Đề cương ôn tập Giữa kì 1 Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo
Bộ đề cương ôn tập Giữa kì 1 Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo với các dạng bài đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 10 nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Văn 10 Giữa kì 1.
Nội dung kiến thức Văn 10 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo
I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP
A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập
1. Văn bản:
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại và sử thi: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật .
- Nhận xét được nội dung bao quát của văn bản truyện kể; phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, nhân vật,... và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
- Phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo và giá trị đạo đức, văn hóa từ các văn bản.
a. Thần thoại
Nội dung |
Kiến thức |
1. Khái niệm |
- Là một trong những thể loại truyện dân gian ra đời trong xã hội nguyên thủy. - Kể về sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hóa; thể hiện sự nhận thức và lí giải thế giới còn thô sơ của con người thời cổ; qua đó thể hiện khát vọng hiểu biết, chinh phục tự nhiên và ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của họ. |
2. Không gian |
Là không gian vũ trụ đang trong quá trình tạo lập, không xác định nơi chốn cụ thể. |
3. Thời gian |
Là thời gian cổ sơ, không xác định và mang tính vĩnh hằng. |
4. Cốt truyện |
Chuỗi sự kiện xoay quanh quá trình thực hiện việc sáng tạo thế giới, con người và muôn loài của các vị thần. |
5. Nhân vật |
Thường là thần, có sức mạnh phi thường để thực hiện công việc sáng tạo thế giới và sáng tạo văn hóa. |
6. Tính chỉnh thể |
Là sự thống nhất, toàn vẹn của tác phẩm. Ở đó, mọi bộ phận, yếu tố, chi tiết,… đều có ý nghĩa và được gắn kết với nhau một cách chặt chẽ, nhất quán nhằm thể hiện tập trung, nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm. |
b. Sử thi
Nội dung |
Kiến thức |
1. Khái niệm |
Là một thể loại tự sự dân gian ra đời từ thời cổ đại, thường kết hợp lời thơ và văn xuôi, kể lại những sự kiện quan trọng trong đời sống của cộng đồng, thông qua việc tôn vinh, ca ngợi chiến công, kì tích của người anh hùng. |
2. Thời gian |
Thuộc về quá khứ “một đi không trở lại” của cộng đồng”, thường gắn với xã hội cổ đại hoặc xã hội phong kiến. |
3. Không gian |
Thường mở ra theo những cuộc phiêu lưu gắn với các kì tích của người anh hùng. |
4. Nhân vật |
Nhân vật anh hùng sử thi hiện thân cho cộng đồng, thường hội tụ những đặc điểm nổi bật như: a. Sở hữu sức mạnh, tài năng, lòng dũng cảm phi thường b. Luôn sẵn sàng đối mặt với thách thức, hiểm nguy. C. Lập nên những kì tích, uy danh lẫy lừng. |
5. Cốt truyện |
Được tổ chức theo quan hệ xung đột giữa con người với thần quyền, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác. Các sự kiện xoay quanh cuộc phiêu lưu và những kì tích của nhân vật chính. Yếu tố kì ảo có tác dụng tạo ra tình huống, vừa thử thách vừa tô đậm phẩm chất của người anh hùng. |
6. Lời người kể và lời nhân vật |
- Lời người kể chuyện thường ở ngôi thứ ba, thể hiện thái độ tôn vinh, ngợi ca người anh hùng có công với cộng đồng. - Lời của nhân vật người anh hùng thể hiện hành động, tính cách anh hùng, thường là lời đối thoại (với thần linh hoặc với nhân vật khác). Cả lời kể và lời thoại trong sử thi đều giàu chất thơ. |
7. Thái độ, cảm xúc của người kể |
Người kể chuyện sử thi thể hiện sự trang nghiêm, thành kính đối với sự kiện, nhân vật. Sự trang nghiêm, thành kính bộc lộ cụ thể qua cách sử dụng ngôn từ, giọng điệu, hình ảnh trong văn bản sử thi. |
8. Cảm hứng chủ đạo |
Trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm văn học gọi là cảm hứng chủ đạo. Cảm hứng chủ đạo của sử thi gắn liền với tư tưởng chống thần quyền trong cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên và chống các thế lực đe dọa sự sống của cộng đồng. |
9. Bối cảnh lịch sử - văn hóa |
Sử thi ra đời chủ yếu trong giai đoạn xung đột giữa con người với thần quyền, giữa các cộng đồng với nhau, giữa tinh thần tự do của con người và các trật tự của luân lí xã hội. |
c. Bảng hệ thống hóa thông tin về các văn bản đọc
Bài |
Văn bản |
Tác giả |
Loại, thể loại |
Đặc điểm nổi bật |
|
Nội dung |
Hình thức |
||||
1 |
Thần Trụ Trời |
Tác giả dân gian |
Thần thoại suy nguyên |
Sự lí giải của con người dựa vào yếu tố tâm linh, thần kì để giải mã các hiện tượng xung quanh cuộc sống. |
Sử dụng thành công yếu tố kỳ ảo hoang đường. |
Prô-mê-tê và loài người |
Tác giả dân gian (Nguyễn Văn Khỏa tổng hợp) |
Thần thoại Hy Lạp |
- Lý giải nguồn gốc của loài người và loài vật. - Ca ngợi ý nghĩa của ngọn lửa trong cuộc sống |
- Sử dụng thành công các yếu tố kì ảo hoang đường. - Tình huống truyện gay cấn, bất ngờ. |
|
Đi săn mặt trời |
Tác giả dân gian |
Truyện thơ |
- Lý giải cách con người sinh sống thủa ban sơ. - Ca ngợi ý nghĩa vai trò của con người đối với thiên nhiên. |
- Ngôn ngữ giản dị, gần gũi. - Phương thức biểu đạt thú vị, cuốn hút. |
|
Cuộc tu bổ lại các giống lại các giống vật |
Tác giả dân gian (Nguyễn Đổng Chi tổng hợp) |
Thần thoại Việt Nam |
Lý giải đặc điểm phần chân của chó, vịt, chiền chiện, đó nách và ốc cau |
Sử dụng thành công các yếu tố kì ảo hoang đường. |
|
2 |
Đăm Săn chiến thắng Mtao - Mxây |
Tác giả dân gian (Nguyễn Hữu Thấu dịch) |
Sử thi anh hùng |
- Ca ngợi dũng cảm, trọng danh dự, gắn bó với gia đình. - Phê phán tính cách tham lam, độc ác, hèn nhát. |
- Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ. - Nghệ thuật phóng đại. |
Gặp Ka-ríp và Xi-la |
Hô-me-rơ |
Sử thi |
- Ca ngợi dũng cảm chiến đấu của Ô-đi-xê khi gặp những khó khăn, thử thach trên biển. - Ca ngợi khả năng lãnh dạo cả Ô-đi-xê khi gặp khó khăn thử thách trong chuyến đi. |
- Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ - Nghệ thuật phóng đại
|
|
Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê |
Nhà báo Lan Anh |
Báo chí |
- Miêu tả ngôi nhà của người Ê đê - Giá trị ngôi nhà trong đời sống của người Ê-đê
|
- Ngôn ngữ logic, thuyết phục - Miêu tả chi tiết, rõ ràng
|
|
Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời |
Tác giả dân gian (Nguyễn Hữu Thấu dịch) |
Sử thi anh hùng |
- Ca ngợi khát khao chinh phục nữ thần Mặt trời của Đăm Săn. - Thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của người xưa.
|
- Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ. |
................................
................................
................................
Các dạng bài Văn 10 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo
II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP MINH HỌA
1. Dạng 1: Đọc – hiểu
Bài tập 1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Xinh Nhã trả thù nhà
Mấy ngày sau, cây kơ-lơng mới đổ. Xing Nhã tiếp tục chặt cành. Một tháng, hai tháng, ba tháng. Xing Nhã mới làm xong chiếc khiên. Hàng trăm, hàng nghìn dân làng nhấc khiên không nổi. Xing Nhã bước tới, một tay nâng khiên, một tay giơ lên đầu, đội về buôn. Về tới nhà, ở một ngày, nghỉ một tháng, Xing Nhã suy tính chuyện đi đòi xương cho cha, trả thù cho mẹ.
[…] Bang Ra và Xing Yuê – Ta hãy lấy bảy ché rượu ngon, bảy con trâu đực trắng, cũng cho Trời, cho Đất phù hộ con trai ta khoẻ mạnh. Ta hãy lấy con gà cúng thần Nước, ta lấy con lợn cúng Y Rít phù hộ con trai ta khôn lớn, đừng đi chết bỏ xương nơi đất khác.
(Đoạn dưới đây miêu tả cuộc chiến đấu cuối cùng của Xing Nhã với anh em Gia – rơ Bú)
[…] Hai bên đánh nhau. Năm em trai của Gia-rơ Bú đã bỏ đầu tại gốc cây đa, bỏ thân tại núi lạ. Gia-rơ Bú bứt rứt, ngồi không yên, nằm không được, tay trái lấy chiếc khiên, tay phải nắm cán đao, Gia-rơ Bú đi vào rẫy của Hơ-bia Bơ-lao.
Xing Nhã – (Gặp Gia-rơ Bú) Ơ Gia-rơ Bú, ai chạy trước?
Gia-rơ Bú - Hỡi con chim linh mọc chưa đủ lông cánh, hãy múa thử đi!
Xing Nhã quay khiên múa. Đất bụi bay mù mịt như mây trời tháng Bảy. Xing Nhã nhảy qua trái núi, lượn qua con suối, phăng qua đầu đèo, nhanh hơn bầy chim diều chim ó.
Gia-rơ Bú nhìn theo, tối mày tối mặt, không đoán được đường đao của Xing Nhã chĩa về hướng nào.
Gia-rơ Bú – Được, bây giờ ta không giất được mày thì ta sẽ tìm cách phá sạch làng mày! Té ra đứa nào cũng là đầu đen máu đỏ cả sao?
Xing Nhã – (ngừng múa) Ơ Gia-rơ Bú! Ta đang đứng ở phái Mặt Trời mọc đây rồi. Bây giờ thì ngươi múa đi, ta đuổi theo.
Gia-rơ Bú múa lúng túng, múa loanh quanh như con gà mắc tóc, như sao lạc đường. Dường đao chỉ đâm vào giữa trống không.
Xing Nhã mới đi một bước, đã chém trúng ngay chân Gia-rơ Bú.
Xing Nhã – Ơ Gia-rơ Bú, máu gì chảy ở chân đấy?
Gia-rơ Bú – Máu con vắt ở núi Hơ-mũ cắn tao.
Gia-rơ Bú múa tiếp, Xing Nhã chém luôn cánh tay phải, chiếc đao rơi “rỏn rẻn”…
Xing Nhã – Tại sao khiên của ngươi rơi mất rồi?
Gia-rơ Bú – Không phải! Đó là tiếng kêu của chiếc lục lạc cho trẻ con chơi, tiếng vù của con diều đói gió đấy!
Gia-rơ Bú cố sức múa nữa, nhưng lần này chưa kịp chở tay thì chiếc khiên đã bị Xing Nhã đánh vỡ tung, rơi xuống đất.
Cuối cùng đôi bên chỉ còn Pơ – rong Mưng và Xing Nhã đánh nhau
[…] Trên trời, dưới đất, mây mưa mịt mù, gió bão ầm ầm, đổ cây lở núi. Hai bên đánh nhau từ khi trái khơ-la chín, đến mùa kê trổ, vẫn không phân thắng bại. Cả hai đều kiệt sức, ngã trước chòi của Hơ-bia Bơ-lao
(Cuối cùng, nhờ sự giúp sức của Hơ-bia Bơ-lao, Xing Nhã giết chết Pơ-rong Mưng – người cuối cùng trong bảy anh em nhà Gia-rơ Bú, trả thù cho cha, cứu mẹ già thoát khỏi cuộc sống nô lệ)
(Theo Bùi Văn Nguyên, Đỗ Bình Trị, Tư liệu tham khảo văn học Việt Nam, Tập I : Văn học dân gian, phần III, NXB Giáo dục, 1974. Tr.219-228)
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì
A. Cổ tích
B. Sử thi
C. Truyền thuyết
D. Ngụ ngôn
Câu 2. Nhân vật chính trong văn bản là ai?
A. Xing Nhã
B. Gia-rơ Kốt
C. Gia-rơ Kốt
D. Pơ-rong Mưng
Câu 3. Trong câu truyện, Xing Nhã đi tìm ai để trả thù?
A. Hơ – bia Guê
B. Hơ-bia Bơ-lao
C. Bơ-ra Tang
D. Gia-rơ Bú
Câu 4. Xing Nhã đi trả thù vì kẻ thù đã giết hại cả cha và mẹ chàng.
A. Đúng
B. Sai
Câu 5. Dòng nào miêu tả đúng và đầy đủ đặc điểm của chiếc khiên mà Xing Nhã sử dụng?
(1) Khiên được làm bằng gỗ cây kơlong
(2) Khiên được làm trong ba tháng
(3) Hàng trăm người tập trung mới nhấc được khiên
(4) Khi múa khiên. Đất trời nổi dông giá mù mịt
(5) Vành khiên nạm bạc sáng chói
A. (1) – (2) – (4)
B. (1) – (3 – (5)
C. (2) – (3) – (4)
D. (2) – (4) – (5)
Câu 6. Thủ pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng trong câu văn sau:
Xing Nhã quay khiên múa. Đất bụi bay mù mịt như mây trời tháng Bảy. Xing Nhã nhảy qua trái núi, lượn qua con suối, phăng qua đầu đèo, nhanh hơn bầy chim diều chim ó.
A. Nhân hoá
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Cường điệu
Câu 7. Dòng nào sau đây không thể hiện đúng ý nghĩa của chiến thắng mà Xing Nhã đã đạt được trong văn bản trên?
A. Sức mạnh của chính nghĩa
B. Kẻ ác phải bị trừng phạt
C. Vẻ đẹp của người anh hùng lí tưởng trong mơ ước của cộng đồng.
D. Chinh phục những vùng đất mới và thu phục những nô lệ mới.
Câu 8. Qua nhân vật Xing Nhã, người Tây Nguyên thể hiện quan niệm như thế nào về người anh hùng?
Câu 9. Có thể khẳng định Xing Nhã là người anh hùng có sức mạnh phi thường không? Vì sao?
Câu 10. Từ văn bản, em hiểu thêm điều gì về đặc điểm văn hoá độc đáo của đồng bào Tây Nguyên?
................................
................................
................................
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)