5 Đề thi Học kì 1 Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo (có đáp án)

Với bộ 5 đề thi Học kì 1 Địa Lí 10 năm 2024 có đáp án, chọn lọc được biên soạn bám sát nội dung sách Chân trời sáng tạo và sưu tầm từ đề thi Địa Lí 10 của các trường THPT trên cả nước. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 1 Địa Lí 10.

Xem thử

Chỉ từ 80k mua trọn bộ Đề thi Học kì 1 Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Địa Lí 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Khối khí nào sau đây không phân biệt thành kiểu lục địa và kiểu hải dương?

A. Chí tuyến.

B. Xích đạo.

C. Cực.

D. Ôn đới.

Câu 2. Frông ôn đới (FP) là mặt ngăn cách giữa hai khối khí

A. xích đạo và chí tuyến.

B. chí tuyến và ôn đới.

C. ôn đới và cực.

D. cực và xích đạo.

Câu 3. Gió Đông cực thổi từ áp cao

A. chí tuyến về ôn đới.

B. cực về ôn đới.

C. chí tuyến về xích đạo.

D. cực về xích đạo.

Câu 4. Gió Mậu dịch thổi từ áp cao

A. chí tuyến về ôn đới.

B. cực về ôn đới.

C. chí tuyến về xích đạo.

D. cực về xích đạo.

Câu 5. Nơi nào sau đây có mưa ít?

A. Giữa các khối khí nóng và khối khí lạnh.

B. Giữa khu vực áp cao và khu vực áp thấp.

C. Khu vực có nhiễu loạn mạnh không khí.

D. Khu vực thường xuyên có gió lớn thổi đi.

Câu 6. Sông nằm trong khu vực xích đạo thường có nhiều nước

A. vào mùa hạ.

B. vào mùa xuân.

C. quanh năm.

D. theo mùa.

Câu 7. Ở vùng chí tuyến, bờ Tây lục địa có khí hậu

A. ẩm, mưa nhiều.

B. khô, ít mưa.

C. lạnh, ít mưa.

D. nóng, mưa nhiều.

Câu 8. Đặc trưng của thổ nhưỡng là

A. tơi xốp.

B. độ phì.

C. độ ẩm.

. vụn bở.

Câu 9. Sinh quyển là một quyển của Trái Đất có

A. toàn bộ sinh vật sinh sống.

B. tất cả sinh vật, thổ nhưỡng.

C. thực, động vật; vi sinh vật.

D. toàn bộ thực vật sinh sống.

Câu 10. Kiểu thảm thực vật nào sau đây không thuộc vào môi trường đới ôn hoà?

A. Đài nguyên.

B. Rừng lá kim.

C. Thảo nguyên.

D. Rừng lá rộng.

Câu 11. Mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí là quy luật

A. địa đới.

B. đai cao.

C. thống nhất.

D. địa ô.

Câu 12. Thành phần nào sau đây không thuộc lớp vỏ địa lí ở lục địa?

A. Khí quyển.

B. Sinh quyển.

C. Thạch quyển.

D. Thổ nhưỡng quyển.

Câu 13. Trong tự nhiên, các thành phần không tồn tại và phát triển một cách cô lập là biểu hiện của quy luật

A. địa đới.

B. địa ô.

C. thống nhất.

D. đai cao.

Câu 14. Các vòng đai nhiệt từ Xích đạo đến cực được sắp xếp theo thứ tự nào sau đây?

A. Vòng đai nóng, ôn hoà, lạnh, băng giá vĩnh cửu.

B. Vòng đai nóng, lạnh, ôn hoà, băng giá vĩnh cửu.

C. Vòng đai lạnh, nóng, ôn hoà, băng giá vĩnh cửu.

D. Vòng đai lạnh, nóng, băng giá vĩnh cửu, ôn hoà.

Câu 15. Các vành đai áp nào sau đây được hình thành do động lực?

A. Xích đạo, chí tuyến.

B. Chí tuyến, cực.

C. Cực, xích đạo.

D. Ôn đới, chí tuyến.

Câu 16. Vùng chí tuyến có mưa tương đối ít là do tác động của

A. áp cao.

B. áp thấp.

C. gió mùa.

D. địa hình.

Câu 17. Ở những vùng đất, đá thấm nước nhiều, nhân tố nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hoà chế độ nước của sông?

A. Nước ngầm.

B. Băng tuyết.

C. Địa hình.

D. Thực vật.

Câu 18. Sóng xô vào bờ không phải là do

A. gió.

B. bão.

C. áp thấp.

D. dòng biển.

Câu 19. Nhân tố nào sau đây có tác động đến việc tạo nên thành phần hữu cơ cho đất?

A. Khí hậu.

B. Sinh vật.

C. Địa hình.

D. Đá mẹ.

Câu 20. Khoảng vài chục mét ở phía trên bề mặt đất là có thực vật sinh sống, do có

A. ánh sáng, khí, nước, chất dinh dưỡng.

B. ánh sáng, khí, nguồn nước, nhiệt độ.

C. chất dinh dưỡng, không khí và nước.

D. chất dinh dưỡng, nước và ánhh sáng.

Câu 21. Mối quan hệ giữa các thành phần trong lớp vỏ địa lí thường không có đặc điểm nào sau đây?

A. Xâm nhập và tác động lẫn nhau.

B. Phụ thuộc và quy định lẫn nhau.

C. Trao đổi vật chất và năng lượng với nhau.

D. Tồn tại và phát triển độc lập với nhau.

Câu 22. Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là sự phân bố theo độ cao của

A. đất và thực vật.

B. thực và động vật.

C. động vật và đất.

D. đất và vi sinh vật.

Câu 23. Nhận định nào sau đây không đúng với frông?

A. Có frông nóng và frông lạnh.

B. Là nơi có nhiễu loạn thời tiết.

C. Hai bên khác biệt về nhiệt độ.

D. Hướng gió hai bên giống nhau.

Câu 24. Nhận định nào sau đây không đúng với ảnh hưởng của khí hậu tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?

A. Mỗi loài cây thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định.

B. Thực vật sinh trưởng nhờ đặc tính lí, hoá, độ phì của đất.

C. Sinh vật phát triển tốt trong môi trường tốt về nhiệt, ẩm.

D. Cây xanh nhờ ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (2,5 điểm). Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy:

- Trình bày hiện tượng phơn (gió phơn) và cho biết nguyên nhân hình thành hiện tượng này.

- Nêu sự khác nhau về nhiệt độ không khí và lượng mưa ở sườn đón gió và sườn khuất gió.

Câu 2 (1,5 điểm). Việc nghiên cứu quy luật địa đới và quy luật phi địa đới trong vỏ địa lí có ý nghĩa như thế nào trong tìm hiểu và sử dụng tự nhiên?

BẢNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

I. TRẮC NGHIỆM (mỗi câu 0,25 điểm)

1.B

2.B

3.B

4.C

5.D

6.C

7.B

8.B

9.A

10.A

11.C

12.C

13.C

14.A

15.D

16.A

17.A

18.D

19.B

20.A

21.D

22.A

23.D

24.B

II. TỰ LUẬN (4,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

- Gió phơn là hiện tượng gió khô nóng thổi từ trên núi xuống.

- Nguyên nhân do gió thổi tới dãy núi cao bị chắn lại ở sườn núi đón gió, không khí chuyển động lên cao cứ 100 m thì nhiệt độ giảm 0,6°C, làm hơi nước ngưng kết và gây mưa. Khi gió vượt qua sườn núi khuất gió, hơi nước đã giảm nhiều, không khí chuyển động đi xuống cứ 100 m thì nhiệt độ tăng 1°C.

- Sự khác nhau về nhiệt độ không khí và lượng mưa ở sườn đón gió và sườn khuất gió.

+ Sườn núi khuất gió thường có gió khô và nóng. Thời gian hoạt động của những đợt gió này từ vài giờ đến vài ngày.

+ Sườn đón gió thường ẩm và mưa nhiều nhưng đến một độ cao nhất định mưa sẽ giảm, trên đỉnh núi khô thoáng không còn mưa nữa.

0,5

1,0

1,0

2

- Hiểu được biểu hiện của các quy luật địa đới, quy luật phi địa đới

+ Giúp chúng ta giải thích được sự đa dạng, phong phú của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí trên Trái Đất và từng khu vực lãnh thổ cụ thể.

+ Ví dụ: sự khác nhau về thiên nhiên của miền nhiệt đới với miền ôn đới và hàn đới; sự khác nhau về cảnh quan giữa bờ đông và bờ tây các lục địa;…

+ Là cơ sở để phân chia các khu vực địa lí, có thể phân vùng trong phát triển kinh tế, áp dụng các biện pháp quy hoạch và phát triển vùng cho phù hợp.

-> Con người sinh sống và sản xuất ở từng lãnh thổ khác nhau, cần có các biện pháp sử dụng hợp lí và hiệu quả sự đa dạng của tự nhiên.

1,0

0,5


MA TRẬN ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 1 – ĐỊA 10 CTST

Tên bài

Mục tiêu

(Kiến thức và kĩ năng)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

- Nêu được khái niệm khí quyển.
- Trình bày được sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo vĩ độ địa lí; lục địa, đại dương, địa hình.
- Phân tích được bảng số liệu, hình vẽ, bản đồ về yếu tố nhiệt độ của khí quyển.

2

1

Khí áp và gió

- Trình bày được sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất, nguyên nhân của sự thay đổi khí áp.
- Trình bày được một số loại gió chính trên Trái Đất; một số loại gió địa phương.
- Phân tích được hình vẽ, lược đồ về một số yếu tố của khí quyển (khí áp, gió).

2

1

1

Mưa

- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và trình bày được sự phân bố mưa trên thế giới.
- Phân tích được hình vẽ, bản đồ về mưa.

1

1

TH-Đọc bản đồ các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất

- Đọc được bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất, phân tích được biểu đồ một số kiểu khí hậu.
- Giải thích được một số hiện tượng thời tiết trong thực tế.

Thủy quyển, nước trên lục địa

- Nêu được khái niệm thủy quyển.
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.
- Trình bày được chế độ nước của một con sông cụ thể.
- Phân biệt được các loại hồ theo nguồn gốc hình thành.
- Trình bày được đặc điểm chủ yếu của nước băng tuyết và nước ngầm.
- Vẽ được sơ đồ, phân tích được hình vẽ về thủy quyển.
- Nêu được các giải pháp bảo vệ nguồn nư

1

1

Nước biển và đại dương

- Trình bày được tính chất của nước biển và đại dương.
- Giải thích được hiện tượng sóng biển và thủy triều.
- Trình bày được chuyển động của các dòng biển trong đại dương.
- Nêu được vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế - xã hội.
- Phân tích được bản đồ và hình vẽ về thủy quyển.

2

1

Đất

- Trình bày được khái niệm về đất; phân biệt được lớp vỏ phong hóa và đất.
- Trình bày được các nhân tố hình thành đất; liên hệ được thực tế địa phương.
- Phân tích hình ảnh, sơ đồ về các nhóm đất.

1

1

Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật

- Trình bày được khái niệm sinh quyển.
- Phân tích được đặc điểm và giới hạn của sinh quyển.
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật.
- Liên hệ được thực tế ở địa phương.

2

1

1

TH-Phân tích sự phân bố của đất và sinh vật trên Trái Đất

Phân tích được hình vẽ, bản đồ phân bố các nhóm đất và sinh vật trên thế giới.

Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

- Trình bày khái niệm vỏ địa lí; phân biệt được vỏ địa lí và vỏ Trái Đất.
- Trình bày được khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí; liên hệ được thực tế ở địa phương.
- Giải thích được một số hiện tượng phổ biến trong môi trường tự nhiên bằng quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí.

2

1

Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

- Trình bày được khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật địa đới và quy luật phi địa đới, liên hệ được thực tế ở địa phương.
- Giải thích được một số hiện tượng phổ biến trong môi trường tự nhiên bằng quy luật địa đới và quy luật phi địa đới.

1

1

1

Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

- Nêu được khái niệm khí quyển.
- Trình bày được sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo vĩ độ địa lí; lục địa, đại dương, địa hình.
- Phân tích được bảng số liệu, hình vẽ, bản đồ về yếu tố nhiệt độ của khí quyển.

2

1

Khí áp và gió

- Trình bày được sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất, nguyên nhân của sự thay đổi khí áp.
- Trình bày được một số loại gió chính trên Trái Đất; một số loại gió địa phương.
- Phân tích được hình vẽ, lược đồ về một số yếu tố của khí quyển (khí áp, gió).

2

1

1

Tổng

14

0

8

0

2

1

0

1

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Địa Lí 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Dải hội tụ nhiệt đới được tạo thành ở khu vực

A. xích đạo.

B. chí tuyến.

C. ôn đới.

D. cực.

Câu 2. Không khí ở tầng đối lưu bị đốt nóng chủ yếu do nhiệt của

A. bức xạ mặt trời.

B. bức xạ mặt đất.

C. lớp vỏ Trái Đất.

D. lớp man ti trên.

Câu 3. Tính chất của gió Mậu dịch là

A. nóng ẩm.

B. khô.

C. lạnh khô.

D. ẩm.

Câu 4. Tính chất của gió Tây ôn đới là

A. nóng ẩm.

B. lạnh khô.

C. khô.

D. ẩm.

Câu 5. Khu vực nào sau đây thường có mưa nhiều?

A. Nơi ở rất sâu giữa lục địa.

B. Miền có gió Mậu dịch thổi.

C. Miền có gió thổi theo mùa.

D. Nơi dòng biển lạnh đi qua.

Câu 6. Hồ nào sau đây ở nước ta có nguồn gốc hình thành từ một khúc sông cũ?

A. Hồ Thác Bà.

B. Hồ Ba Bể.

C. Hồ Trị An.

D. Hồ Tây.

Câu 7. Ở vùng ôn đới, bờ Đông của đại dương có khí hậu

A. lạnh, ít mưa.

B. ấm, mưa nhiều.

C. lạnh, khô hạn.

D. nóng, ẩm ướt.

Câu 8. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa có khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trường và phát triển đựợc gọi là

A. sinh quyển.

B. thổ nhưỡng.

C. khí quyển.

D. thủy quyển.

Câu 9. Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc vào môi trường đới lạnh?

A. Đài nguyên.

B. Rừng lá kim.

C. Thảo nguyên.

D. Rừng lá rộng.

Câu 10. Giới hạn phía trên của sinh quyển là

A. nơi tiếp giáp với tầng ôdôn.

B. giữa của tầng cao khí quyển.

C. đỉnh núi cao nhất thế giới.

D. nơi tiếp giáp tầng bình lưu.

Câu 11. Trong tự nhiên, các thành phần xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau là biểu hiện của quy luật

A. địa đới.

B. địa ô.

C. thống nhất.

D. đai cao.

Câu 12. Nguyên nhân tạo nên sự thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là do

A. lớp vỏ địa lí trên lục địa và đại dương không đồng nhất, luôn bị tách rời và luôn chuyển động.

B. các thành phần lớp vỏ địa lí không ngừng biến đổi và bị phân hóa thành nhiều dạng khác nhau.

C. các thành phần lớp vỏ địa lí luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau.

D. lớp vỏ địa lí được hình thành với sự góp mặt của tất cả các thành phần địa lí trong địa quyển.

Câu 13. Sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí từ Xích đạo đến cực là biểu hiện của quy luật

A. địa đới.

B. địa ô.

C. thống nhất.

D. đai cao.

Câu 14. Các vành đai nào sau đây là áp thấp?

A. Xích đạo, chí tuyến.

B. Chí tuyến, ôn đới.

C. Ôn đới, xích đạo.

D. Cực, chí tuyến.

Câu 15. Vùng cực có mưa ít là do tác động của

A. áp thấp.

B. áp cao.

C. frông.

D. địa hình.

Câu 16. Ý nghĩa của hồ đầm nối với sông là

A. điều hoà chế độ nước sông.

B. làm giảm tốc độ dòng chảy.

C. giảm lưu lượng nước sông.

D. điều hoà dòng chảy sông.

Câu 17. Dòng biển nào sau đây là dòng biển lạnh?

A. Dòng biển Bra-xin.

B. Dòng biển Gơn-xtrim.

C. Dòng biển Grơn-len.

D. Dòng biển Đông Úc.

Câu 18. Các yếu tố khí hậu nào sau đây có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất?

A. Nhiệt và ẩm.

B. Ẩm và khí.

C. Khí và nhiệt.

D. Nhiệt và nước.

Câu 19. Loại gió nào sau đây không phải là gió thường xuyên?

A. Gió Tây ôn đới.

B. Gió Mậu dịch.

C. Gió Đông cực.

D. Gió mùa.

Câu 20. Yếu tố nào sau đây không có tác động tới sự phát triển và phân bố sinh vật?

A. Khí hậu.

B. Con người.

C. Đá mẹ.

D. Địa hình.

Câu 21. Nhận định nào sau đây không đúng về vỏ địa lí?

A. Các thành phần của lớp vỏ địa lí đều chịu tác động của ngoại lực và nội lực.

B. Lãnh thỗ nào cũng có nhiều thành phần địa lí ảnh hưởng qua lại, phụ thuộc nhau.

C. Lớp vỏ địa lí chỉ thay đổi khi tất cả các thành phần của vỏ địa lí có sự biển đổi.

D. Một thành phần vỏ địa lí biến đổi kéo theo sự biến đổi tất cả các thành phần khác.

Câu 22. Sự phân bố đất liền, biển và đại dương kết hợp dãy núi chạy hướng kinh tuyến là nguyên nhân khiến cho thảm thực vật ở lục địa Bắc Mĩ có sự thay đổi theo quy luật nào sau đây?

A. Đai cao.

B. Địa đới.

C. Địa ô.

D. Thống nhất.

Câu 23. Nhận định nào sau đây không đúng với sự phân bố nhiệt độ theo vĩ độ địa lí?

A. Nhiệt độ trung bình năm tăng từ xích đạo về cực.

B. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất là ở chí tuyến.

C. Biên độ nhiệt độ năm tăng từ xích đạo về hai cực.

D. Biên độ nhiệt độ năm thấp nhất ở khu vực xích đạo.

Câu 24. Các nhân tố nào sau đây của địa hình có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?

A. Độ cao và hướng nghiêng.

B. Hướng nghiêng và độ dốc.

C. Độ dốc và hướng sườn.

D. Hướng sườn và độ cao.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (2,0 điểm). Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy:

- Nêu các đai khí áp cao và đai khí áp thấp trên Trái Đất.

- Trình bày sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất.

Câu 2 (2,0 điểm). Trình bày biểu hiện của quy luật địa đới thông qua sự phân bố của các thành phần và cảnh quan địa lí. Cho ví dụ minh hoạ.

BẢNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

I. TRẮC NGHIỆM (mỗi câu 0,25 điểm)

1.A

2.B

3.B

4.D

5.C

6.D

7.B

8.B

9.A

10.A

11.C

12.C

13.A

14.C

15.B

16.A

17.C

18.A

19.D

20.C

21.C

22.C

23.A

24.D

II. TỰ LUẬN (4,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

- Các đai khí áp cao và đai khí áp thấp trên Trái Đất: áp thấp xích đạo, hai áp cao cận chí tuyến, hai áp thấp ôn đới, hai áp cao cực.

- Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất

+ Nguyên nhân nhiệt lực: Xích đạo có nhiệt độ cao quanh năm, quá trình bốc hơi mạnh, sức nén không khí giảm nên hình thành đai áp thấp. Vùng cực Bắc và vùng cực Nam luôn có nhiệt độ rất thấp, sức nén không khí tăng nên tồn tại các đai áp cao.

+ Nguyên nhân động lực: đai áp cao cận chí tuyến hình thành do không khí thăng lên Xích đạo và di chuyển về chí tuyến, giáng xuống làm khí áp tăng. Đai áp thấp ôn đới hình thành do không khí từ áp cao chí tuyến và vùng cực di chuyển về vùng ôn đới, không khí thăng lên làm khí áp giảm.

0,5

0,75

0,75

2

Biểu hiện của quy luật địa đới là sự phân bố một cách có quy luật, theo chiều từ Xích đạo về hai cực của nhiều thành phần và cảnh quan địa lí.

- Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất: từ Xích đạo về hai cực gồm vòng đai nóng, hai vòng đai ôn hoà, hai vòng đai lạnh và hai vòng đai băng giá vĩnh cửu.

- Các đai khí áp và các đới gió chính

+ Từ Xích đạo về hai cực gồm đai áp thấp xích đạo, hai đai áp cao cận nhiệt đới, hai đai áp thấp ôn đới và hai đai áp cao địa cực.

+ Mỗi bán cầu, từ Xích đạo về cực đều có đới gió Mậu dịch, đới gió Tây ôn đới và đới gió Đông cực.

- Các đới khí hậu: từ Xích đạo về hai cực lần lượt có các đới khí hậu xích đạo (chung cho cả hai bán cầu), cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới, cận cực và cực.

- Các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất chính: từ Xích đạo về hai cực có các kiểu thảm thực vật và tương ứng với sự phân bố các kiểu thảm thực vật là các nhóm đất.

0,5

0,25

0,5

0,5

0,25

Xem thử

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học