Đề thi Ngữ Văn 9 Giữa kì 2 năm 2024 có đáp án (50 đề)

Để học tốt Ngữ Văn lớp 9, phần dưới đây liệt kê Đề thi Giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 9 năm học 2023 - 2024 có đáp án (50 Đề). Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Toán 8.

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 9 Giữa kì 2 bản word có lời giải chi tiết:

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra giữa kì 2

Môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề 1)

Phần I (5,0 điểm)

Bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương được coi là "một thứ tiếng lòng giản dị, hồn nhiên mà âm vang của nó còn thổn thức lòng người mãi mãi".

(Theo Lê Bảo, Tìm hiểu vẻ đẹp tác phẩm văn học Ngữ văn 9)

Câu 1 : Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và chép chính xác khổ thơ diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng.

Câu 2 : Chỉ rõ và cho biết hiệu quả diễn đạt của một hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ em vừa chép.

Câu 3 : Cho câu văn: Trong bài thơ "Viếng lăng Bác", ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét, còn chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Coi câu trên là câu chủ đề, em hãy viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu văn để hoàn thành đoạn diễn dịch. Trong đoạn có sử dụng khởi ngữ và phép thế để liên kết câu. (Gạch chân và chú thích)

Phần II (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Bước vào thế kỉ mới, muốn "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy, khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 28)

Câu 1 : Đoạn trích trên được rút ra từ văn bản nào? Của ai?

Câu 2 : Trong đoạn văn, tác giả viết: "Bước vào thế kỉ mới, muốn sánh vai cùng các cường quốc năm châu thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu".

Vậy những điểm mạnh và điểm yếu của người Việt Nam được tác giả trình bày trong văn bản trên là gì?

Phần III (2,0 điểm)

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về tinh thần tự học. Với Người, nguyên lý và phương thức học được tóm gọn như sau: "Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học dân".

Hãy viết một bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về nguyên lý và phương thức học tập của Bác.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra giữa kì 2

Môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề 2)

I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(...) Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán - Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm thay đổi khí chất; đọc nhiều mà không chịu suy nghĩ, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về...

(Trích Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm, SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 1 : Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2 : Chỉ ra câu mang chủ đề của đoạn?

Câu 3 : Hình ảnh so sánh sau đây có ý nghĩa gì?

“… đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa ý loạn, tay không mà về”.

Câu 4 : Theo em, những lí do nào khiến tác giả cho rằng khi đọc sách “quan trọng nhất là phải chọn cho tinh”.

II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (7.0 điểm)

Câu 1 : (2 điểm) Từ nội dung của đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 - 20 dòng) để trình bày ý kiến của mình về việc đọc sách đối với học sinh hiện nay.

Câu 2 : (5 điểm) Suy nghĩ của em về hiện tượng nói tục trong học đường.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra giữa kì 2

Môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề 3)

Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.

(Trích Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà, Ngữ văn 9, tập một, tr. 5)

Câu 1 : (0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

Câu 2 : (1 điểm) Qua đoạn trích tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi các yếu tố nào?

Câu 3 : (1.5 điểm) Xác định hai danh từ được dùng như tính từ trong câu văn sau và cho biết hiệu quả nghệ thuật của việc dùng từ ấy?

Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.

Câu 4 : (1 điểm) Từ đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân về cách học tập, tiếp thu văn hóa nhân loại?

Phần II: Tạo lập văn bản (6,0 điểm)

Phần cuối câu chuyện “Lỗi lầm và sự biết ơn” (SGK Ngữ văn 9 - tập I, trang 160) có viết: “Mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”. Em hãy trình bày suy nghĩ của em về lời khuyên trên.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra giữa kì 2

Môn: Ngữ Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề 4)

Câu 1 : (2 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.

(SGK Ngữ Văn 9, tập 2)

a) Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào?

b) Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

c) Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời thơ ấy là gì?

Câu 2 : (2 điểm) Lấy tựa đề: “Gia đình và quê hương – chiếc nôi nâng đỡ đời con”. Hãy viết một bài nghị luận nêu suy nghĩ của em về nguồn cội yêu thương của mỗi con người.

Câu 3 : (6 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trong bài Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

…“ Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”…

(Ngữ Văn 9, tập 2, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007)

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Ngữ văn 9 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm bộ Đề thi Ngữ Văn 9 năm học 2023 - 2024 chọn lọc khác: