Đề cương ôn tập Học kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh diều

Bộ đề cương ôn tập Học kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh diều với các dạng bài đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 10 nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Văn 10 Học kì 1.

Nội dung kiến thức Văn 10 Học kì 1 Cánh diều

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập

1. Văn bản:

- Phân tích và đánh giá được một số yếu tố về nội dung (đề tài, chủ đề, thông điệp,...) và hình thức (không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật,...) của truyện thần thoại, sử thi; thấy được những điểm gần gũi trong các tác phẩm văn học thuộc các nền văn hóa khác nhau.

- Phân tích và đánh giá được giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản thơ trữ tình trung đại làm theo thể Đường luật. Nhận biết và phân tích được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố: hình ảnh, vần, đối, chủ thể trữ tình,...

- Phân tích được một số yếu tố hình thức và nội dung của văn bản chèo hoặc tuồng: đề tài, tích truyện, nhân vật, lời thoại, chủ đề, thông điệp,... Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa thể hiện trong tác phẩm chèo hoặc tuồng.

- Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp. Phân tích, đánh giá được cách đặt nhan đề và mục đích của người viết, cách đưa tin và quan điểm của người viết bản tin, sự kết hợp giữa các phương tiện giao tiếp trong việc thể hiện thông tin. Nêu được ý nghĩa của văn bản thông tin đối với bản thân.

a. Thần thoại và sử thi

Nội dung

Thần thoại

Sử thi

1. Khái niệm

Thần thoại là những truyện hoang đường, tưởng tượng về các vị thần, các nhân vật anh hùng, nhân vật sáng tạo văn hoá, ... phản ánh nhận thức, cách lí giải của con người thời cổ đại về các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội.

Sử thi (còn gọi là anh hùng ca) là tác phẩm tự sự có quy mô lớn, bằng văn vần hoặc văn xuôi kết hợp văn vần, xây dựng những hình tượng hào hùng, kì vĩ để kể về những sự kiện lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.

2. Không gian

Không gian trong thần thoại là không gian vũ trụ nguyên sơ, có khi được chia thành ba cõi: cõi trời, cõi đất, cõi nước. Tuy nhiên, ba cõi này không chia tách thành ba thế giới riêng biệt mà luôn biến chuyển, liên thông với nhau. 

Không gian trong sử thi là không gian cộng đồng, bao gồm: không gian thiên nhiên, không gian xã hội. 

3. Thời gian

Thời gian trong thần thoại là thời gian quá khứ, không được xác định cụ thể. 

Thời gian trong sử thi là thời gian quá khứ trải qua nhiều biến cố, thời gian gắn với lịch sử cộng đồng của một dân tộc, bộ lạc, chế độ.

4. Cốt truyện

Là chuỗi sự kiện (biến cố) được sắp xếp theo một trình tự nhất định: cái này tiếp cái kia, xô đẩy nhau buộc phải giải quyết, giải quyết xong thì truyện dừng lại. 

5. Nhân vật

Nhân vật thần trong thần thoại có hình dạng và hành động phi thường, có khả năng biến hoá khôn lường.

Nhân vật người anh hùng trong sử thi có sức mạnh, tài năng, phẩm chất và vẻ đẹp phi thường, dũng cảm xả thân vì cộng đồng trong chiến đấu chống kẻ thù và chinh phục tự nhiên.

6. Lời nhân vật

Là lời nói trực tiếp của nhân vật.

b. Thơ Đường luật

Nội dung

Kiến thức

1. Hình ảnh trong thơ Đường luật

Thường có tính ước lệ, tượng trưng cao, chứa đựng tâm sự, cảm xúc của tác giả về thiên nhiên, thời cuộc và thân phận con người.

2. Gieo vần

 Thơ Đường luật thông thường chỉ gieo một phần và là vần bằng ở cuối các câu 1,2,4 (với thơ tứ  tuyệt hay còn gọi là thơ tuyệt cú), câu 1,2,4,6,8 (với thơ bát cú).

3. Nghệ thuật đối trong thơ bát cú

- Thường đối ở hai câu thực và hai câu luận.

- Các chữ đối nhau phải cùng từ loại (cùng danh từ, động từ,…).

- Có khi đối giữa hai vế trong một câu; phổ biến là đối về từ, ngữ, các vế của câu trên với câu dưới; có khi đối giữa hai câu thực và hai câu luận.

- Nếu đối ý thì có hai dạng: đối tương đồng và đối tương phản.

4. Thơ Nôm Đường luật

- Chữ Nôm là chữ của người Việt sáng tạo trên cơ sở chữ Hán để ghi âm và biểu đạt nghĩa tiếng Việt. 

- Thơ Nôm Đường luật dù vẫn còn mang tính quy phạm của thể thơ Đường luật về niêm, luật, vần, đối,…nhưng cũng đã có những thay đổi về nhịp điệu câu thơ, tận dụng các phép đối, sử dụng nhiều từ ngữ và hình ảnh từ đời sống mang bản sắc dân tộc

5. Chủ thể trữ tình

- Là chủ thể phát ngôn, thường là tác giả hoặc là người đại điện cho quan niệm thẩm mĩ và tư tưởng thời đại về một vấn đề nào đó trong cuộc sống.

- Trong thơ trữ tình, chủ thể chữ tình có thể xuất hiện qua các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít hoặc số nhiều như: “tôi”, “anh”, “em”, “chúng ta” “chúng tôi”… nhưng cũng có loại chủ thể trữ tình phát ngôn dưới hình thức chủ ngữ ẩn, không có ngôi,…nhưng cũng có loại chủ thể trữ tình phát ngôn dưới hình thức chủ ngữ ẩn, không có ngôi.

- Trong thơ trung đại, chủ thể trữ tình thường xuất hiện ở dạng thứ hai, nhân danh cái chung, đại diện cho một bộ phận xã hội, ít mang tính cá thể.

c. Kịch bản chèo và tuồng

* Chèo cổ

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

- Chèo cổ (còn gọi là chèo sân đình, chèo truyền thống) thuộc thể loại sân khấu dân gian.

- Chèo cổ là bộ môn nghệ thuật tổng hợp của ngôn từ, âm nhạc, vũ đạo, tạo hình,...

2. Xuất xứ

Ra đời từ xa xưa, phát triển mạnh mẽ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.

3. Nội dung phản ánh

Phản ánh đời sống vật chất, tâm hồn, tình cảm của con người trong xã hội phong kiến, ca ngợi những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người, phê phán các thói hư tật xấu, thể hiện sâu sắc tinh thần nhân văn.

4. Kịch bản chèo

Kịch bản chèo (tích chèo) là phần nội dung chính của vở diễn, thường lấy từ các truyện cổ tích, truyện Nôm, truyện cười, được các nghệ nhân hoặc nhà sưu tầm, nghiên cứu, ghi chép lại thành văn bản, trong đó có cốt truyện, nhân vật kèm lời thoại và các chỉ dẫn về bối cảnh, trang phục, hoạt động trên sân khấu,...

................................

................................

................................

Các dạng bài Văn 10 Học kì 1 Cánh diều

II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP MINH HỌA

1. Dạng 1: Đọc – hiểu

Bài tập 1. Đọc ngữ liệu dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Từ thời mở cửa chúng ta đã bắt đầu xây dựng được một sinh hoạt đối thoại khá tốt. Trên báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng đã xuất hiện những cuộc thảo luận tương đối có chất lượng. Nhưng phải nói thật với nhau, để xây dựng được một nền văn hóa đối thoại thực chất còn rất nhiều điều cần phải làm. Một số cá nhân hoạt động văn hóa “nhà nọ nhà kia” hẳn hoi trong lúc tranh cãi về học thuật đã cãi nhau theo nghĩa đen với những lời lẽ rất mất vệ sinh (…) Một số người còn mắc bệnh cay cú “cãi lấy được” cố tìm cách moi móc, cố tình đánh những đòn hiểm để hạ “nốc ao” đối thủ. Chúng ta phải cố gắng trọng thị hơn nữa những bạn đối thoại với ta (đó cũng là thái độ tự trọng) và cố gắng “fair play” (chơi đẹp) đến mức tối đa có thể như những vận động viên có tư cách. Cái bi kịch cũng như cái lớn lao của con người là: Điều gì cũng phải học và điều gì cũng có thể học được.

Học ăn, học nói, học gói, học mở.

Học nói chính là văn hóa đối thoại.

Ngay từ thời xa xưa các cụ ta đã có những lời khuyên hết sức tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc về đối thoại. Chẳng hạn: “Lời nói không mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Một sự nhịn là chín sự lành”, “Nói phải củ cải nghe cũng được”. Trong đối thoại một đòi hỏi quan trọng là phải biết lắng nghe. Một thiền sư dạy: không phải vô cớ mà trời sinh ra con người có hai tai và một miệng.

(Lê Đạt, trích Văn hóa đối thoại, in trong cuốn Đối thoại với đời và thơ, NXB Trẻ, 2008, tr. 12-13)

Câu 1. Dòng nào dưới đây là luận đề của đoạn trích?

A. Trong đối thoại cần phải biết lắng nghe.

B. Bàn về văn hóa đối thoại trong cuộc sống.

C. Học nói chính là văn hóa đối thoại.

D. Điều gì cũng có thể học được.

Câu 2. Trong các câu sau đâu không phải là tục ngữ?

A. Lời chào cao hơn mâm cỗ

B. Một sự nhịn là chín sự lành

C. Nói phải củ cải nghe cũng được

D. Học nói chính là văn hóa.

Câu 3. Trong các cụm từ sau, cụm từ nào không có yếu tố biểu cảm?

A. Nói thật

B. Cãi lấy được

C. Nốc ao

D. Chơi đẹp

Câu 4. “Để xây dựng được một nền văn hóa đối thoại thực chất còn rất nhiều điều cần phải làm” nhưng tác giả không bàn đến vấn đề nào?

A. Trọng thị người đối thoại.

B. Học cách nói.

C. Học cách phản biện.

D. Phải biết lắng nghe.

Câu 5. Dòng nào sau đây nêu đúng nhất nội dung của đoạn trích?

A. Những điều cần phải làm để xây dựng văn hóa nghe.

B. Những điều cần phải làm để xây dựng văn hóa nói.

C. Những điều cần phải làm để xây dựng văn hóa đối thoại.

D. Những điều cần phải làm để xây dựng văn hóa nghe – đọc.

Câu 6. Em hiểu như thế nào về lời dạy của thiền sư được tác giả nhắc đến trong đoạn trích: “không phải vô cớ mà trời sinh ra con người có hai tai và một miệng”?

A. Lời khuyên với con người: Hãy lắng nghe nhiều hơn nói, cần suy ngẫm kĩ rồi hãy nói.

B. Lời khuyên với con người: Im lặng là vàng, không nên biết quá nhiều.

C. Lời khuyên với con người: Hãy chỉ lắng nghe, kệ ai muốn nói thế nào cũng được.

D. Lời khuyên với con người: Hãy biết nhẫn nhịn để giữ hòa khí giữa con người với con người.

Câu 7. Tác dụng của việc đưa dẫn chứng trong đoạn trích sau: Ngay từ thời xa xưa các cụ ta đã có những lời khuyên hết sức tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc về đối thoại. Chẳng hạn: “Lời nói không mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Một sự nhịn là chín sự lành”, “Nói phải củ cải cũng nghe được”?

A. Tăng tính thuyết phục, hấp dẫn cho luận điểm.

B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

C. Làm cho các diễn đạt hiệu quả hơn ngắn gọn dễ hiểu hơn.

D. Dùng để đánh dấu những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt để dẫn lời nói trực tiếp của một người nào đó.

Câu 8. Em hiểu như thế nào về nội dung câu nói “Lời nói không mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”?

Câu 9. Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Trong đối thoại một đòi hỏi quan trọng là phải biết lắng nghe”.

Câu 10. Tìm một số thành ngữ, câu nói thể hiện tầm quan trọng của văn hóa giao tiếp.

Bài tập 2. Đọc đoạn văn bản sau:

Trên bãi cát những người lính đảo 

Ngồi ghép nhau bao nỗi nhớ nhà 

Chiều áo rộng vài vạt mây hờ hững 

Họ cứ ngồi như chum vại hứng mưa

Đảo tái cát

Khóc oan hồn trôi dạt 

Tao loạn thời bình 

Gió thắt ngang cây.

Đất hãy nhận những đứa con về cội 

Trong bao dung bóng mát của người 

Cay hãy gọi bàn tay về hái quả

Võng gọi về nghe lại tiếng à ơi…

À ơi tình cũ nghẹn lời

Tham vàng bỏ ngãi kiếp người mong manh.

(Trích: Lời sóng 4, Trường ca Biển, Hữu Thỉnh, NXB Quân đội nhân dân, 1994)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn thơ trên.

Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh tái hiện cuộc sống của người lính đảo trong bài thơ.

Câu 3. Anh/Chị, hiểu hai câu thơ sau như thế nào?

Chiều áo rộng vài vạt mây hờ hững

Họ cứ ngồi như chum vại hứng mưa là gì?

Câu 4. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ 

Đảo tái cát – Khóc oan hồn trôi dạt

 Tao loạn thời bình – Gió thắt ngang cây.

Câu 5. Thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm qua đoạn thơ ?

................................

................................

................................

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học