Top 100 Đề thi Vật lí 11 Kết nối tri thức (có đáp án)

Tuyển chọn 100 Đề thi Vật lí 11 Kết nối tri thức Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh 11 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Vật lí 11.

Xem thử Đề thi GK1 Lí 11 Xem thử Đề thi CK1 Lí 11 Xem thử Đề thi GK2 Lí 11

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Vật lí 11 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

Đề thi Vật lí 11 Giữa kì 1 Kết nối tri thức

Đề thi Vật lí 11 Học kì 1 Kết nối tri thức

Đề thi Vật lí 11 Giữa kì 2 Kết nối tri thức

Đề thi Vật lí 11 Học kì 2 Kết nối tri thức

Xem thêm Đề thi Vật lí 11 cả ba sách:

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Vật Lí 11

Thời gian làm bài: phút

Câu 1: Một vật dao động điều hoà có quỹ đạo là một đoạn thẳng dài 10 cm. Biên độ dao động của vật là

A. 2,5 cm.

B. 5 cm.

C. 10 cm.

D. 20 cm.

Câu 2: Một vật dao động dao động điều hòa có phương trình x = 3cos2πt(cm). Lấy π2 = 10. Gia tốc cực đại của vật có độ lớn:

A. 1,2 m/s2.

B. 6π cm/s2.

C. 3,6 m/s2.

D. 18π m/s2.

Câu 3: Một vật có khối lượng  400 g dao động điều hòa với phương trình  x = 10cos(10πt + π) (cm). Lấy π2 = 10. Năng lượng dao động của vật là:

A. 2 J.

B. 200 J.

C. 20 J.

D. 0,2 J.

Câu 4: Một chất điểm đang dao động điều hòa dọc theo trục Ox. Khi vừa đi khỏi vị trí cân bằng một đoạn s động năng của chất điểm 1,8 J. Đi tiếp một đoạn s nữa thì động năng còn 1,5 J. Nếu đi thêm một đoạn s nữa thì động năng bây giờ là bao nhiêu? Biết rằng trong quá trình khảo sát chất điểm chưa đổi chiều chuyển động.

A. 0,9 J.

B. 1 J.

C. 0,8 J.

D. 1,2 J.

 Câu 5: Công thức nào sau đây được dùng để tính tần số dao động của con lắc lò xo?

A. f = 2πkm.

B. f = 1πmk.

C. f = 12πkm.

D. f = 12πmk.

Câu 6: Con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng m = 100 g và lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa với chu kì 0,2 s. Lấy π2 = 10. Độ cứng của lò xo 

A. k = 50 N/m.

B. k = 100 N/m.

C. k = 62,8 N/m.

D. k = 200 N/m.

Câu 7: Một vật nhỏ có khối lượng m = 200 g được treo vào một lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k. Kích thích để con lắc dao động điều hoà với gia tốc cực đại bằng 16 m/s2 và cơ năng bằng 6,4.10-2 J. Vận tốc cực đại của vật là

A. 16 cm/s.

B. 80 cm/s.

C. 1,6 m/s.

D. 8 m/s.

Câu 8: Một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì 2,2 s, tại nơi có g = 10 m/s2. Lấy π2 = 10. Chiều dài của con lắc:  

A. 1,21 m.

B. 1 m.

C. 0,55 m.

D. 1,1 m.

Câu 9: Cho một vật dao động điều hòa với biên độ A dọc theo trục Ox và quanh gốc tọa độ O. Một đại lượng Y nào đó của vật phụ thuộc vào li độ x của vật theo đồ thị có dạng một phần của đường parabol như hình vẽ bên. Y là đại lượng nào trong số các đại lượng sau?

Đề thi Giữa kì 1 Vật lí 11 Kết nối tri thức có đáp án (3 đề + ma trận)

A. Lực kéo về.

B. Động năng.

C. Thế năng.

D. Gia tốc.

Câu 10: Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 50 cm và vật nhỏ có khối lượng 10 g mang điện tích q = + 5.10-6 C được coi là điện tích điểm. Con lắc dao động điều hòa trong điện trường đều mà vectơ cường độ điện trường có độ lớn E = 10V/m và hướng thẳng đứng xuống dưới. Lấy  g = 10 m/s2, π = 3,14. Chu kì dao động của con lắc là

A. 1,40 s.

B. 1,99 s.

C. 1,15 s.

D. 0,58 s.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng? Trong dao động tắt dần, một phần cơ năng đã biến thành

A. quang năng.

B. hóa năng.

C. điện năng.

D. nhiệt năng.

Câu 12: Một con lắc đơn có độ dài 16 cm được treo trong toa tàu ở ngay vị trí phía trên trục của bánh xe. Chiều dài mỗi thanh ray là 12 m. Coi đoàn tàu chuyển động thẳng đều. Con lắc sẽ dao động điều hòa mạnh nhất khi vận tốc của đoàn tàu bằng:   

A. 15 m/s.

B. 1,5 cm/s.

C. 1,5 m/s.

D. 15 cm/s.

Câu 13. Trong dao động điều hòa, khi chất điểm qua vị trí cân bằng thì vận tốc

A. có độ lớn cực đại.

B. có độ lớn cực tiểu.

C. bằng không.

D. đổi chiều.

Câu 14. Con lắc lò xo dao động điều hoà, khi tăng khối lượng của vật lên 4 lần thì tần số dao động của vật

A. tăng 4 lần.

B. giảm 4 lần.

C. giảm 2 lần.

D. tăng 2 lần.

Câu 15. Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox. Vận tốc của vật khi qua vị trí cân bằng là 62,8 cm/s và gia tốc ở vị trí biên là 2 m/s2. Lấy π2 = 10. Biên độ và chu kì dao động của vật lần lượt là

A. 10 cm; 1 s.

B. 1 cm; 0,1 s.

C. 2 cm; 0,2 s.

D. 20 cm; 2 s.

Câu 16. Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 10cos10πt+π3(cm). Thời gian ngắn nhất kể từ lúc vật bắt đầu dao động đến lúc vật có tốc độ 50π cm/s là   

A. 0,06 s.

B. 0,05 s.

C. 0,1 s.

D. 0,07 s.

Câu 17. Một con lắc lò xo gồm lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k và một hòn bi khối lượng m gắn vào đầu lò xo, đầu kia của lò xo được treo vào một điểm cố định. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Vận tốc góc trong dao động của con lắc là

A. 12πkm.

B. 2πmk.

C. mk.

D. km.

Câu 18. Một con lắc lò xo có quả nặng khối lượng m = 40 g chuyển động theo phương trình: x = Acos(10πt) (cm; s). Lấy π2 = 10. Độ cứng của lò xo bằng

A. 30 N/m.

B. 50 N/m.

C. 20 N/m.

D. 40 N/m.

Câu 19. Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 40 N/m và vật khối lượng m = 100 g. Con lắc dao động điều hòa với biên độ 5 cm. Ban đầu vật ở vị trí cân bằng và đi theo chiều dương của trục tọa độ. Số lần vật đi qua vị trí động năng bằng thế năng trong π2 giây đầu tiên là

A. 20.

B. 40.

C. 10.

D. 5.

Câu 20. Con lắc đơn (chiều dài không đổi), dao động điều hoà có chu kì phụ thuộc vào

A. khối lượng của quả nặng.

B. trọng lượng của quả nặng.

C. khối lượng riêng của quả nặng.

D. tỉ số giữa khối lượng và trọng lượng của quả nặng.

Câu 21: Đồ thị vận tốc – thời gian của một chất điểm dao động điều hòa cho như hình vẽ. Điểm N trên đồ thị cho chúng ta thông tin đúng nào sau đây?

Đề thi Giữa kì 1 Vật lí 11 Kết nối tri thức có đáp án (3 đề + ma trận)

A. Chất điểm có li độ x = 53cm đang di chuyển theo chiều âm.

B. Chất điểm có li độ x = 53cm đang di chuyển theo chiều dương.

C. Chất điểm có li độ x = -5cm đang di chuyển theo chiều âm.

D. Chất điểm có li độ x = 5cm đang di chuyển theo chiều dương.

Câu 22. Treo con lắc đơn vào trần một ôtô tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2. Khi ôtô đứng yên thì chu kì dao động điều hòa của con lắc là 2 s. Nếu ôtô chuyển động thẳng nhanh dần đều trên đường nằm ngang với gia tốc 2 m/s2 thì chu kì dao động điều hòa của con lắc xấp xỉ bằng  

A. 1,98 s.

B. 1,82 s.

C. 2,00 s.

D. 2,02 s.

Câu 23. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào

A. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn.

B. biên độ của ngoại lực tuần hoàn.

C. tần số của ngoại lực tuần hoàn.

D. hệ số lực cản tác dụng lên hệ dao động.

Câu 24. Một người đi xe đạp chở một thùng nước đi trên một vỉa hè lát bê tông, cứ 4,5 m có một rãnh nhỏ. Khi người đó chạy với vận tốc 10,8 km/h thì nước trong thùng bị văng tung toé mạnh nhất ra ngoài. Tần số dao động riêng của nước trong thùng là

A. 1,5 Hz.

B. 23 Hz.

C. 2,4 Hz.

D. 43 Hz.

Câu 25. Chọn phát biểu sai khi nói về dao động điều hòa

A. Trong dao động điều hòa, cứ sau mỗi nửa chu kì vật lại có tốc độ như cũ.

B. Chu kì của dao động điều hòa là khoảng thời gian ngắn nhất sau đó vật về vị trí ban đầu.

C. Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm côsin (hay sin) của thời gian.

D. Độ lớn của li độ của vật dao động điều hòa bằng khoảng cách từ vật đến vị trí cân bằng.

Câu 26. Nhận định nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ tắt dần?

A. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh.

B. Dao động cơ tắt dần có động năng và thế năng luôn giảm dần theo thời gian.

C. Trong dao động cơ tắt dần cơ năng giảm dần theo thời gian.

D. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.

Câu 27. Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng m = 250 g, lò xo có độ cứng 64 N/m. Chu kì dao động của con lắc xấp xỉ bằng

A. 0,4 s.

B. 12,4 s.

C. 3,18 s.

D. 2,55 s.

Câu 28. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 10cos10πt+π3(cm) (với t tính bằng giây). Tần số dao động của vật là

A. 5 Hz.

B. 10π Hz.

C. 5p Hz.

D. 10 Hz.

Câu 29. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 5cos2πt (cm). Biên độ dao động của vật là

A. 10π cm.

B. 10 cm.

C. 5π cm.

D. 5 cm.

Câu 30. Một vật dao động điều hòa, biểu thức quan hệ giữa biên độ dao động A, li độ x, vận tốc v và tần số góc của vật là

A. A2=x2v2ω.

B. A2=x2v2ω2.

C. A2=x2+v2ω.

D. A2=x2+v2ω2.

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Vật Lí 11

Thời gian làm bài: phút

Câu 1: Chọn phát biểu sai trong các phương án sau:

A. Dao động điều hòa thì tuần hoàn.

B. Dao động là chuyển động qua lại quanh một vị trí đặc biệt gọi là vị trí cân bằng.

C. Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm tan (hay cotan) của thời gian.

D. Dao động tuần hoàn là dao động mà trạng thái của vật được lặp lại như cũ, theo hướng cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau xác định.

Câu 2: Một vật dao động điều hòa với biên độ bằng 4 cm. Khi pha của dao động bằng π3 thì li độ của vật bằng:

A. 2 cm.

B. 4 cm.

C. - 2 cm.

D. - 4 cm.

Câu 3: Tìm phát biểu sai khi nói về dao động điều hoà:

A. Gia tốc sớm pha π so với li độ.

B. Vận tốc và gia tốc luôn ngược pha nhau.

C. Vận tốc luôn trễ pha π2 so với gia tốc.     

D. Vận tốc luôn sớm pha π2 so với li độ.

Câu 4: Một vật dao động điều hòa khi đang chuyển động từ vị trí cân bằng đến vị trí biên âm thì

A. vận tốc và gia tốc cùng có giá trị dương.

B. độ lớn vận tốc và độ lớn gia tốc cùng giảm.

C. vectơ vận tốc ngược chiều với vectơ gia tốc.

D. độ lớn vận tốc tăng và độ lớn gia tốc không thay đổi.

Câu 5: Cơ năng của một vật dao động điều hòa

A. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng một nửa chu kỳ dao động của vật.

B. tăng gấp đôi khi biên độ dao động của vật tăng gấp đôi.  

C. bằng động năng của vật khi vật tới VTCB.

D. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng chu kỳ dao động của vật.

Câu 6: Nhận định nào sau đây là sai khi nói về dao động tắt dần?

A. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian.

B. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.

C. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt càng nhanh.

D. Dao động tắt dần là dao động có biên độ không đổi trong quá trình dao động.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây sai? Khi một vật dao động điều hòa thì

A. động năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

B. thế năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

C. cơ năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

D. vận tốc của vật biến thiên điều hòa theo thời gian.

Câu 8: Sóng cơ học là

A. dao động cơ lan truyền trong một môi trường.

B. sự lan truyền vật chất theo thời gian.

C. sự truyền chuyển động của các phần tử trong một môi trường.

D. là một dạng chuyển động đặc biệt của môi trường.

Câu 9: Sóng dọc là

A. sóng truyền dọc theo một sợi dây.

B. sóng trong đó phương dao động (của các phần tử của môi trường) trùng với phương truyền.

C. sóng truyền theo trục tung của trục tọa độ.

D. sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.

Câu 10: Bước sóng của bức xạ da cam trong chân không là 600 nm thì tần số của bức xạ đó là

A. 5.1012 Hz.

B. 5.1013 Hz.

C. 5.1014 Hz.

D. 5.1015 Hz.

Câu 11. Hai nguồn sóng kết hợp là hai nguồn sóng dao động cùng phương, cùng

A. biên độ.

B. tần số.

C. pha ban đầu.

D. tần số và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.

Câu 12. Bản chất của sóng dừng là hiện tượng

A. giao thoa sóng.

B. sợi dây bị tách làm đôi.

C. sợi dây đang dao động thì dừng lại.

D. nhiễu xạ sóng.

Câu 13. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về sóng cơ học?

A. Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong một môi trường.

B. Sóng cơ truyền được trong chân không.

C. Biên độ sóng tại một điểm nhất định trong môi trường có sóng truyền qua là biên độ dao động của các phần tử vật chất tại đó.

D. Năng lượng sóng là năng lượng dao động của các phần tử của môi trường có sóng truyền qua.

Câu 14: Một vật dao động điều hòa với biên độ A = 8 cm. Tại thời điểm t = 0, vật có li độ x = -4 cm và đang đi theo chiều âm của trục Ox. Pha ban đầu của dao động bằng:

A. π3.

B. π3.

C. 2π3.

D. 2π3.

Câu 15. Cho hai dao động điều hoà lần lượt có phương trình: x1=A1cosωt+π2cmx2=A2sinωtcm. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Dao động thứ nhất cùng pha với dao động thứ hai.

B. Dao động thứ nhất ngược pha với dao động thứ hai.

C. Dao động thứ nhất vuông pha với dao động thứ hai.

D. Dao động thứ nhất trễ pha so với dao động thứ hai.

Câu 16: Một chất điểm M chuyển động tròn đều trên quỹ đạo tâm O bán kính R với tốc độ 100 cm/s. Gọi P là hình chiếu cùa M trên trục Ox nằm trong mặt phẳng quỹ đạo. Khi P cách O một đoạn 6 (cm) nó có tốc độ là 50 (cm/s). Giá trị R bằng

A. 43 (cm).

B. 2,5 (cm)            

C. 63 (cm).

D. 5 (cm)

Câu 17. Một vật dao động theo phương trình x=4.cosπt6 cm (t đo bằng giây). Tại thời điểm t1 li độ là 23 cm và đang giảm. Tính li độ sau thời điểm t1 là 3 (s).

A. 1,2 cm.

B. -3 cm.

C. -2 cm.

D. 5 cm.

Câu 18: Con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 100g gắn với một lò xo nhẹ. Con lắc dao động điều hòa theo phương ngang với phương trình x = 10cos10πt (cm). Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Lấy π2 = 10. Cơ năng của con lắc bằng :

A. 0,10 J.

B. 0,50 J.

C. 0,05 J.

D. 1,00 J.

Câu 19. Một hành khách dùng dây cao su treo một chiếc ba lô lên trần toa tàu, ngay phía trên một trục bánh xe của toa tàu. Khối lượng của ba lô 16 (kg), hệ số cứng của dây cao su 900 (N/m), chiều dài mỗi thanh ray là 12,5 (m), ở chỗ nối hai thanh ray có một khe nhỏ. Hỏi tàu chạy với tốc độ bao nhiêu thì ba lô dao động mạnh nhất?

A. 10 m/s

B. 15 m/s

C. 27 m/s

D. 32 m/s

Câu 20. Một con lắc đơn có khối lượng 2 kg và có độ dài 4 m, dao động điều hòa ở nơi có gia tốc trọng trường 9,8 m/s2. Cơ năng dao động của con lắc là 0,2205 J. Biên độ góc của con lắc bằng

A. 4,30.

B. 0,70.

C. 1,30.

D. 2,10.

Câu 21. Một sóng cơ truyền dọc theo một sợi dây đàn hồi rất dài với biên độ 8 mm. Tại một thời điểm, hai phần tử trên dây cùng lệch khỏi vị trí cân bằng 4 mm, chuyển động ngược chiều và cách nhau một khoảng ngắn nhất là 7 cm (tính theo phương truyền sóng). Gọi δ là tỉ số của tốc độ dao động cực đại của một phần tử trên dây với tốc độ truyền sóng, δ gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 0,314.

B. 0,115.

C. 0,087.

D. 0,239.

Câu 22. Một sóng âm có tần số 200 Hz lan truyền trong môi trường nước với vận tốc 1500 m/s. Bước sóng của sóng này trong môi trường nước là

A. 75 m.

B. 7,5 m.

C. 0,75 m.

D. 0,075 m.

Câu 23: Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Sóng điện từ mang năng lượng.

B. Sóng điện từ tuân theo các quy luật giao thoa, nhiễu xạ.

C. Sóng điện từ là sóng ngang.

D. Sóng điện từ không truyền được trong chân không.

Câu 24. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, các khe sáng được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 4 m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp đo được là 4,8 mm. Toạ độ của vân sáng bậc 3 là

A. ± 9,6 mm.

B. ± 4,8 mm.

C. ± 3,6 mm.

D. ± 2,4 mm.

Câu 25. Một thanh thép mảnh dài 1,2 m được đặt nằm ngang phía dưới một nam châm điện. Cho dòng điện xoay chiều chạy qua nam châm điện thì trên dây thép xuất hiện sóng dừng với 6 bụng sóng với đầu cố định là nút và đầu tự do là bụng. Nếu tốc độ truyền sóng trên thanh là 60 m/s thì tần số của dòng điện xoay chiều là

A. 60 Hz.

B. 63,1 Hz.

C. 68,75 Hz.

D. 70,3 Hz.

Câu 26: Tính chất nổi bật của tia X là

A. tác dụng lên kính ảnh.

B. làm phát quang một số chất.

C. làm ion hóa không khí.

D. khả năng đâm xuyên.

Câu 27: Vật có đồ thị li độ dao động như hình vẽ.

Đề thi Học kì 1 Vật lí 11 Kết nối tri thức có đáp án (3 đề + ma trận)

Biên độ và chu kì của vật là:

A. A = 2 cm, T = 0,8 s.

B. A = 4 cm, T = 0,4 s.

C. A = 2 cm, T = 0,4 s.

D. A = 4 cm, T = 0,8 s.

Câu 28. Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động cùng pha, cùng tần số f = 32 Hz. Tại một điểm M trên mặt nước cách các nguồn A, B những khoảng d1 = 28 cm, d2 = 23,5 cm; sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực AB có 1 dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là

A. 32 cm/s.

B. 64 cm/s.

C. 72 cm/s.

D. 91 cm/s.

Câu 29: Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa, đại lượng nào sau đây của con lắc được bảo toàn?

A. Cơ năng và thế năng.

B. Động năng và thế năng.

C. Cơ năng.

D. Động năng.

Câu 30. Để đo tốc độ âm trong gang, nhà vật lí Pháp Bi – ô đã dùng một ống bằng gang dài 951,25 m. Một người đập một nhát búa vào một đầu ống gang, một người ở đầu kia nghe thấy hai tiếng gõ, một truyền qua gang và một truyền qua không khí trong ống gang; hai tiếng ấy cách nhau 2,5s. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Tốc độ truyền âm trong gang là

A. 31,708 m/s.

B. 3170,8 m/s.

C. 3,1708 m/s.

D. 0,3708 m/s.

HẾT

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Vật Lí 11

Thời gian làm bài: phút

Câu 1. Hai điện tích q1 = 6.10-8 C và q2 = 3.10-8 C đặt cách nhau 3 cm trong chân không. Lực tương tác giữa hai điện tích là:

A. 54.10-2 N.

B. 1,8.10-2 N.

C. 5,4.10-3 N.

D. 2,7.10-3 N.

Câu 2. Điện trường là

A. môi trường không khí quanh điện tích.

B. môi trường chứa các điện tích.

C. môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.

D. môi trường dẫn điện.

Câu 3. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của điện trường đều?

A. cường độ điện trường có hướng như nhau tại mọi điểm.

B. cường độ điện trường có độ lớn như nhau tại mọi điểm.

C. cường độ điện trường có độ lớn giảm dần theo thời gian.

D. đường sức điện là những đường thẳng song song, cách đều.

Câu 4. Biểu thức tính công của lực điện trong điện trường đều là

A. A = qE.

B. A = qEd.

C. A = qd.

D. A = Fd.

Câu 5. Chọn phát biểu sai. Điện thế tại điểm M trong điện trường

A. là đại lượng đặc trưng cho điện trường về mặt dự trữ năng lượng.

B. được xác định bằng thế năng tĩnh điện của điện tích 1 culong đặt tại điểm đó.

C. là đại lượng đặc trưng riêng cho điện trường về khả năng sinh công khi tác dụng lên một điện tích q đặt tại điểm đó.

D. bằng công của lực điện làm di chuyển một điện tích từ điểm này tới điểm khác trong điện trường.

Câu 6. Tụ điện là

A. hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.

B. hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.

C. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.

D. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.

Câu 7. Hai điện tích điểm cùng độ lớn 5.10-4 C đặt trong chân không, để tương tác nhau bằng lực có độ lớn 2,5.10-2 N thì chúng phải đặt cách nhau

A. 3 m.                 

B. 30 m.                

C. 300 m.              

D. 3000 m.

Câu 8. Nếu khoảng cách từ điện tích nguồn đến điểm đang xét tăng 3 lần thì cường độ điện trường

A. giảm 3 lần.      

B. tăng 3 lần.      

C. giảm 9 lần.      

D. tăng 9 lần.

Câu 9. Giữa hai bản kim loại phẳng song song cách nhau 4 cm có một hiệu điện thế không đổi 50 V. Cường độ điện trường ở khoảng giữa hai bản kim loại là

A. 5000 V/m.                  

B. 1250 V/m.                  

C. 2500 V/m.                  

D. 1000 V/m.

Câu 10. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 5.10-6 C dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 2000 V/m trên quãng đường dài 0,5 m là

A. 25.10-3 J. 

B. 5.10-3 J. 

C. 2,5.10-3 J. 

D. 5.10-4 J. 

Câu 11. Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là UMN  = 20 V. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Điện thế tại điểm M là 20 V.

B. Điện thế tại điểm N là 0 V.

C. Điện thế ở M có giá trị dương, ở N có giá trị âm.

D. Điện thế ở M cao hơn điện thế ở N 40 V.

Câu 12. Cách tích điện cho tụ điện:

A. đặt tụ điện gần một nguồn điện.

B. cọ xát các bản tụ điện với nhau.

C. đặt tụ điện gần vật nhiễm điện.

D. nối hai bản của tụ điện với hai cực của nguồn điện.

Câu 13. Hai điện tích q1 = 6.10-8 C, q2 = -6.10-8 C đặt tại A, B trong không khí (AB = 8 cm). Xác định lực tác dụng lên q3 = 6.10-8 C, nếu: CA = 5 cm, CB = 3 cm.

A. 5 N.        

B. 0,5 N.

C. 0,05 N.

D. 0,005 N.

Câu 14. Quả cầu nhỏ mang điện tích 10-9 C đặt trong không khí. Cường độ điện trường tại 1 điểm cách quả cầu 25 cm là

A. 14,4 V/m.

B. 2.104 V/m.

C. 144 V/m.

D. 3,6.103 V/m.

Câu 15. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 2 μC dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là

A. 2 mJ.                           

B. 1 mJ.

C. 1000 J.              

D. 2000 J.

Câu 16. Biết hiệu điện thế UMN = 5 V. Hỏi đẳng thức nào dưới đây chắc chắn đúng?

A. VM  = 5 V.

B. VN  = 5 V.

C. VM - VN  = 5 V.

D. VN - VM  = 5V.

Câu 17. Một tụ có điện dung 2 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 5 V vào 2 bản của tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là

A. 2.10-6 C.           

B. 2.10-5 C.           

C. 10-6 C.              

D. 10-5 C.

Câu 18. Điện tích điểm là

A. vật có kích thước rất nhỏ.     

B. điện tích coi như tập trung tại một điểm.

C. vật chứa rất ít điện tích.        

D. điểm phát ra điện tích.

Câu 19. Câu nào sau đây là đúng khi nói về sự tương tác điện

A. Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.        

B. Hai điện tích cùng dấu thì hút nhau.

C. Hai điện tích trái dấu thì đẩy nhau.

D. Hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ, nếu đưa lại gần thì chúng sẽ hút nhau.

Câu 20. Đặt một điện tích thử 2.10-6 C tại một điểm, nó chịu một lực điện 2.10-3 N có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là

A. 100 V/m, từ trái sang phải.                       

B. 100 V/m, từ phải sang trái.

C. 1000 V/m, từ trái sang phải.           

D. 1000 V/m, từ phải sang trái.

Câu 21. Trên vỏ một tụ điện có ghi 5µF - 220V. Nối hai bản tụ với hiệu điện thế 120 V. Điện tích của tụ điện tích là:

A. 12.10-4 C.

B. 1,2.10-4 C.

C. 6.10-4 C.

D. 0,6 .10-4 C.

Câu 22. Trong một điện trường đều, nếu trên một đường sức, giữa hai điểm cách nhau 5 cm có hiệu điện thế 10 V, giữa hai điểm cách nhau 8 cm có hiệu điện thế là

A. 10 V.                 

B. 16 V.                 

C. 20 V.                 

D. 6,25 V.

Câu 23. Phát biểu nào sau đây không phải đặc điểm của lực điện tác dụng lên một điện tích dương đặt trong điện trường đều là:

A. Điểm đặt tại điện tích điểm.

B. Phương song song với các đường sức từ.

C. Ngược chiều với E.

D. Độ lớn F = qE.

Câu 24. Tại một điểm có 2 cường độ điện trường thành phần vuông góc với nhau và có độ lớn là 6000 V/m và 8000 V/m. Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp là

A. 10000 V/m.                

B. 7000 V/m.                  

C. 5000 V/m.                  

D. 6000 V/m.

Câu 25. Tìm phát biểu sai về điện trường?

A. Điện trường là môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.

B. Xung quanh một hệ hai điện tích điểm đặt gần nhau chỉ có điện trường do một điện tích gây ra.

C. Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó

D. Véctơ cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm Q có chiều: hướng ra xa Q nếu Q dương, hướng về phía Q nếu Q âm.

Câu 26. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về cường độ điện trường?

A. Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho tác dụng của lực điện trường tại điểm đó.

B. Đơn vị của cường độ điện trường là V/m.

C. Cường độ điện trường là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh, yếu của điện trường tại một điểm.

D. Vectơ cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm Q có chiều: hướng ra xa Q nếu Q âm, hướng về phía Q nếu Q dương.

Câu 27. Một hạt bụi nhỏ có khối lượng m = 0,1 mg, nằm lơ lửng trong điện trường giữa hai bản kim loại phẳng. Các đường sức điện có phương thẳng đứng và chiều hướng từ dưới lên trên. Hiệu điện thế giữa hai bản là 120 V. Khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Xác định điện tích của hạt bụi. Lấy g = 10 m/s2.

A. 8,3.10-8 C.

B. 8,0.10-10 C.

C. 3,8.10-11 C.

D. 8,9.10-11 C.

Câu 28. Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích q trong điện trường từ điểm M đến điểm N không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Điện tích q.

B. Độ lớn của cường độ điện trường.

C. Vị trí của điểm M và điểm N.

D. Hình dạng đường đi từ điểm M đến điểm N.

Câu 29. Công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích q trong điện trường đều E là A = Fscosα, trong đó α là góc giữa hướng của đường sức và hướng của độ dời s. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mối quan hệ giữa góc α và công của lực điện?

A. α <  900 thì A > 0.

B. α >  900 thì A < 0.

C. điện tích dịch chuyển ngược chiều một đường sức thì A = F.s.

D. điện tích dịch chuyển dọc theo chiều một đường sức thì A = F.s.

Câu 30. Tìm phát biểu sai

A. Tụ điện dùng để chứa điện tích.

B. Tụ điện chỉ dùng để tích điện trong mạch.

C. Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và cách nhau bởi một lớp cách điện.

D. Điện dung của tụ điện đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định.

------------------------------HẾT----------------------------

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Vật Lí 11

Thời gian làm bài: phút

Câu 1. Chọn câu đúng.

A. Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh hay yếu của dòng điện.

B. Khi nhiệt độ tăng thì cường độ dòng điện tăng.

C. Cường độ dòng điện qua một đoạn mạch tỉ lệ nghịch với điện lượng dịch chuyển qua đoạn mạch.

D. Dòng điện là dòng các electron dịch chuyển có hướng.

Câu 2. Suất điện động của một acquy là 2 V, lực lạ đã thực hiện một công là 6 mJ. Lượng điện tích dịch chuyển khi đó là

A. 18.10–3 C.

B. 3.10–3 C.

C. 0,5.10–3 C.

D. 1,8.10–3 C.

Câu 3. Đường đặc tuyến Vôn - Ampe biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện qua một điện trở vào hiệu điện thế hai đầu vật dẫn là đường

A. cong hình elip.

B. thẳng.

C. hyperbol.

D. parabol.

Câu 4. Đặt vào hai đầu một điện trở R = 20 Ω một hiệu điện thế U = 2 V trong khoảng thời gian t = 20 s. Lượng điện tích di chuyển qua điện trở là

A. q = 4 C.

B. q = 1 C.

C. q = 2 C.

D. q = 5 mC.

Câu 5. Dòng điện chạy qua dây dẫn của một camera có cường độ 50 μA. Số electron chạy qua dây dẫn mỗi giây là

A. 3,75.1014 hạt.

B. 3,35.1014 hạt.

C. 3,125.1014 hạt.

D. 50.1015 hạt.

Câu 6. Hệ số nhiệt điện trở α của kim loại phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Khoảng nhiệt độ và chế độ gia công của vật liệu đó.

B. Độ sạch của kim loại và chế độ gia công của vật liệu đó.

C. Độ sạch của kim loại.

D. Khoảng nhiệt độ, độ sạch của kim loại và chế độ gia công của vật liệu đó.

Câu 7. Cho mạch điện như hình vẽ.

3 Đề thi Học kì 2 Vật lí 11 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

Suất điện động 3 Đề thi Học kì 2 Vật lí 11 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận) = 28V, điện trở trong r = 2Ω, R = 5Ω. Độ lớn của cường độ dòng điện trong mạch chính là

A. 2 A.

B. 3 A.

C. 4 A.

D. 5 A.

Câu 8. Câu nào sau đây là sai?

A. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện.

B. Đơn vị công cũng là đơn vị suất điện động.

C. Suất điện động của nguồn điện bằng công để di chuyển điện tích dương 1 C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn.

D. Suất điện động được đo bằng thương số giữa công A của lực lạ để di chuyển một điện tích dương từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện và độ lớn q của điện tích đó.

Câu 9. Một đoạn mạch tiêu thụ có công suất 100 W, trong 10 phút nó tiêu thụ một năng lượng

A. 2000 J.

B. 5 J.

C. 120 kJ.

D. 60 kJ.

Câu 10. Công suất định mức của các dụng cụ điện là

A. công suất lớn nhất mà dụng cụ đó có thể đạt được.

B. công suất tối thiểu mà dụng cụ đó có thể đạt được.

C. công suất đạt được khi nó hoạt động bình thường.

D. công suất trung bình của dụng cụ đó.

Câu 11. Hai điện tích điểm nằm yên trong chân không tương tác với nhau bằng một lực F. Thay đổi các điện tích thì lực tương tác đổi chiều nhưng độ lớn không đổi. Hỏi các yếu tố trên thay đổi như thế nào?

A. Đổi dấu q1, không thay đổi q2.

B. Tăng giảm sao cho q1 + q2 không đổi.

C. Đổi dấu q1 và q2.

D. Tăng gấp đôi q1 giảm 2 lần q2.

Câu 12. Một dây dẫn kim loại có điện lượng q = 30 C đi qua tiết diện của dây trong 2 giây. Số electron qua tiết diện của dây trong 1s là

A. 9,375.1019 hạt.

B. 15,625.1017 hạt.

C. 9,375.1018 hạt.

D. 3,125.1018 hạt.

Câu 13. Đồ thị biểu diễn độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong chân không phụ thuộc vào khoảng cách r được cho như hình vẽ bên.

3 Đề thi Học kì 2 Vật lí 11 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

Tính tỉ số F2F1

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 14. Công thức tính điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch là

A. A = U.I.t.

B. A = 3 Đề thi Học kì 2 Vật lí 11 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)It.

C. A = I.tU.

D. A = U.It.

Câu 15. Hai điện tích điểm cùng độ lớn 10-4C đặt trong chân không, để tương tác nhau bằng lực có độ lớn 10-3C thì chúng phải đặt cách nhau

A. 30000 m.

B. 300 m.

C. 90000 m.

D. 900 m.

Câu 16. Thế năng của một electron tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm là 4,8.1019J. Điện thế tại M là

A. 3,2 V.

B. -3 V.

C. 2 V.

D. 3 V.

Câu 17. Một tụ điện có điện dung là bao nhiêu thì tích lũy một năng lượng 0,015 J dưới một hiệu điện thế 5 V:

A. 1,2.10-2 F.

B. 1,2.10-4 F.

C. 1,2.10-3 F.

D. 12.10-3 F.

Câu 18. Người ta treo hai quả cầu nhỏ khối lượng bằng nhau bằng hai sợi dây nhẹ có độ dài ℓ như nhau.

3 Đề thi Học kì 2 Vật lí 11 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

Cho chúng nhiễm điện bằng nhau thì chúng đẩy nhau và cân bằng khi mỗi dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 15°. Tính sức căng của dây treo. Lấy g = 10 m/s2.

A. 520.10-5 N.

B. 103,5.10-5 N.

C. 261.10-5 N.

D. 743.10-5 N.

Câu 19. Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm không phụ thuộc

A. độ lớn điện tích thử.  

B. độ lớn điện tích đó.

C. khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó.

D. hằng số điện môi của của môi trường.

Câu 20. Một electron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện trường E = 200 (V/m) vận tốc ban đầu của electron là 3.105(m/s). Tại lúc vận tốc bằng không thì nó đã đi được đoạn đường bao nhiêu?

A. 5,12 (mm).

B. 2,56 (mm).

C. 1,28 (mm).

D. 10,24 (mm).

Câu 21. Khi độ lớn điện tích thử đặt tại một điểm tăng lên gấp đôi thì điện thế tại điểm đó

A. không đổi.

B. tăng gấp đôi.

C. giảm một nửa.

D. tăng gấp 4.

Câu 22. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 4 V thì tụ tích được một điện lượng 2µC. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10 V thì tụ tích được một điện lượng

A. 50µC.

B. 1µC.

C. 5µC

D. 0,8µC.

Câu 23. Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q = 5.10-9C, tại một điểm trong chân không cách điện tích một khoảng 30 cm có độ lớn là

A. E = 0,450 (V/m).

B. E = 0,225 (V/m).

C. E = 500 (V/m).

D. E = 2250 (V/m).

Câu 24. Công của lực điện trường tác dụng lên một điện tích chuyển động từ M đến N sẽ

A. chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm M không phụ thuộc vào vị trí điểm N.

B. phụ thuộc vào hình dạng của đường đi MN.

C. phụ thuộc vị trí các điểm M và N chứ không phụ thuộc vào đoạn MN dài hay ngắn.

D. càng lớn khi đoạn đường MN càng dài.

Câu 25. Ở sát mặt Trái Đất, vectơ cường độ điện trường hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới và có độ lớn vào khoảng 150 V/m. Tính hiệu điện thế giữa một điểm ở độ cao 2,4 m và mặt đất.

A. 720 (V).

B. 360 (V).

C. 120 (V).

D. 750 (V).

Câu 26. Hai tụ điện chứa cùng một lượng điện tích thì

A. chúng phải có cùng điện dung.

B. hiệu điện thế giữa hai bản của mỗi tụ điện phải bằng nhau.

C. tụ có điện dung lớn sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản nhỏ hơn.

D. tụ có điện dung lớn sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản lớn hơn

Câu 27. Hai điện tích q1 = 2.10-6 C và q2 = -8.10-6 C lần lượt đặt tại hai điểm A và B với AB = 10 (cm). Xác định điểm M trên đường AB mà tại đó E2=4E1

A. M nằm trong AB với AM = 2,5 (cm).

B. M nằm trong AB với AM = 5 (cm).

C. M nằm ngoài AB với AM = 2,5 (cm).

D. M nằm ngoài AB với AM = 5 (cm).

Câu 28. Điều nào sau đây là sai khi nói về cấu tạo của tụ điện?

A. Hai bản của tụ là hai vật dẫn.

B. Giữa hai bản của tụ có thể là chân không.

C. Hai bản của tụ cách nhau một khoảng rất lớn.

D. Giữa hai bản của tụ là điện môi.

Câu 29. Giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế bằng bao nhiêu nếu một điện tích q=1 μC thu được năng lượng 2.10-4J khi đi từ A đến B?

A. 100 V.

B. 200 V.

C. 300 V.

D. 500 V.

Câu 30. Những đường sức điện nào vẽ ở dưới đây là đường sức của điện trường đều

3 Đề thi Học kì 2 Vật lí 11 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

A. Hình 1.

B. Hình 4.

C. Hình 2.

D. Hình 3.

------------------------------------HẾT---------------------------------

Tham khảo đề thi Vật lí 11 bộ sách khác có đáp án hay khác:

Xem thêm đề thi lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học