200 Đề thi Vật Lí 11 năm 2024 (có đáp án)
Bộ 200 Đề thi Vật Lí 11 năm 2024 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Vật lí 11.
Xem thử Đề thi GK1 Vật Lí 11 KNTT Xem thử Đề thi GK1 Vật Lí 11 CTST Xem thử Đề thi GK1 Vật Lí 11 CD
Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Vật Lí 11 Giữa kì 1 (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Đề thi Vật Lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo
Đề thi Vật Lí 11 Cánh diều
Xem thử Đề thi GK1 Vật Lí 11 KNTT Xem thử Đề thi GK1 Vật Lí 11 CTST Xem thử Đề thi GK1 Vật Lí 11 CD
Lưu trữ: Đề thi Vật Lí 11 (sách cũ)
Đề thi Giữa kì 1 Vật lí 11
Bộ 22 Đề thi Vật Lí 11 Giữa học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất
Đề thi Học kì 1 Vật lí 11
Đề thi Giữa kì 2 Vật lí 11
Đề thi Học kì 2 Vật lí 11
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Môn: Vật Lí 11
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
Câu 1: Khi tăng đồng thời độ lớn của hai điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên gấp bốn thì lực tương tác giữa chúng.
A. tăng lên gấp đôi.
B. giảm đi một nửa.
C. giảm đi bốn lần.
D. không thay đổi.
Câu 2: Không thể nói về hằng số điện môi của chất nào dưới đây?
A. Không khí khô.
B. Nước tinh khiết.
C. Thủy tinh.
D. Kim loại.
Câu 3: Đặt một điện tích điểm Q dương tại một điểm O, M và N là hai điểm nằm đối xứng với nhau ở hai bên điểm O. Di chuyển một điện tích điểm q dương từ M đến N theo một đường cong bất kì. Gọi AMN là công của lực điện trong dịch chuyển này. Chọn câu khẳng định đúng.
A. AMN ≠ 0 và phụ thuộc vào đường dịch chuyển.
B. AMN ≠ 0 và không phụ thuộc vào đường dịch chuyển.
C. AMN = 0 , không phụ thuộc vào đường dịch chuyển.
D. Không thể xác định được AMN.
Câu 4: Một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm M đến một điểm N theo một đường cong. Sau đó nó di chuyển tiếp từ N về M theo một đường cong khác. Hãy so sánh công mà lực điện sinh ra trên các đoạn đường đó (AMN và ANM).
A. AMN = ANM. B. AMN = -ANM.
C. AMN > ANM. D. AMN < ANM.
Câu 5: Xét electron chuyển động quanh hạt nhân của một nguyên tử. Độ lớn cường độ điện trường của hạt nhân tại vị trí của electron nằm cách hạt nhân lần lượt là r0, 2r0 và 3r0 lần lượt là E1, E2 và E3. Chọn phương án đúng.
A. E1 = 2E2 = 3E3. B. 3E1 = 2E2 = E3.
C. E1 < E2 < E3. D. E1 > E2 > E3.
Câu 6: Xét các electron chuyển động quanh hạt nhân của một nguyên tử. Thế năng của electron trong điện trường của hạt nhân tại vị trí của các electron nằm cách hạt nhân lần lượt là r0, 2r0 và 3r0 lần lượt là W1, W2 và W3. Chọn phương án đúng.
A. 2W1 = W2 = 3W3. B. 3W1 = 2W2 = W3.
C. W1 < W2 < W3. D. W1 > W2 > W3.
Câu 7: Cọ xát thanh êbônit vào miếng dạ, thanh êbônit tích điện âm vì
A. Electron chuyển từ thanh êbônit sang dạ.
B. Electron chuyển từ dạ sang thanh êbônit.
C. Proton chuyển từ dạ sang thanh êbônit.
D. Proton chuyển từ thanh êbônit sang dạ.
Câu 8: Câu phát biểu nào sau đây đúng?
A. Electron là hạt sơ cấp mang điện tích 1,6.10-19 C.
B. Độ lớn của điện tích nguyên tố là 1,6.10-19 C.
C. Điện tích hạt nhân bằng một số nguyên làn điện tích nguyên tố.
D. Tất cả các hạt sơ cấp đều mang điện tích.
Câu 9: Môi trường nào dưới đây không chứa điện tích tự do?
A. Nước biển. B. Nước sông.
C. Nước mưa. D. Nước cất.
Câu 10: Muối ăn (NaCl) kết tinh là điện môi. Chọn câu đúng.
A. Trong muối ăn kết tinh có nhiều ion dương tự do.
B. Trong muối ăn kết tinh có nhiều ion âm tự do.
C. Trong muối ăn kết tinh có nhiều electron tự do.
D. Trong muối ăn kết tinh hầu như không có ion và electron tự do.
Câu 11: Trong trường hợp nào sau đây sẽ không xảy ra hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng? Đặt một quả cầu mang điện tích ở gần đầu của một
A. Thanh kim loại không mang điện tích.
B. Thanh kim loại mang điện tích dương.
C. Thanh kim loại mang điện tích âm.
D. Thanh nhựa mang điện tích âm.
Câu 12: Một điện tích chuyển động trong điện trường theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì
A. A > 0 nếu q > 0. B. A > 0 nếu q < 0.
C. A > 0 nếu q < 0. D. A = 0.
Câu 13: Cho một điện tích di chuyển trong điện trường dọc theo một đường cong kín, xuất phát từ điểm M qua điểm N rồi trở lại điểm M. Công của lực điện
A. Trong cả quá trình bằng 0.
B. Trong quá trình M đến N là dương.
C. Trong quá trình N đến M là dương.
D. Trong cả quá trình là dương.
Câu 14: Cho điện tích thử q di chuyển trong một điện trường đều dọc theo hai đoạn thẳng MN và NP. Biết rằng, lực điện sinh công dương và MN dài hơn NP. Hỏi kết quả nào sau đây đúng, khi đó so sánh các công AMN và ANP của lực điện?
A. AMN > ANP.
B. AMN < ANP.
C. AMN = ANP.
D. Có thể AMN > ANP hoặc AMN > ANP hoặc AMN = ANP
Câu 15: Một vòng tròn tâm O nằm trong điện trường của một điện tích điểm Q, M và N là hai điểm trên vòng tròn đó. Gọi AM1N, AM2N và AMN là công của lực điện tác dụng lên điện tích điểm q trong các dịch chuyển dọc theo cung M1N, M2N và dây cung MN thì
A. AM1N < AM2N.
B. AMN nhỏ nhất.
C. AM2N lớn nhất.
D. AM1N = AM2N = AMN.
Câu 16: Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường
A. Tỉ lệ thuận với chiều dài đường đi MN.
B. Tỉ lệ thuận với độ lớn của điện tích q.
C. Tỉ lệ thuận với thời gian di chuyển.
D. Tỉ lệ thuận với tốc độ di chuyển.
Câu 17: Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường, thì không phụ thuộc vào
A. Vị trí các điểm M, N.
B. Hình dạng của đường đi MN.
C. Độ lớn điện tích q.
D. Độ lớn cường độ điện trường tại các điểm trên đường đi.
Câu 18: Công của lực điện tác dụng lên điện tích điểm q khi q di chuyển từ M đến điểm N trong điện trường, không phụ thuộc vào
A. Vị trí các điểm M, N.
B. Hình dạng đường đi từ M đến N.
C. Độ lớn của điện tích q.
D. Cường độ điện trường tại M và N.
Câu 19: Trong trường hợp nào sau đây, ta có thể coi các vật nhiễm điện là các điện tích điểm?
A. Hai thanh nhựa đạt gần nhau.
B. Một thanh nhựa và một quả cầu đặt gần nhau.
C. Hai quả cầu nhỏ đặt xa nhau.
D. Hai quả cầu lớn đặt gần nhau.
Câu 20: Lực tương tác giữa hai điện tích q1 = q2 = -6.10-9C khi đặt cách nhau 10 cm trong không khí là
A. 32,4.10-10 N. B. 32,4.10-6 N.
C. 8,1.10-10 N. D. 8,1.10-6 N.
Câu 21: Lực hút tĩnh điện giữa hai điện tích là 2.10-6 N. Khi đưa chúng xa nhau thêm 2 cm thì lực hút là 5.10-7 N. Khoảng cách ban đầu giữa chúng là
A. 1 cm. B. 2 cm.
C. 3 cm. D. 4 cm.
Câu 22: Hai điện tích điểm đứng yên trong không khí cách nhau một khoảng r tác dụng lên nhau lực có độ lớn bằng F. Khi đưa chúng vào trong dầu hỏa có hằng số điện môi ε = 2 và giảm khoảng cách giữa chúng còn r/3 thì độ lớn của lực tương tác giữa chúng là
A. 28F. B. 1,5F.
C. 6F. D. 4,5F.
Câu 23: Một điện tích thử đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 V/m. Lực tác dụng lên điện tích đó là 2.10-4 N. Độ lớn của điện tích đó là
A. 2,25 mC. B. 1,50 mC.
C. 1,25 mC. D. 0,85 mC.
Câu 24: Cường độ điện trường tạo bởi một điện tích điểm cách nó 2 cm bằng 105 V/m. Tại vị trí cách điện tích này bằng bao nhiêu thì cường độ điện trường bằng 4.105 V/m?
A. 2 cm. B. 1 cm.
C. 4 cm. D. 5 cm.
Câu 1: Cho mạch điện như hình vẽ C1 = 6μF, C2 = 3μF, C3 = 6μF, C4 = 1μF, UAB = 60V. Tính
a. Điện dụng của bộ tụ
b. Điện tích và hiệu điện thế của mỗi tụ
c. Hiệu điện thế UMN
Câu 2: Cho ba điện tích q1 = -q2 = q3 = q > 0 đặt ở các đỉnh của một tam giác vuông có một góc nhọn 30o và cạnh huyền 2a. Xác định cường độ điện trường tại trung điểm M của cạnh huyền; biết điện tích q2 < 0 nằm ở đỉnh góc 30o
Câu 1: Chọn D.
Câu 2: Chọn D.
Kim loại không phải là điện môi nên không thể nói về hằng số điện môi.
Câu 3: Chọn C.
Vì VM = VN nên AMN = (VM - VN)q = 0.
Câu 4: Chọn B.
Vì AMN = (VM - VN)q và ANM = (VN - VM)q nên AMN = -ANM
Câu 5: Chọn D.
Câu 6: Chọn C.
Câu 7: Chọn B.
Vật thừa electron sẽ mang điện âm.
Câu 8: Chọn C.
Điện tích hạt nhân bằng một số nguyên lần điện tích nguyên tố.
Câu 9: Chọn D.
Điện môi không chứa các điện tích tự do.
Câu 10: Chọn D.
Điện môi không chứa các điện tích tự do.
Câu 11: Chọn D.
Điều kiện cần để hiện tượng nhiễm điện do cảm ứng là vật đó phải có điện tích tự do.
Câu 12: Chọn D.
Điểm đầu và điểm cuối trùng nhau nên A = 0.
Câu 13: Chọn A.
Điểm đầu và điểm cuối trùng nhau nên A = 0.
Câu 14: Chọn D.
Không đủ điều điện để kết luận AMN và ANP cái nào lớn hơn nên chọn D.
Câu 15: Chọn D.
Vì trường tĩnh điện là trường thế nên công không phụ thuộc dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối đường đi.
Câu 16: Chọn B.
Từ AMN = (VM - VN)q.
Câu 17: Chọn B.
Vì trường tĩnh điện là trường thế nên công không phụ thuộc dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối đường đi.
Câu 18: Chọn B.
Vì trường tĩnh điện là trường thế nên công không phụ thuộc dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối đường đi.
Câu 19: Chọn C.
Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta khảo sát.
Câu 20: Chọn B.
Câu 21: Chọn B.
Câu 22: Chọn D.
Câu 23: Chọn C.
Câu 24: Chọn B.
Câu 1:
c. Bản A tích điện dương, bản B tích điện âm. Đi từ M đến N qua C2 theo chiều từ bản dương sang bản âm nên:
Câu 2:
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Môn: Vật Lí 11
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
Câu 1: Một điện tích điểm q (q > 0) đặt trong một điện trường đều có cường độ điện trường là E thì lực điện trường tác dụng lên điện tích là tích của tụ điện bằng:
Câu 2: Trong một hệ cô lập về điện, tổng đại số các điện tích
A. tăng nếu hệ có các điện tích dương.
B. giảm nếu hệ có các điện tích âm.
C. tăng rồi sau đó giảm nếu hệ có hai loại điện tích trên.
D. là không đổi.
Câu 3: Dòng điện không đổi có cường độ I chạy qua một vật dẫn có điện trở thuần R. Sau khoảng thời gian t thì nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn có biểu thức
A. Q = I2.R.t. B. Q = I.R2.t.
C. Q = I.R.t. D. Q = I.R.t2
Câu 4: Dòng điện không đổi có cường độ I chạy qua một vật dẫn. Trong khoảng thời gian 2,0s thì có điện lượng 8,0mC dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn. Giá trị của I bằng
A. 16A. B. 4A. C. 16 mA. D. 4 mA.
Câu 5: Một quả cầu đang ở trạng thái trung hòa về điện, nếu quả cầu nhận thêm 50 êlectron thì điện tích của quả cầu bằng
A. 50 C. B. -8.10-18C.
C. -50 C. D. 8.10-18C.
Câu 6: Một điện tích điểm q = 3,2.10-19 C chuyển động hết một vòng có bán kính R = 10 cm trong điện trường đều có cường độ điện trường E = 1000 V/m thì công của lực điện trường tác dụng lên điện tích q bằng
A. 3,2.10-17 J. B. 6,4.10-17 J.
C. 6,4π.10-17 J. D. 0 J.
Câu 7: Một mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r, mạch ngoài chỉ có một biến trở R ( R có giá trị thay đổi được). Khi R = R1 = 1 Ω thì công suất tiêu thụ mạch ngoài là P1, khi R = R2 = 4 Ω thì công suất tiêu thụ mạch ngoài là P2. Biết P1 = P2. Giá trị của r bằng
A. 2,5 Ω. B. 3,0 Ω. C. 2,0 Ω. D. 1,5 Ω.
Câu 8: Xét ba điểm theo thứ tự O, M, N nằm trên một đường thẳng trong không khí. Nếu đặt tại O một điện tích điểm Q thì cường độ điện trường của điện tích điểm đó tại M và N lần lượt là 9 V/m và 3 V/m. Nếu đặt điện tích Q tại M thì cường độ điện trường do điện tích Q gây ra tại N có giá trị gần nhất với giá trị
A. 4,1 V/m. B. 6,1 V/m.
C. 12,8 V/m. D. 16,8 V/m.
Câu 1: (4 điểm)
Một mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động E = 6 V, điện trở trong r = 2 Ω, các điện trở R1 = 8 Ω, R2 = 3 Ω, R3 = 6 Ω. Bỏ qua điện trở của dây nối.
a) Tính điện trở tương đương của mạch ngoài, cường độ dòng điện I chạy qua nguồn và hiệu điện thế giữa hai điểm M, N.
b) Tính cường độ dòng điện chạy qua điện trở R2 và R3.
c) Nếu mắc vào hai điểm M, P một tụ điện có điện dung C = 5 μF thì điện tích của tụ điện bằng bao nhiêu?
Câu 2: (2,5 điểm)
Đặt cố định tại hai điểm A và B trong chân không các điện tích điểm 11 = 1,6.10-9 C và 12 = 1,6.10-9 C. Biết AB = 20 cm.
a) Hãy tính độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích
b) Hãy tính cường độ điện trường tổng hợp và vẽ vectơ cường độ điện trường tổng hợp tại điểm C là trung điểm của AB.
Câu 3: (1,5 điểm)
Một vật nhỏ có khối lượng m = 10 mg nằm cân bằng trong điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng đặt trong không khí. Các đường sức điện có phương thẳng đứng và chiều hướng từ trên xuống dưới. Hiệu điện thế giữa hai bản là 100 V. Khoảng cách giữa hai bản là 2 cm. Lấy g = 10 m/s2. Hãy xác định điện tích của vật nhỏ.
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
A | D | A | D | B | D | C | D |
Câu 1: (4 điểm)
a) (1,75 điểm)
Ta có: (0,25 điểm)
(0,5 điểm)
Cường độ dòng điện qua mạch chính là: (0,5 điểm)
Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N: UMN = E – Ir = 6 – 0,5.2 = 5 V. (0,5 điểm)
b) (1,5 điểm)
Ta có: UPN = I.R23 = 0,5.2 = 1 A. (0,5 điểm)
Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R2 và R3 lần lượt là:
(1,0 điểm)
c) (0,75 điểm)
Ta có: UMP = I.R1 = 0,5.8 = 4 V (0,25 điểm)
Điện tích của tụ điện bằng: Q = CU = 5.10-6.4 = 2.10-5 C (0,5 điểm)
Câu 2: (2,5 điểm)
a) (0,5 điểm)
Độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích:
(0,5 điểm)
b) (2,0đ)
Áp dụng công thức: (0,25 điểm)
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
Áp dụng nguyên lí chồng chất điện trường: (0,25 điểm)
Vì cùng phương ngược chiều (0,5 điểm)
Vẽ đúng các vectơ: (0,5 điểm)
Câu 3: (1,5 điểm)
Vì vật ở trạng thái cân bằng ta có
(0,5 điểm)
(0,25 điểm)
Vậy ta có (0,5 điểm)
Vì F→, E→ ngược chiều nên q < 0 vậy q = -2.10-8 C. (0,25 điểm)
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Môn: Vật Lí 11
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
Câu 1: Từ cực Bắc của Trái Đất
A. trùng với cực Nam địa lí của Trái Đất.
B. trùng với cực Bắc địa lí của Trái Đất.
C. gần với cực Nam địa lí của Trái Đất.
D. gần với cực Bắc địa lí của Trái Đất.
Câu 2: Ba dòng điện thẳng song song vuông góc với mặt phẳng hình vẽ, có chiều như hình vẽ. ABCD là hình vuông cạnh 8cm, I1 = I2 = I3 = 4A, xác định véc tơ cảm ứng từ tại đỉnh thứ tư D của hình vuông.
Câu 3: Một dây dẫn tròn mang dòng điện 24A, tâm vòng dây có cảm ứng từ 0,4πµT. Nếu dòng điện qua vòng dây giảm 6A so với ban đầu thì cảm ứng từ tại tâm vòng dây là
A. 0,3πµT.
B. 0,5πµT.
C. 0,2πµT.
D. 0,6πµT.
Câu 4: Thanh l có chiều dài 10cm nặng 40 g, điện trở 1,9 Ω, tựa trên hai thanh MN và PQ có điện trở không đáng kể. Suất điện động của nguồn 4 V, điện trở trong 0,1 Ω. Mạch điện đặt trong từ trường đều B = 0,1 T, vuông góc với mặt phẳng khung. Thanh l chuyển động với gia tốc
A. 0,05 m/s2
B. 0,5 m/s2
C. 0,1 m/s2
D. 1,0 m/s2
Câu 5: Đoạn dây CD dài 20 cm, khối lượng 10 g treo bằng 2 dây mềm cách điện sao cho đoạn dây CD nằm ngang. Dây ở trong từ trường đều có B = 0,2 T và các đường sức từ là các đường thẳng đứng hướng lên. Dây treo chịu được lực kéo lớn nhất FK =0,06 N. Hỏi có thể cho dòng điện qua dây đồng CD có cường độ lớn nhất bao nhiêu để dây treo không đứt. Coi khối lượng dây treo rất nhỏ; g = 10m/s2
A. 1,55 A.
B. 1,65 A.
C. 1,85 A.
D. 2,25 A.
Câu 6: Hai dây dẫn thẳng, song song, dây 1 được giữ cố định, dây 2 có thể dịch chuyển. Dây 2 sẽ dịch chuyển về phía dây 1 khi
A. có hai dòng điện ngược chiều chạy qua.
B. chỉ có dòng điện mạnh chạy qua dây 1.
C. có hai dòng điện cùng chiều chạy qua.
D. dòng điện chạy qua dây 2 lớn hơn dòng điện chạy qua dây 1.
Câu 7: Khi tăng đồng thời cường độ dòng điện trong cả hai dây dẫn song song lên 2 lần thì lực từ tác dụng lên một đơn vị chiều dài của mỗi dây tăng lên
A. 2 lần.
B. 4 lần.
C. 6 lần.
D. 8 lần.
Câu 8: Lực Lorenxo tác dụng lên một điện tích q chuyển động tròn trong từ trường
A. chỉ hướng vào tâm khi q > 0.
B. luôn hướng về tâm của quỹ đạo.
C. chưa kết luận được vì còn phụ thuộc vào hướng của véc - tơ cảm ứng từ.
D. luôn tiếp tuyến với quỹ đạo.
Câu 9: Một proton chuyển động theo một quỹ đạo tròn bán kính 5 cm trong một từ trường đều B = 10-2 T. Cho khối lượng của proton là 1,72.10-27 kg. Vận tốc của proton là
A. 3,45.104 m/s.
B. 3,245.104 m/s.
C. 4,65.104 m/s.
D. 4,985.104 m/s.
Câu 10: Một e bay với vận tốc v = 2,4.106 m/s vào trong từ trường đều B = 1 T theo hướng hợp với B một góc 60o. Bán kính quỹ đạo chuyển động là
A. 0,625 μm
B. 6,25 μm
C. 11,82 μm
D. 1,182 μm
Câu 11: Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng khi cho vòng dây dịch chuyển lại gần hay ra xa nam châm ?
Câu 12: Một hình vuông cạnh 5 cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 8.10-4 T. Từ thông qua hình vuông đó bằng 10-6 Wb. Góc hợp bởi véc - tơ cảm ứng từ với mặt phẳng của hình vuông đó là
A. 30°.
B. 45°.
C. 60°.
D. 0°.
Câu 13: Một khung dây phẳng có diện tích 10cm2 đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây hợp với đường cảm ứng từ một góc 30°. Độ lớn từ thông qua khung là 3.10-5 Wb. Cảm ứng từ có giá trị
A. B = 3.10-2 T
B. B = 4.10-2 T
C. B = 5.10-2 T
D. B = 6.10-2 T
Câu 14: Một vòng dây dẫn được đặt trong một từ trường đều, rộng sao cho mặt phẳng của vòng dây vuông góc với đường cảm ứng. Trong vòng dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng nếu
A. Nó được chuyển động tịnh tiến dọc theo đường cảm ứng từ.
B. Nó được quay xung quanh trục vuông góc với đường cảm ứng từ.
C. Nó được quay xung quanh một trục trùng với đường cảm ứng từ
D. Nó được chuyển động tịnh tiến theo phương vuông góc với từ trường.
Câu 15: Chọn đáp án đúng. Một khung dây hình vuông mỗi cạnh 5 cm được đặt vuông góc với từ trường có cảm ứng từ 0,08 T. Nếu từ trường giảm đều đến 0 trong thời gian 0,2 s, thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung trong thời gian trên bằng
A. 1 mV.
B. 8 V.
C. 0,5 mV.
D. 0,04 V.
Câu 16: Một cuộn dây có 400 vòng điện trở 4Ω, diện tích mỗi vòng là 30cm2 đặt cố định trong từ trường đều, véc tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng tiết diện cuộn dây. Tốc độ biến thiên cảm ứng từ qua mạch là bao nhiêu để cường độ dòng điện trong mạch là 0,3A
A. 0,5 T/s
B. 1 T/s
C. 2 T/s
D. 4 T/s
Câu 17: Một ống dây dài 50 cm, có 2000 vòng dây. Diện tích mặt cắt của ống dây là 25 cm2. Gỉa thuyết từ trường trong ống dây là từ trường đều. Độ tự cảm của ống dây đó là
A. 0,025 H.
B. 0,015 H.
C. 0,01 T.
D. 0,02 T.
Câu 18: Một ống dây dài được quấn với mật độ 2000 vòng/m. Ống có thể tích 500 cm3. Ống dây được mắc vào một mạch điện. Sau khi đóng công tắc, dòng điện trong ống biến đổi theo thời gian như đồ thị bên. Lúc đóng công tắc ứng với thời điểm t = 0. Suất điện động tự cảm trong ống từ sau khi đóng công tắc đến thời điểm t = 0,05 s là
A. 0,2 V.
B. 0,25 V.
C. 2,5 V.
D. 2 V.
Câu 19: Trong các yếu tố sau: I. Chiều dài của ống dây kín II. Số vòng của ống dây kín III. Tốc độ biến thiên qua mỗi vòng dây. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong ống dây kín phụ thuộc vào các yếu tố nào?
A. I và II .
B. II và III .
C. III và I .
D. Chỉ phụ thuộc II.
Câu 20: Một vòng dây dẫn tròn có diện tích 0,4 m2 đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,6 T có chiều hướng ra ngoài mặt phẳng giấy. Nếu cảm ứng từ tăng đến 1,4 T trong thời gian 0,25 s thì chiều dòng điện cảm ứng trong vòng dây là
A. theo chiều kim đồng hồ
B. ngược chiều kim đồng hồ
C. không có dòng điện cảm ứng
D. chưa xác định được chiều dòng điện, vì phụ thuộc vào cách chọn chiều véc tơ pháp tuyến của vòng dây
Bài 1: Một ống đây dài 50cm, bán kính 1cm quấn 800 vòng dây. Dòng điện chạy qua ống là I = 2A (trong ống chưa không khí) tính
a. Hệ số tự cảm của ống dây
b. Từ thông qua tiết diện ngang của ống dây
c. Năng lượng từ trường trong ống dây
Bài 2: Một sợi dây đồng có bán kính 0,5mm. Dùng sợi dây này để quấn thành một ống dây dài 20cm. Cho biết dòng điện có cường độ 5A chạy qua ống dây. Hãy xác định từ trường bên trong ống dây
Câu 1: Đáp án C
Từ cực Bắc của Trái Đất lệch 11° so với cực Nam địa lí của Trái Đất.
Câu 2: Đáp án C
Áp dụng quy tắc nắm bàn tau phải xác định được chiều cảm ứng từ do 3 dòng điện gây nên
Áp dụng quy tắc chồng chất từ trường
Câu 3: Đáp án A
Cảm ứng từ tại tâm vòng dây là
Câu 4: Đáp án B
Ta có cường độ dòng điện qua thanh I là
Lực từ tác dụng lên thanh được biểu diễn như hình.
Thanh sẽ trượt trên MN và PQ với gia tốc a => Ft = ma
Câu 5: Đáp án B
Áp dụng quy tắc bàn tay trái xác định được chiều lực từ như hình.
Dây chịu lực kéo lớn nhất
Câu 6: Đáp án C
Hai dòng điện cùng chiều thì giữa chúng có lực hút nên dây 2 sẽ dịch chuyển về phía dây 1.
Câu 7: Đáp án B
nên khi I1I2 cùng tăng lên 2 lần thì F tăng 4 lần.
Câu 8: Đáp án B
Lực Lorenxo tác dụng lên một điện tích q chuyển động tròn trong từ trường luôn hướng về tâm của quỹ đạo. (F đóng vai trò lực hướng tâm).
Câu 9: Đáp án C
Câu 10: Đáp án C
Ta có
Câu 11: Đáp án B
Trong hình B khi khung dây lại gần nam châm thì số đường sức từ qua khung tăng lên (B tăng); dòng cảm ứng có chiều làm giảm sự tăng nên cảm ứng từ do khung dây gây ra có chiều từ phải sang trái. (do cảm ứng từ nam châm đi ra từ cực bắc)
Áp dụng quy tắc vặn đinh ốc (hoặc nắm tay phải) xác định được chiều dòng điện cùng chiều kim đồng hồ.
Tương tự với các hình còn lại thì thấy không đúng.
Câu 12: Đáp án A
⇒ Góc hợp bởi véc - tơ cảm ứng từ với mặt phẳng của hình vuông đó là 30°
Câu 13: Đáp án D
Ta có
Câu 14: Đáp án B
Ta có Φ = BS cosα
Khi vòng dây quay xung quanh trục vuông góc với đường cảm ứng từ thì góc α thay đổi ⇒ Φ thay đổi ⇒ xuất hiện suất điện động cảm ứng.
Các đáp án khác không làm thay đổi Φ ⇒ không xuất hiện suất điện động cảm ứng.
Chọn đáp án B.
Câu 15: Đáp án A
Suất điện động cảm ứng trong khung
Câu 16: Đáp án B
Câu 17: Đáp án A
Độ tự cảm của ống dây là
Câu 18: Đáp án B
Hệ số tự cảm của ống dây là
Suất điện động cảm ứng trong ống dây sau khi đóng công tắc đến thời điểm t = 0,05s là
Câu 19: Đáp án A
Câu 20: Đáp án B
B hướng ra ngoài mặt phẳng giấy và đang tăng thì dòng điệm cảm ứng có chiều sao cho B do nó gây ra có chiều hướng vào mặt phẳng giấy.
Áp dụng quy tắc vặn đinh ốc (hoặc nắm bàn tay phải) ⇒ dòng cảm ứng có chiều cùng chiều kim đồng hồ.
Bài 1:
a. Hệ số tự cảm của ống dây:
b. Từ thông gửi qua ống dây: ϕ = Li
→ từ thông gửi qua tiết diện ngang của ống dây (1 vòng dây):
c. Năng lượng từ bên trong ống dây:
Bài 2:
Gọi N là số vòng dây phải quấn trên ống dây. Đường kính d của dây quấn chính là bề dày một vòng quấn, để quấn hết chiều dài ống dây l thì cần N vòng quấn nên ta có:
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Môn: Vật Lí 11
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
Câu 1: Đặt một vật sáng nhỏ AB vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính là :
A. ảnh thật, nhỏ hơn vật
B. ảnh ảo, lớn hơn vật
C. ảnh ảo, nhỏ hơn vật
D. ảnh thật, lớn hơn vật
Câu 2: Công thức xác định cảm ứng từ trong một ống dây dài l có quấn N vòng dây, có dòng điện cường độ I chạy qua là :
Câu 3: Thủy tinh có chiết suất là 1,5 và nước có chiết suất là 4/3. Hiện tượng phản xạ toàn phần không thể xảy ra khi chiếu tia sáng từ:
A. không khí vào nước
B. nước vào không khí
C. thủy tinh vào không khí
D. thủy tinh vào nước
Câu 4: Một electron được bắn vào trong từ trường đều có cảm ứng từ với vận tốc đầu Trong các trường hợp sau, trường hợp nào mô tả đúng chiều của lực Lo-ren-xơ tác dụng vào electron?
Câu 5: Bộ phận được sử dụng để tạo ảnh thuận chiều trong ống nhòm là:
A. Thấu kính phân kỳ.
B. Gương cầu lồi.
C. Lăng kính phản xạ toàn phần.
D. Thấu kính hội tụ.
Câu 6: Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ đối với môi trường tới:
A. luôn bằng 1.
B. luôn lớn hơn 1.
C. luôn nhỏ hơn 1.
D. có thể lớn hơn 1 hoặc nhỏ hơn 1.
Câu 7: Một dây dẫn thẳng mang dòng điện chạy từ trong mặt phẳng trang giấy ra ngoài. Một kim nam châm được đặt trong mặt phẳng trang giấy gần dòng điện. Hình nào mô tả đúng chiều của kim nam châm tại vị trí trên hình?
Câu 8: Một khung dây kín đặt trong từ trường đều. Từ thông qua mặt phẳng khung dây lớn nhất khi mặt phẳng khung dây:
A. song song với các đường cảm ứng từ
B. hợp với các đường cảm ứng từ một góc 45°
C. vuông góc với các đường cảm ứng từ
D. hợp với các đường cảm ứng từ một góc 60°
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng? Độ lớn cảm ứng từ tại tâm một dòng điện tròn:
A. tỉ lệ với cường độ dòng điện.
B. tỉ lệ với chiều dài đường tròn.
C. tỉ lệ với diện tích hình tròn.
D. tỉ lệ nghịch với diện tích hình tròn.
Câu 10: Một đoạn dây dẫn thẳng dài mang dòng điện 4A đặt trong từ trường đều, chịu tác dụng của lực từ 10N. Sau đó thay đổi cường độ dòng điện thì lực từ tác dụng lên đoạn dây là 15N. Cường độ dòng điện đã:
A. tăng thêm 2A
B. tăng thêm 6A
C. giảm bớt 2A
D. giảm bớt 1A
Câu 11: Khi quan sát một vật ở cực viễn thì:
A. mắt điều tiết tối đa, thấu kính mắt có độ tụ lớn nhất
B. mắt không điều tiết, thấu kính mắt có độ tụ nhỏ nhất
C. mắt điều tiết tối đa, thấu kính mắt có độ tụ nhỏ nhất
D. mắt không điều tiết, thấu kính mắt có độ tụ lớn nhất
Câu 12: Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông qua mạch gây ra bởi
A. sự chuyển động của mạch với nam châm.
B. sự biến thiên của chính cường độ dòng điện trong mạch.
C. sự biến thiên diện tích của mạch trong từ trường..
D. sự chuyển động của nam châm với mạch.
Câu 13: Một đoạn dây dẫn MN dài 200cm, có dòng điện cường độ 10A chạy qua. Dây dẫn được đặt vuông góc trong một từ trường đều, có độ lớn cảm ứng từ 1200mT. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn này bằng bao nhiêu?
A. 24N
B. 0N
C. 2,4.106N.
D. 2,4.102N
Câu 14: Dòng điện Fu-cô (Foucault) không xuất hiện trong trường hợp nào sau đây?
A. Khối đồng chuyển động trong từ trường đều.
B. Lá nhôm dao động trong từ trường.
C. Khối thủy ngân nằm trong từ trường biến thiên.
D. Khối lưu huỳnh nằm trong từ trường biến thiên.
Câu 15: Loại tương tác nào sau đây không phải là tương tác từ?
A. Tương tác giữa hai nam châm.
B. Tương tác giữa nam châm và dòng điện.
C. Tương tác giữa hai điện tích đứng yên.
D. Tương tác giữa hai dây dẫn mang dòng điện.
Câu 16: Một cuộn dây có độ tự cảm bằng 30mH. Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây biến thiên đều thì xuất hiện suất điện động tự cảm có độ lớn bằng bao nhiêu?
A. 50V.
B. 0,5V.
C. 45V.
D. 4,5V.
Câu 17: Một vật phẳng nhỏ AB đặt trước thấu kính một khoảng 12cm, qua thấu kính cho ảnh ảo lớn gấp ba lần vật. Tiêu cự của thấu kính này bằng bao nhiêu?
A. 12cm.
B. 18cm.
C. ‒12cm.
D. ‒18cm.
Câu 18: Qua thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh có đặc điểm gì?
A. Lớn hơn vật.
B. Ảnh thật.
C. Ảnh ảo.
D. Ngược chiều vật.
Câu 19: Vật kính và thị kính của kính hiển vi có tiêu cự lần lượt là 8mm và 8cm. Hai kính đặt cách nhau 12,8cm. Một người có khoảng cực cận OCC = 25cm, dùng kính hiển vi trên để quan sát một vật nhỏ. Số bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực bằng bao nhiêu?
A. 15,625.
B. 45,16.
C. 18,72.
D. 12,47.
Câu 20: Lăng kính là một khối chất trong suốt và thường có dạng hình học gì?
A. Hình lục lăng.
B. Hình cầu.
C. Hình trụ tròn.
D. Lăng trụ tam giác.
Câu 21: Thể thủy tinh là khối chất đặc trong suốt có hình dạng thấu kính gì?
A. Hai mặt lõm.
B. Hai mặt lồi.
C. Phẳng - lõm.
D. Phẳng - lồi.
Câu 22: Trong hệ SI, đơn vị của cảm ứng từ là:
A. Niutơn trên mét (N/m)
B. Fara
C. Tesla (T) D.Niutơn trên ampe (N/A)
Câu 23: Phát biểu nào sau đây về mắt cận là đúng?
A. Mắt cận đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cực.
B. Mắt cận đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cực.
C. Mắt cận đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở gần.
D. Mắt cận đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần.
Câu 24: Mắt viễn nhìn rõ được vật đặt cách mắt gần nhất 40 (cm). Để nhìn rõ vật đặt cách mắt gần nhất 25 (cm) cần đeo kính (kính đeo sát mắt) có độ tụ là:
A. D = - 2,5 (đp).
B. D = 5,0 (đp).
C. D = -5,0 (đp).
D. D = 1,5 (đp).
Bài 1: Một khung dây dẫn hình vuông, cạnh a = 20 cm, có điện trở r = 2Ω, đặt cố định trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với mặt khung. Cho cảm ứng từ giảm đều từ 0,5T đến 0,1T trong thời gian 0,02 s. Tính :
a. Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây.
b. Cường độ dòng điện cảm ứng trong khung dây.
Bài 2: Cho thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 30cm. Vật AB là đọan thẳng sáng nhỏ đặt vuông góc với trục chính (đầu A của vật nằm trên trục chính của thấu kính), cách thấu kính khoảng d = 45 cm.
a. Tìm vị tri d’và độ phóng đại K của ảnh A’B’. Nêu các đặc điểm của ảnh.
b. Để có A’B’ là ảnh ảo cao gấp 3 lần vật thì phải đặt AB ở vị trí cách thấu kính khoảng bao nhiêu?
Vẽ hình trong trường hợp này.
Câu 1: Đáp án C
Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì luông là ảnh ảo, nhỏ hơn vật
Câu 2: Đáp án B
Công thức xác đinh cảm ứng từ của ống dây là
Câu 3: Đáp án A
Hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xả ra khi truyền tia sáng từ môi trường có chiết suất cao sang môi trường có chiết suất thấp
Câu 4: Đáp án D
Áp dụng quy tắc bàn tay trái.
Câu 5: Đáp án C
Trong ống nhòm, lăng kính phản xạ toàn phần dùng để tạo ảnh thuận chiều
Câu 6: Đáp án D
Chiết suất tỉ đôi giữa hai môi trường có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1
Câu 7: Đáp án D
Áp dụng quay tắc nắm bàn tay phải
Câu 8: Đáp án C
ϕ = BS cosα
Trong đó α là góc hợp bởi véc tơ pháp tuyến của mặt phẳng chưa khung dây với các đường sức từ
Đo đó để từ thông qua khung dây là lớn nhất thì α = 90°
Câu 9: Đáp án A
Câu 10: Đáp án A
Ta có F = BIl sinα
→ khi I tăng bao nhiêu lần thì F tăng bấy nhiêu lần
Câu 11: Đáp án B
Khi quan sát một vật ở cực viễn thì mắt không điều tiết, thấu kính có độ tụ nhỏ nhất
Câu 12: Đáp án B
Hiện tượng tự cảm là do sự biến thiên của chính cường độ dòng điện trong mạch
Câu 13: Đáp án A
Câu 14: Đáp án D
Dòng Fu – cô không xuất hiện trong trường hợp khối lưu huỳnh nằm trong từ trường biến thiên
Câu 15: Đáp án C
Tương tác giữa hai điện tích đứng yên là tương tác tĩnh điện
Câu 16: Đáp án D
Câu 17: Đáp án B
Ảnh ảo lớn gấp 3 lần vật → thấu kính hội tụ
Câu 18: Đáp án C
Ảnh của vật qua thấu kính phân kì luôn là ảnh ảo
Câu 19: Đáp án A
Ta có f1 = 8mm, f2 = 8cm, O1O2 = a = 12,8cm, Đ = 25cm
Độ bội giác:
Câu 20: Đáp án D
Lăng kính là một khối chất trong suốt và thường có giác lăng trụ tam giác
Câu 21: Đáp án B
Thể thủy tinh là thấu kính hội tụ có hai mặt lồi
Câu 22: Đáp án C
Đơn vị của cảm ứng từ là Tesla (T)
Câu 23: Đáp án A
Mắt cận đeo kính phân kì để có thể nhìn rõ các vật ở xa vô cực
Câu 24: Đáp án D
Để có thể nhìn rõ các vật cách mắt 25cm nên ta có d = 25 cm
Bài 1:
a. Ta có
b. Cường độ dòng điện cảm ứng trong khung
Bài 2:
a. Ta có
→ Ảnh thật, ngược chiều với vật, nằm sau thấu kính và cách thấu kính một khoảng bằng 90cm
b. Để ảnh A'B' cao gấp 3 lần vật thì độ phóng đại |k|=3
Trường hợp 1: k = 3
Vậy vật cách thấu kính 20 cm và ảnh là ảnh ảo
Trường hợp 2: k = - 3
Vật vật cách thấu kính 40 cm và ảnh là ảnh thật
(Học sinh tự vẽ hình)
....................................
....................................
....................................
Trên đây là phần tóm tắt một số đề thi trong các bộ đề thi Vật Lí 11 năm 2024 Học kì 1 và Học kì 2, để xem đầy đủ mời quí bạn đọc lựa chọn một trong các bộ đề thi ở trên!
Lưu trữ: Bộ đề thi Vật Lí 11 cũ
Xem thêm các đề thi các môn học lớp 11 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)