Chuyên đề Tiếng Việt lớp 9 Chân trời sáng tạo (Lý thuyết + Bài tập)
Trọn bộ tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 9 Chân trời sáng tạo chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 9.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 9 Chân trời sáng tạo (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
- Điển tích, điển cố lớp 9
- Chữ Nôm lớp 9
- Chữ Quốc ngữ lớp 9
- Biện pháp tu từ chơi chữ lớp 9
- Biện pháp tu từ điệp thanh lớp 9
- Cách dẫn trực tiếp lớp 9
- Cách dẫn gián tiếp lớp 9
- Cách sử dụng tài liệu tham khảo và trích dẫn tài liệu lớp 9
- Câu rút gọn lớp 9
- Câu đặc biệt lớp 9
- Một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn và cách phân biệt lớp 9
- Câu đơn lớp 9
- Câu ghép lớp 9
- Biến đổi và mở rộng cấu trúc câu lớp 9
- Sự phát triển của ngôn ngữ lớp 9
- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ lớp 9
Chữ Quốc ngữ lớp 9 (Lý thuyết, Bài tập)
I. Chữ Quốc ngữ là gì?
- Chữ Quốc ngữ là một loại chữ viết tiếng Việt, được ghi bằng tập hợp các chữ cái Latinh và dấu phụ được dùng cùng với các chữ cái đó. Chữ Quốc ngữ được tạo ra bởi các tu sĩ Dòng Tên Bồ Đào Nha, Ý và Pháp, bằng việc cải tiến bảng chữ cái Latinh và ghép âm dựa theo quy tắc chính tả của văn tự tiếng Bồ Đào Nha và một chút tiếng Ý.
II. Các giai đoạn phát triển của chữ Quốc ngữ.
1. Giai đoạn thế kỉ XVI – XVII:
+ Bắt đầu từ thế kỷ 16, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở châu Âu. Các công ty thương mại mọc lên như nấm sau mưa. Người châu Âu đua nhau vượt đại dương đi tìm vùng đất mới.Các nhà thương mại đi đến đâu thì các nhà truyền giáo theo đến đó. Họ đến Việt Nam vào thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, đất nước bị chia ra Đàng Ngoài và Đàng Trong. Muốn giảng đạo, các nhà truyền giáo phải học tiếng bản xứ, vì vậy họ đã dùng chữ La Tinh để ghi lại những cách phát âm của tiếng Việt và giảng nghĩa những chữ đó bằng tiếng của họ. Như vậy chữ Quốc ngữ ban đầu được ra đời nhằm mục đích để truyền đạo.
+ Chữ Quốc ngữ được hình thành có lẽ từ năm 1533 khi giáo sĩ phương Tây tên là I-nê-khu đi từ đường biển vào truyền đạo Thiên Chúa ở tỉnh Nam Định. Trước tiên là các giáo sĩ Bồ Đào Nha dòng Phanxico; kế đến là các giáo sĩ Tây Ban Nha dòng Đa Minh rồi dòng Tên. Số văn tịch ghi lại dấu vết loại chữ này càng nhiều, kèm theo những biến đổi hoàn chỉnh với ký hiệu thanh giọng để thêm chính xác. Tên tuổi những giáo sĩ tiên phong đã góp công trong việc hoàn chỉnh lối chữ này gồm có Gaspar do Amaral, Antonio Barbosa và Francisco de Pina.
2. Giai đoạn cải tiến (thế kỉ XVII - XVIII)
- Trong giai đoạn đầu, chữ Quốc Ngữ còn nhiều khuyết điểm. Những khuyết điểm đó là: chưa có các dấu thanh (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng), viết dính nhau và còn thiếu nhiều nguyên âm. Chẳng hạn như:
+ Quanmguya = Quảng Ngãi
+ Onsaij = ông sải
+ Tuijciam biêt = Tui Chẳng Biết
+ Mocaij = một cái
- Hồi này chưa có các phụ âm đơn: đ, x, v cho nên những phụ âm này được viết như sau:
+ dj = đ (đói = doij)
+ sc = x, (xin = scin)
+ b = v, (vào = bau)
- Lại thiếu phụ âm kép: ch, gh, nh, tr; cho nên:
+ gn = nh
+ cia = ch
- Đến năm 1626, chữ Quốc Ngữ đã được viết rời ra. Theo tài liệu viết tay của Francesco Buzomi:
+ Thien chu = thiên chũ (thiên chúa)
+ ngaọc huan = ngọc hoàng
- Đến năm 1632, hệ thống phụ âm, nguyên âm và các dấu thanh đã trở nên hoàn hảo. Dưới đây là một vài chữ từ tài liệu của Amaral:
+ Đàng tlaõ = đàng trong,
+ Đàng ngoày = đàng ngoài,
+ Đđàng tlên = đàng trên
+ Nhà thương đây = nhà thượng đài
Đến đây ta thấy chữ Quốc Ngữ đã tiến được một bước dài. Đó là có đủ năm dấu thanh (sắc, huyền, hỏi, ngã và nặng), các nguyên âm, các âm kép và những phụ âm kép.
3. Giai đoạn cuối thế kỷ XVIII
Cuối thế kỷ XVIII, chữ Quốc ngữ đã hình thành và có diện mạo tương đối hoàn chỉnh. Bước sang thế kỷ XIX lại tiếp tục được tu sửa, hoàn thiện và có nhiều đóng góp to lớn vào văn hoá Việt Nam.
III . Bài tập về chữ Quốc ngữ.
Bài 1. Trong các tác phẩm dưới đây, tác phẩm nào viết bằng chữ Nôm, tác phẩm nào viết bằng chữ Quốc ngữ?
Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu), Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh), Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao), Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài).
Trả lời:
- Các tác phẩm viết bằng chữ Chữ Nôm là: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)
- Các tác phẩm viết bằng chữ Quốc ngữ: Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh), Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao), Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài).
Bài 2. Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) trình bày suy nghĩ của em về những thuận lợi trong việc học chữ Quốc ngữ và sử dụng chữ Quốc ngữ để viết các tên riêng nước ngoài, các thuật ngữ khoa học có nguồn gốc nước ngoài.
Trả lời:
Tham khảo
Chữ Quốc ngữ mang lại nhiều thuận lợi trong việc học tập và tiếp thu tri thức. Nhờ sử dụng hệ thống chữ cái La-tinh, chữ Quốc ngữ dễ học, dễ đọc, dễ viết hơn so với chữ Hán. Âm thanh tiếng Việt được ghi chép chính xác theo nguyên tắc "sơ âm, chính tả", tạo điều kiện cho việc luyện phát âm và giao tiếp hiệu quả. Hệ thống ký tự đơn giản giúp ghi chép bài giảng, tài liệu một cách nhanh chóng, tiện lợi.Chữ Quốc ngữ được sử dụng rộng rãi trong các sách giáo khoa, tài liệu khoa học, báo chí, internet,... giúp người học dễ dàng tiếp cận kho tàng tri thức phong phú. Hệ thống chữ viết La-tin giúp người Việt học các ngôn ngữ sử dụng hệ thống chữ cái này dễ dàng hơn. Chữ Quốc ngữ có khả năng phiên âm chính xác tên riêng nước ngoài và các thuật ngữ khoa học, giúp người học hiểu và sử dụng chúng một cách hiệu quả.Nhìn chung, chữ Quốc ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy học tập và tiếp thu tri thức, góp phần nâng cao trình độ dân trí và phát triển khoa học kỹ thuật của đất nước.
Bài 3. Sưu tầm một số văn bản viết bằng chữ Quốc ngữ.
Trả lời:
Một số văn bản viết bằng chữ Quốc ngữ:
- Tuyên ngôn độc lập
- Lão Hạc
- Dế Mèn phiêu lưu kí
- Tắt đèn
- …
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 9 Kết nối tri thức. Để mua tài liệu, mời Thầy/Cô xem thử:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)