bài thơ Nhàncủa Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Rượu đến cội cây, ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

(Nhàntrang 129, Ngữ văn 10, Tập 1, NXB GD 2006)

--------------HẾT-------------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Toán lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 11)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Người Việt vẫn giữ nếp chúc Tết nhau mỗi độ xuân về, để mời nhau chén trà xuân cùng những ước vọng tốt đẹp nhất, trao tặng nhau những phần quà tết hết sức ý nghĩa, gửi gắm những thông điệp mùa xuân với lời thăm hỏi, cầu chúc cho sức khỏe, an khang thịnh vượng. Con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng thắp hương cho tổ tiên và chúc tết ông bà, cha mẹ và lì xì mừng tuổi cho trẻ con ngoan ngoãn, chóng lớn. Nhà nào cũng phải có một chậu mai vàng hay cành đào, chậu vạn thọ, hoa cúc trước sân để chuẩn bị đón Tết. Miền Bắc thường chọn cành đào để cắm trên bàn thờ hoặc trang trí trong nhà bởi màu đỏ có quyền lực trừ ma và là lời chúc phúc. Miền Trung và miền Nam lại chưng mai vàng, vạn thọ vì màu này tượng trưng cho sự cao thượng, vinh hiển. Đặc biệt, cây quất với lộc xanh mơn mởn, hoa trắng lốm đốm, quả chín vàng, sum suê biểu tượng cho sự sinh sôi, thịnh vượng luôn đặt tại vị trí trang trọng nhất nhà.

Mỗi độ Tết đến, từ Bắc chí Nam, hễ nơi đâu có thầy đồ là có những người xin chữ thành tâm. Thư pháp ngày nay ngoài chữ nho còn có thêm chữ quốc ngữ nên khách du xuân tha hồ lựa chọn những câu chữ hay nhất để treo trong nhà. Ngày Tết Việt cũng vì thế mà thêm phần linh thiêng, đậm đà bản sắc.

(Trích Web: tamchau.com)

Câu 1 (0,5 điểm) Đặt nhan đề cho văn bản

Câu 2 (0,5 điểm) Xác định 2 phương thức biểu đạt trong văn bản

Câu 3 (1 điểm) Tìm và nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản

Câu 4 (2 điểm) Viết đoạn văn khoảng 150 chữ nêu suy nghĩ về một phong tục ngày tết (có thể ở trong hoặc ngoài văn bản) của người Việt mà anh chị biết.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Suy nghĩ của anh chị về chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh Kí (bản dịch của Vũ Tam tập, sgk NV 10, tập 1, tr 132)

--------------HẾT-------------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Toán lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 12)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

“Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,

Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;

Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng

Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.”

(Chiều xuân – Anh Thơ)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ?

Câu 2: Tìm các từ láy trong đoạn thơ.

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ thứ hai và thứ ba của đoạn thơ?

Câu 4: Anh/chị thấy được những điểm gì trong tâm hông của tác giả qua đoạn thơ trên?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2 điểm) Từ nội dung đoạn thơ trong phần Đọc – hiểu, anh/chị viết một đoạn văn ngắn khoảng 7-10 dòng về tình yêu thiên nhiên.

Câu 2: (5 điểm) Phân tích vẻ đẹp của ngày hè được thể hiện trong đoạn thơ sau:

“Rồi hóng mát thuở ngày trường

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

(Trích Bảo kính cảnh giới – Bài 43 – SGK NV 10 trang 118)

--------------HẾT-------------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Toán lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 13)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Xin đừng vội nghĩ cứ có học vấn, bằng cấp cao là nghiễm nhiên trở thành người có văn hóa. Trình độ trí thức văn hóa cũng mới chỉ là tiền đề. Nếu sự rèn luyện nhân cách kém thì tiềm năng hiểu biết đó sẽ tạo nên thói hợm hĩnh, khinh đời, phong cách sống càng xấu đi, càng giảm tính chất văn hóa. Trong thực tế, ta thấy không hiếm những người có học mà phog cách sống lại rất  trái ngược. Họ mở miệng là văng tục, nói câu nào cũng đều có kèm từ không đẹp. Mặt vênh vênh váo váo, coi khinh hết thảy mọi người. Trò chuyện với ai thì bao giờ cũng hiếu thắng, nói lấy được, nhưng khi gặp khó khăn thì chùn bước, thoái thác trách nhiệm. Trong lúc đó, có người học hành chưa nhiều, chưa có học hàm, học vị gì nhưng khiêm tốn, lịch sự, biết điều trong giao tiếp, khéo léo và khôn ngoan trong cách ứng xử trước mọi tình huống của cuộc sống. Rõ ràng là chất văn hóa trong phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, khéo léo và khôn ngoan trong cách ứng xử trước mọi tình huống của cuộc sống. Rõ ràng là chất văn hóa trong phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng, tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.

Tất nhiên, tác động của trình độ học vấn đến sự nâng cao phong cách văn hóa của một người rất lớn. Cách suy nghĩ, cách giải quyết mâu thuẫn, sự ước mơ, kì vọng và sự trau dồi lí tưởng có liên quan mật thiết đến tiềm năng hiểu biết. Đa số những người có học vấn cao thường có phong cách sống đẹp. Không thể phủ nhận thực tế đó, chỉ có điều cần nhớ là trình độ học vấn và phong cách sống văn hóa không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau.

(Trích Học vấn và văn hóa– Trường Giang)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? (0.5 điểm)

Câu 2: Theo tác giả, trình độ học vấn có tác động như thế nào đến phong cách văn hóa của một người? (0.5 điểm)

Câu 3: Đọc đoạn trích, anh/chị hiểu yếu tố cốt lõi làm nên cốt cách văn hóa của một con người là gì? (1.0 điểm)

Câu 4: Theo anh/chị quan điểm của tác giả có phù hợp với cuộc sống hiện đại không? Vì sao? (1.0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọn Thủy thể hiện sâu sắc bi kịch nước mắt nhà của vua An Dương Vương và công chúa Mị Châu. Chọn một trong hai nhân vật trên để trình bày suy nghĩ của bản thân em. (5.0 điểm)

--------------HẾT-------------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Toán lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 14)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:

Điều gì là quan trọng?

Chuyện xảy ra tại một trường trung học:

Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh:

- Các em có thấy gì không?

Cả phòng học vang lên câu trả lời:

- Đó là một vệt đen.

Thầy giáo nhận xét:

- Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?

Và thầy kết luận:

- Có người thường chú tâm đén những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vệt đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.

(Trích Quà tặng cuộc sống – Dẫn theo http://gacsach.com)

Câu 1: Xác định hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên? (0.5 điểm)

Câu 2: Trong lời khuyên của thầy giáo, hình ảnh “vệt đen” tượng trưng cho điều gì? (0.5 điểm)

Câu 3: Nội dung chính mà văn bản trên muốn đề cập đến là gì? (0.5 điểm). Dựa vào nội dung đó hãy đặt cho văn bản một nhan đề khác?

Câu 4: Theo anh/chị việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ.” thể hiện một cách đánh giá con người như thế nào? (1.0 điểm).

II. LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của con người và thời đại nhà Trần trong bài thơ Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão. 

--------------HẾT-------------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Toán lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 15)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:

Khi còn là thống soái trong quân đội, có lần thất bại thảm hại trong trận chiến Napoleon Bonaparte dẫn đám tàn quân rút về một đảo nhỏ. Ông chán nản ngồi một mình trong ngôi nhà hoang đổ nát, ngậm ngùi gặm nhấm nỗi đau của kẻ bại trận. Nhìn thấy góc tương trước mặt chằng chịt mạng nhện giăng, thống soái mệt mỏi quờ tay phá chúng đi bằng sức lực yếu ớt còn lại. Chính lúc đó, ông kinh ngạc thấy một con nhện ló đầu ra, bám lấy đầu sợi tơ bị đứt rồi dệt lại căn nhà của mình. Ông thử phá đi mạng nhện mới nhưng con nhện không hề nản lòng, cứ kiên nhẫn dệ đi dệt lại. Đột nhiên vị tướng thần người suy nghĩ và hiểu ra vấn đề, lấy lại chí khí, triệu tập quân binh trở lại chiến trường. Trận đó ông thắng lợi giòn giã.

Cuối đời, khi Napoleon Bonaparte bị đày chung thân trên hòn đảo St. Helena, ông nhận được món quà tặng của người bạn thân, một bộ cờ vua bằng ngà có nạm ngọc. Napoleon Bonaparte rất thích món quà tinh xảo này và luôn giũ nó bên mình. Sau khi người tù lừng danh này chết đi, bộ quân cờ được bán với giá cao và qua tay nhiều người. Song gần đây người sở hữu cuối cùng bộ quân cờ đã tình cờ phát hiện ra một quân cờ có thể vặn ra và trong đó có một kế hoạch tỉ mỉ làm sao để trốn khỏi đảo. Thế nhưng Napoleon Bonaparte đã không biết được bí mật này.

(Tổng hợp từ Quà tặng cuộc sống và tạp chí Tri thức thế giới)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính thức được sử dụng trong đoạn trích

Câu 2: Napoleon Bonaparte bỏ lỡ cơ hội trốn khỏi đảo St. Henlena vì điều gì?

Câu 3: Theo Anh/chị từ hình ảnh con nhện “kiên nhẫn dệt đi dệt lại” mạng nhện, Napoleon Bonaparte đã “suy nghĩ và hiểu ra vấn đề” gì?

Câu 4: Qua hai mẩu chuyện trên, anh chị thử đưa ra nhận xét của mình về Napoleon Bonaparte?

II. LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)

Bàn về văn học, tác giả Nguyễn Văn Hạnh đã viết: “Văn học luôn có một cách nhìn kết hợp thực tế và lý tưởng, cái hiện có và cái nên có, khiến con người nhận được thực trạng nhân thể, sống có ước mơ, có khát vọng về chân, thiện, mỹ.”

Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng những hiểu biết về truyện cổ tích “Tấm Cám” hãy làm sáng tỏ.

--------------HẾT-------------

....................................

....................................

....................................


Các loạt bài lớp 9 khác