Đề cương ôn tập Học kì 1 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức

Bộ đề cương ôn tập Học kì 1 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với các dạng bài đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 10 nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Văn 10 Học kì 1.

Nội dung kiến thức Văn 10 Học kì 1 Kết nối tri thức

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập

1. Văn bản:

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện: cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật, lời người kể chuyện ngôi thứ ba và lời nhân vật.

- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, nhân vật trữ tình (chủ thể trữ tình).

- Nhận biết và phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản nghị luận. Phân tích được mối quan hệ giữa các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng và vai trò của chúng trong việc thể hiện nội dung của văn bản nghị luận. Từ đó xác định được ý nghĩa của văn bản và mục đích người viết.

- Nhận xét được nội dung bao quát của văn bản; phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và mối quan hệ giữa chúng.

a. Truyện

Nội dung

Kiến thức

1. Cốt truyện

Được tạo nên bởi sự kiện (hoặc chuỗi sự kiện). Sự kiện là sự việc, biến cố dẫn đến những thay đổi mang tính bước ngoặt trong thế giới nghệ thuật hoặc bộc lộ những ý nghĩa nhất định với nhân vật hay người đọc – điều chưa được họ nhận thấy cho đến khi nó xảy ra.

2. Truyện kể

Truyện kể được tạo thành từ sự kiện trong cốt truyện được triển khai hoặc liên kết với nhau theo một mạch kể nhất định. Mạch kể này thống nhất với hệ thống chi tiết và lời văn nghệ thuật (bao gồm các thành phần lời kể, lời tả, lời bình luận, ...)

3. Người kể chuyện

- Truyện kể chỉ tồn tại khi có người kể chuyện. Trong nhiều loại hình tự sự dân gian, người kể chuyện có thể là người trực tiếp diễn xướng để kể lại câu chuyện cho công chúng. Trong tự sự của văn học viết, người kể chuyện là “vai” hay “đại diện”

mà nhà văn tạo ra để thay mình thực hiện việc kể chuyện. 

4. Nhân vật

Là con người cụ thể được khắc họa trong tác phẩm văn học bằng các biện pháp nghệ thuật. Cũng có những trường hợp nhân vật trong tác phẩm văn học là thần linh, loài vật, đồ vật, ... nhưng khi ấy, chúng vẫn đại diện cho những tính cách, tâm lí, ý chí hay khát vọng của con người. Nhân vật là phương tiện để văn học khám phá và cắt nghĩa về con người.

b. Thể loại thần thoại

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Là thể loại truyện kể xa xưa nhất, thể hiện quan niệm về vũ trụ và khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên của con người thời nguyên thuỷ.

 

2. Phân loại

- Thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài (thần thoại suy nguyên).

- Thần thoại kể về cuộc chinh phục thiên nhiên và sáng tạo văn hoá (thần thoại sáng tạo)

3. Tính chất và vai trò

Ra đời trong “tuổi ấu thơ” của loài người nên thần thoại mang tính nguyên hợp: chứa đựng các yếu tố nghệ thuật, tôn giáo, triết học, lịch sử, ... Vì vậy, thần thoại có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc lưu giữ di sản văn hoá nguyên thuỷ của cộng đồng.

4. Cốt truyện

Cốt truyện đơn giản có thể là cốt truyện đơn tuyến, tập trung vào một nhân vật hoặc là một tổ hợp nhiều cốt truyện đơn (tạo thành một “hệ thần thoại”). 

5. Nhân vật

- Nhân vật chính của thần thoại là các vị thần, hoặc những con người có nguồn gốc thần linh, có năng lực siêu nhiên nên có thể được miêu tả với hình dạng khổng lồ, hoặc với sức mạnh phi thường... 

- Chức năng của nhân vật trong thần thoại là cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội, thể hiện niềm tin của con người cổ sơ cũng như những khát vọng tinh thần có ý nghĩa lâu dài của nhân loại.

6. Câu chuyện

Câu chuyện trong thần thoại gắn liền với thời gian phiếm chỉ, mang tính ước lệ và không gian vũ trụ với nhiều cõi khác nhau. Lối tư duy hồn nhiên, chất phác, trí tưởng tượng bay bổng, lãng mạn đã làm nên sức cuốn hút và sức sống lâu bền cho thần thoại.

c. Sử thi

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Là thể loại tự sự dài, dung lượng đồ sộ, ra đời vào thời cổ đại. Cốt truyện sử thi xoay quanh những biến cố trọng đại liên quan đến vận mệnh của toàn thể cộng đồng như chiến tranh hay công cuộc chinh phục thiên nhiên để ổn định và mở rộng địa bàn cư trú.

2. Nhân vật

Là người anh hùng đại diện cho sức mạnh, phẩm chất lí tưởng và khát vọng chung của cộng đồng. Không gian sử thi kì vĩ, cao rộng, mang tính cộng đồng, có thể bao quát cả thế giới thần linh và con người. Thời gian sử thi là quá khứ thiêng liêng, thuộc về một thời đại xa xưa được cộng đồng ngưỡng vọng.

3. Lời kể

Lời kể trong sử thi thành kính, trang trọng; nhịp điệu châm rãi; trần thuật tỉ mỉ, lặp đi lặp lại những từ ngữ khắc họa đặc điểm cố định của nhân vật, sự vật, thường xuyên sử dụng thủ pháp so sánh trùng điệp. Lời người kể chuyện và cả lời nhân vật nhiều khi mang tính khoa trương, cường điệu.

4. Vai trò

Không chỉ lưu dấu những biến cố quan trọng trong lịch sử của một cộng đồng, mà còn phản ánh diện mạo đời sống tinh thần, hệ giá trị, niềm tin của cộng đồng ấy. 

................................

................................

................................

Các dạng bài Văn 10 Học kì 1 Kết nối tri thức

II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP MINH HỌA

1. Dạng 1: Đọc – hiểu

Bài tập 1. Đọc đoạn văn bản sau:

Gia tài em chỉ có bàn tay

 

Em trao tặng cho anh từ ngày ấy

 {....}

Trời mưa lạnh tay em khép cửa

Em phơi mền, vá áo cho anh

Tay cắm hoa, tay để treo tranh

Tay thắp sáng ngọn đèn đêm anh đọc.

 

Năm tháng đi qua mái đầu cực nhọc

Tay em dừng trên vầng trán lo âu

Em nhẹ nhàng xoa dịu nỗi đau

Và góp nhặt niềm vui từ mọi ngả.

 

Khi anh vắng, bàn tay em biết nhớ

Lấy thời gian đan thành áo mong chờ

Lấy thời gian em viết những dòng thơ

Để thấy được chúng mình không cách trở…

 

Bàn tay em, gia tài bé nhỏ

Em trao anh cùng với cuộc đời em.

(Trích Bàn tay em, Xuân Quỳnh, Những nhà  thơ Việt  Nam thời chống Mỹ, NXB Kim Đồng, 2007, tr.158-159)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2. Chỉ ra những việc mà “bàn tay em” đã làm được thể hiện trong đoạn trích?

Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng ở khổ thơ sau:

Trời mưa lạnh tay em khép cửa

Em phơi mền, vá áo cho anh

Tay cắm hoa, tay để treo tranh

Tay thắp sáng ngọn đèn đêm anh đọc.

Câu 4. Anh, chị hiểu hai câu thơ sau như thế nào?

Bàn tay em, gia tài bé nhỏ

Em trao anh cùng với cuộc đời em.

Câu 5: Nhận xét về tình cảm mà nhân vật trữ tình “em” dành cho anh.

Câu 6: Trình bày suy nghĩ về điều em tâm đắc nhất khi đọc bài thơ trên.

Bài tập 2. Đọc văn bản:

“Đố kị nghĩa là bực tức, khó chịu trước những may mắn và thành công của người khác. Trong khi người thành công luôn nhìn thấy và học hỏi những đức tính tốt đẹp của người khác thì kẻ thất bại lại không làm được điều đó. Họ không muốn nhắc đến thành công của người khác, đồng thời luôn tìm cách chê bai, hạ thấp họ. Họ để mặc cho lòng tỵ hiềm, thói ganh tỵ, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí ngày qua ngày.

Đố kị không những khiến con người cảm thấy mệt mỏi mà còn hạn chế sự phát triển của mỗi người. Thói đố kị khiến chúng ta lãng phí thời gian và không thể tận dụng hết năng lực để đạt được điều mình mong muốn. Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình”.

(George Matthew Adams, Không gì là không thể, Thu Hằng dịch, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2017, tr.,44)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

A. Tự sự

B. Nghị luận

C. Biểu cảm

D. Thuyết minh

Câu 2. Tác giả của đoạn văn bản trên là ai?

A. George Matthew Adams

B. Thu Hằng

C. Ernest Hemingway 

D. Gabriel Garcia Marquez

Câu 3.  Điền từ còn thiếu vào dấu ….. trong câu sau: “Thói đố kị khiến chúng ta lãng phí thời gian và không thể tận dụng hết ……. để đạt được điều mình mong muốn”.

A. Ý chí

B. Quyết tâm

C. Năng lực

D. Khả năng

Câu 4. Nếu bạn để mặc cho lòng tỵ hiềm, thói ganh tỵ, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí ngày qua ngày thì:

A. Thỏa mái

B. Thành công

C. Thất bại

D. Mệt mỏi

Câu 5. Để học hỏi được đức tính của người thành công em cần phải có thái độ như thế nào?

A. Không đố kị

B. Không ganh tị

C. Không ích kỉ

D. Không chê bai

Câu 6. Để tận dụng thời gian cho sự thành công của mình thì chúng ta cần:

A. Liên tục học tập

B. Không ngừng suy nghĩ

C. Chơi với người thành công

D. Ngưỡng mộ sự thành công của người khác

Câu 7. Xác định một phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích: “Họ không muốn nhắc đến thành công của người khác, đồng thời luôn tìm cách chê bai, hạ thấp họ. Họ để mặc cho lòng tỵ hiềm, thói ganh tỵ, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí ngày qua ngày”.

A. Phép nối

B. Phép thế

C. Phép lặp

D. Phép liên tưởng

Câu 8. Theo em, vì sao người có tính đố kị thường “không muốn nhắc đến thành công của người khác”?

Câu 9. Em có đồng ý với ý kiến: “Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình” không? Vì sao?

Câu 10. Em làm thế nào để sống không đố kị?

................................

................................

................................

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học