Bộ 15 Đề thi Ngữ Văn 9 Giữa kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất
Với Bộ 15 Đề thi Ngữ Văn 9 Giữa kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất, chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giữa kì 2 Ngữ văn 9.
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 9 Giữa kì 2 bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Giáo dục tức là giải phóng (1). Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lí (2). Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này - các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy (3)",
(Phê-đê-ri-cô May-o, Giáo dục - chìa khóa của tương lai)
a. Xác định phương thức biểu đạt và nội dung chính của đoạn văn
b. Chỉ ra từ ngữ thực hiện phép liên kết giữa câu (1) và câu (2) của đoạn văn. Cho biết đó là phép liên kết gì?
c. Chỉ ra các từ ngữ là thành phần biệt lập trong đoạn văn trên. Cho biết tác dụng của thành phần biệt lập đó?
Câu 2. (1,0 điểm).
Cho biết ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “sấm”, “hàng cây đứng tuổi” và nêu ý hiểu của em về hai câu thơ sau:
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
(Hữu Thỉnh, Sang thu)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
“Một ánh lửa sẻ chia là nuột ánh lửa lan tỏa... Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới ngập tràn vui sướng...”.
(Trích Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Lấy câu nói trên làm gợi ý, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu, trình bày suy nghĩ của em về lối sống biết sẻ chia, trong đoạn văn có sử dụng một thành phần biệt lập (cho biết đó là thành phần gì?).
Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Trích: “Mùa xuân nho nhỏ” - Thanh Hải)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Câu 1 (4 điểm) Đọc văn bản sau, thực hiện các yêu cầu a) b), c)
“Ở một làng nọ có những người nông dân chuyên làm nghề trồng bắp. Có một bác nông dân nhờ biết áp dụng khoa học kĩ thuật nên cuối mùa đã thu được những trái bắp tốt. Trong khi đó những người nông dân trong làng, vì không nắm được kĩ thuật nên bắp bị sâu rầy mất mùa, đói kém. Và thế là bác nông dân kia một mình một chợ tha hồ giàu to. Thế nhưng đầu mùa sau người ta lại thấy bác nông dân kia đem những hạt giống tốt tặng những người hàng xóm và lại còn vui vẻ bày cho họ cách chăm sóc ruộng bắp của mình nữa. Ngạc nhiên trước việc làm của bác, một phóng viên đã hỏi bác: “sao ông lại cho láng giềng những hạt bắp giống tốt nhất của mình như vậy, trong khi họ cũng tham gia cạnh tranh với ông ?” “Ồ ! người nông dân trả lời, anh không biết rằng những luồng gió thổi những hạt phấn hoa từ những cây bắp này sang những cây bắp khác sao? nếu láng giềng tôi trồng toàn những cây bắp kém chất lượng thì sự thụ phấn có thể khiến những cây bắp của tôi cũng sản sinh ra những trái bắp kém chất lượng. Do đó nếu muốn có những trái bắp tươi tốt, tôi phải giúp những người hàng xóm tôi có những trái bắp tươi tốt. Lý do chỉ là đơn giản vậy thôi."
(Theo http://thanninhd.pgdchauthanh.edu.vn)
a) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản ?
b) Việc làm và câu trả lời của bác nông dân gợi cho em suy nghĩ gì?
c) Viết đoạn văn bàn luận về bài học được rút ra từ văn bản.
Câu 2 (6 điểm) Phân tích đoạn thơ sau :
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
(Viễn Phương, Viếng lăng Bác
Theo Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2005, trang 58)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
Câu 1 (4 điểm) Đọc văn bản sau, thực hiện các yêu cầu a) b), c)
“Ở một làng nọ có những người nông dân chuyên làm nghề trồng bắp. Có một bác nông dân nhờ biết áp dụng khoa học kĩ thuật nên cuối mùa đã thu được những trái bắp tốt. Trong khi đó những người nông dân trong làng, vì không nắm được kĩ thuật nên bắp bị sâu rầy mất mùa, đói kém. Và thế là bác nông dân kia một mình một chợ tha hồ giàu to. Thế nhưng đầu mùa sau người ta lại thấy bác nông dân kia đem những hạt giống tốt tặng những người hàng xóm và lại còn vui vẻ bày cho họ cách chăm sóc ruộng bắp của mình nữa. Ngạc nhiên trước việc làm của bác, một phóng viên đã hỏi bác: “sao ông lại cho láng giềng những hạt bắp giống tốt nhất của mình như vậy, trong khi họ cũng tham gia cạnh tranh với ông ?” “Ồ ! người nông dân trả lời, anh không biết rằng những luồng gió thổi những hạt phấn hoa từ những cây bắp này sang những cây bắp khác sao? nếu láng giềng tôi trồng toàn những cây bắp kém chất lượng thì sự thụ phấn có thể khiến những cây bắp của tôi cũng sản sinh ra những trái bắp kém chất lượng. Do đó nếu muốn có những trái bắp tươi tốt, tôi phải giúp những người hàng xóm tôi có những trái bắp tươi tốt. Lý do chỉ là đơn giản vậy thôi."
(Theo http://thanninhd.pgdchauthanh.edu.vn)
a) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản ?
b) Việc làm và câu trả lời của bác nông dân gợi cho em suy nghĩ gì?
c) Viết đoạn văn bàn luận về bài học được rút ra từ văn bản.
Câu 2 (6 điểm) Phân tích đoạn thơ sau :
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
(Viễn Phương, Viếng lăng Bác
Theo Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2005, trang 58)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
Phần I (4.5 điểm):
Cho đoạn văn:
Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy. Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người. Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn. Nghệ thuật giải phóng được cho con người khỏi những biên giới của chính mình, nghệ thuật xây dựng con người, hay nói cho đúng hơn, làm cho con người tự xây dựng được.
1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? Hãy giới thiệu ngắn gọn về tác giả.
2. Hãy diễn đạt nội dung của đoạn văn trên bằng một câu văn hoàn chỉnh.
3. Chép lại và phân tích cấu tạo của một câu ghép có trong đoạn văn.
4. Một số sự kiện văn hóa, thể thao gần đây cũng đã tác động tích cực đối với xã hội, đối với thế hệ trẻ và với mỗi người. Hãy chọn và trình bày suy nghĩ của em về một trong những sự kiện đó bằng một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi).
Phần II (5.5 điểm):
Trong tác phẩm “Bến quê”, Nguyễn Minh Châu có viết: “...con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình..., bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh cũng có một câu thơ có từ “chùng chình”.
1. Chép thuộc khổ thơ có từ “chùng chình” trong bài thơ của Hữu Thỉnh.
2. So sánh sự giống và khác nhau trong cách dùng từ “chùng chình” trong hai trường hợp trên.
3. Trong khổ thơ em chép, tác giả có sử dụng câu có thành phần biệt lập. Hãy chỉ ra, gọi tên và nêu tác dụng của thành phần biệt lập đó trong việc biểu đạt nội dung.
4. Viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, trong đó có dùng thành phần khởi ngữ và phép thể (xác định rõ) để làm sáng tỏ chủ đề: khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu đã được ghi lại qua cảm nhận tinh tế của nhà thơ trong khổ thơ em vừa chép.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
Câu 1. (7,0 điểm)
Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Một nhà thơ đã viết:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!”
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục 2017, trang 58)
a) Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ấy.(1,0 điểm)
b) Chỉ ra và nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ "Mà sao nghe nhói trong tim!” (2,0 điểm)
c) Viết một đoạn văn quy nạp (khoảng 8-10 câu văn), có sử dụng phép nối và thành phần khởi ngữ (được xác định bằng việc gạch chân và chú thích rõ ràng), trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên. (4,0 điểm)
Câu 2. (3,0 điểm)
Trong văn bản “Bàn về đọc sách”, tác giả Chu Quang Tiềm có viết: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
Câu 1 (2,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
(SGK Ngữ Văn 9, tập 2)
a) Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào?
b) Kể tên các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên. Nêu hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ ở hình ảnh “mặt trời trong lăng”.
c) Chép hai câu thơ có hình ảnh “mặt trời” trong một bài thơ mà em đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 9 (ghi rõ tên và tác giả bài thơ).
Câu 2 (3,0 điểm) Suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.
Câu 3 (5,0 điểm) Mùa xuân thiên nhiên, đất nước và cảm xúc của Thanh Hải trong đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
Phần I (5,0 điểm)
Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương được coi là “một thứ tiếng lòng giản dị, hồn nhiên mà âm vang của nó còn thổn thức lòng người mãi mãi”.
(Theo Lê Bảo, Tìm hiểu vẻ đẹp tác phẩm văn học Ngữ văn 9)
1. Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và chép chính xác khổ thơ diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng.
2. Chỉ rõ và cho biết hiệu quả diễn đạt của một hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ em vừa chép.
3. Cho câu văn: Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét, còn chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Coi câu trên là câu chủ đề, em hãy viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu văn để hoàn thành đoạn diễn dịch. Trong đoạn có sử dụng khởi ngữ và phép thế để liên kết câu. (Gạch chân và chú thích)
Phần II (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy, khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 28)
1. Đoạn trích trên được rút ra từ văn bản nào? Của ai?
2. Trong đoạn văn, tác giả viết: “Bước vào thế kỉ mới, muốn sánh vai cùng các cường quốc năm châu thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu”.
Vậy những điểm mạnh và điểm yếu của người Việt Nam được tác giả trình bày trong văn bản trên là gì?
Phần III (3,0 điểm)
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về tinh thần tự học. Với Người, nguyên lý và phương thức học được tóm gọn như sau: “Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học dân”.
Hãy viết một bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về nguyên lý và phương thức học tập của Bác.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm).
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
“Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.”
(Trích Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà, Ngữ văn 9, tập một, tr. 5)
Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 2 (1,0 điểm): Qua đoạn trích tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi các yếu tố nào?
Câu 3 (1,5 điểm): Xác định hai danh từ được dùng như tính từ trong câu văn sau và cho biết hiệu quả nghệ thuật của việc dùng từ ấy?
“Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.”
Câu 4 (1,0 điểm): Từ đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân về cách học tập, tiếp thu văn hóa nhân loại?
Phần II: Tạo lập văn bản (6,0 điểm)
Phần cuối câu chuyện “Lỗi lầm và sự biết ơn” (SGK Ngữ văn 9 - tập I, trang 160) có viết: “Mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”. Em hãy trình bày suy nghĩ của em về lời khuyên trên.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
Câu 1: (2 điểm)
Tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê) và ''Chiếc lược ngà'' (Nguyễn Quang Sáng) đã sử dụng ngôi kể thứ mấy? Người kể truyện trong văn bản trên là ai?
Câu 2: (2 điểm)
Nêu ý nghĩa biểu tượng của một số hình ảnh trong truyện ngắn “Bến Quê” của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Câu 3: (6 điểm)
Viết đoạn văn ngắn trình bày theo lối T - P - H nêu cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê trong đó có sử dụng thành phần khởi ngữ, phụ chú.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước ý trả lời đúng (từ câu 1 - 11)
Câu 1: Dòng nào sau đây nêu cách hiểu đúng về hai câu thơ: "Con dù lớn vẫn là con của mẹ/Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con."
a. Ca ngợi tình yêu mẹ của người con
b. Tình cảm của người con không bao giờ thay đổi
c. Tình cảm của người mẹ mãi dạt dào và có ý nghĩa lớn lao đối với cuộc đời mỗi con người
d. Bổn phận làm con phải luôn ghi nhớ và biết ơn công lao của mẹ.
Câu 2: Ý nào sau đây nêu đúng nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ "Con cò"? (Chế Lan Viên)
a. Sử dụng rộng rãi phép nhân hoá
b. Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu của ca dao
c. Thể thơ tự do, giọng điệu linh hoạt
d. Sử dụng nhiều hình ảnh có ý nghĩa triết lí.
Câu 3: Trong bài "Mùa xuân nho nhỏ" dòng nào sau đây nói đúng về hình ảnh "con chim hót"; "nhành hoa"; "nốt trầm xao xuyến"?
a. Là mong muốn khiêm nhường và tha thiết của nhà thơ
b. Là những gì đẹp nhất của mùa xuân
c. Là những gì bé nhỏ trong cuộc sống
d. Là những gì đẹp nhất mà mỗi người muốn có.
Câu 4: Bài thơ "Sang Thu" (Hữu Thỉnh) được viết theo thể thơ nào?
a. Lục bát
b. Song thất lục bát
c. Ngũ ngôn
d. Thất ngôn tứ tuyệt.
Câu 5: Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được nhà thơ Thanh Hải sáng tác trong những ngày cuối đời, điều đó giúp người đọc hiểu sâu sắc thêm bài thơ.
a. Đúng.
b. Sai.
Câu 6: Sự biến đổi của đất trời "Sang thu" được Hữu Thỉnh bắt đầu cảm nhận từ:
a. Hương ổi
b. Làn sương
c. Cánh chim
d. Tiếng sấm.
Câu 7. Nét đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ "Nói với con" là:
a. Giọng điệu trầm lắng suy tư
b. Đối thoại lồng độc thoại nội tâm
c. Hình ảnh phong phú
d. Hình ảnh mộc mạc, giàu sức gợi cảm.
Câu 8: Bài thơ "Nói với con" (Y Phương) có giọng điệu như thế nào?
a. Ca ngợi, hùng hồn
b. Tâm tình, tha thiết
c. Trầm tĩnh, răn dạy
d. Sôi nổi, mạnh mẽ
Câu 9: Từ "nhỏ bé" trong câu thơ "Người đồng mình thô sơ da thịt/Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con" Được dùng theo nghĩa nào?
a. Nghĩa thực
b. Nghĩa ẩn dụ
c. Nghĩa so sánh
d. Nghĩa cụ thể.
Câu 10: Bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương được viết năm nào:
a. Năm 1975
b. Năm 1976
c. Năm 1977
d. Năm 1978
Câu 11: Nhận xét nào sau đây nói đúng về nhà thơ Hữu Thỉnh?
a. Nhà thơ viết hay về mùa thu
b. Nhà thơ viết nhiều về nông thôn
c. Nhà thơ viết về đề tài chiến tranh
d. Nhà thơ viết hay về mùa xuân.
Câu 12: Đánh dấu × vào đứng sau những dòng thơ là hình ảnh thực:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên Lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
Chép lại khổ cuối bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương và cho biết nội dung khổ thơ đó.
Câu 2: (2,0 điểm)
Em hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ".
Câu 3: (2,0 điểm)
Cảm nhận của em về hai câu thơ sau:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 11)
I. Đọc hiểu (4 điểm)
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi bên dưới:
(1) Khó khắn của đợt dịch bệnh Covid-19 lần trước chưa đi qua thì đợt dịch mới lại bùng phát, đã và đang đặt cả nước vào tình thế khó khăn chất chồng... (2) Và trong hoạn nạn, tinh thần tương thân, tương ái đã được nhân lên, sưởi ấm biết bao con người trong đợt dịch bệnh. (3) Những ngày qua, không ai bảo ai nhưng hình như mỗi người dân đều ý thức rõ ràng rằng, đất nước ở những thời điểm khó khăn luôn cần sự chung sức, chung lòng của toàn dân tộc. (4) Và từ đây đã có biết bao sự sẻ chia đã được thắp lên. (5) Xúc động làm sao khi vợ chồng cụ già 80 tuổi bỏ ra toàn bộ số tiền dành dụm được từ nhiều năm bán vé số để mua cả trăm phần quà gửi đến những gia đình khó khăn trong khu cách ly. (6) Đáng trân trọng hơn nữa bởi đó là tất cả "gia tài" các cụ dành dụm để chăm sóc tuổi già bệnh tật. (7) Sự cho đi không cần suy nghĩ của các cụ đáng để tôn vinh và làm ấm áp biết bao con người.
(Theo Báo Đồng Nai điện tử)
Câu 1: Nêu tên phương thức biểu đạt và nội dung chính của đoạn trích trên.
Câu 2: Hãy ghi lại việc cụ thể của vợ chồng cụ già 80 tuổi được nhắc đến ở trong đoạn trích.
Câu 3: Tìm, gọi tên thành phần biệt lập trong câu (3) và phép liên kết trong câu (6).
Câu 4: Em có đồng ý với quan điểm sau không? Vì sao?
Sự cho đi không cần suy nghĩ của các cụ đáng để tôn vinh và làm ấm áp biết bao con người.
II. Làm văn (6 điểm)
Từ đoạn ngữ liệu phần đọc hiểu, em hãy viết bài văn ngắn về ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 12)
I. Đọc hiểu (4 điểm)
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi bên dưới:
Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học "thời thượng", nhất là khả năng thực hành và sáng tạo còn bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.
(Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Vũ Khoan, SGK Ngữ văn 9, tập 2, tr.28 NXBGD, 2007)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên?
Câu 2: Tìm phép liên kết trong đoạn văn?
Câu 3: Qua đoạn văn trên, con người Việt Nam có điểm mạnh và điểm yếu nào?
Câu 4: Em hãy nêu nội dung chính của đoạn văn?
II. Làm văn (6 điểm)
Câu 1: Em hãy viết một đoạn văn khoảng 15-20 câu trình bày suy nghĩ của em về tác hại của tình trạng học chay, học vẹt.
Câu 2: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập 2, tr.55 NXBGD, 2007)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 13)
Phần I (6,5 điểm)
Trong bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính", nhà thơ Phạm Tiến Duật khắc họa hình ảnh người lính lái xe bằng những câu thơ thật hóm hỉnh đặc sắc:
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình ấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi lại đi trời xanh thêm.
(Sách giáo khoa Ngữ văn 9 - tập 1)
Câu 1: Tác phẩm nêu trên được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: Hai câu thơ cuối của khổ thơ trên sử dụng phép tu từ nào? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng phép tu từ ấy?
Câu 3: Chép chính xác một câu thơ cũng sử dụng từ láy "chông chênh" trong một tác phẩm khác em đã học ở chương trình Ngữ Văn THCS (ghi rõ tên bài thơ, tác giả).
Câu 4: Bằng một đoạn văn Tổng - phân - hợp khoảng 12 câu, hãy nêu cảm nhận của em về tình đồng chí, đồng đội gắn bó sâu sắc của những người lính lái xe trong khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu có khởi ngữ và một câu ghép (Gạch chân và chỉ rõ).
Phần II: (3, 5 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Thời gian là vàng
Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.
Thật vậy, thời gian là sự sống Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.
Thời gian là tri thức.Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.
Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.
(Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt văn bản trên.
Câu 2: Việc lặp lại kiểu câu trong các câu in đậm có tác dụng gì?
Câu 3: Theo tác giả, nếu bỏ phí thời gian sẽ như thế nào?
Câu 4: Từ nội dung văn bản trên và những hiểu biết xã hội của bản thân, hãy viết khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Đừng bao giờ để đến ngày mai những việc bạn có thể làm ngày hôm nay.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 14)
Câu 1 (4 điểm) Đọc văn bản sau, thực hiện các yêu cầu a) b), c)
Ở một làng nọ có những người nông dân chuyên làm nghề trồng bắp. Có một bác nông dân nhờ biết áp dụng khoa học kĩ thuật nên cuối mùa đã thu được những trái bắp tốt. Trong khi đó những người nông dân trong làng, vì không nắm được kĩ thuật nên bắp bị sâu rầy mất mùa, đói kém. Và thế là bác nông dân kia một mình một chợ tha hồ giàu to. Thế nhưng đầu mùa sau người ta lại thấy bác nông dân kia đem những hạt giống tốt tặng những người hàng xóm và lại còn vui vẻ bày cho họ cách chăm sóc ruộng bắp của mình nữa. Ngạc nhiên trước việc làm của bác, một phóng viên đã hỏi bác: “sao ông lại cho láng giềng những hạt bắp giống tốt nhất của mình như vậy, trong khi họ cũng tham gia cạnh tranh với ông ?” “Ồ ! người nông dân trả lời, anh không biết rằng những luồng gió thổi những hạt phấn hoa từ những cây bắp này sang những cây bắp khác sao? nếu láng giềng tôi trồng toàn những cây bắp kém chất lượng thì sự thụ phấn có thể khiến những cây bắp của tôi cũng sản sinh ra những trái bắp kém chất lượng. Do đó nếu muốn có những trái bắp tươi tốt, tôi phải giúp những người hàng xóm tôi có những trái bắp tươi tốt. Lý do chỉ là đơn giản vậy thôi."
(Theo http://thanninhd.pgdchauthanh.edu.vn)
a) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản ?
b) Việc làm và câu trả lời của bác nông dân gợi cho em suy nghĩ gì?
c) Viết đoạn văn bàn luận về bài học được rút ra từ văn bản.
Câu 2 (6 điểm) Phân tích đoạn thơ sau :
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
(Viễn Phương, Viếng lăng Bác, Theo Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2005, trang 58)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 15)
Phần I. Đọc, hiểu văn bản (6 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Mọt bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
(Nói với con - Y Phương, Ngữ văn 9 tập 2)
a. Phương thức biểu đạt trong đoạn trích. (1,0 đ)
b. "Người đồng mình" là ai? Hiểu gì về cách gọi này. (1,0 đ)
c. Nêu nội dung chính của đoạn trích. (1,0 đ)
Câu 2. (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:
(1) Bông lau, sậy đẹp nhất là lúc đang tàn, lúc đang phai. (2) Dường như có vài thứ giống vậy, như mùa thu, pháo hoa, giao thừa, tiếng chuông chùa,... lúc đẹp là lúc mất. (3) Chẳng hiểu đẹp để mất hay vì biết sẽ mất nên đẹp. (4) Gió chướng thông ngọn thì bông sậy lìa cây, vào khi ngọt ngào và mỹ miều nhất, rút lui, buông bỏ vào lúc vinh quang nhất. (5) Nên tôi, trong vai người đứng ngắm, phải ngẩn ngơ nhớ tiếc. (6) Đôi lúc nghĩ, có người nào dám và được rời đi nhẹ nhõm như cái bông sậy nhỏ nhoi này.
(Trích Chập chờn lau sậy... - Nguyễn Ngọc Tư, Bánh trái mùa xưa, NXB Hội nhà văn, 2012)
a. Xác định và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu: Dường như có vài thứ giống vậy, như mùa thu, pháo hoa, giao thừa, tiếng chuông chùa,... lúc đẹp là lúc mất. (1,0 đ)
b. Từ câu: Bông lau, sậy đẹp nhất là lúc đang tàn, lúc đang phai. Hãy viết lại câu có chứa khởi ngữ. (0,5 đ)
c. Chỉ rõ ít nhất một phép liên kết có trong câu (1) và (2), (1,5 đ)
Phần II. Tập làm văn (4 điểm)
Bàn về ý chí, nghị lực trong cuộc sống.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)