Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ lớp 9 (Lý thuyết, Bài tập)
Tài liệu Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ lớp 9 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 9.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 9 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Phương tiện phi ngôn ngữ là gì?
- Là những hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ... góp phần truyền tải ý tưởng, quan điểm trong giao tiếp. Đây là phương tiện thường được sử dụng kết hợp với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản thông tin tổng hợp, giúp thông tin được truyền tải hiệu quả, sinh động hơn.
III. Tác dụng của các phương tiện phi ngôn ngữ
- Biến những thông tin phức tạp trở nên đơn giản, trực quan, gần gũi với đời sống và dễ hình dung.
- Thể hiện, cung cấp thông tin ngắn gọn, trực quan. Bằng các kí hiệu, hình tượng, giúp người đọc khai thác nội dung cần thiết một cách nhanh chóng và dễ nhớ.
- Tổ chức thông tin theo một trình tự logic hợp lí, liên kết các phần.
IV. Sự khác nhau của phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ
Đặc tính |
Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ |
Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ |
Kênh |
Chữ viết |
Ngôn ngữ cơ thể, nét mặt, cử chỉ, giọng nói, ánh mắt, sự gần gũi |
Ý thức |
Có thể vừa có ý thức vừa vô thức |
Chủ yếu là vô thức, nhưng một số yếu tố có thể được kiểm soát |
Tính đặc hiệu |
Rõ ràng và chính xác |
Có thể mơ hồ và cởi mở để giải thích |
Tốc độ |
Nhanh chóng và ngay lập tức |
Có thể chậm hơn và nhiều sắc thái hơn |
Quốc tế |
Ảnh hưởng về văn hóa và khác nhau giữa các ngôn ngữ |
Phổ quát hơn và có thể được hiểu qua các nền văn hóa ở một mức độ nào đó |
Chức năng chính |
Truyền tải thông tin và ý nghĩa |
Thể hiện cảm xúc, thái độ và các mối quan hệ |
Hiệu quả |
Hiệu quả cao đối với những ý tưởng phức tạp và thông tin chi tiết |
Hiệu quả hơn trong việc truyền tải cảm xúc và thông điệp ngầm |
Ví dụ |
Hướng dẫn, kể chuyện, viết báo cáo |
Mỉm cười, cau mày, khoanh tay, duy trì giao tiếp bằng mắt, đứng gần |
V. Bài tập về phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu. biểu đồ, cử chỉ)
Bài 1: Chọn đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1. Các sơ đồ có tác dụng gì trong bài viết?
A. Giúp người đọc hình dung được các mối quan hệ giữa các phần, các ý và đặc điểm của tổng thể một đối tượng nào đó.
B. Tạo nên điểm nhấn trong cách triển khai bài viết.
C. Tạo sự hài hoà giữa nội dung văn bản và hình ảnh.
D. Tạo sự hấp dẫn trong cách thể hiện nội dung.
Câu 2. Biểu đồ cột dùng để làm gì?
A. So sánh trực quan giá trị của một vài thứ.
B. Biểu thị tổng thể.
C. Tính toán giá trị của các mục
D. Hiển thị thay đổi dữ liệu trong một khoảng thời gian hoặc để minh họa so sánh giữa các mục.
Câu 3: Giả sử ta phải thể hiện sản lượng các mặt hàng nông sản qua một vài năm. Ta sẽ sử dụng loại biểu đồ nào?
A. Biểu đồ kết hợp.
B. Biểu đồ miền
C. Biểu đồ đường.
D. Biểu đồ cây
Trả lời:
Câu 1: A
Câu 2: D
Câu 3: C
Bài 2. Điền vào chỗ trống:
- (Những) loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là:
.........................................................................................................................
- Ý nghĩa của việc sử dụng (những) loại phương tiện ấy trong văn bản là: .........................................................................................................................
Trả lời:
- Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là: hình ảnh.
- Ý nghĩa của việc sử dụng (những) loại phương tiện ấy trong văn bản là: hỗ trợ thể hiện nội dung, giúp người đọc hình dung rõ hơn về những thông tin được trình bày, tăng sức hấp dẫn cho văn bản.
Bài 3. Quan sát sơ đồ và cho biết:
a. Ngoài các phương tiện ngôn ngữ, sơ đồ trên còn sử dụng những phương tiện nào khác?
b. Những phương tiện đó được trình bày như thế nào và biểu đạt thông tin gì?
c. Những phương tiện phi ngôn ngữ và những phương tiện ngôn ngữ trong sơ đồ có quan hệ với nhau như thế nào?
d. Những phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong sơ đồ có tác dụng gì?
Trả lời:
a. Ngoài các phương tiện ngôn ngữ, sơ đồ trên còn sử dụng những phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh, đường dẫn, bản đồ, chú thích.
b. Những phương tiện phi ngôn ngữ được trình bày dưới dạng sơ đồ và biểu đạt toàn cảnh vườn quốc gia Ba Vì, nhằm hướng dẫn du khách tham quan.
c. Những phương tiện phi ngôn ngữ và những phương tiện ngôn ngữ trong sơ đồ có quan hệ mật thiết với nhau. Những phương tiện ngôn ngữ được dùng làm chú thích, nêu địa danh, giải thích cho những phương tiện phi ngôn ngữ.
d. Những phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong sơ đồ có tác dụng giúp người xem dễ dàng hình dung về các khu vực ở vườn quốc gia Ba Vì.
Bài 4. Nhìn tranh, xác định địa điểm và viết đoạn văn ngắn miêu tả vẻ đẹp của địa điểm đó.
Trả lời:
- Vịnh Hạ Long
- Đó là bức ảnh chụp phong cảnh Vịnh Hạ Long một thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng của Việt Nam, một kì quan của thế giới. Em biết được như vậy là vì phía dưới bức ảnh ấy có hai hàng chữ tiếng Việt và tiếng Anh giới thiệu tên của bức ảnh. Bao trùm lên toàn cảnh là những hòn núi đá to, nhỏ mọc lên giữa biển nước xanh mênh mông với những hình thù khác nhau. Hòn cao nhất giống như một chú gà trống đang ngẩng cao đầu để gáy, gọi là “hòn Trống”. Phía bên phải có hai hòn chồng gối lên nhau, trông thật chông chênh nguy hiểm. Xa xa là một cửa hang rộng với những dòng thạch nhũ chảy từ trên cao xuống, tạo cho cửa hang có những hình thù kì dị, lạ mắt. Xung quanh là biển nước xanh mênh mông. Một chiếc tàu du lịch đang rẽ sóng tiến vào một cửa động. Phong cảnh vịnh Hạ Long quả thật là đẹp và hấp dẫn. Lớn lên, nhất định em sẽ thực hiện một chuyến tham quan du lịch đến với Hạ Long.
Bài 5. Quan sát các hình ảnh sau:
a. Viết 1-2 câu miêu tả sự vật/ kể lại sự việc trong từng hình; trong mỗi câu đó có sử dụng ít nhất 1 từ ghép hoặc 1 từ láy.
b. Nêu tác dụng của 2 hình ảnh trên trong việc bổ sung cho nội dung câu a.
Trả lời:
a.
- Cánh diều tuổi thơ đã gắn bó với trẻ nhỏ vùng nông thôn, mang theo bao ước mơ, hy vọng của các em nhỏ.
- Cánh đồng lúa quê tôi mang một màu xanh mơn mởn, gợi lên sự hòa bình êm dịu chốn thôn quê.
b.
- Giúp cho việc viết câu miêu tả trở nên chân thực, sinh động hơn.
- Giúp cho học sinh dễ hình dung ra nội dung cần viết.
- …
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 9 chọn lọc, hay khác:
- Câu rút gọn lớp 9
- Câu đặc biệt lớp 9
- Một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn và cách phân biệt lớp 9
- Câu đơn lớp 9
- Câu ghép lớp 9
- Biến đổi và mở rộng cấu trúc câu lớp 9
- Sự phát triển của ngôn ngữ lớp 9
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)