Đề cương ôn tập Học kì 2 Ngữ Văn 10 Cánh diều

Bộ đề cương ôn tập Học kì 2 Ngữ Văn 10 Cánh diều với các dạng bài đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 10 nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Văn 10 Học kì 2.

Nội dung kiến thức Văn 10 Học kì 2 Cánh diều

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập

1. Văn bản:

- Vận dụng hiểu biết về bối cảnh lịch sử, văn hóa, về tác giả và thể loại vào việc đọc hiểu các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi. Phân tích và đánh giá được giá trị nội dung, nghệ thuật một số tác phẩm của Nguyễn Trãi, qua đó thấy được vẻ đẹp con người, thơ văn và những đóng góp của ông cho sự phát triển của văn học dân tộc.

- Nhận biết, phân tích được giá trị nội dung (đề tài, chủ đề, tư tưởng,...) và một số yếu tố hình thức (điểm nhìn nghệ thuật, người kể chuyện hạn tri và người kể chuyện toàn tri, lời người kể chuyện, lời nhân vật,...) của tiểu thuyết và truyện ngắn.

- Phân tích, đánh giá được giá trị thẩm mĩ của các yếu tố hình thức (nhân vật trữ tình, hình ảnh, từ ngữ,...) và nội dung (cảm hứng chủ đạo, chủ đề,...) trong bài thơ trữ tình (thể thơ tự do) viết về đề tài quê hương, đất nước.

- Nhận biết và phân tích được nội dung, mối quan hệ, cách sắp xếp của luận đề, luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu và vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận. Xác định được mục đích, quan điểm của người viết và ý nghĩa, tác động của văn bản đối với bản thân.

a. Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội với việc đọc hiểu tác phẩm văn học

Nội dung

Kiến thức

Khái niệm

Đọc hiểu tác phẩm luôn gắn liền với việc vận dụng kiến thức về hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội. Hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội thời kì nhà văn sống với những sự kiện, các mối quan hệ xã hội, sinh hoạt văn hoá đã tác động trực tiếp và gián tiếp tới sáng tác của nhà văn và được phản ánh một cách sâu sắc trong các tác phẩm của họ. Nhiều vấn đề trong các tác phẩm văn học chỉ có thể cắt nghĩa được khi vận dụng các tri thức về hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội vào việc đọc hiểu tác phẩm đó.

b. Nghị luận xã hội trung đại

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

- Nghị luận xã hội trung đại thường được viết bằng các thể văn như: chiếu, hịch, cáo, thư,..., phản ánh những vấn đề chính trị, xã hội và có giá trị nghệ thuật cao.

- Chiếu, cáo thường để ban bố trước dân chúng về những công việc và sự kiện có tính chất quốc gia; thư dùng để trao đổi, thuyết phục người khác trong công việc.

2. Đặc điểm

Là thể văn tổng hợp “văn, sử, triết bất phân", có sự kết hợp hài hoà giữa lí lẽ và cảm xúc, giữa tư tưởng và tình cảm của người viết; bài văn vừa có tính thuyết phục, vừa giàu màu sắc biểu cảm. 

- Thường được viết bằng văn biền ngẫu, từ ngữ trang trọng, uyên bác, giàu tính ước lệ, tượng trưng.

- Vai trò của người viết rất đặc biệt, tác giả thường là các bậc vua, chúa, thủ lĩnh hoặc được vua, chúa, thủ lĩnh uỷ nhiệm soạn thảo các văn bản.

- Các tác giả được uỷ thác thường là những nhà văn hoá lỗi lạc hoặc có địa vị, uy tín cao trong triều đình và xã hội. Văn bản nghị luận do họ soạn thảo không chỉ thể hiện tư tưởng, tình cảm của các bậc vua, chủa, thủ lĩnh, đại diện cho tư tưởng thời đại, ý chỉ, khát vọng của cả quốc gia, dân tộc, mà còn chứa đựng trí tuệ, tình cảm và tài năng văn chương của mỗi người.

c. Thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn

Nội dung

Kiến thức

Khái niệm

- Thơ Nôm thất ngôn xen lục ngôn là sự sáng tạo của các nhà thơ Việt Nam trên cơ sở kế thừa thơ Đường luật.

- Việc xuất hiện các câu lục ngôn (sáu chữ) xen kẽ các câu thất ngôn (bảy chữ) phá vỡ ít nhiều kết cấu của thơ Đường luật thất ngôn, tạo nên các điểm nhấn về cảm xúc, suy tư, hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu,... góp phần mở ra thời kì mới cho sự phát triển của thơ ca tiếng Việt.

d. Tiểu thuyết và truyện ngắn

Tiểu thuyết

Truyện ngắn

- Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn.

- Tiểu thuyết có khả năng phản ánh đời sống rộng lớn, không bị giới hạn về không gian và thời gian.

- Cốt truyện phức tạp; được xây dựng trên nhiều sự kiện, cảnh ngộ, nhiều mối xung đột; miêu tả nhiều tuyến nhân vật, nhiều quan hệ chồng chéo với những diễn biến tâm lí phức tạp, đa dạng.

- Truyện ngắn là thể loại tự sự cỡ nhỏ.

- Truyện ngắn hướng tới khắc họa một hiện tượng trong đời sống.

- Cốt truyện thường diễn ra trong thời gian, không gian hạn chế; kết cấu không nhiều tầng, nhiều tuyến; thường có ít nhân vật.

- Truyện ngắn thu hút người đọc bởi nội dung cô đúc, chi tiết có sức ám ảnh, ý tưởng sắc sảo được thể hiện qua tình huống bất ngờ, lời văn hàm súc, mang nhiều ẩn ý.

e. Người kể chuyện hạn tri, người kể chuyện toàn tri

Nội dung

Người kể chuyện hạn tri

Người kể chuyện toàn tri

1. Khái niệm

- Người kể chuyện hạn tri, thường là người kể chuyện theo ngôi thứ nhất. Người kể chuyện hạn tri thường trực tiếp tham dự hoặc chứng kiến các sự việc xảy ra trong truyện nên có vị trí quan sát, miêu tả, trần thuật,…bị giới hạn. 

- Vì người kể chuyện đồng thời là một nhân vật trong truyện nên không biết được những diễn biến trong suy nghĩ, cảm xúc của các nhân vật khác; thường bày tỏ quan điểm và thái độ chủ quan khi thuật truyện.

- Người kể chuyện toàn tri thường là người kể chuyện theo ngôi thứ ba. Người kể chuyện toàn tri không trực tiếp tham gia câu chuyện nhưng là người quan sát toàn năng, biết hết tất cả mọi việc; biết rõ hoàn cảnh, lai lịch, cảm giác, suy nghĩ và hành động của các nhân vật.

2. Trần thuật từ điểm nhìn

- Trần thuật từ điểm nhìn hạn tri có ưu điểm là tạo được hiệu quả về tính trực tiếp như đang chứng kiến các sự việc xảy ra ở hiện trường, có cơ hội để đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân vật – người kể.

- Điểm nhìn này lại rất hạn chế trong việc phản ánh toàn cảnh bức tranh xã hội, môi trường hoạt động và tâm lí của các nhân vật khác.

Trần thuật từ điểm nhìn toàn tri rất linh hoạt và được dùng rộng rãi. Bởi lẽ, trần thuật từ điểm nhìn toàn tri giúp người đọc biết được nhiều thông tin hơn, rõ hơn về nhân vật và sự việc so với việc kể chuyện từ điểm nhìn hạn tri. Tuy nhiên, người đọc ít có được cảm giác kết nói trực tiếp, gẫn gũi với nhân vật như trần thuật từ điểm nhìn hạn tri.

................................

................................

................................

Các dạng bài Văn 10 Học kì 2 Cánh diều

II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP MINH HỌA

1. Dạng 1: Đọc – hiểu

Bài tập 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Buổi chiều rất êm ả. Về phía tây, mây trời rực rỡ những mầu sáng lạn và ánh nắng chiều loàng một khúc sông, trông như một giải vàng nổi lên giữa đồi ruộng đã bắt đầu tím lại. Một đàn chim đi ăn về vút bay qua ngang đầu, tiếng cánh vỗ rào rào như trận mưa; tôi ngửng lên nhìn theo đến khi cái vết đen linh động của đàn chim lặn hẳn với chân mây.

Tôi theo con đường nhỏ ở ven đồi, qua hai dẫy phố, một cái chợ nhỏ, rồi rẽ về bên phải. Nhà ông Ba ở ngay chân đồi, trông xuống chợ, một cái nhà gạch cũ, tường phủ rêu xanh. Tôi không lưỡng lự, bước đến đẩy cổng vào.

[...] Phố chợ ở ngay đầu cầu. Con sông Cống uốn éo trong dẫy đồi, khuất đi, rồi lại loáng loáng đằng xa, chạy giữa những giải ruộng eo hẹp. Bấy giờ sương đã xuống, dặng núi ở chân trời đã bị che lấp. Chúng tôi dạo qua một lượt ở phố, hay dẩy nhà lá nhỏ bé, nhưng ngăn nắp và sạch sẽ, trông rất vui mắt.

Sẩm tối, ông Ba cùng tôi về, một mâm cỗ đầy đã thấy bầy trên chiếc bàn ở giữa sân, bà Ba đang chạy loăng quăng sửa soạn các thức ăn. Thấy tôi, bà vội vã mời:

- Cậu về ăn cơm. Có bữa ăn xoàng, xin cậu ăn thực bụng nhé.

Tôi mỉm cười, rồi ngồi vào bàn, tuy trong người mệt mỏi và không thấy đói mà cũng phải cố ăn để vui lòng bà chủ. Ông Ba thì vui vẻ lắm, như rất thích được có người đến chơi, nhất người ấy lại là tôi. Ông uống từng chén rượu lớn, cười nói vang lên. Bà Ba ngồi yên lặng bên cạnh, luôn luôn gắp thức ăn vào bát, ép tôi ăn. Bà cũng hình như vui vẻ lắm vì thấy chồng vui vẻ.

[…]Bữa cơm xong, ông Ba bắc ghế ra ngoài sân cùng tôi ngồi nói chuyện. Ngọn đèn dầu có cái chao lụa xanh xinh xắn - chắc hẳn là một công trình của hai cô thiếu nữ - để trên chiếc bàn con, chiếu ra một vùng ánh sáng, làm nổi trắng mấy gốc trè cằn cỗi. Chiều đã tối hẳn, trên trời cao, hàng ngàn ngôi sao thi nhau lấp lánh qua không khí trong và mát. Ðêm của vùng đồi bao bọc lấy tôi, đầy những hương thơm lạ theo cơn gió từ đâu đưa lại. Muôn tiếng đều khe khẽ làm cho cái yên lặng vang động như tiếng đàn; những con bướm nhỏ vụt từ bóng tối ra, đến chập chờn ở trước ngọn đèn, rồi lại lẩn vào bóng tối, như những sự gia lẹ làng của cảnh rừng nói chung quanh.

Tôi thấy vui sướng và thư thái trong lòng. Lần đầu, đêm tối và cảnh vật đối với tôi thân mật như một người bạn, khác với khi ở Hà Nội, đêm chỉ là những cuộc vui chơi mệt mỏi và nặng nề.

(Trích Nắng trong vườn, Thạch Lam, NXB Hội Nhà văn & Cty Nhã Nam, 2015, tr.16-17)

Câu 1. Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Không có ngôi kể

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

A. Nghị luận

B. Biểu cảm

C. Tự sự

D. Miêu tả

Câu 3. Cảnh vật được miêu tả vào thời gian nào trong ngày?

A. Buổi trưa

B. Buổi sáng

C. Buổi tối

D. Buổi chiều

Câu 4. Dòng nào sau đây miêu tả đúng ngôi nhà của ông Ba?

A. Chiếc bàn con, chiếu ra một vùng ánh sáng

B. Uốn éo trong dẫy đồi, khuất đi

C. Chiếc bàn con, chiếu ra một vùng ánh sáng

D. Một cái nhà gạch cũ, tường phủ rêu xanh

Câu 5. Khi được vợ chồng ông Ba mời dùng cơm, thái độ của nhân vật tôi như thế nào?

A. Vui vẻ, nhưng miễn cưỡng

B. Thích thú, trân trọng

C. Vui vẻ, nhưng mệt mỏi

D. Thản nhiên, không quan tâm.

Câu 6. Phép liên kết chính được sử dụng trong đoạn văn trên là gì?

A. Phép liên tưởng

B. Phép thế

C. Phép lặp

D. Phép nghịch đối

Câu 7. Dòng nào sau đây nêu không đúng về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật trong đoạn trích?

A. Câu văn nhẹ nhàng, lãng mạn

B. Giọng văn thủ thỉ trầm lắng, thiết tha

C. Sử dụng hình ảnh nhiều hình ảnh ước lệ

D. Diễn đạt mang đậm sắc thái trữ tình

Câu 8. Nêu tâm trạng của nhân vật tôi khi trải nghiệm những ngày ở quê?

Câu 9. Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên qua đoạn trích trên?

Câu 10. Từ nội dung đoạn trích, anh/chị hãy trình bày tác dụng của việc trải nghiệm đối với bản thân.

Bài tập 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

LÁ ĐỎ

Gặp em trên cao lộng gió

Rừng lạ ào ào lá đỏ

Em đứng bên đường như quê hương

Vai áo bạc quàng súng trường.

Đoàn quân vẫn đi vội vã

Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa.

Chào em, em gái tiền phương

Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.

Em vẫy cười đôi mắt trong.

1974

(Trích từ Tuyển tập thơ Việt Nam giai đoạn chống Mĩ cứu nước, Nguyễn Đình Thi, NXB Hội nhà văn, 1999)

Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thể thơ 5 chữ

B. Thể thơ 6 chữ

C. Thể thơ 7 chữ

D. Thể thơ tự do

Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: “Em đứng bên đường như quê hương”

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Hoán dụ

D. Ẩn dụ

Câu 3. Các hình ảnh miêu tả thiên nhiên: đỉnh Trường Sơn lộng gió, rừng ào ào lá đỏ khắc họa khung cảnh Trường Sơn như thế nào?

A. Khoáng đạt, hùng vĩ

B. Thơ mộng, trữ tình

C. Khắc nghiệt, dữ dội

D. Tráng lệ, kì vĩ

Câu 4. Nhân vật trữ tình trong văn bản là ai?

A. Người lính Trường Sơn

B. Nguyễn Đình Thi

C. Em gái tiền phương

D. Người lính Trường Sơn và em gái tiền phương

Câu 5. Hai câu sau gợi ra điều gì?

Chào em, em gái tiền phương

Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn

A. Niềm tin và hi vọng vào ngày chiến thắng của người lính Trường Sơn

B. Lời chào và lời ước hẹn của cô gái tiền phương và người lính Trường Sơn

C. Lời chào và lời ước hẹn của người lính Trường Sơn với cô gái tiền phương

D. Lời hẹn ước giữa hai nhân vật trữ tình

Câu 6. Cảm xúc của tác giả qua văn bản là

A. niềm vui, tự hào và hy vọng vào tương lai của người lính Trường Sơn.

B. niềm vui, lạc quan, tin tưởng, tự hào và hy vọng vào ngày mai chiến thắng.

C. niềm vui sướng, hạnh phúc khi gặp lại người em gái tiền phương.

D. niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến.

Câu 7. Không khí hành quân hào hùng thần tốc được thể hiện qua hình ảnh nào?

A. Bụi Trường Sơn

B. Đoàn lính Trường Sơn hành quân vội vã

C. Đoàn quân đi vội vã, bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa

D. Ào ào lá đỏ

Câu 8. Trình bày ngắn gọn nội dung của văn bản.

Câu 9. Câu thơ “Vai áo bạc quàng súng trường” gợi lên vẻ đẹp gì của người con gái tiền phương?

Câu 10. Hình ảnh “em gái tiền phương” gợi lên cho anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc?

................................

................................

................................

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học