Câu ghép lớp 9 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Câu ghép lớp 9 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 9.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 9 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

I. Câu ghép là gì?

- Khái niệm: Câu ghép là câu có hai cụm chủ - vị trở nên tạo thành. Câu ghép thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa các ý với nhau cũng như thể hiện mối quan hệ với các câu khác trong một đoạn hay một bài văn.

- Ví dụ: Trời thì trong xanh và gió thì mát lành.

II. Cấu trúc của câu ghép

Một câu ghép có thể được tạo ra bằng cách sử dụng các phương pháp sau:

- Sử dụng từ ngữ nối kết: Để tạo câu ghép, chúng ta có thể sử dụng từ hoặc cụm từ có khả năng nối kết giữa các vế của câu. Những từ này giúp thiết lập một mối quan hệ hợp lý giữa các phần của câu, làm cho nó trở nên mạch lạc và logic.

+ Ví dụ: “Trời và đất.” (từ "và" được sử dụng để nối hai vế câu có quan hệ đồng đẳng); “Học nhưng chơi.” (từ "nhưng" được sử dụng để nối hai vế câu có quan hệ tương phản);...

- Nối trực tiếp bằng dấu câu: Chúng ta có thể nối các vế câu một cách trực tiếp bằng cách sử dụng dấu câu như hai chấm, chấm phẩy hoặc dấu phẩy. Những dấu này giúp phân chia và thể hiện mối quan hệ giữa các phần của câu. 

+ Ví dụ: “Hôm nay, bầu trời rất đẹp, nước biển xanh ngắt.”;...

- Sử dụng quan hệ từ: Các từ như "và," "nhưng," "hoặc," "hay," "thì" và cặp quan hệ từ như "vì - nên," "nếu - thì," "tuy - nhưng" được sử dụng để nối các vế của câu ghép lại với nhau. Các từ và cụm từ này giúp diễn đạt mối quan hệ logic và ý nghĩa giữa các vế câu. 

+ Ví dụ: “Vì trời mưa nên đường trơn.” (cặp quan hệ từ "vì - nên" được sử dụng để nối hai vế câu có quan hệ nguyên nhân - kết quả);...

III. Phân loại câu ghép

Câu ghép được chia làm 2 loại chính là:

- Câu ghép chính phụ: Các vế câu ghép chính phụ được liên kết với nhau bằng quan hệ từ hay cặp từ hô ứng. Trong đó sẽ có một vế chính và một vế phụ có mối quan hệ phụ thuộc nhau. Nhờ vậy mà câu ghép chính phụ có sự liên kết chặt chẽ.

- Câu ghép đẳng lập: Đây là loại câu ghép có các vế câu không bị phụ thuộc vào nhau. Những vế câu này có mối quan hệ ngang hàng với nhau. Và mối kết nối giữa những vế câu này là các từ nối đẳng lập.

IV. Mối quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép

- Quan hệ nguyên nhân và kết quả: Các vế câu có sự xuất hiện của những cặp từ chỉ rõ mối quan hệ nhân – quả. Ví dụ như vì – do, do – nên, bởi vì – cho nên, vì thế – cho nên… Hay đơn giản là sự kết hợp của các từ quan hệ như: vì, do, nên, bởi vì, cho nên…

- Quan hệ giả thiết và kết quả:Dùng để chỉ về một hành động nào đó chỉ xảy ra khi có điều kiện nhất định. Các vế câu trong mối quan hệ này thường có sự xuất hiện của các cặp quan hệ từ như: nếu như – thì, hễ – thì, nếu – thì…

- Quan hệ tương phản: Đây là câu ghép nhằm biểu thị những vế câu mang ý nghĩa trái ngược nhau. Trong câu sẽ có sự xuất hiện của cặp quan hệ từ: tuy – nhưng, mặc dù – nhưng, dù – nhưng,...

- Quan hệ mục đích: Với câu ghép có quan hệ mục đích thì các vế câu thường được liên kết với nhau qua những quan hệ từ như: thì, để...

- Quan hệ tăng tiến:Các vế câu ghép tăng tiến sẽ được liên kết với nhau bằng cặp quan hệ từ như: không chỉ – mà còn, không những – mà còn, càng – càng…

V. Bài tập về câu ghép

Bài 1. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:

a. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi.

b. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực, những con sóng nhỏ vỗ nhẹ vào bờ cát.

c.  Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch.

Trả lời:

a. Sông/ có thể cạn, núi/ có thể mòn, song chân lí/ đó không bao giờ thay đổi.

    CN1        VN1       CN2       VN2                CN3                       VN3

b. Dưới ánh trăng, dòng sông/ sáng rực, những con sóng nhỏ/ vỗ nhẹ vào bờ cát.

           TN                    CN1            VN1                   CN2                        VN2      

c. Trời /xanh thẳm, biển/ cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch.

    CN1       VN1       CN2                         VN2      

Bài 2. Ghép hai câu đơn trong mỗi trường hợp sau thành một câu ghép bằng cách dùng cặp từ hô ứng phù hợp:

a. Mưa lớn. Nước sông dâng cao.

b. Gà mẹ túc túc đi đến. Đàn gà con lon ton chạy theo đến.

c. Tiếng trống vang lên. Các bạn học sinh xếp hàng ngay ngắn.

Trả lời:

a. Mưa càng lớn, nước sông càng dâng cao.

b. Gà mẹ túc túc đi đến đâu, đàn gà con lon ton chạy theo đến đó.

c. Tiếng trống vừa vang lên, các bạn học sinh đã xếp hàng ngay ngắn.

Bài 3. Đặt 5 câu ghép.

Trả lời:

1. Trời / mưa to nên đường / rất trơn.

2. Trời / ầm ầm giông gió,biển / đục ngầu giận dữ.

3. Bầu trời / quang đãng,những đám mây / trôi bồng bềnh.

4. Con mèo / bắt chuột,con chó / canh nhà.

5. Chúng em / ca hát,chim / hót líu lo.

Bài 4. Viết đoạn văn (đề tài tự do), sau đó xác định chủ ngữ, vị ngữ của một câu ghép trong bài.

Trả lời.

Tham khảo

Ông nội của em năm nay đã ngoài 70 tuổi. Ông là kĩ sư chăn nuôi của Sở nông nghiệp tỉnh Hải Dương. Ông có làn da mồi, tóc bạc phơ, ông đeo kính khi đọc sách báo. Ông thích uống trà vào buổi sáng, ông vui vẻ và hiền hậu. Bạn của ông là các cụ cán bộ trong huyện đã về hưu. Bà con anh em rất kính trọng ông, gọi ông là cụ Điền. Các cháu nội, ngoại đều được ông yêu quý, săn sóc việc học hành.

+ Câu ghép: Ông/ có làn da mồi, tóc bạc phơ, ông/ đeo kính khi đọc sách báo.

                    CN1                      VN1                  CN2                  VN2

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 9 chọn lọc, hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học