Chuyên đề Tiếng Việt lớp 9 Cánh diều (Lý thuyết + Bài tập)

Trọn bộ tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 9 Cánh diều chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 9.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 9 Cánh diều (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

Xem thử

Biện pháp tu từ chơi chữ lớp 9 (Lý thuyết, Bài tập)

I. Chơi chữ là gì?

- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,...làm câu văn hấp dẫn và thú vị. 

- Ví dụ: Đuối như trái chuối, Sành điệu như củ kiệu…

II. Các lối chơi chữ thường gặp

1. Dùng từ đồng âm

- Khái niệm: Biện pháp này sử dụng các từ giống nhau về cách phát âm hoặc đồng âm. Thường được gọi là đồng âm nhưng có nghĩa hoàn toàn khác nhau. Cách chơi chữ này thường mang hàm ý và nghĩa thương châm biếm, đả kích là chính. 

- Ví dụ:  

Bà già đi chợ cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng.

Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn.

+ Từ “lợi” mà bà già dùng (lợi chăng) nghĩa là: lợi ích, thuận lợi

+ Từ “lợi” trong câu nói của thầy bói nghĩa là: phần thịt bao quanh chân răng.

=> Tác dụng: Thầy bói nhắc khéo bà già: bà đã quá già rồi (răng không còn) thi lấy chồng làm gì nữa ⇒ sự bất ngờ, thú vị, dí dỏm.

2. Dùng lối nói trại âm (gần âm)

- Khái niệm: Là lối chơi chữ sử dụng các từ gần giống nhau, chỉ khác nhau về dấu câu, nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.

- Ví dụ:

Sánh với Na Va "ranh tướng" Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương

+ Dựa vào hiện tượng gần âm: ranh tướng gần với danh trước nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau.

+ Danh tướng là vị tướng giỏi được lưu danh, còn ranh tướng là kẻ ranh ma

=>  Tác dụng: mang ý mỉa mai - chế giễu.

3. Dùng cách điệp âm

- Khái niệm: Cách chơi chữ này cố ý lặp lại một số yếu tố ngữ âm nào đó (phụ âm đầu, vần hoặc thanh) để tạo sự cộng hưởng ý nghĩa, có tác dụng tô đậm thêm hình tượng hoặc xúc cảm, gợi liên tưởng, đồng thời giúp cho lời văn, lời thơ thêm nhạc tính.

- Ví dụ:

Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

+ Mượn cách nói điệp âm: hai câu thơ điệp âm "m" tới 14 lần.

= > Tác dụng: diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa

4. Dùng lối nói lái

- Khái niệm: Nói lái hay còn gọi là cách nói ngược câu chữ, có tác dụng châm biếm, mỉa mai hoặc bông đùa... Loại này không phải người đọc, người nghe nào cũng hiểu được hàm ý của tác giả nếu như không suy luận hay phân tích từng từ một. Chơi chữ bằng cách nói lái quen thuộc và dễ gặp nhất khi đọc văn thơ, tục ngữ.

- Ví dụ: Một con cá đối nằm trên cối đá. Hai con cá đối nằm trên cối đá

+ Cá đối nói lái thành cối đá.

=> Tác dụng: diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.

5. Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa

- Khái niệm: Loại này chỉ giống nhau phụ âm đầu, giúp tạo điểm nhấn cho toàn bộ bài thơ. 

- Ví dụ:

Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,

Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng

Mời cô mời bác ăn cùng

Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà

+ Sầu riêng - danh từ ⇒ chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ.

+ Sầu riêng - tính từ ⇒ chỉ sự phiền muộn riêng của con người.

III. Tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ

- Tăng tính hài hước, dí dỏm: Chơi chữ tạo ra những câu nói, câu thơ hóm hỉnh, gây cười, làm giảm đi sự căng thẳng và tạo không khí vui vẻ.

- Làm câu văn, câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn: Nhờ sự bất ngờ, độc đáo trong cách sử dụng từ ngữ, chơi chữ giúp câu văn, câu thơ trở nên sinh động, dễ nhớ và gây ấn tượng mạnh.

- Tạo ra nhiều lớp nghĩa: Một câu nói, câu thơ khi sử dụng biện pháp chơi chữ thường mang nhiều lớp nghĩa, kích thích trí tò mò và khả năng sáng tạo của người đọc, người nghe.

- Nhấn mạnh ý tưởng: Chơi chữ giúp nhấn mạnh một ý tưởng, một quan điểm nào đó một cách tinh tế và hiệu quả.

IV. Bài tập về biện pháp tu từ chơi chữ

Bài 1. Tìm các hiện tượng chơi chữ trong các đoạn trích sau và cho biết chúng thuộc lối chơi chữ nào?

a, Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn

b, Trên trời rơi xuống mà lại mau co

c, Bò lang chạy vào lang Bo

d, Leo thang tất phải theo làng

Trả lời:

a. Hiện tượng chơi chữ :  cưa ngọn

 - Chúng thuộc lối chơi chữ nói lái : cưa ngọn-con ngựa

b. Hiện tượng chơi chữ :  rơi - mau

- Chúng thuộc lối chơi chữ dùng từ trái nghĩa

c. Hiện tượng chơi chữ :  bò làng - làng bò

- Chúng thuộc lối chơi chữ nói lái 

d.Hiện tượng chơi chữ :  leo thang - theo làng

- Chúng thuộc lối chơi chữ nói lái 

Bài 2. Trong bài thơ Bác Hồ đã dùng lối chơi chữ như thế nào?

Cảm ơn bà biếu gói cam,

Nhận thì không đúng, từ làm sao đây?

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,

Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?

Trả lời:

- Dùng từ đồng âm: khổ, cam

+ khổ: khổ đau (thuần Việt); đắng (Hán Việt)

+ cam: quả cam (thuần Việt); ngọt (Hán Việt)

- Thành ngữ Hán Việt: khổ tận cam lai (khổ: đắng, tận: hết, cam: ngọt, lai: đến): Hết khổ sở đến lúc sung sướng

⇒ Niềm sung sướng, hạnh phúc được sống trong độc lập, tự do. 

Bài 3. Sưu tầm các câu thơ, câu da dao có sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ.

Trả lời:

- Thẳng thắn, thật thà thường thua thiệt

   Lọc lừa, lươn lẹo lại lên lương.

- Vợ cả, vợ hai, cả hai đều là vợ cả.

Thầy tu, thầy chùa, chùa thầy cứ việc thầy tu.

- …

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 9 Kết nối tri thức. Để mua tài liệu, mời Thầy/Cô xem thử:

Xem thử


Đề thi, giáo án các lớp các môn học