5+ Bài văn mẫu tả đảo Cô Tô (điểm cao)

Bài văn mẫu tả đảo Cô Tô hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Bài văn mẫu tả đảo Cô Tô - mẫu 1

Mỗi người có một sở thích riêng, bạn thích ngắm cảnh sông nước hiền hòa chảy, bạn thích ngắm cánh đồng lúa xanh... Còn riêng em lại thích ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc trên biển. Hình ảnh mặt trời mọc trên biển vào buổi sáng đẹp trời trong văn bản Cô Tô của nhà văn Nguyễn Tuân đã để lại trong em một sự háo hức kì lạ .

Khi bầu trời còn ướt đẫm sương đêm, màn sương mỏng manh, mờ mờ, ảo ảo như bao trùm cả mặt biển, không nom thấy đảo xa chỉ thấy một màu trắng đục. Sóng biển vẫn rì rào đều đều xô bờ cát trắng hệt như một bản tình ca không lời bất tận.

Phía đông, ánh hồng dần dần bừng sáng, nước biển sóng sánh dần đổi màu. Chân trời ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người dân chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Chao ôi! Mặt trời mọc trên Cô Tô mới lộng lẫy, rực rỡ và tráng lệ làm sao.

Mặt trời đã lên cao vài con sào, muôn vàn ánh hồng phơn phớt lan tỏa trên mặt biển. Nước biển lại sóng sánh đổi màu, Một màu thật tuyệt. Giờ đây bầu trời Cô Tô càng trở nên trong trẻo, sáng sủa. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt. Nước biển lam biếc đặm đà. Quanh cái giếng nước ngọt ở ria hòn đảo Cô Tô này mọi người đang tắm giặt, lấy nước ngọt gánh xuống thuyền, cảnh tượng đó còn vui vẻ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Anh hùng Châu Hòa Mãn cũng đang gánh nước cho thuyền của mình, dáng vẻ đầy phấn khởi. Anh đang chuẩn bị cho chuyến ra khơi dài ngày.

Mặt trời đã lên hẳn, rực rỡ giữa màu mây trắng thì biển lại diệu kì hơn bao giờ hết. Màu xanh của da trời, hòa quyện cùng màu xanh của nước biển tạo thành một màu rất tuyệt vời của vùng biển đảo Cô Tô. Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng lan tỏa trên bãi cát mịn màng. Từ bãi đậu, những con thuyền lại rẽ sóng ra khơi đánh cá. Xa xa, những cánh buồm nâu trên bãi biển được nắng sớm chiếu vào hồng rực như đàn bướm múa lượn giữa biển xanh. Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh. Nhìn theo cánh hải âu bay lòng người đi biển lại trào dâng bao niềm hi vọng vào một ngày đẹp trời. Sóng vẫn rì rào khúc tình ca muôn thuở, thỉnh thoảng lại xô bờ cát bọt tung trắng xóa.

Cảnh bình minh trên biển thật là đẹp, hệt như một bức tranh sơn mài tuyệt mĩ. Dù có đi đâu em cũng sẽ luôn hướng lòng mình về vùng hải đảo giàu đẹp của tổ quốc. Em còn mơ ước sẽ được đến nơi đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì diệu mà thiên nhiên ban tặng cho xứ sở Cô Tô.

Dàn ý Bài văn mẫu tả đảo Cô Tô

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát đảo Cô Tô.

2. Thân bài

- Cảnh mặt trời mọc trên đảo:

+Khi bầu trời còn ướt đẫm sương đêm, màn sương mỏng manh, mờ mờ, ảo ảo như bao ttrùm cả mặt biển, không nom thấy đảo xa chỉ thấy một màu trắng đục. Sóng biển vẫn rì rào đều đều xô bờ cát trắng hệt như một bản tình ca không lời bất tận.

+ Phía đông, ánh hồng dần dần bừng sáng, nước biển sóng sánh dần đổi màu. Chân trời ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người dân chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Chao ôi! Mặt trời mọc trên Cô Tô mới lộng lẫy, rực rỡ và tráng lệ làm sao.

3. Kết bài

- Cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của đảo Cô Tô.

5+ Bài văn mẫu tả đảo Cô Tô (điểm cao)

Bài văn mẫu tả đảo Cô Tô - mẫu 2

Mình chưa một lần được đến thăm đảo Cô Tô. Nhưng qua bài viết của nhà văn Nguyễn Tuân, và lời giới thiệu sinh động của thầy, cô giáo, Cô Tô hiện ra trước mắt em.

Không rõ nhà văn Nguyễn Tuân đã thăm đảo mấy ngày, bài Cô Tô trích trong sách ngữ văn lớp sáu là ngày thứ năm và ngày thứ sáu ông ở đảo. Đó là những ngày vừa qua cơn giông tố. Cảnh vật và sự sống như bừng lên, trong sáng, cây cối trên núi đảo xanh mướt như để thi màu sắc với biển. Nước biển màu xanh lam lẫn từng đợt sóng vào bãi cát vàng. Theo nhà văn thì những ngày động biển cá sẽ vắng mặt biệt tích nhưng sau đó thì những mẻ lưới lại nặng thêm, ông kể việc đi tham quan của mình để giới thiệu rằng Cô Tô có cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam và nếu trèo lên góc đồi thì nhìn ra bao la Thái Bình Dương, bốn phương tám hướng.

Thật là đẹp cái nắng ở Cô Tô. Nắng soi vào người chiếu ánh trắng lên trên hàm răng. Nắng làm nổi gân cái buồm cánh dơi, nhuộm tươi lại lá buồm nâu cũ. Nhà thơ dùng lối văn miêu tả so sánh vừa lạ vừa sống động: Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tâm kính lau hết bụi.Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết…Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới…, vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể, sáng dần lên cái chất bạc nén. Tiếp đến ông quan sát và tả lại màu nước biển của Cô Tô. Đó là một màu xanh luôn biến đổi, mà các dạng màu xanh này phải tìm ở vốn tự vị mới hết được.

Màu xanh như lá chuối non, như là chuối già? Xanh như mùa thu ngả “Cốm vòng”. Cái màu xanh “Cốm vòng” thì chỉ ai sống ở Hà Nội mới hình dung nổi các màu xanh của hạt lúa nếp non, người ta đem làm cốm, già lẫn với một ít lá cau non nên thấy màu xanh non tơ trông ngon mắt vô cùng.

Để cho màu xanh của nước biển thay hình đổi dạng, màu xanh của cỏ cây, núi đồi, không thể đủ phô diễn nhà văn phải so sánh, ví von như màu xanh của áo thư sinh Kim Trọng, Tư mã Giang Châu… Và ông vẫn chưa thỏa mãn với những màu xanh ấy mà còn nói: “màu xanh nước biển chiều nay như trang sử của loài người “ nghĩa là như thân tre khi người ta dùng nó để viết… có những màu xanh chỉ miêu ta do cảm quan của nhà văn làm em không hiểu nổi ví như “màu xanh dầu xăng của những người thiếu quê hương”.

Cuối cùng nhà văn cũng phải phàn nàn, “chữ nghĩa không thể nào tuôn ra kịp bởi màu sáng cứ kế tiếp đối mới cái màu xanh của bể”. Một màu xanh màu ngọc bích, màu xanh của niềm hy vọng.'.. Cái màu xanh đã khai thác đến cùng mà vẫn chưa đủ để tả màu xanh nước biến… Nhà văn đành dừng lại chuyển sang miêu tả mặt trời rọi lên vào ngày thứ sáu thăm đảo.

Nhà văn rình mặt trời mọc lên. Trước hết là chân trời, ngấn bể sạch như lau tâm kính bụi, từ ở đấy mặt trời trồi dần lên mặt nước? “Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”.

Cả một bầu trời, một chân trời được nhà văn vẽ lên trên giấy: “Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên mâm bạc đường kính rộng cả bằng một cái chân trời màu ngọc trai nước biển, ửng hồng”.

Sức tưởng tượng của nhà văn vượt ra khỏi tầm nhìn trở lại trong tâm linh đề minh họa cái bầu trời một buổi sáng kia: “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”.

Và nhà văn bỗng gặp cả một cảnh kỳ thú tìm thấy từ trong ngữ của minh hòa vào với thiên nhiên trước mắt. “Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên các chất bạc nến. Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh”.

Vài chiếc nhạn ấy với con hải âu bay ngang đã khảm vào bầu trời một cảnh đẹp trác tuyệt của đảo Cô Tô…

Có một mảnh đất của Tổ quốc như vậy làm sao mà không mến yêu cho được.

Trên đây mới chỉ là bức tranh thiên nhiên rộng lớn. Còn phần con người trên đảo , họ cũng sống dày dạn, cứng cởi làm sao! Cảnh tượng con người xoay quanh cái giếng nước ngọt cùng đã nói lên một phần cái vất cả phải lao động, nước ngọt theo người ra khơi, dự trữ vào thùng gỗ, những cóng, những ang gốm màu da lươn… có nước ấy các bà mẹ mới yên tâm địu con vẫy tay chào thuyền ra khơi.

Thiên nhiên dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân thật tươi đẹp, thật khó để em nói hết được cảm xúc của mình

Thiên nhiên dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân thật tươi đẹp, thật khó để em nói hết được cảm xúc của mình.

Bài văn mẫu tả đảo Cô Tô - mẫu 3

Đoạn trích “Cô Tô” giúp người đọc cảm nhận rõ hơn về vẻ đẹp của đảo Cô Tô.

Đầu tiên là vẻ đẹp thiên nhiên Cô Tô sau cơn bão. Hình ảnh Cô Tô lúc này hiện lên trước mặt người đọc thật trong sáng, tinh khôi vào buổi sáng đẹp trời: “Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa”. Để vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đặc sắc như vậy, hẳn nhà văn đã phải kì công khi chọn ra những hình ảnh tiêu biểu với bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát. Không chỉ vậy, ấn tượng nhất với người đọc chính là cảnh mặt trời mọc. N hững câu văn miêu tả đầy tinh tế: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng”. Hình ảnh so sánh độc đáo khiến cho người đọc hình dung rõ nét hơn về cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô. Sức tưởng tượng của nhà văn còn vượt ra khỏi tầm nhìn trở lại trong tâm linh đề minh họa cái bầu trời một buổi sáng kia: “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”. Cuối cùng, trong bức tranh thiên nhiên đó không thể thiếu vẻ đẹp của con người. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập và đông vui.

Có thể thấy rằng, cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ miêu tả điêu luyện của bậc thầy ngôn từ Nguyễn Tuân.

Bài văn mẫu tả đảo Cô Tô - mẫu 4

Văn bản “Cô Tô” đã để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc khi khắc họa cảnh sắc của đảo Cô Tô hiện lên thật xinh đẹp.

Khung cảnh Cô Tô sau cơn bão được tác giả tóm gọn lại bởi hai từ “trong trẻo, sáng sủa”. Với cách viết của Nguyễn Tuân, toàn bộ cảnh đẹp được thu vào tầm mắt khiến nhà văn “càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây”. Không dừng lại ở đó, Nguyễn Tuân còn miêu tả cảnh mặt trời mọc vô cùng tinh tế: “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng”. Để cho bức tranh thêm phần sinh động hơn, tác giả đã miêu tả khung cảnh sinh hoạt của con người. Hoạt động trên đảo vừa khẩn trương, tấp nập lại vừa vui vẻ, thanh bình. Quanh cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc... Người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền, chuẩn bị cho mười tám thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng. Và vẻ đẹp của cuộc sống còn được thể hiện ở suy ngẫm và liên tưởng của nhà văn trước hình ảnh: “Chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền móm cá cho lũ con lành”.

Đọc xong đoạn trích Cô Tô, chúng ta thêm say mê và tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.

Bài văn mẫu tả đảo Cô Tô - mẫu 5

Sau khi cơn bão đi qua, vẻ đẹp của đảo Cô Tô được hiện lên vô cùng chân thực, sinh động.

Nguyễn Tuân đã sử dụng nhiều tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng có sức gợi mạnh mẽ để tái hiện dáng vẻ tinh khôi, trong sáng của đảo Cô Tô như “trong trẻo, sáng sủa, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn”. Đồng thời, ông cũng chọn ra những sự vật hết sức tiêu biểu để miêu tả “bầu trời, nước biển, cây trên núi, bãi cát”. Thật tinh tế khi Nguyễn Tuân đã nhận xét về vẻ đẹp của Cô Tô lúc này bằng hai từ “trong trẻo và sáng sủa”. Hình ảnh “cây trên núi lại thêm xanh mượt” gợi ra dáng vẻ sạch sẽ, tươi mát của cây cối. Màu “lam biếc” đậm đà của nước biển, và sự “vàng giòn” của cát gợi ra sự khoáng đạt. Cùng với sự chuyển đổi cảm giác từ thị giác với những gam màu xanh, vàng sang vị giác với các tính từ “đậm đà”, “giòn” đã bộc lộ những cảm nhận tinh tế, sâu sắc của nhà văn về vẻ đẹp độc đáo, thanh khiết vô cùng nơi đảo xa. Ấn tượng nhất phải nhắc đến đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời mọc. Bức tranh thiên nhiên nơi đảo Cô Tô càng trở nên sinh động, rực rỡ hơn bao giờ hết. Những câu văn miêu tả: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng”. Hình ảnh so sánh độc đáo khiến cho người đọc hình dung rõ nét hơn về cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô. Sức tưởng tượng của nhà văn còn vượt ra khỏi tầm nhìn trở lại trong tâm linh đề minh họa cái bầu trời một buổi sáng kia: “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”.

Như vậy, đoạn trích đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của quần đảo Cô Tô một cách rõ ràng, chân thực nhất.

Bài văn mẫu tả đảo Cô Tô - mẫu 6

Văn bản về "Cô Tô" đã tạo ra ấn tượng sâu sắc với người đọc bằng cách tả lại vẻ đẹp tươi đẹp của hòn đảo này một cách rất cuốn hút. Tác giả đã thành công trong việc chuyển tả khung cảnh Cô Tô sau cơn bão bằng hai từ đơn giản nhưng mạch lạc: "trong trẻo, sáng sủa." Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, toàn bộ cảnh quan đẹp của đảo Cô Tô bị thu gọn vào tầm mắt, khiến ông cảm thấy một sự yêu mến sâu sắc đối với đảo này, như một người dân bản xứ đã trải qua mùa sóng và nở hoa theo từng chu kỳ của biển.

Tuy nhiên, tác giả không dừng lại ở đó. Ông đã tạo ra một mô tả vô cùng tinh tế về cảnh mặt trời mọc. Mặt trời tiếp tục nhú lên từng chút một, mang lại cảm giác vô cùng phúc hậu và tròn trĩnh, giống như lòng đỏ của một quả trứng tự nhiên đầy đặn. Màu hồng hào sâu thẳm của mặt trời được so sánh với một mâm bạc có đường kính lớn bằng toàn bộ bầu trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp và phong cảnh đầy tượng trưng. Từ đó, người đọc có thể hình dung một cách rõ ràng cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô.

Bức tranh về cuộc sống hàng ngày của con người cũng được tác giả miêu tả một cách tỷ mỷ. Cuộc sống trên đảo diễn ra đầy phấn khích, nhộn nhịp và đong đầy niềm vui, đặc biệt xung quanh cái giếng nước ngọt ở đảo Thanh Luân. Người dân đang sẵn sàng gánh nước ngọt từ giếng lên thuyền, chuẩn bị cho một ngày đánh cá hồng trên mười tám con thuyền lớn nhỏ. Khung cảnh này thể hiện một cuộc sống đầy thanh bình, tốc độ của cuộc sống hàng ngày, và niềm vui chất đầy.

Ngoài ra, tác giả còn thể hiện sự tương tác đầy yêu thương giữa con người và thiên nhiên. Một ví dụ là việc Chị Châu Hoà Mãn địu con và cảm nhận sự dịu dàng và yên bình, giống như biển cả là một người mẹ hiền lành đang ủ ấm cho con của mình. Khi đọc đoạn này, chúng ta không chỉ thấy kinh ngạc trước vẻ đẹp tự nhiên mà còn hiểu thêm giá trị của sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên.

Tóm lại, bằng cách sử dụng ngôn ngữ tinh tế và mô tả chi tiết, tác giả Nguyễn Tuân đã tạo ra một hình ảnh sống động và đầy tượng trưng về vẻ đẹp của Cô Tô và cuộc sống của con người trên đảo này. Đoạn văn đã thực sự làm cho chúng ta đắm chìm trong vẻ đẹp tự nhiên của quê hương.

Bài văn mẫu tả đảo Cô Tô - mẫu 7

Sau khi cơn bão xô qua, vẻ đẹp của đảo Cô Tô tỏa sáng vô cùng chân thực và sinh động. Nguyễn Tuân đã sử dụng một loạt các từ mô tả màu sắc và ánh sáng, tạo ra hình ảnh tinh khôi và rạng rỡ của đảo Cô Tô. Từ "trong trẻo, sáng sủa, xanh mượt, lam biếc và vàng giòn" đã chắt lọc một cách tinh tế các đặc điểm của cảnh vật, từ bầu trời, biển cả, cây cỏ trên núi cho đến bãi cát. Những từ ngữ này không chỉ thể hiện màu sắc và ánh sáng, mà còn chứa đựng cảm xúc tinh tế của tác giả về vẻ đẹp tuyệt vời, trong sáng và thanh khiết của đảo xa xôi này. Hình ảnh "cây trên núi lại thêm xanh mượt" làm cho chúng ta cảm nhận được sự sạch sẽ và tươi mát của cảnh quan. Màu "lam biếc" đậm đà của biển và sự "vàng giòn" của cát tạo nên một cảm giác khoáng đạt, thú vị và gần gũi.

Tuy nhiên, điểm nhấn đặc biệt nhất của đoạn văn phải kể đến là việc miêu tả cảnh mặt trời mọc. Cảnh thiên nhiên tại đảo Cô Tô trở nên sống động hơn, rực rỡ hơn bao giờ hết qua sự mô tả tinh tế của tác giả. Mô tả sau cơn bão khiến bầu trời và biển cả trở nên trong trẻo như tấm kính đã lau sạch hết mây mù bụi bặm. Mặt trời bắt đầu nhú lên dần dần, tạo nên một hiện tượng rất đẹp và tươi sáng. Mặt trời có hình dáng tròn trĩnh và phúc hậu, tương tự như lòng đỏ của một quả trứng tự nhiên đầy đặn. Mô tả mặt trời như một "quả trứng hồng hào thăm thẳm" và ánh sáng của mặt trời đặt lên một mâm bạc có đường kính rộng bằng bầu trời màu ngọc trai nước biển, tạo nên một bức tranh đầy tượng trưng và tuyệt đẹp. Sự so sánh độc đáo này giúp độc giả hình dung rõ ràng hơn về cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô.

Hơn nữa, trí tưởng tượng của tác giả không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cảnh mặt trời mọc mà còn đi sâu vào tâm hồn để thể hiện ý nghĩa tượng trưng của cảnh này. Mặt trời được miêu tả như một "mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh" để tôn vinh sự trường thọ của những người chài lưới trên biển Đông. Điều này khiến cho chúng ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn cảm nhận được tầm quan trọng của người dân và cuộc sống của họ trong bức tranh tự nhiên rộng lớn này.

Tóm lại, đoạn văn này đã giúp người đọc cảm nhận một cách rõ ràng, sinh động và sâu sắc về vẻ đẹp của quần đảo Cô Tô thông qua ngôn ngữ tinh tế và tượng trưng của tác giả.

Bài văn mẫu tả đảo Cô Tô - mẫu 8

Đoạn trích về "Cô Tô" đã truyền đạt một cách tinh tế về vẻ đẹp của hòn đảo này, tạo nên một hình ảnh sống động và thú vị trong tâm trí người đọc.

Trước hết, cảnh thiên nhiên tại Cô Tô sau cơn bão được tả một cách rất chi tiết. Sau khi cơn bão tan đi, hòn đảo trở nên rạng ngời trong bầu trời trong sáng, với cây cối xanh tươi, biển biếc đẹp rạng rỡ hơn bao giờ hết, và bãi cát tỏa ánh vàng rực rỡ. Bức tranh thiên nhiên này thể hiện sự công phu của tác giả trong việc chọn lọc các chi tiết quan trọng như bầu trời, biển, cây cối và cát.

Nhưng điểm đặc biệt và ấn tượng nhất của cảnh này chính là cách mặt trời mọc. Ngôn ngữ tinh tế của tác giả mô tả mặt trời như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn, hồng hào thăm thẳm, và ánh sáng mặt trời rọi xuống biển nước như một mâm bạc đường, tạo nên một hình ảnh đầy sáng tạo và tươi đẹp. Từ này, người đọc có thể dễ dàng hình dung cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô.

Ngoài ra, tác giả sử dụng một so sánh độc đáo khi miêu tả mặt trời, so sánh đó khiến cho người đọc cảm nhận được sự thiêng liêng và tôn nghiêm của cảnh này, như một buổi lễ phẩm từ bình minh để tôn vinh người dân chài lưới trên biển Đông.

Cuối cùng, con người cũng là một phần quan trọng của bức tranh thiên nhiên này. Tác giả tập trung vào mô tả cuộc sống hàng ngày của người dân Cô Tô, đặc biệt là tại cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Khung cảnh này thể hiện sự thanh bình và nhịp điệu của cuộc sống làm việc chăm chỉ, tấp nập và đầy niềm vui.

Tóm lại, thông qua việc sử dụng ngôn ngữ tinh tế và mô tả chi tiết, tác giả Nguyễn Tuân đã truyền đạt một cách tinh tế về vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống tại đảo Cô Tô, tạo nên một hình ảnh sống động và tươi đẹp trong tâm trí của người đọc.

Bài văn mẫu tả đảo Cô Tô - mẫu 9

Phong cảnh tại quần đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua trở nên như một tác phẩm nghệ thuật đầy sắc màu và hấp dẫn. Cảnh vật rạng ngời với những màu sắc tươi sáng, từ sự "trong trẻo" và "sáng sủa" của thiên nhiên, đặc biệt là màu xanh mượt của cây cỏ, màu vàng giòn của bãi cát và màu trắng tinh khôi của sóng biển đổ dạt vào bờ. Sự mô tả của tác giả không chỉ bám sát vào màu sắc và ánh sáng, mà còn truyền tải cảm xúc và tâm hồn của ông về vẻ đẹp tuyệt vời và tươi mới của đảo Cô Tô.

Tác giả đã tạo ra một bức tranh tổng quan bằng cách nhìn từ nóc đồn trên đảo, từ đó, ông có thể ngắm nhìn toàn bộ quang cảnh đảo Cô Tô bao quát, với Thái Bình Dương mênh mông và không gian rộng lớn, tạo nên một ấn tượng mãnh liệt trong tâm hồn của ông. Ông mô tả rằng ông cảm nhận sâu sắc và yêu mến hòn đảo này, giống như một ngư dân sinh ra và lớn lên tại đây, sống theo mùa sóng biển. Sự sâu sắc và yêu mến của tác giả với Cô Tô được truyền tải một cách mạnh mẽ và chân thực thông qua những từ ngữ này.

Đặc biệt, đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời mọc làm cho cảnh quan trở nên sống động và tạo ra một ấn tượng đặc biệt trong tâm hồn người đọc. Cảnh mặt trời mọc sau cơn bão được miêu tả vô cùng tinh tế, với bầu trời trở nên trong trẻo như tấm kính với sự tán sạch mây và bụi bặm. Mặt trời lên dần, tròn trĩnh và phúc hậu, tương tự như lòng đỏ của một quả trứng tự nhiên đầy đặn và màu hồng hào. Mô tả sử dụng hình ảnh so sánh đặc biệt, khiến cho người đọc có thể hình dung rõ ràng hơn cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô.

Hình ảnh cảnh sinh hoạt trên đảo, nơi mọi người làm việc với sự khẩn trương và sự vui vẻ, tạo nên một khung cảnh vô cùng sinh động. Người dân gánh nước ngọt từ giếng, chuẩn bị cho cuộc ra khơi đánh cá, và cuộc sống xung quanh cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân thêm phần thú vị. Hình ảnh "Chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền móm cá cho lũ con lành" thể hiện mối quan hệ tình cảm giữa con người và thiên nhiên, tạo ra một cảm xúc ấn tượng cho người đọc.

Tóm lại, đoạn văn đã tạo ra một tác phẩm nghệ thuật về vẻ đẹp của quần đảo Cô Tô, truyền đạt cảm xúc và tình yêu của tác giả đối với đảo này thông qua ngôn ngữ tinh tế và mô tả sinh động.

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học