Đề cương ôn tập Giữa kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh diều

Bộ đề cương ôn tập Giữa kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh diều với các dạng bài đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 10 nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Văn 10 Giữa kì 1.

Nội dung kiến thức Văn 10 Giữa kì 1 Cánh diều

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập

1. Văn bản:

- Phân tích và đánh giá được một số yếu tố về nội dung (đề tài, chủ đề, thông điệp,...) và hình thức (không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật,...) của truyện thần thoại, sử thi; thấy được những điểm gần gũi trong các tác phẩm văn học thuộc các nền văn hóa khác nhau.

- Phân tích và đánh giá được giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản thơ trữ tình trung đại làm theo thể Đường luật. Nhận biết và phân tích được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố: hình ảnh, vần, đối, chủ thể trữ tình,...

a. Thần thoại và sử thi

Nội dung

Thần thoại

Sử thi

1. Khái niệm

Thần thoại là những truyện hoang đường, tưởng tượng về các vị thần, các nhân vật anh hùng, nhân vật sáng tạo văn hoá, ... phản ánh nhận thức, cách lí giải của con người thời cổ đại về các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội.

Sử thi (còn gọi là anh hùng ca) là tác phẩm tự sự có quy mô lớn, bằng văn vần hoặc văn xuôi kết hợp văn vần, xây dựng những hình tượng hào hùng, kì vĩ để kể về những sự kiện lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.

2. Không gian

Không gian trong thần thoại là không gian vũ trụ nguyên sơ, có khi được chia thành ba cõi: cõi trời, cõi đất, cõi nước. Tuy nhiên, ba cõi này không chia tách thành ba thế giới riêng biệt mà luôn biến chuyển, liên thông với nhau. 

Không gian trong sử thi là không gian cộng đồng, bao gồm: không gian thiên nhiên, không gian xã hội. 

3. Thời gian

Thời gian trong thần thoại là thời gian quá khứ, không được xác định cụ thể. 

Thời gian trong sử thi là thời gian quá khứ trải qua nhiều biến cố, thời gian gắn với lịch sử cộng đồng của một dân tộc, bộ lạc, chế độ.

4. Cốt truyện

Là chuỗi sự kiện (biến cố) được sắp xếp theo một trình tự nhất định: cái này tiếp cái kia, xô đẩy nhau buộc phải giải quyết, giải quyết xong thì truyện dừng lại. 

5. Nhân vật

Nhân vật thần trong thần thoại có hình dạng và hành động phi thường, có khả năng biến hoá khôn lường.

Nhân vật người anh hùng trong sử thi có sức mạnh, tài năng, phẩm chất và vẻ đẹp phi thường, dũng cảm xả thân vì cộng đồng trong chiến đấu chống kẻ thù và chinh phục tự nhiên.

6. Lời nhân vật

Là lời nói trực tiếp của nhân vật.

b. Thơ Đường luật

Nội dung

Kiến thức

1. Hình ảnh trong thơ Đường luật

Thường có tính ước lệ, tượng trưng cao, chứa đựng tâm sự, cảm xúc của tác giả về thiên nhiên, thời cuộc và thân phận con người.

2. Gieo vần

 Thơ Đường luật thông thường chỉ gieo một phần và là vần bằng ở cuối các câu 1,2,4 (với thơ tứ  tuyệt hay còn gọi là thơ tuyệt cú), câu 1,2,4,6,8 (với thơ bát cú).

3. Nghệ thuật đối trong thơ bát cú

- Thường đối ở hai câu thực và hai câu luận.

- Các chữ đối nhau phải cùng từ loại (cùng danh từ, động từ,…).

- Có khi đối giữa hai vế trong một câu; phổ biến là đối về từ, ngữ, các vế của câu trên với câu dưới; có khi đối giữa hai câu thực và hai câu luận.

- Nếu đối ý thì có hai dạng: đối tương đồng và đối tương phản.

4. Thơ Nôm Đường luật

- Chữ Nôm là chữ của người Việt sáng tạo trên cơ sở chữ Hán để ghi âm và biểu đạt nghĩa tiếng Việt. 

- Thơ Nôm Đường luật dù vẫn còn mang tính quy phạm của thể thơ Đường luật về niêm, luật, vần, đối,…nhưng cũng đã có những thay đổi về nhịp điệu câu thơ, tận dụng các phép đối, sử dụng nhiều từ ngữ và hình ảnh từ đời sống mang bản sắc dân tộc

5. Chủ thể trữ tình

- Là chủ thể phát ngôn, thường là tác giả hoặc là người đại điện cho quan niệm thẩm mĩ và tư tưởng thời đại về một vấn đề nào đó trong cuộc sống.

- Trong thơ trữ tình, chủ thể chữ tình có thể xuất hiện qua các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít hoặc số nhiều như: “tôi”, “anh”, “em”, “chúng ta” “chúng tôi”… nhưng cũng có loại chủ thể trữ tình phát ngôn dưới hình thức chủ ngữ ẩn, không có ngôi,…nhưng cũng có loại chủ thể trữ tình phát ngôn dưới hình thức chủ ngữ ẩn, không có ngôi.

- Trong thơ trung đại, chủ thể trữ tình thường xuất hiện ở dạng thứ hai, nhân danh cái chung, đại diện cho một bộ phận xã hội, ít mang tính cá thể.

c. Bảng hệ thống hóa thông tin về các văn bản đọc

Bài

Văn bản

Tác giả

Loại, thể loại

Đặc điểm nổi bật

Nội dung

Hình thức

1

Hê-ra-clét đi tìm táo vàng

Tác giả dân gian

Thần thoại

- Ca ngợi tinh thần dũng cảm, quật cường, mưu trí của Hê-ra-clet.

- Thể hiện tư duy phát triển của con người Hy Lạp.

- Cốt truyện chất phác, ngây thơ, thể hiện tư duy sâu sắc của người cổ đại.

- Các chi tiết kì ảo hoang đường sử dụng phong phú.

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật chi tiết, sâu sắc.

Chiến thắng Mtao Mxây

Tác giả dân gian

Sử thi

- Ca ngợi dũng cảm, trọng danh dự, gắn bó với gia đình.

- Phê phán tính cách tham lam, độc ác, hèn nhát.

- Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ.

- Nghệ thuật phóng đại 

Thần trụ trời

Tác giả dân gian

Thần thoại suy nguyên

Sự lí giải của con người dựa vào yếu tố tâm linh, thần kì để giải mã các hiện tượng xung quanh cuộc sống.

Sử dụng thành công yếu tố kỳ ảo hoang đường.

Ra-ma buộc tội

Van-ki-ki

Sử thi

- Tình huống gay cấn, ngặt nghèo buộc nhân vật bộc lộ tình cách của bản thân.

- Ca ngợi Xita với vai trò một người vợ trong trắng, tiết hành.

- Xây dựng nhân vật lý tưởng về cả ngoại hình và tâm lý.

- Ngôn ngữ kịch tính

- Sử dụng hàng loạt các điển tích, điển cổ

2

Cảm xúc mùa thu

Đỗ Phủ

Thơ Đường luật

- Bài thơ là bức tranh mùa thu đìu hiu hiu hắt, tiêu điều hoang vắng.

- Qua khung cảnh đất nước, thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết, nỗi niềm lo lắng cho đất nước đang trong cảnh loạn lạc.

- Bộc lộ tâm trạng ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của mình.

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình.

- Hinh ảnh thơ thơ giàu tính ước lệ, tượng trưng.

- Ngôn ngữ thơ tinh luyện, trầm lắng, u buồn .

Tự tình II

Hồ Xuân Hương

Thơ Đường luật

Tâm trạng vừa buồn tủi vừa uất ức trước duyên phận con người. Đồng thời thể hiện sự khát khao hạnh phúc, sự phản kháng của người phụ nữ nước số phận.

Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc,...

Câu cá mùa thu (Thu điếu)

Nguyễn Khuyến

Thơ Đường luật

- Miêu tả bức tranh mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ.

- Thể hiện tình yêu quê hương đất nước của tác giả

- Ngôn ngữ thơ tinh tế, trong sáng 

- Sử dụng thành công biện pháp tả cảnh ngụ tình 

................................

................................

................................

Các dạng bài Văn 10 Giữa kì 1 Cánh diều

II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP MINH HỌA

1. Dạng 1: Đọc – hiểu

Bài tập 1. Đọc ngữ liệu dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Cũng cờ, cũng biển cũng cân đai

Cũng gọi ông Nghè có kém ai.

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,

Nét son điểm rõ mặt văn khôi.

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ,

Cái giá khoa danh ấy mới hời.

Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe,

Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi.

(Tiến sĩ giấy – Nguyễn Khuyến)

Câu 1. Xác định thể thơ?

Câu 2. Anh/chị biết gì về loại trò chơi dân gian “tiến sĩ giấy”?

Câu 3. Xác định và phân tích hiệu quả của điệp từ “cũng” trong câu thơ đầu?

Câu 4. Em có suy nghĩ gì về câu thơ “Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng”?

Câu 5. Câu thơ cuối cùng bộc lộ tình cảm, thái độ gì của tác giả?

Câu 6. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) để chia sẻ với Nguyễn Khuyến về hiện trạng tiến sỹ giấy trong xã hội đương thời?

Bài tập 2. Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom

Oán hận trông ra khắp mọi chòm.

Mõ thảm không khua mà cũng cốc

Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om

Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,

Sau giận vì duyên để mõm mòm.

Tài tử văn nhân ai đó tá?

Thân này đâu đã chịu già tom

(Tự tình I - Hồ Xuân Hương)

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ tự do

B. Thơ thất ngôn tứ tuyệt

C. Thơ lục bát

D. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật

Câu 2. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong trong hai câu thơ in đậm.

A. Phép đối

B. So sánh

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

Câu 3. Hai câu thơ “Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom/ Oán hận trông ra khắp mọi chòm” thể hiện tâm trạng gì của nhân vật trữ tình?

A. Oán hận

B. Hạnh phúc

C. Vui vẻ

D. Nhớ nhung

Câu 4. Trong câu thơ “Thân này đâu đã chịu già tom”, từ “Thân này” chỉ ai?

A. Người đọc

B. Nguyễn Khuyến

C. Nguyễn Du

D. Hồ Xuân Hương

Câu 5. Từ láy “văng vẳng” trong câu thơ “Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom” gợi cảm giác về điều gì?

A. Tiếng trống thưa thớt, xa xắm

B. Thời gian càng trở nên khuya khoắt hơn

C. Một không gian rộng và tĩnh mịch

D. Nhỏ bé, ít ỏi

Câu 6. Đọc bài thơ, anh (chị) nhận thấy khát vọng gì của Hồ Xuân Hương?

A. Khát vọng công danh, sự nghiệp

B. Khát vọng hạnh phúc lứa đôi

C. Khát vọng cuộc sống ấm no

D. Khát vọng được đi ngao du sơn thủy

Câu 7. Sự giống nhau trong tâm trạng của Hồ Xuân Hương thể hiện trong hai bài thơ “Tự tình I” và “Tự tình II” là:

A. Sự căm thù chế độ phong kiến thối nát

B. Buồn tủi, xót xa, phẫn uất trước duyên phận

C. Sự thách thức cuộc đời

D. Buồn đau, chán chường vì cuộc đời nhạt nhẽo, vô vị.

Câu 8. Xác định ý nghĩa nhan đề “Tự tình”.

Câu 9. Câu thơ “Thân này đâu đã chịu già tom” thể hiện điều gì trong tính cách, con người của nhân vật trữ tình?

Câu 10. Từ bài thơ “Tự tình II”, anh (chị) hãy viết 5- 7 dòng nhận xét về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến?

Bài tập 3. Đọc văn bản sau:

Ơi cơn mưa quê hương

Đã ru hát tâm hồn ta từ thuở bé

Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé

Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối bẹ dừa

Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa

Ta yêu quá như lần đầu mới biết

Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết

Như tre, dừa như làng xóm quê hương

Như những con người biết mấy yêu thương.

(Lê Anh Xuân)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?

Câu 2. Những hình ảnh nào thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng cua 01 biện pháp tu từ trong 4 dòng thơ sau:

Ta yêu quá như lần đầu mới biết

Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết

Như tre, dừa như làng xóm quê hương

Như những con người biết mấy yêu thương.

Câu 4. Anh/Chị hiểu hai câu thơ sau như thế nào?

Ơi cơn mưa quê hương

Đã ru hát tâm hồn ta từ thuở bé

................................

................................

................................

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học