Top 30 Đề thi Ngữ Văn 9 Học kì 1 năm 2024 (có đáp án)



Trọn bộ 30 đề thi Ngữ Văn 9 Học kì 1 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều có đáp án và ma trận sẽ giúp bạn ôn tập và đạt điểm cao trong bài thi Ngữ Văn 9.

Xem thử Đề thi CK1 Văn 9 KNTT Xem thử Đề thi CK1 Văn 9 CTST Xem thử Đề thi CK1 Văn 9 CD

Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề thi Ngữ Văn 9 Học kì 1 bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:

Xem thử Đề thi CK1 Văn 9 KNTT Xem thử Đề thi CK1 Văn 9 CTST Xem thử Đề thi CK1 Văn 9 CD

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ văn 9

Thời gian làm bài: phút

I. Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

PHẠM CÔNG – CÚC HOA

(Truyện thơ Nôm khuyết danh)

(Trích)

(165) Phạm Công thưa với mẹ già:

“Con đi kiếm củi phương xa phen này

Cố làm lấy một tuần chay

Cho cha siêu độ lên mây chầu trời

Dù phải kiếm củi suốt đời

(170) Con đây cũng chẳng sợ ai chê cười”

 

Mẹ rằng: “Đừng thế con ơi

Kiếm củi thì lại suốt đời cháo rau”

Phạm Công nước mắt tuôn sầu:

“Làm trai là phải dãi dầu xông pha

 

(175) Chứ ai sinh đẻ con ra

Bây giờ lụy đến mẹ già hổ ngươi

Nuôi con ngần ấy năm trời

Mẹ cha phải chịu một đời long đong

Công cha nghĩa mẹ ghi lòng

(180) Làm sao trả đặng ơn cùng tổ tiên”

 

Cơm nắm chỉ có mấy viên

Lưng đeo bầu nước tìm miền làm ăn

Đói lòng áo rách che thân

Đưa tay dắt mẹ dời chân lên đường.

 

(185) Bốn ngày rong ruổi dặm trường

Giữa trưa nắng gắt định dừng gốc đa

Mẹ con gặp một cụ già

Phơ phơ đầu bạc nước da đồi mồi

Phạm Công trông thấy ngùi ngùi:

(190) “Xin ông thư thả ta ngồi nghỉ ngơi”

Nghe thôi ông cụ mừng vui:

“Ba ngày chịu đói không người đoái thương

May thay có bậu qua đường

Hãy xin bớt miệng sẻ nhường cho ta

 

(195) Phạm Công nghe nói xót xa

Sẵn lưng cơm nắm mở ra tức thì

Miệng cười: “Ông hãy ăn đi

Giữa trưa ông có việc gì ra đây”

Cụ già thong thả giãi bày:

 

(200) “Hiếm hoi sinh được mụn trai đầu lòng

Thỏa niềm rày ước mai mong

Tìm thầy cho học, theo vòng nghĩa nhân

Theo thầy vừa được ba xuân

Về nhà cưới vợ thành thân vuông tròn

 

(205) Gia tài phá  sạch chẳng còn

Hôm mai khốn đốn vì con vung tiền

Những tin con thảo dâu hiền

Ai ngờ hết của chúng liền đuổi đi

Dầu con sỉ nhục ê chề

 

(210) Cực lòng lão phải tính bề tha phương”

Phạm Công nước mắt rưng rưng:

“Công cha nghĩa mẹ như rừng như non

Thấy người con tưởng thân con

Chuyện người thảm thiết héo hon lòng này

 

(215) Thôi còn ba nắm cơm đây

Xin ông cầm lấy đường dài dùng qua

Ví dù con có lỡ ra

Con xin nơi khác mẹ già cũng no

Cụ già nghe nói nhỏ to:

 

(220) “Ơn chàng tốt bụng mà cho như vậy

Lòng chàng nhân hậu khôn tày

Cho nên lão lấy cơm này một viên”

Dứt lời cơm vẫn còn nguyên

Lão ông thôi đã biến liền vời xa

 

(225) Chẳng ngờ là Phật Di Đà

Thoắt về tâu với vua cha Ngọc hoàng

Cùng quan văn võ hai hàng:

“Chẳng ai ân nghĩa bằng chàng Phạm Công”

Tiếng đồn đã đến cửu trùng

(230) Lại còn vang tới thủy cung động đình.

Ngọc hoàng muốn thấu sự tình

Truyền đòi tiên nữ đăng trình viễn phương

Tiên nữ vâng lệnh lên đường

Xuống xem lòng dạ cõi dương thế nào.

(Cổ văn Việt Nam, Internet: wordpress.com)

* Phạm Công là chàng trai con nhà nghèo, phải đi làm công để nuôi bố mẹ. Cha chết, Phạm Công phải đi ăn mày để tiếp tục phụng dưỡng mẹ đến khi mẹ chết. Là người hiếu học, Phạm Công xin thụ giáo Quỷ cốc tiên sinh. Ở đây, Phạm Công được Cúc Hoa là bạn đồng môn, cũng là con gái của tri phủ, yêu thương. Hai người cưới nhau, khi Cúc Hoa có thai thì Phạm Công lên kinh thành ứng thí. Phạm Công đã gặp nhiều gian truân khổ ải, bị quốc vương các nước khác ép gả công chúa nhưng Phạm Công đều từ chối. Nhưng nhờ công chúa nước Triệu nhân hậu, Phạm Công được trở về quê hương làm nguyên soái, đoàn tụ cùng Cúc Hoa, họ có hai con là Nghi Xuân (con gái) và Tấn Lực (con trai). Cúc Hoa lại không may qua đời ở tuổi 30. Phạm Công tái giá với Tào Thị và phải lên Cao Bằng làm trấn thủ. Tào Thị ở nhà ngoại tình, hành hạ, ngược đãi Nghi Xuân và Tấn Lực. Cao điểm, thị cùng người tình bàn mưu giết hại hai con chồng, khiến hai đứa phải trốn khỏi nhà đi ăn xin.

Trong một đêm, Cúc Hoa từ cõi âm ti hiện về gặp hai con và gửi thư tin cho Phạm Công biết. Sau ba năm trấn thủ, Phạm Công trở về đuổi Tào Thị đi. Tào Thị sau đó bị sét đánh chết. Được công chúa Xuân Dung nước Trịnh, Tề Thiên Đại Thánh và Diêm Vương giúp đỡ, Phạm Công xuống được âm ti và tìm được vợ. Cúc Hoa được tái sinh, trở lại dương thế, “vu quy” với Phạm Công. Phạm Công cũng được vua Trịnh gả công chúa Xuân Dung và nhường ngôi vua cho..

(Đoạn trích: Nằm ở phần đầu tác phẩm)

Câu 1 (1,0 điểm) Đoạn trích truyện thơ trên nói về sự việc gì?

Câu 2 (1,0 điểm) Hoàn cảnh khốn khó của ông lão kể với Phạm Công là gì?

Câu 3 (1,0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật Phạm Công qua đoạn thơ:

Dù phải kiếm củi suốt đời

(170) Con đây cũng chẳng sợ ai chê cười”

 

Mẹ rằng: “Đừng thế con ơi

Kiếm củi thì lại suốt đời cháo rau”

Phạm Công nước mắt tuôn sầu:

“Làm trai là phải dãi dầu xông pha

 

(175) Chứ ai sinh đẻ con ra

Bây giờ lụy đến mẹ già hổ ngươi

Nuôi con ngần ấy năm trời

Mẹ cha phải chịu một đời long đong

Công cha nghĩa mẹ ghi lòng

(180) Làm sao trả đặng ơn cùng tổ tiên”

Câu 4 (1,0 điểm) Theo em văn bản trên có những  chủ đề nào? Hãy xác định chủ đề chính và ít nhất một chủ đề phụ của văn bản.

II.Viết (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Nêu cảm nhận về nhân vật Phạm Công trong đoạn trích trên bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ.

Câu 2 (4,0 điểm) Hãy viết bài văn bàn về vấn đề vi phạm luật giao thông ở các bạn trẻ hiện nay và giải pháp để khắc phục vấn đề đó.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ văn 9

Thời gian làm bài: phút

I. Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

CHUYỆN GÃ TRÀ ĐỒNG GIÁNG SINH

(Trà đồng giáng đản lục)

Dương Đức Công tên là Tạc, người phủ Thường Tín  xứ Sơn Nam. Dưới triều vua Huệ Tông  nhà Lý, ông làm quan coi việc hình án trấn Tuyên Quang  xét rõ mọi điều oan khuất, khiến các vụ án đều được công bằng. Vì sự nhân từ phúc hậu, người thời bấy giờ gọi là Đức công. Năm 50 tuổi, Đức công vẫn không có con trai, chợt bị ốm nặng rồi chết, hồi lâu lại tỉnh bảo với mọi người rằng:

- Ta vừa đến một chỗ thành đèn vách sắt, toan bước chân vào thì có một viên chức ngăn lại. Viên ấy dẫn ta đi sang phía hữu, thấy có những cửa đỏ biển son. Vén áo đi vào cửa này thì thấy san sát những tòa rộng dẫy dài, có đến hơn trăm người thắt đai đứng hầu sau trước. Giữa có hai vị mặc áo bào tía ngồi đối diện nhau ở bên một cái án, đưa mắt cho viên chức kia bảo lấy sổ son của họ Dương ra xem, một lát hai vị cùng nhìn nhau bảo rằng:

- Dương gian thật không có người nào được thế, cứu sống cho mọi người nhiều lắm. Chỉ tiếc hưởng tuổi không dài và dòng sau không người nối dõi. Người như thế mà không biểu dương thì làm sao khuyến khích cho kẻ khác được; ta sẽ phải tâu lên Thượng đế.

Bèn truyền cho Đức công hẵng xuống tạm nghỉ ở cái hành lang phía đông. Chừng độ nửa ngày, hai vị ấy lại sai dẫn Đức công vào, bảo rằng:

- Nhà ngươi ngày thường vốn có tiếng là người lương thiện. Thượng đế khen ngợi, ban cho một người con trai tốt và cho sống lâu thêm hai kỷ  nữa. Nên mau về đi mà cố gắng làm thêm điều âm đức, đừng bảo là trên cõi minh minh không biết gì đến.

Đoạn sai viên chức kia dẫn về. Khi ra khỏi cửa, Dương hỏi rằng:

- Chẳng hay đây là dinh tòa nào? Ai là chủ trương và coi giữ công việc gì?

Viên chức ấy nói:

- Đây là một tòa trong 24 tòa ở Phong Đô; phàm người mới chết đều phải qua cả. Người nào tên ghi ở sổ son, may ra còn có khi sống mà về được, chứ đã tên ghi sổ mực thì chẳng còn có mong gì. Nếu ông không phải là người xưa nay hết lòng làm việc thiện thì cũng khó bề thoát được.

Bèn cùng nhau chia tay từ biệt, rồi ông bừng tỉnh như một giấc chiêm bao.

Bà vợ cũng nói là đêm qua lúc cuối canh một, có ngôi sao nhỏ rơi vào lòng, lòng bỗng thấy rung động. Rồi bà có mang đủ ngày tháng sinh ra được một cậu con trai, đặt tên cho là Thiên Tích. Tính Thiên Tích thích uống trà lắm, thường tự ví mình như Lư Đồng Lục Vũ  đời xưa. Song thiên tư lỗi lạc, học vấn rộng rãi, phàm sách vở văn chương cổ kim, không cái gì là không thông thuộc. Đức công mừng mà rằng:

- Thế là ta có dòng giống rồi!

Bèn chuyên đem những nghĩa lý chân chính dạy con. Sau đó 24 năm, ông mắc bệnh mà mất, Thiên Tích thương xót rất mực; xa gần ai nấy đều cảm động.

(Nguyễn Dữ, in trong Truyền kỳ Mạn lục, NXB Văn học)

Câu 1 (0,5 điểm) Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2 (0,5 điểm) Trong câu chuyện trên, nhân vật Đức Công được khắc họa ở những không gian nào? Qua đó em có nhận xét gì về đặc điểm của không gian trong truyện truyền kì?

Câu 3 (1,0 điểm) Truyện có yếu tố kì ảo nào? Yếu tố kì ảo đó có ý nghĩa, vai trò gì trong truyện?

Câu 4 (1,0 điểm) Tìm ba từ Hán Việt có yếu tố “nhân” được dùng với nghĩa như trong từ “nhân từ”. Giải nghĩa các từ đó?

Câu 5 (1,0 điểm) Từ câu chuyện trên, em rút ra được những bài học ý nghĩa gì cho bản thân?

II. Viết (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Ngày nay “sống xanh” không đơn thuần chỉ là một lối sống mà đang dần trở thành yêu cầu cấp thiết của xã hội. Hãy viết đoạn văn nghị luận trình bày ý kiến của em về quan điểm “sống xanh”.

Câu 2 (4,0 điểm) Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích ngữ liệu ở phần đọc hiểu.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ văn 9

Thời gian làm bài: phút

I. Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

TÌNH MẸ

Một cậu bé mời Mẹ tham dự buổi họp phụ huynh đầu tiên ở trường tiểu học. Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, Mẹ cậu bé nhận lời. Đây là lần đầu tiên bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp Mẹ cậu và cậu rất xấu hổ về vẻ bề ngoài của Mẹ.

Mặc dù là người phụ nữ xinh đẹp nhưng bà lại có một vết sẹo lớn che đi gần toàn bộ mặt bên phải. Cậu bé không bao giờ muốn hỏi Mẹ tại sao lại bị vết sẹo lớn như vậy.

Vào buổi họp mặt, mọi người đều có ấn tượng rất tốt về sự dịu dàng và vẻ đẹp tự nhiên của người mẹ mặc cho vết sẹo đập vào mắt, nhưng cậu bé vẫn cảm thấy rất xấu hổ và giấu mình vào một góc tránh mặt mọi người. Ở đó, cậu nghe được cuộc trò chuyện giữa Mẹ và cô giáo.

Cô giáo hỏi:

- Làm sao chị bị vết sẹo như vậy trên mặt?

Người mẹ trả lời:

- Khi con tôi còn bé, nó đang ở trong phòng thì lửa bốc lên. Mọi người đều sợ không dám vào vì ngọn lửa đã bốc lên quá cao, thế là tôi chạy vào. Lúc chạy đến chỗ con, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống nên vội vàng lấy thân mình che cho con. Tôi bị ngất xỉu nhưng thật may mắn là một anh lính cứu hỏa đã cứu cả hai Mẹ con tôi.

Người Mẹ chạm vào vết sẹo nhăn nhúm trên mặt và nói tiếp:

- Vết sẹo này không chữa được nữa, nhưng cho tới ngày hôm nay, tôi chưa hề hối tiếc về điều mình đã làm.

Nghe đến đây, cậu bé đã chạy nhanh về phía Mẹ, nước mắt lưng tròng. Cậu ôm lấy Mẹ và cảm nhận sự hy sinh to lớn mà Mẹ dành cho mình. Cậu nắm chặt tay Mẹ suốt cả ngày hôm đó như không muốn rời.

(Nguồn: https://voh.com.vn/song-dep/truyen-ngan-ve-me-431752.html)

Câu 1 (1,0 điểm) Nêu đề tài của văn bản?

Câu 2 (1,0 điểm) Giải thích nghĩa của từ “phụ huynh”  trong câu “Một cậu bé mời Mẹ tham dự buổi họp phụ huynh đầu tiên ở trường tiểu học.”

Câu 3 (1,0 điểm) Nếu em là nhân vật cậu bé trong truyện trên, sau khi nghe câu chuyện về chiếc sẹo của mẹ, em sẽ nói câu gì với mẹ?

Câu 4 (1,0 điểm) Chi tiết cuối truyện ngắn “Cậu nắm chặt tay Mẹ suốt cả ngày hôm đó như không muốn rời” gợi cho em suy nghĩ gì?

II. Viết (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Ở lớp em, có một bộ phận học sinh thường xuyên không làm nhiệm vụ vệ sinh trực nhật. Em có suy nghĩ và đề xuất cách giải quyết như thế nào?

Câu 2 (4,0 điểm) Ai đó đã từng nói “Trong mắt con, mẹ là người tuyệt vời nhất. Mẹ có thể hi sinh tất cả mọi thứ, thậm chí là đổ mồ hôi, sôi nước mắt để con cái được khỏe mạnh và lớn khôn từng ngày. Đổi lại, điều làm con hạnh phúc nhất là thấy được nụ cười của mẹ.” Phân tích truyện ngắn “Tình mẹ” để làm sáng tỏ ý kiến trên.

Xem thử Đề thi CK1 Văn 9 KNTT Xem thử Đề thi CK1 Văn 9 CTST Xem thử Đề thi CK1 Văn 9 CD




Lưu trữ: Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn 9 (sách cũ)




Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học