Đề thi Ngữ Văn 9 Giữa kì 1 năm 2024 có đáp án (10 đề)

Để ôn luyện và làm tốt các bài thi Ngữ văn 9, dưới đây là Top 4 Đề thi Ngữ Văn 9 Giữa kì 1 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ văn 9.

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 9 Giữa kì 1 bản word có lời giải chi tiết:

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1

Môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề 1)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Dưới đây là một phần trong lệnh truyền của vua Quang Trung với quân lính:

- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. (…) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn.

(Trích Ngữ văn 9, tập một - NXB Giáo dục, 2012)

Câu 1 : Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (1đ)

Câu 2 : Nhà vua nói “Đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định điều gì? Hãy chép hai câu trong một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn THCS có nội dung tương tự và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm. (2đ)

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 : (2 điểm) Dựa vào nội dung câu “Đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” của phần I, em hãy trình bày suy nghĩ về hình ảnh người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc bằng một bài văn ngắn (khoảng nửa trang giấy).

Câu 2 : (2 điểm) Nhận xét về kết thúc tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ có ý kiến cho rằng đây là một kết thúc có hậu. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng đó là kết thúc không có hậu. Vì sao?

Câu 3 : (3 điểm)Chép lại và phân tích 4 câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) gợi lên vẻ đẹp của mùa xuân như thế nào?

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1 :

- Đoạn văn trong tác phẩm Hoàng Lê Nhất thống chí.

- Tác giả: nhóm Ngô Gia văn phái - Dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai - Hà Nộị. Hai tác giả chính: Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du.

Câu 2 :

- Nhà vua nói như vậy để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta.

- Hai câu thơ có nội dung tương tự trong bài Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt):

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

(Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành đã định tại sách trời)

II. LÀM VĂN

Câu 1 : Dựa vào nội dung câu “Đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” của phần I, em hãy trình bày suy nghĩ về hình ảnh người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc bằng một bài văn ngắn (khoảng nửa trang giấy)

*Về nội dung: Học sinh trình bày suy nghĩ của mình, cơ bản đạt được các nội dung sau:

- Câu hỏi yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ về hình ảnh người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng Tổ quốc. Thí sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau. Sau đây là một số gợi ý để tham khảo:

+ Việt Nam là một quốc gia nằm ven biển. Lãnh thổ bao gồm đất liền và rất nhiều hải đảo. Bên cạnh những người chiến sĩ bảo vệ chủ quyền của đất nước trên đất liền, trên không, chúng ta không thể không nghĩ tới những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.

+ Các anh là những người sống trong một khung cảnh có nhiều khó khăn gian khổ: sống giữa biển khơi, đầy nắng gió, thường xuyên gặp phải bão tố,…

+ Cuộc sống của các anh thiếu thốn phương tiện so với người dân ở đất liền: thiếu nước ngọt, thiếu sách báo,…

+ Xa gia đình, xa người thân nên nhiều khi phải trải qua những nỗi buồn da diết vì nhớ nhà,…

+ Tuy đầy gian khổ và khó khăn nhưng những điều này không làm mềm đi ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân, nhất là những ngư dân trên biển cả.

+ Đất nước được toàn vẹn, cuộc sống vẫn phát triển bình thường, hàng ngày các em được bình yên đến trường, bữa cơm mỗi ngày không thiếu những sản phẩm của biển cả,… nhờ có một phần không nhỏ công sức và sự hy sinh thầm lặng của các anh.

*Về hình thức: Đoạn văn có độ dài như yêu cầu, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, dễ hiểu.

Câu 2 :

- Về nội dung: Học sinh trình bày suy nghĩ của mình, cơ bản đạt được các nội dung sau:

+ Lí giải đó là một kết thúc có hậu thể hiện ước mơ của nhân dân, hoàn thiện nét đẹp của Vũ Nương…

+ Kết thúc không có hậu: Đó là bi kịch của hạnh phúc gia đình tan vỡ, cuối cùng Vũ Nương sống một mình ở thủy cung, không thể trở về nhân gian được nữa. Trương Sinh mãi mất vợ, sống trong ân hận, bé Đản mồ côi mẹ… Tính bi kịch tiềm ẩn trong cái lung linh kì ảo. Hạnh phúc đã tan vỡ thì không thể hàn gắn được nữa.

- Về hình thức: Đoạn văn có độ dài như yêu cầu, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, dễ hiểu.

Câu 3 :

- Chép lại chính xác 4 câu thơ. Mỗi câu đúng 0,25đ

- Hai câu đầu nói về thời gian vừa gợi không gian. Ngày xuân trôi qua tiết trời bước sang tháng ba. Lúc này những cánh én rộn ràng bay lượn như thoi đưa trên bầu trời trong sáng thông qua nghệ thuật so sánh, ẩn dụ. Hai câu tiếp theo là bức họa tuyệt đẹp trải rộng tới tận chân trời làm gam màu nền cho bức tranh xuân trên nền xanh non ấy điểm xuyết vài bông hoa lê trắng. Tất cả gợi lên vẻ đẹp mới mẻ tinh khôi đầy sức sống.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1

Môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề 2)

Câu 1 : (2 điểm )

Chép đúng chính tả bốn câu thơ cuối bài thơ Khi con tu hú (Tố Hữu). Nêu nội dung của đoạn thơ này.

Câu 2 : (2 điểm) Giải thích lí do lựa chọn trật tự từ in đậm trong những câu sau:

a) Nó đến trường gặp thầy giáo, nhờ thầy giảng hộ bài toán.

b) Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

Câu 3 : (6 điểm) Thuyết minh về cây bút bi.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1

Môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề 3)

Phần I (7đ)

Cho đoạn văn sau:

“Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”

Câu 1 : Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Được viết bằng chữ gì? (1đ)

Câu 2 : Đoạn văn trên có dùng điển tích gì, nêu ý nghĩa của việc dùng các điển tích đó?(1đ)

Câu 3 : Nhân vật bày tỏ nỗi lòng trong đoạn văn trên là ai? Điều muốn bày tỏ là gì? (1đ)

Câu 4 : Bằng đoạn văn khoảng 10-12 câu, hãy phát biểu cảm nghĩ về nhân vật chính trong tác phẩm có đoạn trích trên. Gạch chân câu chủ đề của đoạn văn em trình bày. (4đ)

Phần II (3đ)

Trong một bài thơ có đoạn:

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!

Ngột làm sao chết uất thôi

Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu

Câu 1 : Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Viết trong hoàn cảnh nào? (1đ)

Câu 2 : Viết đoạn văn diễn dịch nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên? (Đoạn văn có sử dụng câu ghép chính phụ có quan hệ nguyên nhân-kết quả, xác định rõ câu ghép đó bằng cách gạch chân) (2đ)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1

Môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề 4)

Phần I (4 điểm)

Dưới đây là một phần trong lệnh truyền của vua Quang Trung với quân lính:

“Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị.(…) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn.”

(Trích Ngữ văn 9, tập một – NXB Giáo dục, 2012)

Câu 1 : Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2 : Nhà vua nói “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định điều gì? Hãy chép 2 câu trong bài thơ “Sông núi nước Nam” có nội dung tương tự.

Câu 3 : Từ đoạn trích trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.

Phần II (6 điểm)

Cho câu thơ sau:

Kiều càng sắc sảo mặn mà.

Câu 1 : Hãy chép chính xác những câu thơ tiếp theo miêu tả sắc đẹp của Thúy Kiều.

Câu 2 : Em hiểu như thế nào về những hình tượng nghệ thuật ước lệ “thu thủy”, “xuân sơn” ? Cách nói “Làn thu thủy nét xuân sơn” dùng nghệ thuật ẩn dụ hay hoán dụ? Giải thích rõ vì sao em chọn nghệ thuật ấy?

Câu 3 : Từ câu chủ đề sau: “Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều có vẻ đẹp mặn mà cả tài lẫn sắc”.

Hãy viết nối tiếp khoảng 10 câu văn để hoàn thành một đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc tổng – phân – hợp. Chỉ ra và phân tích cấu tạo một câu ghép đã sử dụng trong đoạn văn.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Ngữ văn 9 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm bộ Đề thi Ngữ Văn 9 năm học 2023 - 2024 chọn lọc khác: