Đề cương ôn tập Học kì 2 Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo

Bộ đề cương ôn tập Học kì 2 Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo với các dạng bài đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 10 nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Văn 10 Học kì 2.

Nội dung kiến thức Văn 10 Học kì 2 Chân trời sáng tạo

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập

1. Văn bản:

- Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.

- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản; nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc; thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm.

- Nhận biết và phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản. Phân tích được mối quan hệ giữa các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của chúng trong việc thể hiện nội dung chính của văn bản.

- Xác định được ý nghĩa của văn bản, mục đích, quan điểm của người viết.

- Nhận biết và phân tích được vai trò của của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận. Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử hoặc bối cảnh văn hoá, xã hội từ văn bản.

- Vận dụng những hiểu biết về Nguyễn Trãi để đọc hiểu một số tác phẩm từ tác gia này.

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện: nhân vật, câu chuyện, người kể chuyện, điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật.

- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp, mà tác phẩm truyện muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Nhận biết được mục đích, quan điểm của người viết thông qua các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản; nhận biết và phân tích được cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả; vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.

- Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử hoặc bối cảnh văn hóa, xã hội.

a. Một số đặc điểm của thơ

Nội dung

Kiến thức

1. Tình cảm, cảm xúc trong thơ

Là những rung động nội tâm, những cảm nhận của nhà thơ về cuộc sống. Tình cảm, cảm xúc trong thơ đánh thức những rung động tinh tế trong trái tim người đọc.

2. Cảm hứng chủ đạo trong thơ

Cảm hứng chủ đạo trong thơ là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm thơ, tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm. Một tác phẩm thơ có thể có nhiều cảm hứng, nhưng chỉ có một cảm hứng chủ đạo vì đó là cảm hứng chính, bao trùm tác phẩm.

b. Văn nghị luận

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Văn nghị luận là loại văn bản chủ yếu sử dụng lí lẽ và bằng chứng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một quan điểm, tư tưởng. Sức mạnh của văn nghị luận là ở tính hệ thống của luận điểm, ở tính sắc bén, chặt chẽ của lập luận, ở bằng chứng xác thực, ở niềm tin vào chân lí, chính nghĩa; sự trung thực, chân thành trong tình cảm, cảm xúc của người viết, người nói.

2. Bối cảnh, lịch sử văn hóa

Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hộilà điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội liên quan đến văn bản, giúp cho việc hiểu văn bản được sâu sắc hơn. Với việc đọc hiểu văn bản nghị luận cũng vậy, cần tìm hiểu bối cảnh ra đời của tác phẩm để hiểu rõ mục đích viết, nội dung của văn bản.

3. Mục đích và quan điểm của người viết

- Mục đích của văn bản nghị luận là thuyết phục người đọc về ý kiến, tư tưởng của người viết trước một vấn đề, hiện tượng trong đời sống.

- Quan điểm của người viết là cách người viết nhìn nhận, đánh giá vấn đề, hiện tượng cần bàn luận; thể hiện ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối trước vấn đề , hiện tượng ấy.

4. Yếu tố biểu cảm

- Yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận biểu hiện qua những từ ngữ, hình ảnh, những câu văn có sức truyền cảm, truyền tải hình cảm, cảm xúc của người viết.

- Tác dụng: Nhằm tăng sức thuyết phục, văn nghị luận cần sử dụng yếu tố biểu cảm để tác động vào tình cảm của người đọc. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận cần chân thực, đảm bảo sự mạch lạc, chặt chẽ của bài nghị luận.

c. Văn nghị luận trung đại

Nội dung

Kiến thức

Khái niệm

Văn nghị luận trung đại mang các đặc điểm của văn nghị luận nói chung nhưng cũng có một số khác biệt đáng lưu ý: tính quy phạm về thể văn, ngôn ngữ và thường có tính chất tổng hợp “bất phân” giữa văn với sử, với triết, giữa văn hình tượng với văn luận lí….

d. Truyện

Nội dung

Kiến thức

1. Câu chuyện

Câu chuyện là sự việc, chuỗi sự việc xảy ra trong đời sống, liên quan đến một hoặc một số người nào đó. Câu chuyện thường có khởi đầu, diễn biến và kết thúc.

2. Cốt truyện

Cốt truyện là câu chuyện được tổ chức một cách nghệ thuật với biến cố, tình huống, xung đột làm cho câu chuyện trở nên có ý nghĩa.

3. Thông điệp

Thông điệp của tác phẩm văn học là điều mà tác giả muốn gửi đến người đọc qua hình tượng nghệ thuật. Đó là ý tưởng quan trọng nhất, là bài học, cách ứng xử mà văn bản băn học muốn truyền đến người đọc.

4. Tư tưởng

Tư tưởng của tác phẩm văn học là nhận thức, quan niệm, thái độ, cách lí giải về các vấn đề đời sống và khát vọng của tác giả được thể hiện trong tác phẩm. Tư tưởng của tác phẩm được thể hiện sinh động qua nhiều yếu tố: đề tài, chủ đề, thế giới hình tượng.

5. Đặc điểm, tính cách nhân vật

- Đặc điểm, tính cách của nhân vật là những nét riêng về ngoại hình, hành động, tình cảm, tâm lí, ngôn ngữ,… của nhân vật, giúp phân biệt với nhân vật khác.

- Khi đọc truyện, người đọc có thể nhận biết đặc điểm, tính cách, tư tưởng, tình cảm của một nhân vật qua lời của người kể chuyện, qua hành động, lời nói, ý nghĩa của nhân vật, hoặc qua nhận xét, đánh giá của nhân vật khác về nó.

6. Người kể chuyện

Người kể chuyện một vai được tác giả tạo ra, đảm nhiệm việc kể lại câu chuyện trong văn bản truyện. Người kể chuyện có thể là nhân vật hoặc không, có thể dùng các điểm nhìn khác nhau.

7. Điểm nhìn

Điểm nhìn là vị trí của người kể chuyện trong tương quan với câu chuyện. Tùy trường hợp, câu chuyện có thể được kể theo điểm nhìn từ ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất, điểm nhìn của người kể chuyện hoặc điểm nhìn của nhân vật, điểm nhìn cố định hay dịch chuyển, thay đổi…

Điểm nhìn ngôi thứ nhât

Điểm nhìn ngôi thứ ba

- Người kể chuyện hạn tri là một nhân vật trong truyện.

- Xưng “tôi”

- Người kể chuyện toàn tri không phải nhân vật trong truyện.

- Không xưng “tôi”

................................

................................

................................

Các dạng bài Văn 10 Học kì 2 Chân trời sáng tạo

II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP MINH HỌA

1. Dạng 1: Đọc – hiểu

Bài tập 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Qua tấm kính mờ sương, mảnh trăng nằm giữa những đám mây hiện ra nhợt nhạt, ánh sáng chập chờn, mỗi khi xe xóc hay lượn một vòng, mảnh trăng rung rinh rung rinh, có khi rơi xuống chừng xấp xỉ. Bóng tối của rừng già như một trò chơi của trái tim. Khoảng khuya, trên các ngọn rừng, gió Tây Nam cuốn những đám mây xám xịt về một góc và thổi bay đi. Gió thổi lồng lộng những cành lá ngụy trang trên nóc xe hoen rỉ. Trên đầu chúng tôi, bầu trời đêm phía trên trở nên trong vắt, cao vời vợi, trong sâu thẳm mơ hồ vọng lên tiếng chim kêu. Nhưng ở phía sau rừng, sương trắng cứ tuôn ra từ hư không. Dòng sông bên trái đường bỗng biến mất, chỉ còn lại một màn sương trắng phủ kín, chỉ thỉnh thoảng thấy một ngọn rừng, ngọn núi đá bên kia sông nhô lên, đen kịt giữa một màu trắng xóa.

Xe tôi chạy trên lớp sương bềnh bồng. Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc. Khung cửa xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng. Không hiểu sao, lúc ấy, như có một niềm tin vô cớ mà chắc chắn từ trong không gian ùa tới tràn ngập cả lòng tôi. Tôi tin chắc chắn người con gái đang ngồi cạnh mình là

Nguyệt, chính người mà chị tôi thường nhắc đến. Chốc chốc, tôi lại đưa mắt liếc về phía Nguyệt, thấy từng sợi tóc của Nguyệt đều sáng lên. Mái tóc thơm ngát, dày và trẻ trung làm sao! Bất ngờ, Nguyệt quay về phía tôi và hỏi một câu gì đó. Tôi không kịp nghe rõ vì đôi mắt tôi đã choáng ngợp như vừa trông vào ảo ảnh. Trăng sáng soi thẳng vào khuôn mặt Nguyệt làm cho khuôn mặt tươi mát ngời lên và đẹp lạ thường! Tôi vội nhìn thẳng vào đoạn đường đầy ổ gà, không dám nhìn Nguyệt lâu. Từng khúc đường trước mặt cũng thếp từng mảnh ánh trăng...

- Anh nhỉ? Có phải không nhỉ...

- Cô hỏi gì?

- Em hỏi có phải các anh lái xe đi nhiều nơi, chắc hẳn quen biết nhiều người lắm?

- Đời lái xe chúng tôi như vạc ấy, cô ạ! Nay rừng này, mai qua suối kia, nhưng tháng này sang tháng khác vẫn làm bạn với đường, với trăng thôi.

Chẳng biết lúc ấy ai mới móc miệng cho mà tôi bỗng trở nên ăn nói văn vẻ đến thế! Quá nửa đêm, chúng tôi đến gần cầu Đá Xanh thì trăng lặn. Chúng tôi không nói chuyện nữa. Mảnh trăng đã khuất hẳn xuống khu rừng ở sau lưng. Tôi bật chiếc bóng đèn quả dưa cho sáng hơn và bảo Nguyệt:

- Cô chú ý nghe hộ, từ đây đường thường có máy bay.

Nguyệt vẫn thản nhiên ngồi nhìn ra ngoài:

- Anh cứ yên tâm, đoạn này, em quen lắm!”

(Trích Mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Minh Châu – Truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội, 2003, tr. 54-55)

Câu 1. Xác định ngôi kể của đoạn trích.

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 2. Nhân vật tôi là ai?

A. Người lính lái xe

B. Một người Hà Nội

C. Cô gái tên Nguyệt

D. Một người lao công

Câu 3. Những hình ảnh thiên nhiên nào được tác giả miêu tả trong đoạn trích?

A. Lớp sương, mảnh trăng

B. Khu rừng, cây cầu

C. Dòng sông, sương trắng

D. Bóng sương, mái tóc

Câu 4. Trong đoạn trích, các nhân vật xuất hiện trong bối cảnh không gian, thời gian nào?

A. Ban ngày, trên đường

B. Ban đêm, giữa rừng

C. Cuối ngày, trong xe

D. Buổi chiều, giữa rừng

Câu 5. Khi người chiến sĩ lái xe nhờ Nguyệt (cô gái đi cùng xe) chú ý nghe hộ đoạn đường thường xuyên có máy bay, thái độ của nhân vật Nguyệt ra sao?

A. Khinh bỉ, coi thường

B. Thờ ơ, lạnh lùng

C. Thản nhiên, tự tin

D. Nhiệt tình, hào hứng

Câu 6. Tác dụng phép tu từ so sánh trong câu văn: “Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc. Khung cửa xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng”?

A. Toát lên vẻ đẹp của nhân vật Nguyệt qua cái nhìn của người lái xe, cô như một mảnh trăng trong sáng.

B. Làm nổi bật vẻ đẹp trong sáng của ánh trăng rừng, qua đó gián tiếp làm nổi bật vẻ đẹp của cô gái tên Nguyệt (trăng).

C. Gợi vẻ đẹp của ánh trăng trong veo, lung linh giữa rừng, từ đó làm rõ tình cảm của người lái xe với cô gái

D. Gợi vẻ đẹp trong sáng của cô gái mang tên Nguyệt như vẻ đẹp trong sáng của mảnh trăng giữa rừng.

Câu 7. Dòng nào nhận xét không đúng về nghệ thuật miêu tả nhân vật Nguyệt trong đoạn trích?

A. Chi tiết chọn lọc, chân thực.

B. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm.

C Xây dựng hình tượng song hành: Nguyệt – trăng.

D. Hình ảnh mang tính biểu tượng

Câu 8. Nhận xét về vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong đoạn trích?

Câu 9. Anh/ chị hãy nhận xét tình cảm của tác giả đối với thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ.

Câu 10. Qua những tác phẩm đã được học, anh/ chị hãy bày tỏ suy nghĩ về vẻ đẹp của thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Viết câu trả lời trong một đoạn văn ngắn 5 – 7 dòng.

................................

................................

................................

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học