Đề cương ôn tập Giữa kì 1 Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo

Bộ đề cương ôn tập Giữa kì 1 Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo với các dạng bài đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 9 nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Văn 9 Giữa kì 1.

Xem thử

Chỉ từ 80k mua trọn bộ đề cương ôn tập Giữa kì 1 Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

Nội dung kiến thức Văn 9 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập

1. Văn bản:

- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.

- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.

- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống, cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản đã học mang lại.

- Phân biệt được cách trình bày vấn đề khách quan (chỉ đưa thông tin) và cách trình bày vấn đề chủ quan (thể hiện tình cảm, quan điểm của người viết).

- Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu trong văn bản.

- Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.

- Hiều được cùng một vấn đề đặt ra trong văn bản, người đọc có thể tiếp nhận khác nhau.

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử, bài phỏng vấn; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

- Nhận biết và phân tích được tác dụng của cách trình bày thông tin trong văn bản như: trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, các đối tượng phân loại, so sánh và đối chiếu,...

- Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản; giải thích được ý nghĩa của nhan đề trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.

- Đánh giá được vai trò của các chi tiết quan trọng trong văn bản.

a. Văn bản văn học

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Văn bản văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ, kết quả hoạt động sáng tác của cá nhân hoặc tập thể nhà văn và là đơn vị độc lập cơ bản của văn học.

2. Hình thức

Văn bản văn học có thể tồn tại dưới dạng truyền miệng hoặc dưới dạng viết (văn tự với quy mô có thể chỉ là một câu, vài dòng (tục ngữ, ca dao...) đến hàng vạn câu, hàng ngàn trang (sử thi, tiểu thuyết...).

3. Cấu trúc

Văn bản văn học là một hệ thống phức tạp gồm hàng loạt yếu tố thuộc các bình diện khác nhau của nội dung và hình thức.

4. Hình thức nghệ thuật

Hình thức nghệ thuật của văn bản văn học là cách tổ chức, kết nối mọi yếu tố (bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ, vẫn, nhịp...) nhằm tạo nên tinh chỉnh thể của tác phẩm.

b. Thơ

Nội dung

Kiến thức

1. Kết cấu thơ

Kết cấu của bài thơ là toàn bộ tổ chức chặt chẽ và sinh động các yếu tố về nội dung và hình thức của bài thơ, tạo ra tính toàn vẹn và thể hiện một cách tốt nhất chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Kết cấu của bài thơ được biểu hiện ở mọi phương diện tổ chức của tác phẩm: (1) sự chọn lựa thể thơ (2) sự sắp xếp các phần, các đoạn thơ theo một trình tự nhất định (bố cục); (3) sự triển khai mạch cảm xúc; (4) sự phối hợp của vẫn, nhịp, hình ảnh thơ, các biện pháp tu từ ...

2. Ngôn ngữ thơ

Ngôn ngữ thơ có đặc điểm là hàm súc, ngắn gọn, giàu hình ảnh, gọi nhiều hơn tả, giàu nhạc điệu, được tổ chức thành một cấu trúc đặc biệt: có vần, nhịp, thanh điệu, đối ... Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ được thể hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà còn được thể hiện qua âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ, những yếu tố ấy góp phần làm tăng thêm hàm nghĩa cho bài thơ. Những đặc điểm trên khiến cho bài thơ dễ dàng tác động trực tiếp đến cảm xúc của người đọc và khắc sâu trong tâm trí họ.

c. Bảng hệ thống hóa thông tin về các văn bản đọc

Bài

Văn bản

Tác giả

Loại, thể loại

Đặc điểm nổi bật

Nội dung

Hình thức

1

Quê hương

Tế Hanh

Thơ tám chữ

Bài thơ đã phác họa sinh động khung cảnh cùng không khí lao động của người dân ở làng chài ven biển. Từ đó, nhà thơ bộc lộ tình cảm yêu mến, nhớ thương quê hương tha thiết.

Giọng thơ sâu lắng, thiết tha.

- Sử dụng các hình ảnh gần gũi, thân thuộc.

- Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng", nhân hóa "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm"...

Bếp lửa

Bằng Việt

Thơ tự do

Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ Bếp lửa gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.

- Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận.

- Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.

Vẻ đẹp của sông Đà

Nguyễn Tuân

Tùy bút

- Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiêt tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.

- Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc cùng sự tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hóa và những kì tích lao động của con người.

- Tùy bút pha bút kí, kết cấu linh hoạt, vận dụng được nhiều tri thức văn hóa và nghệ thuật vào trong tác phẩm.

- Nhân vật mang phong thái đời thường, giản dị.

- Bút pháp: kết hợp hài hào giữa hiện thực và lãng mạn.

- Ngôn ngữ hiện đại kết hợp với ngôn ngữ cổ xưa.

Mùa xuân nho nhỏ

Thanh Hải

Thơ năm chữ

Bài thơ bộc lộ cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một “mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho đời.

Bài thơ theo thể thơ năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, nhiều so sáng và ẩn dụ sáng tạo.

2

Về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ

Chu Văn Sơn

Văn bản nghị luận

Văn bản “Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ”” của tác giả Chu Văn Sơn là bài viết nghị luận phân tích rất sâu sắc và giàu sức thuyết phục về hình tượng bà Tú. Tác giả bài viết đã tập trung khắc họa hình tượng bà Tú trên các phương diện như: Hoàn cảnh gia đình; Bà Tú trong mối quan hệ với xã hội và Bà Tú trong mối quan hệ với cộng đồng. Thông qua những khía cạnh ấy, hình tượng bà Tú hiện lên chân thực là một người phụ nữ tảo tần, tháo vát, chịu thương chịu khó, yêu chồng thương con và hết lòng hi sinh vì gia đình dù cuộc đời mình vất vả, lênh đênh.

Lập luận sắc bén, dẫn chững, lí lẽ cụ thể, logic.

Ý nghĩa văn chương

Hoài Thanh

Văn bản nghị luận

Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.

- Giàu hình ảnh độc đáo.

- Lối văn nghị luận vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc

Thơ ca

Rasul Gamzatov

Thơ tự do

Văn bản nói về vẻ đẹp và ý nghĩa của thơ ca đối với đời sống và tâm hồn của mỗi con người. Bài thơ phác họa những khoảnh khắc, sự kiện trong đời mà ở đó thơ ca hiện diện sống động gắn bó với con người: từ thời thơ ấu tới lúc già nua, trong những lúc vui mừng hay trái tim thổn thức, trong cả những lúc buồn bã, tuyệt vọng,… Song, tựu chung lại, dù trong khoảnh khắc, sự kiện nào thì thơ ca đều ôm ấp, chở che, xoa dịu và an ủi trái tim ra, khiến tái tim ta rung lên những giai điệu và xúc cảm tuyệt vời.

- Giàu hình ảnh độc đáo.

- Sử dụng các biện pháp tu từ linh hoạt, lôi cuốn.

Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước

Vũ Dương Quỹ

Văn bản nghị luận

Văn bản bàn luận về tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. Tính đa nghĩa của bài thơ được làm sáng tỏ trên hai khía cạnh: Nghĩa thực- Hình ảnh và quá trình sinh thành của bánh trôi nước; Nghĩa ẩn dụ- Nhan sắc, thân phận và phẩm chtt của người phụ nữ. Qua việc phân tích hai luận điểm trên, bài viết không chỉ chứng minh được tính đa nghĩa của bài thơ Bánh trôi nước, rằng hình tượng chiếc bánh trôi và quá trình làm bánh chính là biểu tượng ẩn dụ cho cuộc đời, số phận người phụ nữ thời phong kiến mà còn giúp bạn đọc thấy được bút pháp miêu tả tài tình của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Lập luận sắc bén, bằng chứng, lí lẽ logic.

3

Vườn quốc gia Cúc Phương

 

Văn bản thông tin

Văn bản Vườn Quốc gia Cúc Phương cung cấp những thông tin hữu ích và đầy thú vị về vườn Quốc gia Cúc Phương trên những phương diện cơ bản như ngày thànhlập, sự đa dạng, giàu có của hệ sinh thái và những giá trị về lịch sử,… Qua đó, tác phẩm không chỉ cung cấp những thông tin cơ bản về một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Việt Nam mà còn khơi gợi được ở bạn đọc tình yêu thiên nhiên và sự thích thú cùng mong muốn được một lần ghé thăm khu sinh thái đặc biệt này.

Thông tin xác thực, bố cục khoa học, hấp dẫn người đọc

Ngọ Môn

 

Văn bản thông tin

Văn bản Ngọ Môn là một văn bản thuyết minh về một di tích lịch sử nổi tiếng tại Việt Nam. Thông qua văn bản, bạn đọc như được tham gia trực tiếp vào chuyến hành trình tham quan công trình kiến trúc tiêu biểu của triều Nguyễn- Ngọ Môn nhờ sự trình bày thông tin mạch lạc, rõ ràng, sự sắp đặt giới thiệu các thông tin không chỉ đi theo cách trình bày phân loại đối tượng mà còn đi theo cách trình bày theo trình tự không gian, kết hợp cùng hình ảnh minh họa hết sức độc đáo của tác giả.

Thông tin xác thực, bố cục khoa học, hấp dẫn người đọc

Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận

 

Văn bản thông tin

Văn bản Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng Thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận ghi lại cuộc phỏng vấn giữa Tiến sĩ Tống Trung Tín với phóng viên. Qua cuộc phỏng vấn đó, bạn đọc được cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích về thành Thăng Long như bề dày lịch sử, công tác nghiên cứu, kết quả nghiên cứu về Kinh thành Thăng Long… Bên cạnh đó, chúng ta còn được lắng nghe những nhận định sâu sắc về lịch sử Hoàng thành của Tiến sĩ Tống Trung Tín.

Thông tin xác thực, bố cục khoa học, hấp dẫn người đọc

Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn

 

Văn bản thông tin

Văn bản Cột cờ Thủ Đức- di tích cổ bên sông Sài Gòn viết về cột cờ Thủ Đức với tư cách là một trong những công trình cổ nhất của Sài Gòn. Thông qua văn bản bạn đọc được cung cấp một số thông tin cơ bản về cột cờ Thủ Đức như năm xây dựng, nguồn gốc tên gọi, quá trình tồn tại, các sự kiện lớn gắn với địa điểm này… Từ những thông tin ấy, bạn đọc không chỉ hiểu biết hơn về một di tích cổ tại Sài Gòn mà còn có được những cảm nhận sâu sắc, đặc biệt đối với di tích này.

Thông tin xác thực, bố cục khoa học, hấp dẫn người đọc

................................

................................

................................

Các dạng bài Văn 9 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo

II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP MINH HỌA

1. Dạng 1: Đọc – hiểu

Bài tập 1. Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi :

Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo

Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn

Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy

Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân

Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả

Những chàng trai ra đảo đã quên mình

Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước

Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát

Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

(Tổ quốc nhìn từ biển, Nguyễn Việt Chiến, dẫn nguồn thivien.net)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

Câu 2. Xác định thể thơ của đoạn trích trên?

Câu 3. Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ “thương” điều gì?

Câu 4. Xác định nội dung chính của đoạn thơ trên?

Câu 5. Nghĩa của từ “sắc chỉ” là gì?

Câu 6. Những hình ảnh “máu đổ, sóng mặn vùi thân, máu xương” có ý nghĩa như thế nào?

Câu 7.  Qua đoạn thơ thấy được thái độ, tình cảm gì của nhân vật trữ tình?

Câu 8. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về hai câu thơ dưới đây?

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

Câu 9. Theo anh/chị biển, đảo và quần đảo có ý nghĩa như thế nào với đất nước?

Câu 10. Từ đoạn trích anh/chị hãy cho biết bản thân có trách nhiệm và hành động như thế nào với biển đảo quê hương đất nước?

Bài tập 2. Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

Mau với chứ, vội vàng lên với chứ,

Em, em ơi, tình non đã già rồi;

Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi,

Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi.

Tình thổi gió, màu yêu lên phấp phới;

Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa.

Nắng mọc chưa tin, hoa rụng không ngờ,

Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết!

Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt;

Những vườn xưa, nay đoạn tuyệt dấu hài;

Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai;

Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn.

 

Vừa xịch gối chăn, mộng vàng tan biến;

Dung nhan xê động, sắc đẹp tan tành.

Vàng son đương lộng lẫy buổi chiều xanh,

Quay mặt lại: cả lầu chiều đã vỡ.

 

Vì chút mây đi, theo làn vút gió.

Biết thế nào mà chậm rãi, em ơi? 

(Trích “Giục giã”, Xuân Diệu, “Gửi hương cho gió”, NXB Hội nhà văn, 1992)

Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Xác định cách ngắt nhịp chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 3. Chỉ ra những cặp hình ảnh, từ ngữ đối lập được sử dụng trong những câu thơ: 

Tình thổi gió, màu yêu lên phấp phới;

Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa.

Nắng mọc chưa tin, hoa rụng không ngờ,

Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết!

Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt;

Những vườn xưa, nay đoạn tuyệt dấu hài;

Câu 4. Chỉ ra những từ ngữ thể hiện sự giục giã của “anh” trong đoạn thơ trên.

Câu 5. Ý nghĩa của việc sử dụng các cặp hình ảnh, từ ngữ đối lập được sử dụng trong những câu thơ sau:

Tình thổi gió, màu yêu lên phấp phới;

Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa.

Nắng mọc chưa tin, hoa rụng không ngờ,

Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết!

Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt;

Những vườn xưa, nay đoạn tuyệt dấu hài;

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm đề cương ôn tập Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo có lời giải hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học